trang nhà www.ninh-hoa.com   |  thơ & truyện Nguyễn văn Thành



Nguyễn Văn Thành

cựu học sinh trung học Trần Bình Trọng, niên khóa 1960-1964. Hiện cư ngụ tại Minnesota.
 


Truyện / Biên  Khảo


Ấy
Ngõ
Ninh Hòa, Mùa Mưa
Giây Phút Mất Mẹ
Về Ninh Hòa Ăn Tết
Hé, Hẻ, Hè, Hửng

Xóm Rượu - Quê Tôi

 Phần (1)   Phần (2)


Mức Thu Nhập Của
    Một Người Mỹ Gốc
    Việt Tại Hoa Kỳ
  

 

Phương Ngữ
     Ninh Hòa


 Phần (1)     Phần (2)

 Phần (3)     Phần (4)

 Phần (5)     Phần (6)

 Phần (7)
    Phần (8)

 Phần (9)     Phần (10)

 Phần (11)   Phần (12)

 Phần (13)   Phần (14)

 Phần (15)   Phần (16)


 Phần (17)   Phần (18)

 Phần (19)   Phần (20)

 Phần (21) 
 Phần (22)

 Phần (23)   Phần (24)

 Phần (25)   Phần (26)
                   Kết Luận
                          
                          
Nguồn Gốc Văn Tự
        Việt Nam
  
                       
Tìm Hiểu Các
    Dòng Họ Chính
    Của Việt Nam

 Phần (1)   Phần (2)

 Phần (3)   Phần (4)

 Phần (5)   Phần (6)

 Phần (7)   Phần (8)

 Phần (9) 

 


 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

Thơ

Bẽ Bàng
Bỡ ngỡ
Đêm
Tôi Giã Biệt Ninh Hòa
Nhớ Em
Ninh Hòa
Xóm Rượu Có Nhớ Chăng?
Tuổi 16
Tạm Biệt Xóm Rượu 


 

  

    P H Ư Ơ N G   N G Ữ   N I N H   H Ò A

Nguyễn Văn Thành

  


Phần 6
:


N
hiều người cứ lầm tưởng rằng phương ngữ Ninh Hòa thật đơn sơ ít ỏi nhưng qua những 10 câu chuyện, chúng ta mới nhận thấy nó rất đa dạng, và không cách nào ngồi một chỗ mà nhớ mà viết ra hết được. Ðó là chưa k đến các thổ âm hay phuơng ngữ đặc thù Ninh Hòa được nói ở các vùng quê hẻo lánh nằm sâu trong rặng Trường Sơn, hoặc những vùng xa xôi ngút ngàn chợ Dinh. Ðặc biệt nhất là giọng đặc thù Ninh Hòa ở miền biển Hà Liên và Hòn Khói hoặc sâu hơn nữa dọc theo rặng Hoành Sơn. Chắc chắn, phải ở lâu năm ta mới học và hiểu hết những từ mà dân địa phương nói và dùng trong cuộc sống hàng ngày. Câu chuyện thứ 10 không thôi bao gồm một vài từ được dùng trong những trò chơi dân gian cũng đã được đề cập đến như:

"hiền bảy, bao tiếng sùm, thùng lùng, hè, ủm tỏi, gần sủn (xủn), bợn dừa,....".

Bao tiếng sùm: còn gọi là Oẳn (Uýnh – Quýnh) Tù Tì hay Quýnh (Uýnh) Sình Sầm, mày ra cái gì? tao ra cái này". Luật chỉ áp dụng cho 2 người chơi dùng các biểu tượng: cái kéo, cái búa và tờ giấy (bao).

Hiền bảy: Luật áp dụng cho số người chơi hơn 2 người trở lên dùng biểu tượng lòng bàn tay - ngửa (trắng) và mu bàn tay - úp (đen) để loại bớt số người thắng. Luật “bao tiếng sùm” cũng được xử dụng xen kẻ cho đến khi người thắng và người thua được minh định.

Thùng lùng: Tung hoặc ném một cách tự do những món quà hoặc đ vật cho số đông người lượm....

: Trò làm rối loạn cuộc chơi do một số người ngoài tung vào có chủ mưu dành giựt hoặc cướp đoạt của cải hay đồ vật do người chơi đặt ra hay chung nhau.

Ủm tỏi: Kình lộn ồn ào, cãi nhau loạn xà ngầu.

Gần sủn: Gần xịt, kế bên đít.

Bợn dừa: Cơm dừa.

Phương ngữ Ninh Hòa chỉ có những người Ninh Hòa mới có thể hiểu và cảm thông lẫn nhau. Tuy nhiên, đối với những người xứ khác, họ cho rằng người Ninh Hòa nói năng “cứng giọng” khó hiểu, nhiều lúc gây ra những mâu thuẫn đáng tiếc hoặc đưa đến sự dị biệt về tiếng nói. Mặc dù tiếng phổ thông Ninh Hòa không mấy khác biệt với tiếng Việt phổ thông ở các miền khác nhất là miền đồng bằng Cửu Long thuộc Nam bộ nhưng thanh âm do người Ninh Hòa phát ra thuộc âm vực không dễ nhận ra.

Giống như phần lớn người Nam Bộ, người Ninh Hòa phát âm không phân biệt:

(a) dấu hỏi (?) dấu ngã (~)

trả (trả lời, trả thù, giao trả, trả giá), trã (trã lửa nướng)
ngủ (đi ngủ), ngũ (số 5)
cải (loại rau), cãi (cãi nhau, cãi cọ)
chẻ (chẻ cây, chẻ củi), chẽ (chặt chẽ)
sẻ (chim sẻ), sẽ (diễn tả thì tương lai, em sẽ đ
ến thăm anh)

(b) từ tận cùng g hay không g

đan (đan áo), đang (diễn tả hành động bận rộn, đang khi, đang làm...)
san (san sẻ), sang (giàu sang, sang nhà anh)
man (dã man, miên man), mang (mang cá, mang theo)
trăn (con trăn), trăng (mặt trăng)
tân (tân hôn, tân nhạc), tâng (tâng bốc, tâng công)

(c) từ tận cùng có c hay t

biếc (xanh biếc), biết (biết em, biết làm)
các (các người, các hạng), cát (cát biển Dốc Lết)
mặc (mặc kệ, mặc dầu), mặt (gương mặt, mặt phẳng, mặt bằng)
tác (to tác), tát (một cái tát, tát nước)
tiếc (thương tiếc, luyến tiếc), tiết (thời tiết, tiết mục)

(d) từ bắt đầu bằng d hay gi

da (da thịt, da bọc xương), gia (gia đình, gia cảnh)
dan (dan díu, dan nắng), gian (gian nan, gian tham)
dành (để dành, dành dụm), giành (giành nhau, giành dựt)
dao (dao động, dao cạo), giao (giao hữu, giao thiệp)
dơ (dơ bẩn, dơ dáy), giơ (giơ tay)

(e) từ bắt đầu bằng x hay s

xe (xe cộ, xe hơi), se (se lại, chim se sẻ)
xách (xách nước, xách bị), sách (sách vở, sách nhiễu)

(f) từ có ô hay o

dóc (nói dóc), dốc (độ dốc, dốc lòng)
tóc (tóc tai, tóc mai), tốc (tốc độ, tốc hành
)

(g) một vài từ có hay ó

xóm (xóm làng, thôn xóm), sớm (sớm hôm, sớm mai, sớm muộn)
móm (miệng móm), mớm (mớm thức ăn)

(h) một vài từ có hay o

hờm (hởm sẵn), hòm (hòm chôn)

(i) từ có â hay a

đi mâu mâu, đi mau mau
câu (thả câu, câu cá), cau (cau trầu)
sâu (chiều sâu, sâu th
ăm thẳm), sau (trước sau, sau khi, đằng sau)
bầy (bầy hầy, bầy gà), bày (trình bày, bày biện, bày binh bố trận)
mấy (mấy người, mấy cái, mấy giờ, mấy lần), máy (máy móc, máy bay, máy bơm)
lấy (lấy cớ, lấy chồng, lấy cung), láy (láy mắt, lấp láy)

(j) từ có ă hay â

thăm (thăm viếng), thâm (thâm tình, thâm độc)
xăm (xa xăm, vết săm), xâm (xâm lăng, xâm chiếm)
căm (căm hờn, căm tức), câm (câm miệng, câm họng)
tăm (biệt tăm, tăm dạng), tâm (tâm tình
, tâm tính, tâm trạng, tâm tư)
lắm (lắm lúc, lắm mồm, lắm người), lấm (lấm lét, lấm chấm, lấm la lấm lét)

(k) từ có ê hay

tiêu (tiêu hủy, tiêu thụ), tiu (tiu nghĩu)
tiễu (tiễu trừ), tĩu (tục tĩu)

(l) từ có hay u

cuối (cuối tuần, đoạn cuối, cuối cùng), cúi (cúi mặt, cúi chào)
muối (muối hột, muối tiêu, muốc cục), múi (múi mít, múi bưởi)
muỗi (muỗi chích, muỗi cắn), mũi (mũi dao, mũi nhọn)

(m) từ có oi hay oai

lòi (lòi mặt nạ, lòi đuôi, lòi phèo), loài (loài người, loài ăn cỏ)



Nguyễn Văn Thành
          
7/2004
         (còn tiếp)