trang thơ & truyện Hà Thị Thu Thủy            |                 www.ninh-hoa.com


Hà Thị Thu Thủy

Cựu học sinh:

* Trung học Bán Công
  Niên khóa 1966-1970
* Trung học TBT Ninh Ḥa
Niên khóa 1970-1972

     

 

 

 

 

 

 

 

CÂU CHUYỆN VỀ
MỘT BỨC TRANH


Thầy Sơn và các con trai ngồi trước bức tranh của Thầy Song

Sau khi tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Huế, Thầy Hoàng Song về dạy môn hội họa tại trường Trung Học Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa (khoảng năm 1964). Thuở ấy các thầy giáo ở các trường Trần B́nh Trọng, Bán Công, Đức Linh đều c̣n độc thân, trẻ trung  và hầu hết đều từ nơi khác đến. Các thầy thuê nhà trọ gần trường và ngày ngày thong thả đi bộ đến trường. V́ sống xa gia đ́nh các thầy hoàn toàn  dành t́nh cảm cho học  tṛ, dành niềm vui  cho công việc và dành thời gian rảnh để  khám phá nét thú vị của vùng đất Ninh Ḥa mà không ngờ sau đó hầu hết đă trở thành quê hương thứ hai của các thầy.

 

Thầy Hoàng Song dạy hội họa và cũng là một họa sĩ. Thời gian rảnh thầy vẽ tranh và gửi tranh về Huế nhờ gia đ́nh cất giữ. Cũng như những họa sĩ chân chính khác, thầy Hoàng Song  mong chờ một ngày mở được một cuộc triển lăm tranh tại Huế, quê hương thầy và cũng là một cái nôi của nghệ thuật hội họa.

Thầy Hoàng Song cũng có dạy thỉnh giảng tại trường Bán Công.

 

Thầy để lại ấn tượng khó quên cho học tṛ qua  h́nh ảnh một thầy giáo lịch lăm, am tường về nghệ thuật. Tại trường Bán Công thầy Hoàng Song  gặp thầy Trương Thanh Sơn và trở thành bạn thân của nhau.

 

Rồi thầy Song phải vào Lính. Trước khi giă từ Ninh Ḥa vào Thủ Đức, Thầy Song tặng cho thầy Trương Thanh Sơn  một bức tranh sơn dầu. Bức tranh được vẽ theo  trường phái trừu tượng mang tên “Bố Cục” đă được thầy Sơn cất giữ như một kỷ niệm thân yêu về một người bạn thân mà cuộc đời không thơ mộng như tranh vẽ.

 

Được biệt phái trở về trường Trần B́nh Trọng chưa được bao lâu th́ đến biến cố 1975. Sau khi học cải tạo một thời gian, Thầy Song vẫn ở lại Ninh Ḥa và kết hôn với cô Phạm Thị Minh Nguyệt.

Từ một thầy giáo luôn trẻ trung, phong nhă, một họa sĩ trái tim ngập tràn màu sắc yêu đời thầy đă trở thành một người chồng, người cha hiền lành, hết ḷng, hết dạ lo cho vợ con, làm bất cứ công việc ǵ chống đở một cuộc sống vô cùng khó khăn trong khi không c̣n được tiếp tục dạy học nữa.

 

Đau ḷng nhất là những bức tranh ghi dấu những sáng tạo thuở thanh xuân, những giờ phút miệt mài với niềm say mê màu sắc của thầy gửi về Huế đă không c̣n..

 

Sợ bị kết tội lưu trử các tác phẩm  “lăng mạn, tiểu tư sản” anh trai của thầy đă tiêu hủy hết các tác phẩm hội họa của thầy.

 

Năm 1989 lần đầu tiên tôi và Mộng Dung một người bạn cùng trường t́m về Ninh Ḥa kể từ sau biến cố 1975, chúng tôi có đến thăm gia đ́nh thầy, hôm sau chúng tôi cùng một số các bạn và thầy cô trường THBC đến quán cà phê của thầy qua lời mời của thầy. Thời điểm này cuộc sống vẫn c̣n trong sự khó khăn, nên sự trở về của chúng tôi, của những đứa học tṛ bé nhỏ ngày nào t́m về trường xưa đă mang đến niềm vui khó tả trong ḷng mọi người, như một cầu nối cho thầy cô và bạn bè giữa cuộc sống mà mọi người hầu như chỉ biết lo cho cái ăn, cái mặc, quên đi bạn bè và mọi niềm vui trong cuộc sống.


Hoàng Song và Minh Nguyệt chụp năm 1989

Những câu chuyện của thầy tṛ lúc đó luôn ḥa cùng những tiếng cười vui tươi như quên đi những nhọc nhằn vất vả khó khăn trong cuộc sống hiện tại, và chúng tôi cũng tưởng rồi sẽ được gặp thầy Hoàng Song tại Sài G̣n một ngày không xa lắm trong dự tính của thầy đưa vợ con về sinh sống với nghề họa sĩ trang trí. Nhưng chỉ một thời gian ngắn khoảng 7 tháng sau tôi được nghe tin thầy đau bệnh và qua đời. Trong ḷng chúng tôi thật xót xa thương cho thầy không thực hiện được ước nguyện, chúng tôi gởi điện thư chia buồn với Nguyệt và các cháu.

 

Ḱm nén nỗi đau v́ thời cuộc thầy hết ḷng chăm lo cho vợ và ba đứa con, nhưng số phận quá khắc nghiẹt với thầy, Thầy qua đời v́ một cơn bạo bệnh năm thầy 50 tuổi.

 

Đất Ninh Ḥa tưởng đâu là nơi thầy tạm dừng chân, nào ngờ là nơi thầy gửi nắm xương tàn.

Thầy được chôn cất ở nghĩa trang Ḥn Sầm.

 

Sau khi thầy Hoàng Song qua đời, cô Minh Nguyêt đưa các con vào Saigon sinh sống. Vất vă một thời gian, cô Minh Nguyệt cũng đă nuôi dạy các con nên người. Hoàng Thiện Anh. Con trai đầu đă tốt nghiệp kỷ sư xây dựng, Hai con gái Hoàng Thị Anh Quyên và Hoàng Thị Bích San đều đă tốt nghiệp đại học và đă lập gia đ́nh.

 

Vừa mua được căn hộ chung cư ở Bàu Cát, chưa kịp vui với thành đạt của các con, năm 2011 Cô Nguyệt lại qua đời tại Saig̣n.

 

Đầu năm 2014, Các con của thầy Hoàng Song trở về Ninh Ḥa bốc mộ để mang hài cốt cha vào Saig̣n an táng cạnh mộ mẹ ở nghĩa trang Nhơn Đức huyện Nhà Bè.

 

Cháu  Hoàng Thiện Anh đă đến nhà thăm thầy Trương Thanh Sơn, người bạn cũ của người cha thân Yêu.

 

Ḷng ngập tràn xúc đông khi nh́n thấy đứa con trai của người bạn cũ. Thầy Trương Thanh Sơn đă tặng lại cho Hoàng Thiện Anh  bức tranh c̣n lại duy nhất mà ngày xưa  thầy Hoàng Song đă tặng cho thầy.

 

“Đây là  những ǵ c̣n lại trong cuộc đời nghệ thuật của cha cháu, các cháu cần nó hơn bác”.

 

Chuyến xe trở về Saigon hôm đó các con của thầy Hoàng Song rưng rưng xúc động, mang về bên cạnh mẹ hài cốt của cha và cho chính ḿnh những ấn tượng  đẹp về một người cha thân yêu rất tài hoa nhưng mệnh bạc.

 

Chân thành cầu chúc hương hồn thầy cô sum họp cơi vỉnh hằng. 

                                                           Cựu hs trường TH Bán Công Hà Thị Thu Thủy.

(Một số dữ liệu viết theo lời kể của cô Lương Lệ Huyền Chiêu)

 

 

 

 

Sài g̣n, tháng 5/2014
Hà Thị Thu Thủy

 

 

 

 


 

trang thơ & truyện Hà Thị Thu Thủy                |                 www.ninh-hoa.com