www.ninh-hoa.com

Vài Cảm Nghĩ Về Đặc San Kỷ Niệm
P Vĩnh Sơn 

Bất Ngờ Cuộc Gặp Gỡ Tháng 5 
Thc Minh 

Đặc San NH và Kỷ Niệm Trong Tôi
Lê Thị Lộc 


 

Đặc San 5 Năm (2003-2008)
Lê Văn Ngô 

Ân Tình Đặc San 
Thi Thi 

Đôi Lời...Cảm Nhận 
Nguyễn Quân 

 
 

Đặc San Kỷ Niệm... 
Trần Thị Nết & Nguyễn Phước Sơn 

Cảm Xúc Đêm Hội Ngộ  
Trần Thị Chất 

Tản Mạn Đặc San Ninh Hòa
Kỳ 1  | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 
*
Nời XVạn 
 

 

ĐẶC SAN KNIỆM 5 NĂM
(2003 - 2008)

TẢN MẠN ĐẶC SAN NINH HÒA
(KỶ NIỆM 5 NĂM 2003-08)

 

 * Người Xứ Vạn

 

Đọc Kỳ 1    Kỳ 2    Kỳ 3    Kỳ 4    Kỳ 5   Kỳ 6   Kỳ 7   Kỳ 8          

 

KỲ 5

===

 

        .... Tôi vẫn nghĩ Ninh Hòa là nơi có rất nhiều nhà văn và nhà thơ, nam có nữ có. Lật ra Đặc san NH thấy chỗ nào cũng có thơ văn. Như bài Cho tôiBất ngờ của anh Hồ Công bút hiệu Sông Hồ thì thật là tuyệt. Khi anh ngợi ca quê hương đã cho anh rất nhiều nỗi nhớ về khối tình quê, về cả ngôi trường thì anh cũng không quên nhớ về người em gái qua hai câu thơ....

 

"Cho ta vẽ lại con đường em đi,

Cho ta ôm khối tình si...".

 

        Hóa ra anh nào cũng ôm khư khư trong lòng ngoài cái tình quê hương đất nước thì vẫn giữ đâu đó trong trái tim sâu thẳm một khối tình si. Đặc biệt chẳng ai là không nhớ giòng sông Dinh. Anh Hồ Công tha thiết gọi:

 

"Sông ơi! Chảy mãi có hay?

Lòng ta thương nhớ đêm ngày biết không?"

 

        Câu hỏi thật là dễ thương, dễ thương như hỏi người em gái... Nhắc về người em gái thì anh không quên người em gái Phú Hòa qua bài thơ Bất ngờ rất là lãng tử...  

"Anh đi thăm viếng người yêu

Lạc đường nên mãi đến chiều mới vô"...

 

        Chà chà! Cái này chắc phải xin lỗi người yêu về cái tội đi thăm trễ! Căn nhà của em chắc nằm ở giữa vùng ruộng đồng bát ngát nên anh tìm cũng hơi khó, đến nỗi đi thăm người yêu từ sáng sớm mà tới chiều anh mới tìm được nhà. Mà quả thật nhà em cũng khó tìm! Nào phải qua mương nước chảy cạnh hồ nước trong, rồi phải nhảy qua bờ ruộng làm đàn cò trắng bay lên, nhà em lại có vườn cau (chẳng hiểu nhà anh có vườn trầu không?), muốn vào nhà phải qua cây cầu nhỏ trước sân, nhà em trồng đầy bạc hà xanh mướt, cho tới khi đến nơi thì....

 

"Hương cau thoang thoảng cho hồng má em

Hay là tại anh say men

Nhìn anh em đứng bên thềm ngẩn ngơ

Chiều nay em đâu có ngờ!

Chiều nay bỗng thấy bơ vơ thật nhiều

Bất ngờ gặp lại anh yêu !"

 

        Đó đúng là hình ảnh người đẹp với cảnh sắc ở quê mình. Không biết tối hôm ấy anh có bị ... "mưa ướt mà quên đường về không?" Hóa ra người con gái Phú Hòa không chỉ có nhà văn Phạm Tín An Ninh nhắc đến trong tác phẩm Ở cuối Hai con Đường mà thi sĩ Sông Hồ cũng một thời nhớ thương say đắm... Vậy thì làng Phú Hòa chắc là nổi tiếng vì có nhiều... mỹ nhân lắm lắm...

 

        Xứ Ninh không chỉ có nam thi sĩ, ta còn đọc được nhiều vần thơ hay của các nữ thi sĩ nữa. Như bài thơ Viết nhân ngày giỗ Mẹ của chỉ Phạm Thị Hoa (biệt hiệu Phạm Dạ Thủy viết tặng cho anh Nguyễn Văn Thành). Bài thơ mỗi câu 8 chữ của chị gieo vần rất trau chuốt nói lên niềm đau của người con mất Mẹ...  

"Hơn ba mươi năm đời con mất Mẹ

Vết thương lòng ngày cũ vẫn tinh khôi

Con đã đi qua mấy miền dâu bể,

Ở nơi nào cũng nhớ Mẹ, Mẹ ơi!..."

 

        Ba mươi năm! một khoảng thời gian khá dài cho một đời người, mà đi đâu cũng thấy hình bóng Mẹ. Qua bài thơ chị đã cho ta thấy Người đã chịu cực khổ sớm hôm tảo tần để nuôi con, Người đã từng vượt qua thác ghềnh qua trăm chiều giông bão mà tình yêu thì không được trọn bến trăm năm. Một đời Mẹ mất cả hạnh phúc, mất cả niềm vui để chỉ còn lại nụ cười bao dung tha thứ. Cũng buồn chứ nhỉ? Mẹ ôm lấy trọn đời cả phần thua thiệt để ...

 

"Rồi một chiều Mẹ về miền cỏ biếc

Cả đất trời sụp đổ dưới chân con

Nỗi đau nào hơn nỗi đau mất Mẹ

Con mồ côi đi tiếp tháng năm buồn...".

 

        Để rồi từ đó nơi xa xứ, hình bóng Mẹ vẫn mãi sống trong lòng chị qua đoạn thơ kết thúc thật rung cảm ...

 

"Và từ đó đêm ngày con thương nhớ

Ba mươi năm Mẹ sống mãi trong lòng

Và từ đó trong giấc mơ xa xứ

Bóng dáng Quê Nhà và Mẹ vẫn xanh trong".-

 

        Qua bài thơ của chị ta hiểu được dù thời gian có dài mấy đi chăng nữa, dù cho ta ở xa biền biệt bất cứ nơi đâu trên mặt địa cầu này đi nữa, thì hình bóng Mẹ và hình bóng Quê Nhà vẫn in sâu đậm mãi mãi trong lòng người con xa xứ chẳng bao giờ nguôi. Cám ơn chị thi sĩ Phạm Dạ Thủy đã cho chúng ta nghe được bài thơ tưởng Mẹ da diết như thế này...

 

        Bài Ruộng Muối Hòn Khói của anh Lê Phú Thọ (chắc quê anh làng Phú Thọ?) gợi trong tôi bao nỗi nhớ về thời gian đi làm lao động ở xã Ninh Diêm. Ai đi từ ngoài Giả vô NH qua khỏi Lạc An thì gặp ngã ba đường, con đường tẻ xuống biển phía bên trái chính là đường xuống Hòn Khói (nếu đi từ Ninh Hòa ra thì chỉ cần cho chiếc xe đạp xổ dốc xuống khỏi Đèo Bánh ít một cái thì sẽ chạy tới ngã ba đường rẻ xuống Hòn Khói về phía tay phải). Nơi đây người dân Hòn Khói chẳng những sống bằng nghề biển mà chính nghề làm muối đã là một kỹ nghệ lớn ở đây (sau 75 có xây dựng lên Công ty Muối Hòn Khói để lo việc này).

 

        Tôi nghĩ anh Lê Phú Thọ chắc là một chuyên gia về ruộng muối nên tả cách làm muối thật vanh vách (đúng là dân nhà nghề rồi) thật là phục tài. Tôi vẫn nhớ những ngày lao động cực nhọc ở các đồng muối Hòn Khói và bến cá Bình Tây nên quê hương Hòn Khói như sống mãi trong tôi đến mức thuộc lòng. Tôi nhớ lại nhà văn NThanh Ty có lần viết thời đi học tập cải tạo (đi tù) ở trại Đá bàn, anh có dịp trở về lao động và thăm lại ông Nội ở Hòn Khói trong nỗi xúc động tột cùng. Cho nên có lần thương nhớ Hòn Khói như quê hương mình, tôi đã có bài thơ tặng anh TTy. Bài thơ có tựa đề Khi nao anh về thăm Hòn Khói, xin trình diện lại đến quý anh chị em đọc cho vui, để nhớ lại quê hương mình, dẫu xa cách ngàn trùng vẫn nhớ về quê cũ... 

 

KHI NAO ANH VỀ THĂM HÒN KHÓI?

 

Có khi nao anh về thăm Hòn Khói?
Tẻ ngả ba khi ra khỏi Ninh Hòa
Đèo Bánh Ít đùa anh ra cửa biển
Về thăm làng sau một chuyến đi xa

Có khi nao anh về thăm ruộng muối?
Người dân đen lam lũ nắng chang chang
Những cánh đồng trăng phau màu muối biển
Nắng càng lên hạt muối tựa hạt vàng

Có những khi trời nổi cơn mưa bão
Cánh đồng buồn ngập lũ nước mênh mông
Người dân nghèo chơ vơ buồn da diết
Lạy trời mau nắng ráo để ra đồng

Có khi nao anh về thăm Bến Cá?
Xóm Bình Tây thuyền khẳm những tôm cua
Nuôi dân lành từ đầu làng cuối bể
Ninh Diêm ơi! đẹp quá nói sao vừa

Anh có nhớ mùi thơm lừng mắm ruột?
Mắm cá ngừ, cá chắm với cá chù
Ướp muối mặn rồi đem ra phơi nắng
Chưng lên ăn cơm nguội tuyệt vời thôi

Có khi nao anh về thăm Hòn Khói
Mang giùm tôi hạt muối của quê hương
Mỗi hạt muối có in từng hạt đất
Ôm trên tay nỗi nhớ tựa thiên đường

Anh nhớ nhé mang giùm tôi hạt muối
Để nhìn ra nước biển xã Bình Tây
Để ngửi biết mồ hôi dân Hòn Khói
Thầm cám ơn tình nghĩa đã dâng đầy./

 

 

  

(còn tiếp)

 

 

 

 

 

Người X Vn

3/2009

Vườn Hoa Văn Học Nghệ Thuật
 

 

 www.ninh-hoa.com