Cầu Sắt Sông Dinh năm 2000 - Nguyễn Văn Thành
 trang thơ & văn Nguyễn Đăng Khoa             |                 www.ninh-hoa.com



Nguyễn Đăng Khoa

Người làng Phước Đa,
xă Ninh Đa, Cựu học
sinh Nguyễn Trăi, 12C1.
Tốt nghiệp năm 1977.



Hiện định cư tại
Vancouver, Canada

 

 

 

 

 

CHỊ TÔI - MTÔI


T
heo thông lệ hằng ngày, tôi thường dậy sớm, đưa vợ con đi làm, đi học , rồi trở về nhà đọc báo, uống trà. Tuy không phải ở tuổi cao niên nhưng tôi vẫn thích chén trà hơn những giọt cà phê đắng. Nhà tôi nằm bên cạnh một góc phố nên rất tiện việc mua báo hoặc nhặt những tờ quảng cáo. Trong tờ quảng cáo hôm nay, tiệm nào cũng đại hạ giá khuyến khích người mua. Xem kỹ lại tôi mới biết Mother's Day sắp đến rồi. Các chuyên gia buôn bán cũng thật tài t́nh, họ nhắc nhở chúng ta làm tṛn trách nhiệm của một người con hiếu thảo, lợi cho cả đôi bên. Thực sự, nếu không có họ, tôi cũng không nhớ ngày nào là Ngày Của Mẹ. Ngày qua ngày, tôi cứ cặm cụi lo làm kiếm tiền nuôi con. Tôi nghĩ, tôi sẽ vui nhiều hơn khi một ngày nào đó con tôi nên người. Đó là điều tôi cũng như các bậc cha mẹ khác hằng mong ước.

Tờ báo hôm nay đẹp thật, dù không hiểu được tiếng Anh, ai ai cũng có thể chọn những món quà để mua, để tặng. Chắc chắn hai đứa con lớn của tôi sẽ mua tặng cho mẹ chúng những đóa hoa xinh. Vợ tôi cũng vừa gửi về Mẹ mấy bộ đồ ấm. C̣n tôi, tôi bùi ngùi không biết tặng ǵ cho mẹ tôi. Tôi đă xa Mẹ khá lâu, lâu lắm rồi, từ khi c̣n ấu thơ, nhưng tôi không phải là đứa con bất hiếu. Tôi lại là đứa con "sinh ra đời với một ngôi sao xấu", xấu hơn cả ngôi sao của Vũ Trọng Phụng nữa. Tôi sinh ra đời khi Ba tôi vừa mất.

Bàng hoàng như lạc giữa rừng hoang, chính trong giây phút ngậm ngùi thương nhớ ấy đă đưa tôi trở lại những kỷ niệm của hơn 40 năm về trước.Thuở ấy tôi luôn sống trong ṿng tay âu yếm của Mẹ. Hằng ngày tôi chỉ biết cắp sách đến trường và vui chơi với bạn bè. Ở lứa tuổi c̣n quá nhỏ, chưa biết ǵ th́ mẹ tôi đă qua đời vào một buổi chiều cuối đông ảm đạm, thê lương như xót thương cho cuộc đời của những đứa trẻ mồ côi. Mẹ ra đi mà không kịp để lại cho tôi thêm một mùa xuân với bánh chưng và mứt ngọt. H́nh ảnh duy nhất của Mẹ để lại trong tâm trí tôi là những lời trăn trối cuối cùng trước khi vĩnh biệt đàn con thơ:
- Ráng học nghe con. Chỉ có học mới thoát được cảnh nghèo.

Nắm tay chị tôi, Mẹ nói với giọng yếu ớt như cố gắng bằng hơi thở cuối cùng:
- Con ráng thay mẹ nuôi em...

Tôi không cầm được nước mắt khi viết lên những ḍng chữ này. Tôi khóc cho tôi, khóc cho mẹ tôi và khóc cho cả anh chị tôi. H́nh ảnh phút cuối của mẹ tôi đă khắc sâu vào đời tôi. Tôi nhớ măi..

Ngày đưa Mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng là một ngày buồn thảm, tang thương. Đám tang chỉ vỏn vẹn có môt chiếc xe khách Khánh Ḥa chuyên chạy tuyến đường Nha Trang - Ninh Ḥa. Trên xe, bốn chị em tôi gục khóc ở bốn góc quan tài. Bà Ngoại và các Cậu, D́ tôi ngồi ở hai hàng ghế hai bên, ai cũng khóc. Ngoại tôi khóc và nói măi một câu: " Tre già khóc măng". Mẹ tôi lúc ấy c̣n trẻ lắm; và tôi cũng vừa lên 9.

Như một cơn xốc lớn xảy đến cho gia đ́nh, tôi cảm thấy bơ vơ hụt hẩng trong đời sống. Dù ở lứa tuổi thật bé nhỏ, chúng tôi cũng phải biết tự lo lấy cho ḿnh từ miếng cơm, manh áo, cây bút, quyển vở... Theo lời Mẹ dặn, chị tôi năm ấy độ chừng 16 tuổi, tuổi trăng tṛn, lứa tuổi đầy mộng mơ tươi đẹp bỗng dưng trở thành người mẹ nuôi con. Bao nhiêu gánh nặng gia đ́nh giờ đây đổ xuống đôi vai gầy cho người chị cả tôi. Chị trở nên chững chạc cứng rắn để đảm đang việc nhà và nghiêm khắc hơn để dạy bảo chúng tôi. Tôi là đứa em út trong gia đ́nh nên chẳng lo ǵ, chỉ thỉnh thoảng nhớ mẹ ngồi khóc. Thương em nhỏ, Chị đến dỗ dành và săn sóc tôi nhiều hơn. Mỗi tối, bốn chị em tôi ngồi vào bàn bên ngọn đèn dầu nhỏ. Chị dạy tôi học, tập tôi nói nên tôi cũng có nhiều kỷ niệm với chị tôi lắm. Tôi nhớ năm ấy, chị học lớp đệ tứ trường Trần B́nh Trọng. Chị luôn cài mảnh tang đen trên ngực chiếc áo dài, và đội nón lá với ṿng quai trắng. Ở lứa tuổi thơ ngây, chị tôi dường như thiếu hẳn nụ cười trong khi các bạn của Chị như những con chim sáo tung tăng trên đường phố. Không biết chị tôi có nhớ và buồn khi những chiều về lẻ loi trên đường quê mấy năm ấy không. Vừa đậu được Tú tài I, Chị đă vội vă đi làm. Trong thời buổi chiến tranh, đời sống khó khăn, ngày lại ngày Chị lại mất thêm nhiều niềm vui tuổi trẻ, và có lẽ cũng quên luôn những ước mơ của đời con gái để lo cho chúng tôi. C̣n tôi, "thằng út vô lo" nên phải học trường tư. Mọi việc trong nhà chỉ một tay Chị lo liệu.

Đến mấy năm sau tôi mới lớn khôn hơn, tôi hiểu được nỗi vất vả, lo âu của Chị. Tôi bắt đầu chăm học hơn. Không bao lâu tôi đă qua mặt được Nh., người bạn gái mà đă nhiều năm luôn dẫn đầu lớp. Chị tôi vui mừng lắm. Tôi nh́n thấy rơ nét rạng rỡ trên khuôn mặt Chị. Niềm vui lớn lao nhất tôi đem lại cho Chị là kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học năm 1977. Sau kỳ thi, Chị đặt thật nhiều hy vọng nơi tôi cho tương lai sắp tới. Tôi nghĩ, tôi sẽ làm được một đ́ều ǵ đó để đáp lại tấm ḷng cao cả của Chị, người đă hy sinh một quăng đời thanh xuân để lo cho tôi. Nhưng niềm vui ấy không trọn vẹn và ước mơ của tôi đă đóng kín sau cánh cửa trường Đại Học v́ chế độ lư lịch.

Hôm nay, nhân Ngày Của Mẹ, tôi xin viết đôi ḍng để tưởng nhớ Mẹ và gửi về người Chị kính yêu của tôi triệu đóa hoa hồng xinh đẹp nhất. Chị ạ, nay em đă lớn khôn rồi nhưng trong mắt chị, em luôn xin làm một đứa em nhỏ để được Chị dạy bảo thêm nhiều. Triệu đóa hoa hồng nữa xin gửi thêm cho Chị, Chị chính là h́nh ảnh của người Mẹ trong tôi. Em cầu mong cho Chị sớm nhận được lẽ công bằng trong đời sống, được yên vui, hạnh phúc để Mẹ an ḷng trong giấc ngủ ngh́n thu.

 

Nguyễn Đăng Khoa

 

 

 trang thơ & văn Nguyễn Đăng Khoa             |                 www.ninh-hoa.com