Trở về Trang Nhà www.ninh-hoa.com


Tây Du Kư

Gia đ́nh Thành & Tri trước Versailles

PARIS, 10 Ngày Thăm Viếng
Nguyễn Văn Thành


Phần 2:

LINH TINH:

Người đi mua sắm ngay cả tại các trung tâm mua sắm lớn đều phải trả tiền đậu xe và phải tự trả tiền vào cái máy thật cao lớn gồ ghề. Thủ tục quá ư rườm rà, nhất là đối với những người không đọc được tiếng Pháp th́ c̣n nhiêu khê gấp bội, chẳng hạn trong tiệm mua sắm áo quần, khách phải đi bỏ tiền vào một cái máy đặc biệt để đổi đồng Token rồi bỏ đồng này vào cánh cửa cầu tiêu để cửa mở khi khách cần xử dụng.

Trong phi trường quốc tế Charles de Gaulle, tất cả hành khách phải đi qua hệ thống an ninh khám xét kỹ lưỡng trước khi vào pḥng đợi chờ lên tàu bay mà người Việt ta thường gọi là pḥng cách ly. Nhưng khi cần dùng cầu tiêu, khách phải làm lại từ đầu bằng cách sắp hàng trở lại để qua thanh tra an ninh; điều đồng hương đáng lưu ư là phải mang theo giấy thông hành mới mong trở lại pḥng cách ly được.

Sau đây, mời quư đồng hương theo chúng tôi thăm viếng các di tích lịch sử, lâu đài kiến trúc và kỳ quan trong và quanh thành phố Paris:


THÁP EIFFEL:

Ngày đầu tiên tôi đến viếng tháp Eiffel dưới sự hướng dẫn của Ngọc Hân. Từ Franconville đến ga Sannois, chúng tôi đón xe buưt tiện hơn v́ từ nhà chị Tri đến ga Franconville phải đi bộ khá xa băng qua một quảng đường chạy quanh co trong khu phố và thôn xóm. Vả lại, người đi bộ thường phải cúi mặt xuống nh́n bước đi của ḿnh trên băi cỏ, trên đường tráng nhựa hoặc lát gạch để tránh dẫm lên những băi cứt chó. Thật vậy, ông Tây bà Đầm thích dẫn chó đi dạo nhưng khổ nỗi không thích hốt cứt chó như đa số dân Mỹ làm, nên những băi “ḿn bẫy” do chó làm bậy rải rác khắp đường đi khiến du khách dĩ nhiên, không thoải mái v́ phải đảo mắt nh́n xuống đôi chân của họ. Cứ nh́n trên những băi cỏ công cộng th́ rơ, cỏ xanh mọc không đều, có chỗ cỏ mọc dày xanh um v́ có phân chó làm phân ở đó và những chỗ khác cỏ mọc thưa thớt.

Ngọc Hân cho biết xe buưt và cả xe lửa nữa thường đến trễ. Hân nói nửa tiếng Việt nửa tiếng Pháp với tôi rằng ở Pháp cũng có người đi lậu (Fraudeur) không mua vé mà dân Ninh Ḥa ḿnh hồi xưa quen gọi là đi xe lửa “cọp”. Nhân viên kiểm soát (Controlleur) thường không có mặt trên tàu để kiểm tra vé của hành khách nhưng nếu nhân viên kiểm soát bất thần lên tàu xét vé và bắt gặp khách đi “cọp” th́ khách lậu sẽ bị phạt rất nặng, gấp 3 lần tiền vé cho lần phạt thứ nhất, rồi từ từ tăng lên đến 10 lần cho lần phạt cuối cùng và nếu không trả, họ sẽ đến nhà hành khách đó xiết đồ đạc. V́ đông người đi nên khi lên xe lửa, tôi đă cẩn thận hỏi Hân ngay về hệ thống cầu tiêu công cộng. Hân cho biết khi tàu dừng một chỗ, tất cả các cửa cầu tiêu trên tàu đều tự động khóa chặt nên hành khách không thể xử dụng cầu tiêu được. Khách chỉ được phép xử dụng cầu trong lúc tàu chạy mà thôi. Điều này cũng dễ hiểu là phân và nước tiểu theo nước rơi xuống đường rầy xe lửa khi khách dội cầu.

Tháp Eiffel từ sông Sein

Chuyến xe lửa tốc hành mất khoảng nửa giờ mới đến Paris sau khi ghé một vài trạm trên đường đi rồi dừng tại nhà ga Champ de Mars nằm dưới mặt đất. 10 phút đi bộ theo đoàn người tôi đă lên được mặt đường. Sừng sững tháp Eiffel, một kỳ quan thế giới xuất hiện trước mắt tôi trong một buổi sáng có nắng chan ḥa nhưng gió lạnh. Tôi trầm trồ thán phục cả một công tŕnh xây cất vĩ đại dựa trên nền tảng toán và cơ học vật lư của h́nh thể, sức nặng và những lực tác dụng trên những đà ngang và thanh truyền nối kết. Tôi nh́n quanh quẩn 4 chân tháp, mỗi chân có 1 hàng người, hàng nào hàng nấy dài lê thê cong quẹo, chen chúc những người chờ mua vé để lên viếng tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3 của tháp. Chắc chắn phải mất hơn 1,2 giờ đồng hồ một cách dễ dàng để đôn khách đợi trong hàng di chuyển lần lượt tới phiên của ḿnh trước quầy bán vé. Giá vé chênh lệch tùy theo tầng nào khách muốn lên, tầng 3 tọa lạc tận đỉnh của tháp giá 12 Euro, tầng 2 lưng chừng giá hơn 9 Euro, c̣n tầng 1 thấp nhất. Nh́n tầng 3 chót vót trên trời cao, tôi ngại quá, lưỡng lự không dám lên trên ấy nhưng v́ tôi cần vài tấm h́nh chụp quanh thành phố Paris cho www.ninh-hoa.com , nên tôi bấm bụng đi lên đỉnh Eiffel vào giờ phút chót.

Đă một giờ trôi qua, tôi đứng ṛng ră với đôi chân tại chân tháp nằm ở hướng Tây (Pilier Ouest). Chợt có tiếng người hỏi: cầu tiêu nơi nào vậy, rồi một người khách nào đó trong hàng nói phải mua vé lên trên tháp Eiffel mới thấy cầu tiêu. Nghe xong, tôi chùng ḷng về điểm này khi cả 4 hàng 4 hướng với hơn ngàn người sắp hàng chờ đợi mua vé, càng lúc số người càng tăng mà cầu tiêu đèo heo hút gió khó kiếm. Điều tôi đáng chú ư nhất là hàng chữ được viết bằng 3 ngôn ngữ khác nhau trên sườn tháp ập ngay vào mắt tôi: “Attention aux pickpockets - Beware of pickpockets – Vorsicht pickpockets” căn dặn du khách “Coi chừng móc túi”, làm tôi chẳng tin tưởng cho chính tôi, đưa tay kiểm tra cái bóp trong túi.

Cầu tiêu công cộng tuốt mù u mà c̣n nhắn nhủ “Coi chừng bị móc túi”, tôi chẳng vui tí nào. Người nào lỡ bị Tào Tháo rượt hoặc mắc bí mà phải tiếp mấy anh Tây đen bán đồ tạp nhạp đến tận người mời gọi mua này mua nọ, họ cảm thấy bực nhọc hơn là cái chắc.

Tất cả thang máy dừng ở tầng 2. Nếu muốn tiếp tục lên tầng 3, du khách bắt buộc phải đổi thang máy đặc biệt. Tôi nhắm mắt không dám nh́n ra bên ngoài trong suốt thời gian thang máy đi lên đỉnh tháp. Rốt cuộc rồi cũng tới đích, một Paris tuyệt đẹp xung quanh tôi, tôi có thể nh́n thấy được một nước Pháp tận chân Trời, hết toàn cảnh của một Paris lẫy lừng danh tiếng, tôi có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông Seine, tượng Nữ Thần Tự Do, những chiếc cầu lịch sử bắc ngang, công trường Concorde nơi vua Louis XVI bị đưa lên đoạn đầu đài ngày 21-1-1793 sau cuộc cách mạng Pháp năm 1789, Hôtel Des Invalides nơi chôn Hoàng Đế Napoléon, những phố xá chằng chịt công viên và lâu đài thật ngoạn mục....


Tôi bắt đầu hoạt động công tác đặc biệt cho www.ninh-hoa.com. Công tác chụp h́nh vừa xong, cũng vừa đói bụng nên chúng tôi xuống lầu 2 để t́m nhà hàng Buffet mà khi đi lên tôi đă để ư tấm bảng này. Thoạt đầu, tôi ngỡ là nhà hàng kiểu Buffet “ăn bao bụng” ở Mỹ, nhưng đó chỉ là nhà hàng loại “Fast Food” có mọi thứ đều mắc như quỉ. Mấy cái Sandwich và French Fries cộng thêm vài ly nước ngọt cho 4 người ăn uống, giá phải trả khoảng 50 Euro (61 đô la Mỹ).

Paris về đêm như dạ hội với ánh sáng muôn màu, nhất là tháp Eiffel, được đèn thắp sáng vàng chói chạy dài từ chân lên tuốt đỉnh và thêm một ngọn đèn pha cao chót vót, quay tṛn chiếu ánh sáng trắng quanh thành phố Paris.

Được biết, tháp Eiffel do kỹ sư Gusta Eiffel thiết kế và ông đă chỉ huy công tác từ năm 1787 đến năm 1789. Nhóm thợ gồm 300 người đă gắn 1 triệu 400 ngàn bù lon bằng tay. Tháp có sức chịu đựng bền bỉ, có 1662 bậc thang, chiều cao kể luôn ăng ten 321m và nặng 7000 tấn. Điều đáng lưu ư, kỹ sư Gustave Eiffel đă xây cất chiếc cầu Paul Doumer tại Hà Nội.

BÂTEAUX MOUCHES:

Rời tháp Eiffel, chúng tôi đi bộ băng qua đường gần đó để mua vé tàu “Bâteaux Mouches” thưởng ngoạn sông Seine. Thời gian mất khoảng 40-45 phút cho tàu đi và về để đưa du khách nh́n những lâu đài, viện bảo tàng Louvres, nhà thờ Notre Dame nổi tiếng về truyện “Thằng Gù” của đại văn hào Victor Hugo cùng những công tŕnh kiến trúc cổ xưa dọc theo bờ sông Seine. Du khách c̣n chiêm ngưỡng nhiều công tŕnh kiến trúc và mỹ thuật tuyệt vời của nước Pháp, nhất là từng chiếc cầu (mỗi ông vua là một cây cầu) bắc qua con sông này từng là tác phẩm nghệ thuật với từng tác phẩm điêu khắc khác biệt, mang từng vẽ đẹp riêng của một thời Trung Cổ huy hoàng tráng lệ.

 

 

 


 

nhà thờ Notre Dames nh́n từ sông Sein


Chiều hôm nay có gió thật lạnh. Trời âm u và bắt đầu chuyển mưa nên cuộc du ngoạn bằng thuyền trên sông Seine mất thú vị. Dọc sông Seine có nhiều cầu nhưng tôi vẫn thích cầu Dinh và cầu Sắt thật b́nh dị của quê tôi nhiều hơn v́ tôi từng có nhiều kỷ niệm nơi ấy trong thời thơ ấu.

So với sông Dinh, sông Seine không có ǵ quá thơ mộng như nhạc sĩ Phạm Duy đă từng diễn tả trong Mùa Thu Paris, như trời lúc nào cũng u ám, gió đ́u hiu lạnh lại c̣n lất phất mưa. Tôi đang vào Paris mùa Xuân, bông hoa nở khoe sắc trăm màu nhưng có gió lạnh suốt ngày vả lại mưa nắng bất chợt từng cơn, giống y chang mùa Thu được Phạm Duy diễn tả. Thấy sông Seine trước mặt tôi nhưng tâm hồn tôi đang thiếu vắng nước mùa Thu nên gịng sông Seine không thơ mộng như Phạm Duy đă tưởng!

GRANDE ARCHE: (Centre Commercial – les quatre temps)

Buổi chiều ngày hôm sau, Sơn đưa chúng tôi đi thăm khu thương mại “de La Defense”, giống như khu mua sắm Shopping Center lớn ở Mỹ. Nếu đem so sánh với tầm vóc cỡ “Mall of America” tọa lạc tại tiểu bang Minnesota, chỗ tôi ở, th́ Grande Arche chỉ bằng một góc nhỏ của cái Mall này v́ Mall of America ở Minnesota lớn nhất nước Mỹ có trên 1000 gian hàng và đủ mọi tṛ chơi bốn mùa như trượt nước, ṣng bài, thám hiểm dưới đáy biển... trong Mall.

Sau khi t́m được chỗ đậu xe xong, Sơn đă cố gắng đưa chúng tôi đi thăm một công tŕnh vĩ đại kỷ niệm 200 năm Cách Mạng, Grande Arche do Tổng Thống Mitterand khởi xướng việc xây cất và khánh thành vào năm 1998. Grand Arche chỉ là một cái cửa bằng bê tông cốt sắt cao ngất nghểu trời xanh sơn màu trắng nặng 300.000 tấn, chiều ngang 110 m. Có sân khấu lộ thiên khổng lồ, loa phát thanh, đèn đuốc giây nhợ đầy dẫy bắc ngang và nhiều bậc thang cho du khách ngồi ngoạn cảnh hoặc nh́n Khải Hoàn Môn xa xa. Sơn cho biết Grande Arche biểu hiện một khu vực mới có các trụ sở mới bên cạnh.

Mặc dù, trời tối, mưa gió và lạnh nhưng tôi đă không quên chụp vài tấm ảnh dâng tặng www.ninh-hoa.com.
 

Khải Hoàn Môn đang sửa chữa


ĐẠI LỘ CHAMPS ÉLYSÉES: (Avenue Des Champs Élysées)

Rời trung tâm thương mại, chúng tôi dùng Metro (Subway – xe điện ngầm) chạy dưới đất để lên thăm đại lộ Champs Élysées. Đại lộ này dài 1.880 km, rộng 71 m bắt đầu thiết lập vào năm 1616, hoàn tất năm 1724 và được dùng làm nơi duyệt binh vào ngày 14 tháng 7 mỗi năm. Đặc biệt, đèn điện đốt sáng trưng và rực rỡ dài theo đại lộ này dẫn đến Khải Hoàn Môn mỗi khi hoàng hôn ngă xuống nên được gọi là Kinh Đô ánh sáng. Thành phố Paris về đêm có lẽ ồn ào nhất, ấm cúng nhất trên thế giới.

Buổi chiều, hai bên đường, hàng quán tấp nập, khách ngồi thưởng thức café thuốc lá khá nhiều, bộ hành qua lại thật nhộn nhịp v́ gần Khải Hoàn Môn, nơi có khách du lịch đến thăm viếng đứng hàng thử nh́ sau tháp Eiffel. Có nhiều Dealer xe hơi, nhiều tiệm bán vật kỷ niệm, nhiều quán cà phê nhỏ và nhất là nhiều tiệm bánh Boulangerie – Pâtisserie bán bánh ḿ baguette và bánh ngọt thơm ngon vô cùng.

Đi bộ mỏi chân, chúng tôi quyết định ghé vào một nhà hàng trên đường để mua vài ly café Pháp, cũng không ngoài mục đích nhờ chỗ ngồi và có chỗ nghỉ chân nhưng Sơn nói thấy ông chủ quán Tây với nét mặt bí sị nên tôi chẳng thoải mái chút nào. Bụng đói, chân mỏi, rét lạnh, tôi dứt trọn ổ baguette với ly café sữa nóng thật ấm ḷng. No nê, bụng căng cứng, thế nhưng việc đi t́m “Toilettes” cầu tiêu công cộng như một cực h́nh, nghĩ đến tôi mất vui. Dù nhà tiêu công cộng nhưng người xử dụng phải bỏ 40 xu Euro vào máy, cánh cửa mới mở. Điều đáng lưu ư là cầu tiêu không có xà bông rửa tay và người xử dụng được giới hạn 15 phút khi bước vào Toilettes công cộng nhưng nếu quá 15 phút ấn định, cánh cửa sẽ mở tự động cho dù xong hay không xong. Khi bước ra khỏi nhà cầu, cánh cửa tự động đóng lại và có nước tự động dội sạch. Gia đ́nh tôi luôn luôn có người thay phiên túc trực canh chừng bên ngoài, pḥng hờ trường hợp cửa mở không được hoặc hết thời hạn xử dụng mà bỏ thêm tiền vào.

KHẢI HOÀN MÔN: (Arc de Triomphe)

Quảng Trường Khải Hoàn Môn

Bộ sách giáo khoa về ngôn ngữ và nền văn minh của nước Pháp gồm tất cả 4 cuốn viết bởi G. Mauger, dạy tôi về Khải Hoàn Môn mà tôi đă bao lần ao ước được nh́n thấy, giờ hiên ngang trước mặt tôi. Vị trí của Khải Hoàn Môn như một cái bùng binh có xe cộ dẫy đầy bao quanh, đồng quy từ 12 ngă nên có tên gọi đặc biệt “Charles de Gaulle – Étoile” giống như h́nh ngôi sao 12 cạnh. Lưu thông dập d́u như mạng nhện, mạnh ai nấy chạy, không đèn đuốc hướng dẫn, không “lane”, không trật tự nhắc tôi nhớ, đến rơi nước mắt cái “bùng binh” Ninh Ḥa với ngă ba và công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành với ngă 6 (?).

Sơn rỉ bên tai tôi rằng:

- Chỉ riêng chỗ này tại Paris, cháu sợ lái xe nhất!

Khải Hoàn Môn trông thật lộng lẫy có chiều cao 50 m, chiều ngang dài 45 m và ngắn 25 m. Hoàng Đế Napoléon khởi xướng xây cất để ăn mừng chiến công oanh liệt của ông vào năm 1806 nhưng măi đến năm 1836, vua Louis Philippe ra lệnh hoàn tất. Năm 1840, đôi song mă kéo linh cữu của vua Napoléon băng qua Khải Hoàn Môn để dân chúng Pháp nghiêng ḿnh tiễn đưa. Sau thế chiến thứ nhất 1914-1918, một chiến sĩ vô danh được chôn tại đây vào năm 1920 và ngọn lửa thiêng đầu tiên cháy tưỏng niệm vào ngày 11-11-1923. Tôi nh́n thấy tận mắt hàng chữ “Un soldat Français mort pour la patrie (1914-1918)” dịch là - Một chiến sĩ Pháp đă chết cho tổ quốc- được khắc trên bia đá được xây nằm song song với mặt đất. Trên đầu bia có ngọn lửa thiêng cháy và xung quanh có một vài bó hoa đủ màu sắc.
 

NOTRE DAME:

Nhà thờ cổ xưa Notre Dame nằm sát bờ sông Seine và từ đây người ta có thể nh́n thấy bảo tàng viện Louvres xéo bên kia bờ sông. Notre Dame đă mất hơn 100 năm mới xây xong, khởi công xây cất vào năm 1163 và hoàn thành khoảng năm 1300. Notre Dame nổi tiếng nhờ đại văn hào Victor Hugo làm bối cảnh truyện phim “Le bossu de Notre Dame - Thằng gù của nhà thờ Đức Bà”. Trong phim thằng gù có tên là Quasimodo do tài tử lừng danh Anthony Quin thủ vai.
Dù là con chiên của nhà thờ đi xem lễ, nhưng khi dùng Toilettes bên dưới mặt đất cũng phải trả cho người trách nhiệm 42 xu Euro trước khi được phép xử dụng.

PLACE DE LA BASTILLE:

nhà ngục Bastille khi xưa

Một buổi sáng, Sơn đưa chúng tôi đến thăm ngục Bastille mà dân chúng đă nổi lên san bằng và đánh phá vào ngày cách mạng Pháp 14 tháng 7 năm 1789. Ngục đă bị phá bỏ, giờ chỉ trơ trọi nền gạch lót quanh trụ Colonne de Juillet có chiều cao khoảng 52 m. Có nhiều binh lính và cảnh sát canh gác cẩn mật quanh tượng Génie de la Liberté nên Sơn kiếm chỗ đậu xe rất khó khăn v́ hôm ấy có nhân vật cao cấp từ bên Anh sang nước Pháp kinh lư.

BẢO TÀNG VIỆN LOUVRES:

Đây là một trong những Viện Bảo Tàng (Musée du Louvres) vĩ đại nhất thế giới. Muốn vào bên trong Viện, du khách phải đi xuyên qua cổng an ninh đặt ngay lối vào của Kim Tự Tháp bằng kính. Viện Louvres trưng bày nhiều tranh ảnh, hội họa và điêu khắc nổi tiếng của các nước Âu Châu như Pháp, Ư, Đức, Anh và thời cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp. La Mă , Đông Phương.... Ngoài ra, Viện c̣n nhiều tượng đồng, tượng đá thời Thượng cổ, Trung cổ, Cận đại cho đến ngày nay. Muốn xem cho hết công tŕnh to lớn như nghệ thuật nắn tượng, hội họa của Viện Louvre, th́ phải mất hơn 3 tháng mới xem hết tất cả với điều kiện, mỗi thứ bạn chỉ mất 5 giây để nghiên cứu.

 


SACRÉ COEUR:

Sơn đề nghị đưa chúng tôi đi thăm nhà thờ ban đêm mới thú vị. V́ nhà thờ tọa lạc trên đồi cao, chúng tôi phải đi bộ hơi “chăm” trèo từng nấc thềm, nhưng v́ nhờ trời về đêm không nắng nên đỡ mệt. Hiện nay, thang máy di động đă được thiết lập đưa thẳng người lên cửa nhà thờ, dĩ nhiên du khách phải sắp hàng và trả tiền nếu xử dụng. Lên đến nhà thờ, ngồi trên những bậc thềm, ta có thể nh́n thấy Paris dưới đồi về đêm thật sáng chói lộng lẫy và tha hồ ngắm các v́ sao óng ánh trên trời.

Sacré Coeur được khởi sự xây cất năm 1876 và hoàn thành năm 1914 do tiền lạc quyên đóng góp. Nhà thờ Sacré Coeur có chuông Savoyarde nặng 19 tấn.

CUNG ĐIỆN VERSAILLES:

Hôm đầu tiên, tôi đă nh́n thấy cung điện Versailles xuyên qua cửa kính của tháp Eiffel. Hai ngày trước khi tôi trở về Mỹ, chị Tri tổ chức một cuộc du ngoạn cho cả gia đ́nh viếng thăm cái nguy nga, tráng lệ và huy hoàng của cung điện này đă trải qua các thời vua chúa.

Năm 1624, vua Louis XIII cho xây cất một nhà dừng chân nghỉ đêm trên mảnh đất này. Năm 1661, vua Louis XIV tự kiểm soát và điều động toàn thể công việc xây cung điện. Măi đến năm 1685, tất cả 36000 thợ và 6000 con ngựa được xử dụng vào công việc xây cất. Cung điện có 9000 lính và 5000 người phục dịch. Cung điện đồ sộ và to lớn đến độ người phục dịch mang thức ăn nóng hổi đến cho Vua và Hoàng Hậu nhưng khi đến nơi dâng, thức ăn đă nguội mất. Lâu đài chính có chu vi 680 m. Đáng kể nhất là khu vua ở, giường và pḥng ngủ của Vua và Hoàng Hậu. Galerie des Glaces dài 75 m, rộng 10 m có 17 cửa sổ lớn đối diện với 17 tấm gương. Trên trần, một hàng đèn thủy tinh rũ xuống tăng thêm phần diễm lệ.
Mặt lâu đài hướng về khu vườn là một kiệt tác có các hồ nước, đường chính tapis vert đi thẳng xuống Grand Canal, Orangerie, Jardin du Roi...

Có lẽ v́ lư do thẩm mỹ hay sao đó ở những nơi có di tích lịch sử quan trọng như bảo tàng viện Louvres và cung điện Versailles, tôi không thấy một bảng hiệu “Toilettes” nào dựng lộ thiên ngoài đường. Nếu có đi chăng nữa th́ bảng hiệu có “một cặp Nam Nữ” thật nhỏ gắn khuất theo hàng rào với mũi tên chỉ hướng Toilettes. Và tôi không hiểu tại sao, một cung điện vua chúa to lớn mà đằng sau chỉ có một cầu tiêu Nam và một Nữ? Cầu tiêu Nữ th́ lúc nào người cũng sắp hàng dài tàn canh gió lốc c̣n cầu tiêu Nam th́ ngắn ngủn hoặc chỉ lèo tèo 2, 3 người.

QUARTIER LATIN & ĐẠI HỌC SORBONNE:

viện đại học Sorbonne

Theo lời yêu cầu của tôi, Sơn đưa chúng tôi đến thăm khu của người Latin và đại học Sorbonne, đại học Dược, và Collège Française kế cận v́ đă đi qua Pháp mà không ghé lại khu nổi tiếng này th́ quả là thiếu sót. Sách của G. Mauger và thầy Trần B́nh Trọng đă nhiều lần nhồi sọ tôi và tôi luôn mơ ước được du học tại trường Sorbonne. Nay tôi đi dạo trong khu Latin, chính tôi nh́n những sinh viên la cà trong những quán cốc café, hay ngồi học bài bên tượng đá công viên, và vườn Luxembourg bên cạnh với tiếng ồn ào của bồ câu tranh nhau miếng ăn trên mặt đất. Tôi nhớ lại ba năm tôi theo học tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n và hơn những 10 năm sách đèn tại Đại Học Minnesota.

Tôi có ghé nhà sách Gilbert Jeune (quận 6) trong khu Latin để t́m mua 4 cuốn sách Mauger: “Cours de Langue et de Civilisation Françaises”. Tôi t́m thấy tập 1 và tập 2 của bộ sách nhưng không hiểu sao, khổ của cuốn sách làm nhỏ lại, sách mỏng và nhẹ hơn. Tôi đổi ư không mua v́ nhà sách không nhận dollars. Nhà sách này cung cấp đầy đủ nhất sách vở cho tất cả học sinh và sinh viên ở Paris Quartier Latin. Giống như hầu hết các nhà sách của đại học ở Mỹ, tại đây học sinh có thể bán lại sách học của ḿnh năm vừa rồi và mua sách cho năm tới với giá phải chăng.

BOIS DE BOULOGNE:

Toạ lạc ở phía Tây Paris, có diện tích 846 mẫu. Theo lời kể, th́ đây là khu của những chị em ta kể luôn các anh chàng làm nghề điếm. Chiếu đến, Bois de Boulogne nhộn nhịp với các anh chị đứng đường vẫy khách mời gọi.


KẾT LUẬN:

Đă tháng 4, trời Paris vẫn c̣n lạnh và nắng mưa tuần tự thay phiên, thỉnh thoảng gió lạnh suốt ngày. Dù lạnh nhưng bông hoa đủ màu sắc đang khoe màu rực rỡ. Paris có loại cây bông nở màu vàng như mai vàng của quê ḿnh trong dịp Tết Nguyên Đán, tôi rất thích thú nh́n. Nhưng nhiều nhất là Flowering Crab Apple Trees có bông nở một màu hồng um làm đẹp thành phố Paris. Tại nhà tôi ở Minnesota, tôi có trồng 3 cây cùng loại với 3 màu khác biệt: hồng, đỏ và trắng, nhưng mùa Xuân ở Minnesota muộn hơn ở Paris cả tháng nên khi về lại nhà, tôi chưa thấy cây nào trổ nụ đơm bông cả. Tuy nhiên, tôi rất ghét loại bông Dande Lion có màu vàng tươi rất nhiều ở Minnesota mà tôi quen gọi là hoa dù “truyền nhiễm”, tưởng đă không có ở những nơi khác nhưng tôi đă lầm. Loại bông “truyền nhiễm” cũng có mặt ở Paris và c̣n nhiều nữa là khác. Chỉ cần một luồng gió nhẹ thổi qua cây Dande Lion, bông “dù” mang vô số hạt giống kết tụ bay lan tràn khắp sân cỏ. Và chỉ một trận mưa xuống, Dande Lion đâm chồi nẩy lộc mọc lên lan tràn, lấn giết cả cỏ.

Paris, đối với tôi rất đẹp, nguy nga và tráng lệ. Paris từng là giấc mơ của biết bao nhiêu cậu học tṛ, từng thu hút biết bao du khách với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất thế giới, nhất là kỹ thuật kiến trúc cổ xưa. Một thủ đô, có nhiều di tích lịch sử vừa bảo thủ vừa tân tiến, kết tinh mọi luồng tư tưởng và nhất là sự tiến bộ của cả văn hóa và nghệ thuật. Lần sau nếu tôi trở lại Paris, tôi sẽ ghé hải cảng Marseille, băi biển tuyệt đẹp Nice, vùng trồng nho và làm rượu chát Bordeaux...và chắc chắn tôi không quên băng qua biên giới để đi qua Anh bằng đường hầm dưới biển hoặc đi những nơi khác tỏa khắp Âu Châu như Na uy chẳng hạn để một lần ghé thăm người Ninh Ḥa ở đây.

Tuy nhiên, riêng tôi, Paris chỉ là nơi đến để mà viếng, để t́m hiểu kinh đô ánh sáng của thế giới có ǵ lạ, để học hỏi nghệ thuật và nghiên cứu kiến trúc, để t́m hiểu nền văn minh cổ xưa, để trau dồi tiếng Tây được xem như rất thanh lịch (élégant) chớ không là nơi để tôi ở. Có đi mới biết được, như tục ngữ ta có câu:

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

hoặc:

“Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”

Cuối cùng, chúng tôi rất cám ơn gia đ́nh chị Nguyễn Thị Tri, gia đ́nh cháu Nguyễn Khắc Khánh Sơn và cháu Nguyễn Thụy Ngọc Hân đă cung cấp đầy đủ phương tiện, chỗ ở, ăn uống, thời giờ, tiền bạc, hướng dẫn... và c̣n dạy tiếng Pháp nữa, hấp thụ theo kiểu “ḿ ăn liền”. Nhưng quan trọng nhất là t́nh người, t́nh bạn, t́nh đồng hương Ninh Ḥa, t́nh xóm Rượu vẫn đượm nét sâu đậm, chúng tôi chẳng những đă không cảm thấy lạc lỏng, tủi thân nơi xứ lạ quê người mà c̣n ghi ơn măi măi ! Những đêm khuya chị Tri và tôi ngồi nói chuyện về trường cũ Đức Trí, Trần B́nh Trọng rồi ôn lại chuyện thầy Thanh, thầy Kiêm, cô Phương Lan.... với từng bài thơ rồi đến từng người bạn học, từng người trong xóm ai c̣n ai mất, ai ca vọng cổ hay, ai đă làm chị buồn nhất, ai đă tốt hoặc xấu với chị...

Tout passe
Tout lâche... chị Tri ạ!

bên ḍng sông Seine

"Thế rối 10 ngày phù du trôi qua, tôi đă giă từ Paris trong tâm trạng bồi hồi luyến tiếc. Dù Paris không c̣n nguyên vẹn h́nh ảnh trong giấc mơ thần tiên của tôi thuở thiếu thời, nhưng sao tôi vẫn vẫn dành một t́nh cảm đậm đà t́nh người cho thủ đô Paris v́ nơi đó có người bạn một thời Trần B́nh Trọng của tôi đang sống ở đó, người bạn mà tôi luôn luôn quư mến đă dành nhiều thời gian quư báu cho chúng tôi và sự nhiệt t́nh đón tiếp trong những ngày qua tại thủ đô Paris với một t́nh cảm bạn bè, t́nh đồng hương Ninh Ḥa thật chân t́nh, người bạn có "đôi mắt buồn Tây phương" như trong 4 câu thơ của Quang Dũng sau đây:

"Vầng trán em vướng trời quê hương
Mắt em dịu dịu buồn Tây phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ thôi nhớ thương"

Không những chị luôn luôn nhớ thương quê hương của Mẹ, mà c̣n mơ ước một ngày nào đó, được trở về sống và chết trên mảnh đất quê Mẹ, Ninh Ḥa như lời cuối trong bài tùy bút "Cội Nguồn" đăng trên trang Web Ninh Ḥa.

Thật cảm động biết bao!


Thành & Sơn trước Khải Hoàn Môn Paris - 2004
 

(xem phần một)

Nguyễn Văn Thành
21/4/2004

thơ & truyện Nguyễn Văn Thành

 


trở về trang nhà www.ninh-hoa.com