|
Dương Tấn
Long |
Kiến Trúc Sư.
Cựu học sinh Trung Học Ninh
Ḥa, niên khóa 1968-1975. Hiện sinh sống ở Việt Nam.
|
|
|
Thơ
Văn
|
SÔNG
DINH QUA THI
CA
(kỳ 9 - - cầu Dinh, Rạp Vĩnh Hiệp,)

C ông xi
rượu Nhiêu Bá là một địa chỉ có tính lịch sử, rất gần cầu Dinh nhưng ít
người biết tới. Trái lại rạp hát Vĩnh Hiệp, dù sinh sau đẻ muộn, là hậu
duệ mấy đời của công xi rượu lại là địa chỉ nổi danh hơn v́ tính đại chúng
của nó.
Tên Vĩnh Hiệp là từ ghép của hai làng Vĩnh Phú và Mỹ
Hiệp. Với cái tên như vậy, người chủ rạp mong muốn chiếm được cảm t́nh của
khán giả trong vùng bởi sự kết hợp của 2 từ thân quen này. Nằm bên cạnh
công xi rượu, được nhiều người Ninh Ḥa biết đến v́ nó là rạp hát, một nơi
sinh hoạt sân khấu lẫn chiếu phim duy nhất ở Ninh Ḥa thời đó. Khoảng thập
niên 60, cái thời mà nghệ thuật cải lương lên đến đỉnh cao, rất hấp dẫn
người dân miền Nam nói chung và người Ninh Ḥa nói riêng, th́ không ai
không mong muốn một lần được xem cải lương tại rạp Vĩnh Hiệp. Cứ mỗi lần
có đoàn cải lương từ miền nam ra Ninh Ḥa tŕnh diễn th́ những ngày đó,
thị trấn như có lễ hội, nhất là khu vực cầu Dinh - với "banderole", "panneau"
quảng cáo và cờ giăng đủ màu sắc. Bây giờ hồi tưởng tôi vẫn c̣n thấy nôn
nao, miên man, vui buồn trộn lẫn không tả được. Mỗi chiều cứ khoảng 5 giờ,
để khởi động cho xuất hát tối, những chiếc loa phóng thanh từ phía cầu
Dinh phát lên những bài vọng cổ.
N gày
ấy bài vọng cổ rất chân phương, không cách điệu, nghe cứ buồn man mác. V́
vốn xuất xứ là bài "dạ cổ Hoài lang"- Bài hát là lời than thở của người vợ
nhớ thương chồng khi chiều tối (một sérénade VN ). Đó là một giai điệu
buồn mà măi sau này tôi mới cảm nhận được. Cũng từ hướng cầu Dinh ấy,
chiếc xe đi rao vở tuồng cải lương với những lời giới thiệu rộn ràng, thúc
dục. Tiếng loa vang dội, mỗi lúc cứ to dần. Phát thanh viên giọng miền
Nam, với ngữ điệu hào hứng, dồn dập. Xe chạy tới đâu xóm làng sôi động tới
đó. Lũ trẻ xóm Rượu (lấy vị trí nơi ở của tôi) sướng điên cả lên, mặt mày
sáng rỡ, vểnh tai, định vị xe đang tới đâu để chuẩn bị cho một cuộc chạy
đua tiếp sức. Nhiều đứa quá háo hức, không chịu đứng tại chỗ mà chạy đón
đầu. Khi chiếc xe xuất hiện ở đầu xóm, nhân viên quảng cáo tay cầm những
tờ ram (programme) phân phát cho người lớn bên đường, th́ lũ trẻ ḿnh trần,
chân đất, chạy bán sống, bán chết theo xe, với mong muốn dành giật cho
được nhiều tờ ram, xem như những chiến lợi phẩm. Mặc dù xe chỉ chạy nước
kiệu, nhưng lũ trẻ phải vắt ḍ lên cổ mới theo kịp. Khi đă đuối sức và hết
đoạn đường kiểm soát của ḿnh, chúng mới chịu buông và nhường cho những
đứa trẻ của chặng khác. Cứ như thế, xe quảng cáo chạy xa dần tận xóm Nhà
Thờ. Đôi lúc chưa thỏa măn, vài đứa c̣n nán lại chờ xe quay về, nhưng
thường lượt này, xe chạy rất nhanh nên chẳng gặt hái được ǵ thêm. Kết quả
buổi chiều "truy hoang" là có đứa phải lác cả mặt mũi, trầy cả chân tay,
hoặc bị cha mẹ cho trận đ̣n nên thân, để đánh đổi những chiến công vô tích
sự nhưng không kém phần nguy hiểm này.
N hững
ngày ấy, buổi tối khu vực cầu Dinh là tiêu điểm của người Ninh Ḥa. Những
khán giả nhiệt t́nh ở các làng xa th́ tạm gác công việc đồng áng buổi chiều,
lo cơm nước sớm để kịp xuống phố. Người buôn bán ở chợ Dinh th́ vội dọn
dẹp sạp hàng. C̣n người thị trấn xôn xao, ḷng dạ bồn chồn, ra vào chờ đợi.
Không phải ai đến rạp cũng v́ mục đích xem hát. Thường buổi hát cải lương
mở màn lúc 8 giờ tối, nhưng khoảng 6 giờ chiều bà con đă lần lượt tụ tập,
chừng 7 giờ đă đông nghẹt khu vực quanh cầu Dinh. Người thực sự muốn xem
hát th́ vào sâu bên trong, chen lấn đến quầy để mua vé vào rạp. Người phân
vân, chờ đợi th́ tụm năm, tụm ba trước sân. Người ham vui đứng tràn ra
đường hoặc vất vưởng dọc cầu Dinh. Đây là cơ hội tụ tập, gặp gỡ, nh́n ngắm,
tán gẫu của người Ninh Ḥa, một xứ vốn nghèo những nơi vui chơi công cộng
thời ấy.
D ịp
này cũng là lúc hẹn ḥ của bạn t́nh, bạn nhậu. Cứ lẩn quất nơi các hàng
quán quanh rạp là được một buổi tối no say, hạnh phúc, rồi về trong tư thế
như người đi xem cải lương. Những đứa trẻ như tôi thời ấy, được cha mẹ cho
đi xem hát là niềm vui sướng tột cùng. Với sân khấu màu sắc, phông màn rực
rỡ, đào kép phấn son, trang phục ḷe loẹt cứ làm mê mẩn, nức ḷng tuổi thơ
chứ nào có thưởng thức được ǵ sâu xa. Hào hứng, ngây ngất với các màn bay
lượn, đấu kiếm, tung chưởng của vở tuồng kiếm hiệp. Chảy nước mắt với
những pha lâm ly bi đát. Nghe đào kép xuống câu vọng cổ, cùng vỗ tay với
mọi người, như thế là tỏ ra sành điệu. Làm sao quên được giai điệu luyến
tiếc của bài ca tạm biệt (Au revoir: ṭ te, cây me đánh đu...) khi cuối vở
tuồng.v.v
Không chấm dứt ở đó, ban ngày c̣n rủ bạn qua rạp xem h́nh các
đào kép treo ở tiền sảnh. Lũ trẻ rất thích thú, mê mệt các chân dung bóng
bẩy, xinh đẹp của các nghệ sĩ. Những đoàn cải lương nổi tiếng thời đó đă
đi qua vùng đất Ninh Ḥa và tŕnh diễn ở rạp Vĩnh Hiệp như: Kim Chưởng,
Thống Nhất, Kim Chung, Hương Mùa Thu, Dạ Lư Hương.v.v. với các đào kép như:
Út Bạch Lan, Diệu Hiền, Thanh Hương, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Mỹ Châu,v.v...
Út Trà Ôn, Hữu Phước, Minh Cảnh, Út Hiền, Thành Được, Tấn Tài.v.v...Các vở
cải lương nổi tiếng như: Thuyền ra cửa biển, Mắt em là bể oan cừu, Sơn nữ
Phà Ca, Cô gái Đồ Long, Vơ Đông Sơ - Bạch Thu Hà.v.v.. Phải nói rằng - với
người Ninh Ḥa, nhất là những người b́nh dân. Những kỷ niệm, h́nh ảnh về
văn hóa,văn nghệ chỉ có chừng đó. Quẩn quanh các đào kép, các vở tuồng,
các đoàn cải lương. Nó là kiến thức, là dân trí, là cả một đời.
N goài
những ngày phải đón tiếp đoàn cải lương, rạp Vĩnh Hiệp là nơi thường trực
chiếu xi-nê vào buổi chiều và tối. Cứ khoảng 2 giờ chiều là rạp vang lên
mấy bài hát tân nhạc, lải nhải, quen thuộc nghe đến phát ngán. Chẳng qua
là một sự lên tiếng: - Rạp bán vé rồi, tụi mày đứa nào muốn coi xi-nê th́
chuẩn bị... Ai là học sinh trung học của Ninh Ḥa giai đoạn ấy không khỏi
không một lần trốn học đi xem xi nê ở rạp Vĩnh Hiệp. Chắc chắn không ít
người có nhiều kỷ niệm sâu đậm với nó. Nhờ có rạp tôi mới biết được "thành
Naple trong 4 ngày khói lửa", "cầu sông Kwait", "huyết chiến Okinawa" hoặc
"Hiệp sĩ mù", " Tinh vơ môn", "Mănh Long quá giang" hoặc "Thanh xà - Bạch
xà", "Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài", "Tề thiên đại thánh"... Nhờ nó chúng
ta có dịp chiêm ngưỡng các khuôn mặt khả ái: Lư Thanh, Lăng Ba, Miêu Khả
Tú, Trịnh Phối Phối... hoặc điển trai, oai vệ của Địch Long, Vương Vũ,
Khương Đại Vệ, Lư Tiểu Long...
Thỉnh thoảng nơi này cũng tổ chức hội diễn văn nghệ các trường học, các
địa phương trong quận, hoặc cuối năm với chương tŕnh đại nhạc hội đầy hấp
dẫn, với các tiết mục ca hát hiếm có, và đỉnh điểm là màn vũ sexy gây "cháy
rạp " của thần vệ nữ Tuyết Nhung,.... Sở dĩ rạp Vĩnh Hiệp đóng
một vai tṛ quan trọng như vậy v́ thời đó ở Ninh Ḥa nó là độc nhất vô nhị.
Có thể nói như vậy v́ rạp Thái B́nh đă ọp ẹp, thỉnh thoảng chỉ để hát
tuồng. Bên cạnh ấy, lúc bấy giờ không có loại phương tiện nào khác để xem
như: TV, Video. Đến gần cuối thập niên 60 mới có hệ thống truyền h́nh quốc
gia, chỉ xem được đài Qui Nhơn. Không phải nhà nào cũng có TV, chương
tŕnh th́ hạn chế, phát sóng sau 19 giờ. Qua đầu thập niên 70 chừng 20% số
nhà ở thị trấn có TV, ở thôn quê rất hiếm. Thỉnh thoảng, chi thông tin
Ninh Ḥa cử chiếc xe lam chiếu phim lưu động, đi phục vụ các nơi, chỉ
những phim có chủ đề thời sự, chính trị. Thậm chí nguồn năng lượng chính
để sinh hoạt là điện công cộng cũng chỉ có vào cuối những năm 60 và sau 7
giờ tối. Phạm vi phục vụ cũng chỉ ở trung tâm thị trấn Ninh Ḥa.
V ới
rạp Vĩnh Hiệp, dù là của tư nhân, chủ rạp không chỉ thu bạc cắc, và v́ thế
mà chúng ta phủ nhận hoặc quên đi sự hiện diện tích cực của công tŕnh này
ở Ninh Ḥa. Nó được đặt ở vị trí có nhiều thuận lợi. Khu đất khá lớn, diện
tích 1500m2, gồm sân trước, khán pḥng, sân khấu và các diện
tích phụ khác. Sức chứa khoảng 700 chỗ ngồi. Tài sản này không nhỏ tí nào.
Nếu với đồng tiền riêng tư ấy, những người chủ mua vài căn phố, vài mẫu
ruộng, dăm ba chiếc xe đ̣ th́ nhiều thế hệ tuổi trẻ chúng ta chỉ biết hát
bội, bài cḥi, đám đ́nh, đám ma hoặc đôi lúc đi phá làng phá xóm... Nhờ nó,
người Ninh Ḥa có nơi giao lưu văn nghệ, thưởng thức cải lương- một món ăn
dân gian giàu tính văn hóa dân tộc thời bấy giờ, và được nh́n ra thế giới
bên ngoài với nghệ thuật thứ 7. Rạp Vĩnh Hiệp với người Ninh Ḥa như cái
nôi, cái cửa ngơ văn hoá. Là một phần của cuộc sống tinh thần của người
dân trong quận hoặc ít lắm là của người thị trấn một thời.
V ới
cầu Dinh, sự hiện diện của rạp Vĩnh Hiệp như cây đa bên bến nước. Bến nước
vẫn nhộn nhịp người qua lại nhưng cây đa không c̣n nữa. Rạp Vĩnh Hiệp và
công xi rượu chỉ c̣n là chuyện dĩ văng. Hai kiến trúc trên đă quá suy tàn,
được phá bỏ năm 2002 để chỉnh trang lại thị trấn. Nơi ấy bây giờ là những
căn nhà phố vô cảm, vài cửa tiệm nhí nhố không gợi chút suy tư ǵ. Rất
tiếc qui hoạch ấy không dành chút không gian công cộng nào để người Ninh
Ḥa c̣n dịp gợi nhớ hoặc tưởng niệm.
Tôi phải quay ngược lại vấn đề văn hóa một chút. Chỉ
nói ở giai đoạn thập niên 60 đến 1975. Khi nhắc lại trào lưu phim ảnh vơ
thuật Đài Loan, Hồng Kông đă ngự trị và chiếm một ngôi vị rất cao trong
tâm trí thanh thiếu niên nhiều thế hệ là nói sự kiện, chứ tôi không cổ xúy
và đánh giá cao loại văn hoá ấy. Những cao thủ vơ lâm Hông Kông, Đài Loan
đă hạ đo ván bài cḥi, hát bội. Đă đánh tan tác cải lương cùng nhiều loại
h́nh nghệ thuật khác không một ai can gián. Nó tiêu tốn nhiều thời giờ của
nhiều thế hệ. Trong kư ức của thanh niên Ninh Ḥa cũng như lịch sử rạp
Vĩnh Hiệp đă không có chỗ cho những tác phẩm điện ảnh lớn khác của các
nước Âu - Mỹ, những bộ phim dựa vào các tác phẩm văn học nổi tiếng phương
tây như: La Vérité, Khi nào c̣n loài người, Cuốn theo chiều gió, Buồn ơi
chào mi, Chiến tranh và Ḥa b́nh, Vacance Romaine, Cléopâtre..v.v. Cùng
những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thế giới như: Catherine Deneuve,
Brigitte Bardot, Sauphia Lauraine, Gina Lolobrigida, Alain Delon, Robert
Michum, Litz Taylor..v.v.
Việc tiếp nhận văn hóa như vậy ở quê ta không có
tính kế thừa, chẳng ai dẫn dắt, mọi thứ cứ tự nhiên, không chọn lựa và
chắc chắn các nhà kinh doanh không bỏ qua cơ hội khai thác thị hiếu, để
thu được nhiều tiền. V́ rằng chuyện giao lưu văn hóa nên đa dạng, chuyện
thưởng thức nghệ thuật không ai giống ai, nhưng với nghệ thuật thứ 7 người
Ninh Ḥa chỉ có một con đường - đó là con đường đến cầu Dinh, đến với rạp
Vĩnh Hiệp.
Trong khi ấy, tại Nha Trang có đến 5 rạp, thường trực
chiếu các loại phim khác nhau, để ai thích ǵ th́ tùy chọn. Cho nên nhiều
thế hệ trẻ của Ninh Ḥa bị thua thiệt, có khiếm khuyết trong thưởng lăm
nghệ thuật, không thể đi xa hơn ở một số trào lưu văn hóa. Mặc dù có một
số nhỏ, có điều kiện đọc sách báo, nghe radio, hoặc đi học ở Nha Trang...
có cái nh́n khác hơn. Nói tóm lại, những phim ảnh mà người Ninh Ḥa được
xem ở rạp Vĩnh Hiệp chỉ hạn chế ở những nội dung: - thần thoại, chiến
tranh, vơ thuật. C̣n những nội dung có tính giáo dục t́nh cảm cao đẹp,
những vấn đề về con người, về nhân bản thiếu đi rất nhiều.
Có thể ví cầu Dinh như cái bao lơn (balcon) của thị trấn Ninh Ḥa. Từ
cây cầu ấy ta có thể nh́n và khái quát được ḍng sông - nh́n hướng Đông,
ḍng sông uốn lượn về phía bên trái một ṿng rất gợi cảm, giữa ḍng là con
đập, mặt sông quang đăng, rộng mở, xa xa là núi Ḥn Hèo. Nh́n về hướng Tây
là cầu Sắt, cây cối um tùm, ḍng sông thâm u, thoảng hiện núi Vọng Phu
huyền thoại.
Cầu Dinh nước chảy ngập ngừng
Quanh n ăm
lặng lẽ in h́nh Vọng Phu
(Hoàng Minh Mục)
Cầu Dinh cũng là nơi để bà con thị trấn Ninh Ḥa ngắm
nh́n sông nước. Tuy b́nh thường sông Dinh nhẹ nhàng:
Đi qua cầu sông
Dinh
Ḍng thương xanh vời vợi
(Nỗi niềm cố quận – Nguyễn Tường Hoài)
cũng ḍng sông mang
t́nh tự quê hương
cũng cầu Dinh với ḍng nước hữu t́nh
(Những nẻo đường trong mơ - Trần Thị Nết)
Nhưng có dịp vào mùa lũ lụt đứng
trên cầu Dinh, là đứng trên ḍng nước, sẽ thấy nước mênh mông, ngầu đục,
cuồn cuộn chảy xiết đến chóng mặt.
Đêm đến cầu Dinh c̣n là nơi đón
gió, t́m chút không khí thoáng đăng, nhẹ nhàng sau ngày làm việc mệt nhọc
của người dân thị trấn Ninh Ḥa. Dù sông đêm không c̣n sinh động nữa,
nhưng ngọn gió Đông Nam thổi ngược ḍng, mang hơi nước từ mặt sông lên rất
tươi mát. Cầu Dinh về đêm cũng là nơi ḥ hẹn, t́nh tự của những đôi t́nh
nhân, một nơi tưởng như người xe tấp nập, không yên ổn ấy, lại an toàn và
rất dễ chịu cho những cuộc gặp gỡ.
Ta hăy nghe Đường Du Hào nhắc lại h́nh
ảnh sinh hoạt
– "...Ấy vậy mà cầu Dinh một thời đă là thắng cảnh của người
bản xứ, nơi dạo chơi và cũng là chỗ dừng chân của đám trai gái phố thị về
đêm. Thuở xa xưa lúc c̣n thanh b́nh, vào những đêm hè người ta hay kéo
nhau ra cầu Dinh hóng gió. Từng cặp, từng nhóm, tản bộ đến đây ngồi trên
mạn cầu trao đổi những mẩu chuyện không đâu. Vài anh thanh niên trai trẻ
ngứa cổ cất giọng hát vài câu vọng cổ nghe thật t́nh tứ đẩy đưa...”.
Như vậy cầu Dinh về đêm lại vui vẻ, lư thú, trái ngược với cái náo nhiệt,
gay gắt ban ngày. H́nh như các cuộc ḥ hẹn nơi cầu Dinh đều dẫn đến những
kết quả tốt đẹp, nên chúng ta chưa nghe người Ninh Ḥa nói về một vụ nhảy
cầu nào do thất t́nh cả.
Chỉ có Nguyễn Văn Thành nhiều duyên nợ với
cầu Dinh, phải lận đận, đă cay đắng thố lộ :
Hoàng hôn phủ
xuống đă lâu
Sao anh thất thểu tựa cầu sông Dinh
Thành cầu anh tựa một ḿnh
Vai anh sương ướt anh nào có hay
Cuộc đời nhiều nỗi đắng cay
(Nhớ em – Nguyễn V ăn
Thành)
C ó một vụ
nhảy cầu Dinh độc đáo, không phải do thất t́nh, thất nghiệp hoặc thất chí,
được Đường Du Hào kể trong truyện Tuổi mười ba: - "... lúc đó vừa mới xế
trưa, trong lúc mọi người đang ḥ nhau thí công đánh lụt, ông Ba Tam trong
cơn say đă leo lên thành cầu, hát vài câu xàng xê găy nhịp rồi h́nh như
chưa thỏa cơn say đă nhảy ṭm xuống sông, bất kể lời can ngăn của bà con
lối xóm đang bu quanh. Những người có mặt lúc đó chỉ kịp la lên vài tiếng
th́ người ông Ba Tam đă bị nước nhận ch́m cuốn mất. Lúc đó mực nước chỉ
c̣n cách thành cầu vài tấc, cuồn cuộn đục màu śnh, chảy mạnh tưởng có thể
trôi luôn cả cây cầu..." Có lẽ ông Ba Tam vừa từ công xi rượu đi ra nên
không biết ḿnh là ai, đang ở đâu, cứ tưởng mấy chàng uống rượu là con
Ngọc Hoàng.!. Sự kiện này đáng được ghi vào những huyền thoại về cầu Dinh
hoặc phố chợ Ninh Ḥa.
Đúc kết lại phần viết về cầu Dinh, tôi thấy 3 cây bút
xóm Rượu là Nguyễn Văn Thành, Đường Du Hào, Quan Dương đă làm chủ t́nh
h́nh. Không hiểu v́ sao cầu Dinh không phải là lănh địa của ḿnh nhưng lại
là vùng tác chiến rất dữ của những chàng trai xóm Rượu. Điều này cho thấy
người xóm Rượu có nhiều cơ duyên với cầu Dinh.
Để t́m một tóm tắt cô đọng cho phần Hoài niệm về cây
cầu Dinh thân yêu, tôi lại mượn lời của Quan Dương để bày tỏ và chấm dứt
phần này: "...Nói cho cùng chiếc cầu ngắn củn bé nhỏ ở tận nơi cùng trời
cuối đất tọa lạc ở một địa thế gần như vô danh tên gọi là Ninh Ḥa giống y
như cái ngăn đông đá trong tủ lạnh mỗi khi bất chợt tay chạm phải, hơi
lạnh chuyền đột ngột qua các sợi tế bào trên từng ngón tay rồi chuyển lẹ
làng vào tim vào óc. Mỗi lần chạm phải như thế tôi phát giác ra một điều
chân lư, đó là chiếc cầu với rong rêu trôi lềnh bềnh vào những mùa nước
cạn không có chút ǵ thơ mộng kia chính là cái tủ lạnh kiên cố đặt sâu
trong tiềm ức. Nó gắn liền với cuộc sống, những khi vui vẻ yên lành th́
tôi quên bén nó đi, mỗi khi trái gió trở trời th́ hơi lạnh quê nhà tỏa ra
làm da dẻ nổi đầy gai góc...".
M ỗi lần
nghe Quan Dương nói sự thật hoặc đôi lúc có quá lời, là mỗi lần nghe con
tim người Ninh Ḥa thắc thỏm. V́ Quan Dương thường dùng thể tỉ để so sánh
những sự vật có hai mặt đối lập và mệnh đề đầu với nội dung tầm thường,
kém cỏi lại bao hàm những h́nh ảnh thân thương, quê nhà. Nhưng sau đó
chúng ta được khám phá thú vị, v́ cái ư của sự kém cỏi, tầm thường ấy,
được Quan Dương nhanh chóng nâng lên, bằng cách nêu ra được cái giá trị và
vị thế đặc biệt của nó trong t́nh cảm, tâm hồn người Ninh Ḥa. Một lần nữa
chúng ta phải ngạc nhiên, phải suy nghĩ v́ Quan Dương có sự so sánh đầy ấn
tượng giữa cầu Dinh và ngăn đá tủ lạnh. Dù chưa thẩm định hết giá trị câu
nói, nhưng không thấy người Ninh Ḥa nào có ư tứ lạ đời hơn nên tôi không
c̣n ǵ để nói thêm về cầu Dinh.
Xin
mượn 3 câu thơ của Vinh Hồ, như lời kinh cầu, t́m chút b́nh an trong tâm
tưởng, khi nhớ đến chiếc cầu Dinh b́nh dị quê nhà.
Qua cầu Dinh nhớ, thương, mong...
T́nh ai theo ngọn lục b́nh xa xa?
Tôi đi hồn gởi lại nhà...
(đón đọc kỳ 10 với cầu Sắt)
Dương
Tấn
Long
|