TẢN
MẠN
ĐẶC
SAN
NINH
H̉A
(KỶ NIỆM 5 NĂM 2003-08)

*
Người Xứ Vạn
Đọc Kỳ 1
Kỳ 2
Kỳ
3
Kỳ 4
Kỳ 5
Kỳ 6 Kỳ
7 Kỳ
8
Kỳ
7:
===
...
Đây là lần thứ hai tôi gặp lại anh Lê
Lai trên Đặc san này qua bài Sông Dinh vẫn Đẹp
như Những mối T́nh dang dỡ. Lần đầu là bài giới thiệu. Tôi
vẫn thích cái triết lư sống của anh khi viết
"Trong t́nh
yêu khi người ta bắt đầu loạng choạng bằng những bước sầu th́ đó
là dấu hiệu của một chuyện t́nh đang đi vào hồi dang dở..."
hay
"trong văn
chương thơ nhạc nếu không có những cuộc t́nh dang dang dở dở th́
làm sao có những nét đẹp lững lờ của dở dở dang dang..." kiểu
chuyện t́nh Romeo & Juliet. Và đó chính là đời sống thật của hầu
hết tất cả nhân loại trên trái đất này.
Nói ǵ th́ nói, anh nào cũng khư khư ôm lấy một h́nh bóng người yêu
cho dù có cốt ư tả cái cảnh đẹp ǵ ở quê nhà th́ các anh cũng nhớ
đến người yêu cũ (!?). Như khi viết về Sông Dinh vẫn đẹp... th́
anh LLai vẫn nhắc lời thơ cuối của
TTN:
" Ḍng sông không vui - cầu Sắt cũng than
Cô em ngày cũ - giờ này phương nao?"
(TTN)
hoặc câu thơ của chính anh khi nhắc đến cây cầu Dinh:
"Mặc cho ngày nắng hay mưa
Cây cầu Sắt ấy... vẫn chưa thay màu
Một màu đen cũ dăi dầu
Lưu chỉ bao nỗi u sầu nhớ thương!" (LL)
Cây cầu Sắt và gịng sông Dinh đă tạo cho anh nhiều kỷ niệm ngày c̣n
thơ ấu, có lẽ đẹp nhất là những ngày đi học theo ngơ tắt bằng cách
"đầu đội tập vở và áo quần" lội qua sông đến bến Ông Đùm rồi mặc
quần lại để đến trường. Hoặc thích thú nhất là những lúc đi tắm
"chuồng" bị mấy nàng con gái nhỏ tinh nghịch dấu quần cho mấy chàng nhóc đi
t́m mệt nghĩ... Ôi tuổi học tṛ bao giờ cũng đầy thơ mộng và đẹp
đẽ.
Nhưng có lẽ đau đớn và thích thú nhất là mối t́nh 'one way'
của chàng với 'người đẹp' trong lớp qua lần cho mượn ng̣i bút lá
tre với cái b́nh mực bằng nhựa không đổ để làm toán chạy. Và bẵng
một thời gian vắng bóng, chàng tương tư đến chết th́ bỗng ngày nọ
gặp lại nàng ở trường mới với huy hiệu
"Trung học Ninh Ḥa"
trên áo trong lúc hai người đi ngược chiều nhau. Nhưng rồi chàng
cũng để mất cơ hội bằng vàng rồi than thân trách phận rằng "Phước
bất trùng lai" để rồi vĩnh viễn xa nhau với mối t́nh câm chẳng
bao giờ gặp lại, và suốt đời phải ôm ấp mấy vần thơ tiếc nuối như
sau:
"Ngày nào cách một sông Dinh
Tiếc không dám ngơ giận ḿnh mà chỉ
Nhiều khi lệ ngấn bờ mi
Anh hùng cũng lụy chỉ v́ chữ yêu" (LL)
Rồi ngâm câu thơ tha thiết "T́nh chỉ đẹp khi c̣n dang dở" hay
phảng phất trong tâm hồn lời thơ của Tr.P:
"T́m em trong kỷ niệm
... lại đi trong sương gió
Buộc tên em vào tim tôi
Để thương nhớ ngàn đời... (Tr.P)
Ôi cơi đời này, biết bao khối t́nh đẹp vỡ tan tương tự như thế nhỉ?
Anh Phù Vĩnh Sơn
với bài T́m lại Chút Kỷ niệm xưa cũng có chung một
tâm trạng với anh LLai ở mục tắm
“chuồng" như thế. Hóa
ra gịng sông ở bên Ông Đùm, Cầu Sắt hoặc Cậu Bến Gành đă là những
nhân chứng có thật ghi dấu rất nhiều kỷ niệm xa xưa của mấy chàng
Chữ Đồng Tử muốn gặp nàng Tiên Dung. Địa thế phố xá Ninh Ḥa khá
thấp nên thường xảy ra những trận lụt hàng năm. Cứ đến mùa này dân
chúng kể cả các nữ sinh thường phải xắn quần lội nước b́ bơm trông
thật nên thơ và kiều diễm. Ninh Ḥa lại nổi tiếng về các món ăn.
Nào bánh xèo, bánh hỏi, bánh căn, bánh dày, bánh ướt, bún nước cá,
bánh canh cua, và đặc biệt nhất là chả ram, nem nướng, nem chua
nổi tiếng cả đất nước... Nói đến đây người viết cũng thèm trở lại
NH để ăn những món ăn đặc sản đầy quốc hồn quốc túy của Xứ rượu
Ninh Ḥa.
Bài thơ Ngọn gió nào của chị
Trần Thị Nết và anh Nguyễn Phước
Sơn rất là dễ thương, rất là lạ, tựa như một lời cảm ơn...
Nhất là mấy câu sau:
"Ngọn gió nào...
như đưa tôi về lại
tuổi vào mơ lược dắt hoa cài
ngọn gió nào thoảng hương nhè nhẹ
mơn man trên má... trên môi tôi cười..."
để cuối cùng có lời cảm tạ Người đă đưa tới Ngọn gió nào...
"Một lần nữa
... cảm tạ ... người sáng lập
đă mang nụ cười đến người đồng hương
cảm ơn nhé! ngọn gió lành ... thoang thoảng
đưa tôi đến gần trang mạng và quê hương..."
Chắc chúng ta cũng đă biết người đó là ai rồi!
Bây giờ nói về anh Quan Dương.
Thú thật, nxvạn rất thích thơ của anh. Anh phải là một thi sĩ có
hạng, có chiếu trong làng thơ người Việt ḿnh. Thơ của anh có một
sự tưởng tượng rất phong phú một cách thực tế, lạ lùng. Nhiều khi
anh dùng từ rất đơn sơ và h́nh tượng thật đặc biệt nhưng đầy dấu
ấn. Như trong bài Bờ sông cũ... anh viết:
"Hai trái tim khờ khạo đè lên nhau,
Một trái nằm trên một trái nằm dưới..."
quả thật có đầy đủ ư nghĩa của cặp t́nh nhân yêu nhau tha thiết.
Hoặc như trong bài Chuyện kể từ Một chiếc cầu có
đoạn:
"Lật ngang kư ức th́nh ĺnh,
Chiếc cầu một dạo cơng t́nh tôi qua"
hay
"Qua cầu nắng hạ trường tan,
Mồ hôi em rịn trên hàng lông tơ"...
Trời ơi nh́n mồ hôi em rịn trên hàng lông tơ th́ không c̣n ǵ ngây
ngất cho bằng... Hay đoạn tiếp:
"Tôi bên xóm Rượu quay về,
Theo em mỏi cẳng thấy mồ cũng theo"...
Bài thơ Con ma Xóm Đường luồng Cây thị cũng vậy, anh
viết theo thế thơ tự do, có đoạn thơ anh có vẻ 'ăn gian' với người
đẹp:
"Tuổi học tṛ nắng sớm chiều mưa
Con ma trên bờ thành khiến cho em sợ
Tôi kề bên thấy ḷng sao mang ơn con ma quá
Nhờ nó mà em nép sát vào tôi hơn..."
Đó chẳng phải 'ăn gian' là ǵ? Hoặc lúc anh chơi tṛ nghịch
ngợm trong thơ:
"Cây mận trên bờ thành
Bóng tối đen thui
Người trong xóm mắc vào một ngọn đèn để mọi người đỡ sợ
Tôi lấy đá ném cho nó bể
V́ không muốn nó nh́n khi tôi hôn em..."
Nhưng khi...
"Em đi rồi hồn tôi hụt chân
Bóng điện không c̣n thèm ném đá nữa
Vàng chập choạng trên bờ thành ủ rũ
Không biết bây giờ em con sợ ma không?"
Em sợ ma hay em sợ chính tác giả bài thơ giă vờ làm con ma "rung cây
nhát khỉ"?
Trong số quư chị làm thơ lục bát, tôi thích bài thơ Gối đầu bờ
cát của chị Hoàng Phi. Đây là bài thơ rất mượt mà đằm thắm,
như ru hồn về một quá khứ xa xăm bên kia biển lớn...
"Biển ơi biển có biết không
Ḷng ta tràn ngập băo dâng bao lần
Chiều nay trước biển mênh mông
Gối đầu bờ cát nghe ḷng bơ vơ"...
Xem tiếp kỳ