trang nhà www.ninh-hoa.com   |   trang thơ & truyện Lương Lệ Huyền Chiêu


Lương Lệ Huyền Chiêu

     Dạy học tại trường
   Trung Học Bán Công
        Ninh Ḥa trước
           năm 1975

 

Thơ:

 
  Vườn Xưa
  Mùa Nắng Cũ
  Mười Sáu Tuổi
  Gửi Con Trai Đă Lớn
  Họa Thơ Tặng Bạn
  T́nh Cờ Trang  Web
  Thơ Gởi Bạn
  Thơ Gởi Học Tṛ
  T́nh Quê
  T́nh Yêu Của Bố
  Ngẫu Hứng
  Mùa Xuân Về Thăm
     Phố Núi
 
 
Thái Liên Khúc 
 
Tŕ Thượng 
  Hè Sang     
  Có Em Bên Đời 

 


 Truyện:

  
  Cọp Ninh Ḥa
 
Học Tṛ Xóm Rượu
 
Xin Chọn Nơi Này Làm
     Quê Hương

 
Cung Đàn Xưa
 
Trở Về Mái Nhà Xưa
 
Xúc Cảm Cuối Năm
 
Rồi Cuối Cùng Mùa
     Giáng Sinh Cũng Đến

 
Tháng Giêng Quê Tôi
  Mẹ   
  Bức Thư Không Gửi
 
Hương Xưa 
 
Ban Văn Nghệ Xóm
    Rượu

 
Người Cha 
  Mong Nhớ Mưa 
  Are You God ? 
  Chợ Quê 

 

 

 

 


 

       

B A N   V Ă N   N G H Ệ  X Ó M   R Ư Ợ U
  Lương Lệ Huyền Chiêu


 

Sau khi vị Hoàng Đế cuối cùng Bảo Đại thoái vị, vào thời ông Ngô Đ́nh Diệm mới lên làm Tổng Thống, Xóm Rượu của tôi có một thời nổi đ́nh nổi đám với một ban văn nghệ thật hùng hậu. Tôi rất hănh diện v́ ban văn nghệ ấy đặt bản doanh tại nhà bà ngoại tôi và do cậu Sáu tôi làm trưởng ban.

Hầu như tất cả những nam thanh nữ tú của làng Mỹ Hiệp đều có mặt trong ban văn nghệ. Thuở ấy tôi cứ nghĩ dân làng Mỹ Hiệp yêu văn nghệ đến nổi người biết đàn biết hát lẫn người chẳng có tài năng ǵ cũng đều hào hứng tham gia. Sau tôi mới biết tất cả đều do cậu Sáu tôi xếp đặt. Đầu tiên cậu tôi chỉ cần khuyến khích các cô gái xinh xắn nhất trong làng vào ban văn nghệ. Việc sẽ đến phải đến là các chàng trai tự động đến xin góp sức làm bất cứ việc ǵ trong cái cộng đồng thật đáng yêu này. Mà cậu tôi cũng có tài dùng người lắm. Ai biết đàn th́ đàn. Ai biết hát cứ hát. Ai không đàn không hát được th́ múa, diễn kịch. Người không múa không diễn được th́ tập đánh kiếm, đấu dao găm chờ có dịp th́ làm .... quân sĩ. Cái xóm nhỏ của tôi phút chốc bỗng trỡ nên rộn ràng, tất bật.

Chẳng có đồng xu lương bổng nào nhưng mỗi tối các anh các chị tụ tập đủ mặt, đàn hát tập tành đến khuya.
 

  
 

   Cậu Sáu tôi, Trưởng
       ban Văn Nghệ
         Xóm Rượu

 

 

Năm ấy ngoài nhiệm vụ chuẩn bị biểu diễn văn nghệ ở sân vận động, cậu tôi c̣n phải trang trí cho hai chiếc xe hoa chuẩn bị tham gia cuộc diễn hành mừng ngày quốc khánh. Cậu tôi quyết định làm một chiếc xe hoa mang chủ đề "Bắc, Trung, Nam" c̣n chiếc kia mang tên "Cao Nguyên Thân Yêu".

Đêm hôm ấy sau khi chiếc GMC đă được treo đèn kết hoa lộng lẫy cậu tôi cho đặt một cái ghế dài ở phía sau xe để các người đẹp đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam ngồi biểu diễn. Chị Na mười sáu tuổi đẹp lạ kỳ dưới vành khăn mơ quạ, lúng túng thật đáng yêu trong chiếc áo tứ thân tượng trưng cho "Bắc". Chị Dà có nước da đen ḍn, thật độc đáo trong bộ y phục cô gái Thượng, tượng trưng cho "Trung ". Chiếc xe lăn bánh rồi từ từ dừng lại trước cửa tiệm vàng Hoa Phát. Chị Anh Thị Thanh lộng lẫy trong chiếc áo dài hoa, xúng xính, e lệ bước lên. Chị đóng vai cô gái Sài G̣n tân thời biểu tượng của miền Nam. Mọi người bảo phải nể cậu Sáu tôi lắm ba mẹ chị Thanh mới cho chị tham gia cuộc biểu diễn này. Đoàn xe hoa rực rỡ đèn màu diễn hành qua các ngă phố. Chiếc xe hoa "Bắc, Trung, Nam" đă thu hút sự chú ư của mọi người và nếu tôi nhớ không lầm th́ nó đă đoạt giải nhất.

 

Người viết năm 7 tuổi, thành viên nhỏ tuổi của Ban Văn Nghệ Xóm Rượu.

Tôi được cậu Sáu cho ngồi ké trên chiếc xe hoa “Bắc Trung Nam” . Đang ngắm phố phường thật đông vui bỗng tôi có cảm giác có điều ǵ là lạ ở chiếc xe " Cao Nguyên Thân yêu" đang chạy phía trước. Chiếc xe hoa này cậu tôi cho thiết kế cho giống một cái buôn thượng. Em Bích San và anh Măi của tôi đă được hóa trang cho giống người thượng và được cho ngồi trên chiếc xe hoa này. Không hiểu v́ sợ hăi hay buồn chán, em Bích San đang ngồi khóc hu hu trước một cái nhà sàn hiu quạnh. Anh Măi tôi, có lẽ dỗ măi mà em Bích San không chịu nín nên buồn bực đứng dựa chân nhà sàn mong cho mau chấm dứt cuộc diễn hành. Chiếc "Cao Nguyên Thân Yêu" đă thất bại. Nó buồn bă quá và nếu tôi không lầm th́ nó được chấm với số điểm thấp nhất.

Sau ngày lễ Quốc Khánh, không hiểu sao anh Tường Hoài không c̣n mặn mà với ban văn nghệ nữa, anh ít nói và quay sang làm thơ suốt ngày. Không lâu sau anh cưới chị Na, cô gái duyên dáng dưới vành khăn mơ quạ. Rồi như bị lây nhiễm bệnh dịch, anh Thành cưới chị Lùn, anh Bảy Xi cưới chị Nh́, anh Chước cưới chị Liên, Anh Ri cưới chị Yến, anh Ria cưới chị Chiện ....Anh Hiệp Lé bỏ nhà đi theo gánh hát ...Ban văn nghệ của cậu Sáu tôi thế là phá sản. Thật là một cuộc bể dâu. Ban văn nghệ tan ră, cậu tôi buồn nẩu ruột. May mà cũng c̣n một người ở lại bên cậu tôi. Người đó là cậu Sáu Yên. Chiều chiều cậu tôi ôm cây đàn nguyệt đàn lên những tiếng khàn đục sầu bi trong khi cậu sáu Yên cất tiếng hát năo nùng. Giọng của chú Sáu nỉ non làm tôi nhớ đến nàng Đắc Kỷ trong những tuồng Hồ Quảng...

Một thời gian sau con tim của cậu tôi đă vui trở lại. Cậu tôi đă t́m được ba đệ tử mới. Ba chị em Ghèn, Bét, Chẹt, con của bà Nối trong xóm g̣ Lăng có giọng hát mà cậu tôi cho là có thể luyện được. Mỗi buổi trưa, thời điểm các chị Ghèn, Bét được tự do đi cắt rau heo, cậu tôi dặn các chị ghé lại nhà cậu để cậu dạy hát. Thằng Chẹt cũng đă được cậu tôi cho ôm thử cây đàn nguyệt dầu rằng cái thùng đàn tṛn vạnh đă che lấp hết cả cái thân h́nh bé bỏng của nó.

Tôi không thích lắm môn vọng cổ nên nhân lúc các chị Ghèn, Bét đang say sưa tập hát tôi đă lén bưng cái thúng của các chị chạy u ra g̣ Lăng, lần theo bờ ruộng tôi thích thú cầm cái câu liêm cắt rau lang, rau dền gai bỏ đầy vào thúng .

Rồi chị Ghèn, chị Bét cũng đi lấy chồng. Thằng Chẹt nay đàn đă kha khá. Chẹt được nhận vào làm nhạc công cho một gánh hát nho nhỏ .

Cậu tôi nay đă qua đời nhưng tôi tin rằng linh hồn của cậu vẫn c̣n vương vất ở một chân trời góc bể nào đó trên phím đàn của thằng Chẹt .

 

Ninh Hoa July 10th 2005
Lương Lệ Huyền Chiêu