
Trên sông Dinh có hai cây cầu quan trọng đối với người Ninh Ḥa, không
những ở tính công năng mà c̣n ở tính văn hóa của nó: - đó là cầu Dinh và
cầu Sắt. Nói về sông Dinh mà không nói tới hai cây cầu này là điều thiếu
sót lớn.
Cầu Dinh
Đă là người Ninh Ḥa không ai không một lần đi qua cầu Dinh. Cây cầu huyết
mạch, nối liền đường bộ, vượt qua sông Dinh, nằm ở trung tâm thị trấn Ninh
Ḥa. Cầu Dinh gần chợ Dinh (chợ Ninh Ḥa), bên kia là Vĩnh Phú. Nơi đây
hàng ngày, người xe tấp nập qua lại, đi về khắp nơi hoặc vào chợ Dinh mua
sắm , giao thương.
Ai về Ninh Ḥa quê tôi
Cầu Dinh phơi phới nằm phơi nắng đào
Ḍng sông chở nặng ca dao
(Ninh Ḥa quê tôi - Nguyễn Tường Hoài)
B́nh thường nếu phải giới thiệu về cầu Dinh, bao nhiêu lời đó là đủ, nhưng
với bài này, có một số chuyện về cầu Dinh rất lư thú, đáng nói, cần bàn
sâu hơn.
Có sông rồi sau đó có cầu - là chuyện tất nhiên, nhưng
Quan Dương thích nhắc lại và lư giải đơn giản như đang giỡn: “...Con sông
Dinh có tự bao giờ? Không ai biết. nhưng chiếc cầu th́ chắc chắn phải có
sau con sông. Nói chính xác hơn là tại bởi v́ có con sông nên mới có chiếc
cầu..”. Những đoạn t́nh quanh quẩn cầu Dinh - Không sai tí nào.! Một định
lư tuyệt vời ! dựa vào “định lư Quan Dương” tôi cũng nhắm mắt tuyên bố một
cách hùng hồn và chắc nịch rằng:- tất cả mọi chiếc cầu trên hành tinh này
đều có sau con sông.!!. Đùa một tí, thế nhưng khi đặt ngược vấn đề và đi
sâu hơn th́ mọi việc không c̣n là chuyện đùa và đơn giản nữa. Tôi nói rằng
: - con sông Dinh chắc chắn có sau cầu Dinh.!? Nghe điều này chắc hẳn
nhiều người thấy lạ và nghịch lư. Để sáng tỏ sự việc, chúng ta thử lội
ngược ḍng thời gian, ngược ḍng suy nghĩ và lịch sử mù mờ của Ninh Ḥa,
qua đó t́m hiểu xem cầu Dinh ra đời từ khi nào và tại sao cầu Dinh có
trước sông Dinh.
- Năm Quư Tỵ (1653) vua Chiêm Thành đem quân cướp phá đất
Phú Yên. Chúa Nguyễn Phúc Tần cử Hùng Lộc đem quân vào đánh dẹp, quân
Chiêm đại bại xin hàng. Chúa Nguyễn dành một phần đất cho vua Chiêm từ
Phiên Lang (Phan Rang) trở vào, phần c̣n lại trở ra Phú Yên th́ chiếm cứ
và lập làm 2 phủ là Diên Ninh và Thái Khang. Phủ Diên Ninh bao gồm Diên
Khánh và các vùng xung quanh c̣n Thái Khang là vùng đất c̣n lại trong đó
có Ninh Ḥa. Dinh trấn thủ được xây dựng ở Thái Khang (vùng Ninh Ḥa) như
đă nói ở bài kỳ 4. Như vậy sau khi b́nh định vùng đất, dù sơ khai, việc tổ
chức bộ máy hành chánh, vấn đề an dân, giao thông đi lại..vv...tất yếu
phải được h́nh thành, ít lắm là khu vực quanh Dinh và các vùng phụ cận.
Trong đó việc làm một cây cầu để vượt qua sông, nối tiếp con đường cái
quan, nằm cạnh Dinh Thái Khang là vô cùng cấp thiết. Chỉ có binh hùng
tướng mạnh của một chính thể mới có khả năng thực hiện điều này. Cây cầu
cần cho người dân đi lại làm ăn và cũng để tiện đường mở mang bờ cơi, điều
hành xă hội, điều động binh lính, tiếp ứng vùng đất Diên Ninh phía nam.
Cho nên cư dân địa phương, những người đi mở đất, tập họp, sinh sống các
khu vực quanh dinh, xây nhà, lập chợ (chợ Dinh), được cơ hội lui tới, qua
lại cây cầu bên cạnh dinh Thái Khang, gọi cây cầu là “cầu Dinh” cho gọn,
điều này chắc chắn được chấp nhận ngay từ đầu v́ nơi đó không có biểu
tượng quyền lực nào cao hơn dinh của quan trấn thủ. Cầu Dinh thực sự h́nh
thành và có tên lưu truyền từ đó. Tôi nghĩ rằng cây cầu được h́nh thành
sau khi có Dinh Thái Khang không quá 3 năm.
Như vậy cầu Dinh ra đời và chính thức có tên vào khoảng 1655 - 1657. C̣n
nói v́ sao sông Dinh có sau cầu Dinh chẳng qua là vấn đề được nh́n một
cách khác. Tôi chẳng dám phủ nhận “định lư Quan Dương” mà ư nói - tên
“sông Dinh” có sau tên “cầu Dinh”. V́ rằng sông Dinh trước đó có tên là
sông Vĩnh Phú (c̣n có tên Vĩnh Ḥa, Vĩnh An). Khi có dinh trấn thủ, có cầu
Dinh, người dân đi lại trên cầu, xuôi ngược trên sông, dần dần tập gọi tên
“sông Dinh”. Những người biết tên sông rồi th́ cứ gọi sông Vĩnh Phú, người
chưa biết th́ ấp a, ấp úng - “... sông ấy à... sông qua dinh trấn thủ đấy
chứ ǵ.... ờ - th́ cứ gọi sông Dinh cho rồi !..” và lâu dần chữ “Dinh”
ngắn gọn, dễ gọi, thay thế chữ Vĩnh Phú. Tôi nghĩ rằng dân gian th́ gọi là
sông Dinh, c̣n quan quân chúa Nguyễn cứ phải kêu là sông Vĩnh Phú v́ đó là
kiểu của địa chí, của câu chữ triều đ́nh. Cho nên tên “sông Dinh” phải rất
lâu về sau mới chính thức được công nhận và có sau tên “cầu Dinh” là vậy.
Tuy nhiên tên “sông Dinh” phải có trước khi dinh trấn thủ dời vào thành
Diên Khánh, v́ nếu dinh dời đi rồi th́ c̣n đâu h́nh tượng nữa mà đặt tên.
(Năm Nhâm Tuất 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi tên Diên Ninh thành Diên
Khánh. V́ thấy địa thế tốt nên dời dinh vào đấy).
Thế c̣n cầu Dinh lúc ấy làm bằng ǵ? Dáng h́nh ra sao ?
cũng là điều đáng nói. Chắc chẳng khó khăn lắm để t́m hiểu điều này v́
thời ấy có vật liệu nào khác hơn để làm cầu ngoài cây, gỗ. Cầu không cao,
không rộng, nhưng phải cao hơn mực nước lụt cao nhất trong năm và rộng cho
người ngựa, xa giá qua được là đủ. Cầu rộng chừng 2 mét, dài khoảng 90m,
không có lan can, có dạng như cây cầu ở Ninh Phú, gần chợ Cầu trước đây.
Được kết hợp giữa gỗ và tre - gỗ dùng cho chân trụ và dầm, lớp lát mặt th́
bằng tre già. Gỗ của Ninh Ḥa lúc ấy t́m thật dễ dàng, chỉ cần ngược về
Quang Đông hoặc xa chút nữa là Văn Định (ổ gà), núi rừng dày đặc, cách
Dinh chừng cây số. Tre th́ bạt ngàn tại chỗ, cứ đi dọc sông Dinh lựa và
đốn thoải mái. Tuy nhiên khối lượng công việc rất lớn, không thể làm kiểu
“cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo...” mà phải có một tính kiên cố nhất
định. Có thấy nước sông Dinh cuồn cuộn chảy vào mùa lụt th́ mới hiểu cầu
Dinh bằng gỗ khi ấy phải mạnh mẽ cỡ nào mới đứng vững được. Ta c̣n nhớ
người lính thú đời xưa trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư, qua ba năm trấn thủ
lưu đồn, đi làm những việc như làm cầu Dinh đă phải than thở: “... chém
tre đẵn gỗ trên ngàn, hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai”. Tuy hao tốn công
sức như vậy nhưng cầu gỗ rất mau hư hỏng, niên hạn khoảng năm, ba năm phải
tu sửa. Chắc chắn nhiều năm th́n và nhiều ngày hăm ba tháng mười nào đó,
cầu đă bị nước lũ sông Dinh tàn phá, cuốn trôi, khiến phải nhiều lần làm
lại. Mặc dầu khó khăn, chật vật, cầu Dinh bằng gỗ đă nhiều đời trơ gan
cùng tuế nguyệt, chịu gian khó suốt hơn 250 năm.
Kỹ thuật beton cốt thép ứng dụng cho việc xây dựng công tŕnh ở các nước
Châu Âu bắt đầu cuối thế kỷ 19 và du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20,
nhưng cầu beton cốt thép phải đợi thực dân Pháp thực hiện việc “làm thịt”
thuộc địa, bằng cách nâng cấp con đường cái quan thành quốc lộ số 1 với
mặt đường tráng nhựa, mở rộng, chạy dọc theo chiều dài đất nước. Những
chiếc cầu beton kèm theo, xuất hiện trên các con sông VN, trong đó có
chiếc cầu Dinh qua vùng đất Ninh Ḥa chúng ta. Đó là những năm 1925. Tuy
tiến bộ hơn cầu bằng gỗ nhưng nó là thế hệ thứ nhất của những chiếc cầu
beton nên kỹ thuật vẫn thô sơ và việc xây dựng ́ ạch, khó khăn không kém
ǵ cha ông ta làm cầu gỗ trước đó. Tuy vậy, sự xuất hiện của con đường mới
là một bước ngoặc to lớn trên lănh vực giao thông công chánh của Việt Nam
ta sau mấy ngàn năm văn hiến!.!
Sự thay đổi đó khởi đầu rất gian nan với nhiều mồ hôi, công sức và cả sinh
mệnh của những người bản xứ. Đă tạo ra một lực lượng lao động mới mang tên
“phu lục lộ” mà chúng ta đă nghe nhiều nỗi thống khổ của họ dưới ách thống
trị của thực dân. Bỏ qua chính kiến để nói mặt khác của vấn đề th́ Ninh
Ḥa chúng ta cũng được ăn theo nền văn minh phương tây. Có một con đường
tráng nhựa và một cây cầu kiên cố, khang trang hơn thời kỳ lạc hậu trước
đó...vv thế là một thị tứ bám theo cây cầu sinh sôi, phát triển. Ninh Ḥa
đă cởi bỏ chiếc áo the thâm mang suốt hơn 250 năm và khoác lên chiếc áo
veston mới lạ!. Nhớ về chiếc cầu này ta thấy Đường Du Hào viết trong “tuổi
mười ba”:-“ Cầu Dinh, chiếc cầu nối liền xóm Vĩnh Phú với phố Ninh Ḥa,
c̣n thô sơ và chất hẹp, bề ngang cây cầu rộng vừa đủ vỏn vẹn cho một chiếc
xe hàng loại Renualt cũ qua lại một chiều“. Tôi th́ nhớ cầu Dinh beton
thời ấy dáng h́nh mỏng manh, không rộng, ḷng cầu chừng 3m, hai bên có lối
đi bộ chừng 1m, đủ để một chiếc xe 4 bánh và một chiếc xe hai bánh tránh
nhau. Trên cầu có một cḥi canh để điều hành xe qua lại, v́ xe lớn chỉ
chạy được một chiều nên bên này qua cầu th́ bên kia nhận hiệu lệnh phải
ngừng chờ đến lượt (cầu Xóm Bóng ở Nha Trang cũng hẹp như vậy, nhưng v́
cầu quá dài nên cứ vài nhịp có đoạn mở rộng để tránh xe). Được biết, trước
thập niên 60, xe cộ không nhiều, việc qua lại cầu không phải chờ đợi.
Rơ là người Pháp nghĩ rằng qui mô cây cầu như vậy là quá đủ, họ không dự
đoán (cũng chẳng cần phải lo xa) được xă hội phát triển. Cầu được sử dụng
tích cực, các phương tiện giao thông ngày càng nhiều, nhất là thời kỳ
chiến tranh VN gần đến cao điểm, xe quân sự qua lại không ngớt, khi có
những đoàn convoy nặng nề, gần cả trăm chiếc chạy qua, luôn là nỗi lo ngại
cho chiếc cầu ốm yếu này. Cho đến một ngày năm 1965 - một nhịp cầu cùng
chiếc xe tải chở đá xây dựng của ông D rơi ṭm xuống sông gây nên cái chết
thương tâm. Sau đó là một chàng tài xế Mỹ đen, đă quá yêu mến ḍng sông,
đưa nguyên chiếc xe nhà binh to tướng, lao thẳng xuống thăm “bà thủy”,
chỏng 4 bánh dưới cầu. Những sự kiện trên báo hiệu cho giờ phút chấm dứt
sứ mệnh lịch sử của chiếc cầu beton đơn sơ, đầu đời ấy. Dù người ta cố
gắng duy tŕ, cứu chữa bằng cách đóng ghép vào nơi găy đổ những dầm sắt,
gỗ sử dụng tạm, nhưng nó cũng chỉ sống lây lất, không lâu. Tưởng cũng nên
nhắc lại vào năm 1954, những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến đấu chống
thực dân Pháp. Việt Minh sau khi tấn công vào nhà lao ông Corse (chi thông
tin cũ) bất thành, trên đường rút lui đă “dằn mặt” thực dân Pháp bằng cách
gởi tặng cầu Dinh một quả ḿn, tiếng nổ vang dội trời đêm, rúng động cả
thị trấn Ninh Ḥa.
Cầu găy một nhịp phía bên Vĩnh Phú. Quả ḿn đă làm lung
lay ư chí quân Pháp ở Ninh Ḥa, nhưng cũng góp phần làm thương tổn và giảm
tuổi thọ chiếc cầu không ít. Thương tiếc cho cây cầu yểu mệnh ở tuổi trung
niên v́ chịu quá nhiều biến cố và dâu bể, nó tồn tại khoảng 40 năm!. (cũng
nên nói thêm về tính thô sơ của kỹ thuật beton cốt thép thời đó, v́ với
tiêu chuẩn niên hạn th́ kết cấu beton cốt thép là kết cấu bền vững, có
tuổi thọ trên 80 năm , những vật liệu tạo thành beton như : ciment, cốt
thép thời đó cường độ không cao, đá th́ không có loại đá dăm được chế biến
từ những máy nghiền như kiểu của hăng thầu RMK của Mỹ nằm ở đèo Rù Ŕ ,
chỉ lấy từ thiên nhiên rồi sàn lọc bằng thủ công ở đầu nguồn các sông,
viên đá tṛn, láng nhưng chất lượng không đồng nhất , độ bám dính vào kết
cấu không cao, dễ bong tróc nên sắt thép mau rỉ sét , công tŕnh nhanh
xuống cấp nếu không được bảo quản tốt ).
Cầu cũ đă suy tàn, không c̣n khả năng đáp ứng được số
lượng người xe và trọng tải nên phải phá bỏ để làm chiếc cầu mới rộng hơn,
mạnh mẽ hơn. Thế nhưng Ninh Ḥa khi đó chỉ có cây cầu Dinh là duy nhất nối
quốc lộ 1. Nếu tháo bỏ cầu cũ để làm cầu mới th́ xe cộ vào Nam ra Bắc khi
qua Ninh Ḥa trong thời gian ấy phải chạy đường nào?! đó là vấn đề nan
giải!. Nhưng rồi một tuyến đường tạm được thiết lập theo lộ tŕnh : - bắt
đầu từ Vĩnh Phú th́ xe chạy theo hướng Quang Đông , đến gần cầu Sắt, làm
một cây cầu song song, qua bờ bên kia chạy dọc theo đường ray, cạnh chùa
Tổ (Thiên Bửu hạ) một đoạn rồi quẹo trái về hướng xóm Cầu Gỗ, chạy bọc ra
hạt Kiểm Lâm và đáp vào quốc lộ 21, trước trường Bán Công. Tuyến đường ấy
được xây dựng một cách nhanh chóng, do lực lượng công binh Mỹ thực hiện.
Con đường tạm bằng đất đỏ được những chiếc xe chuyên làm đường, h́nh dáng
cồng kềnh như con bọ ngựa với chiếc bánh xe khổng lồ, vừa đổ đất, vừa san
ủi, xe chạy bụi đỏ bốc lên mù trời. Chiếc cầu vững chắc với những trụ bằng
cây gỗ thông dài, ngay thẳng, đường kính không dưới 3 tấc, được tẩm dầu
chống mục, có xuất xứ tận Mỹ quốc, trụ được đóng bằng búa máy sâu xuống
ḷng đất, lớp gỗ lát mặt cầu cũng bằng gỗ xẻ tẩm dầu rất dày và cứng cáp.
Rơ là cầu gỗ của cha ông ta không thể nào sánh bằng !. Chiếc cầu tuy đen
đúa nhưng đủ khả năng gánh chịu tất cả các loại xe lúc ấy, kể cả các xe
quân sự to lớn ngày đêm qua lại ầm ầm.
Dù sứ mệnh của chiếc cầu cùng con đường được đặt ra không
cao và không lâu dài nhưng không ai cấm cản nó “sống c̣n” khi cầu Dinh mới
đă xây dựng xong. Tuyến đường này đă tồn tại một thời gian dài hơn 10 năm.
Khi cầu gỗ bị hư mục, xụp đổ th́ việc sử dụng tuyến đường này mới thực sự
chấm đứt, trả lại sự thâm nghiêm, tỉnh lặng cho khu vực. “Xương thịt” của
cây cầu như là một gia tài vô chủ, cũng giúp đỡ cho một số người nghèo khổ
trong vùng làm củi hoặc làm việc gia dụng trong một giai đoạn khó khăn của
đất nước !!. Những phế tích của tuyến đường này sau gần 40 năm vẫn có thể
dễ dàng t́m thấy. Tinh ư, nh́n kỹ vào những tấm h́nh cầu Sắt của
ninh-hoa.com, ta thấy những trụ gỗ cầu c̣n sót lại lô nhô phía trước cầu
Sắt. Ai có dịp ghé thăm chùa Tổ, bước lên đoạn đường ray trước chùa, nh́n
bên kia sẽ thấy rơ “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo”. Nó đă để lại trong ḷng
người Ninh Ḥa sống trong giai đoạn ấy những h́nh ảnh và kỷ niệm đáng nhớ
của một thời thơ trẻ và ly loạn, những người hiện nay đă ở tuổi trên 50.
Quay lại chiếc cầu Dinh beton thế hệ thứ hai - Khi tuyến
đường tạm làm xong th́ cầu Dinh được khởi công ngay. Tuy cầu vẫn được xây
dựng theo phương pháp không mới lắm, nhưng phương tiện và điều kiện xây
dựng đă khác hẳn. Nhân lực, vật lực có sẳn của quân đội Mỹ rất dồi dào và
tiên tiến. Chỉ có phần móng cầu được đóng bằng cọc beton là một kỹ thuật
mới lúc bấy giờ. Người dân thị trấn Ninh Ḥa lần đầu tiên được thấy dụng
cụ thi công lạ mắt và nghe những tiếng búa máy đóng cọc inh tai. Trụ cầu,
dầm cầu và phần c̣n lại th́ vẫn phải đúc tại chổ bằng phương pháp cũ (V́
vài năm sau, khi có hăng RMK xuất hiện th́ việc sản xuất dầm cầu bằng kỹ
thuật beton tiền áp mới được ứng dụng, dầm được sản xuất tại xưởng hàng
loạt như chúng ta thấy chất đầy ở Lương Sơn hoặc đèo Rù Ŕ. Khi làm những
phần chính của cầu xong, chỉ cần mang dầm đúc sẳn đến lắp ráp và làm vài
công tác Ḥan thiện là xong). Cầu Dinh mới được Ḥan tất sau hơn nữa năm
xây dựng, có 5 nhịp, dài 87.5m, rộng 10m, gồm ḷng cầu 8m và 2 lề rộng 1m,
có 3 nhịp nằm trong lưu vực sông và một phần 2 nhịp kia gối vào nền đường.
Cây cầu mới này lực lưỡng hơn cầu trước rất nhiều, dư chổ cho 2 xe tải
chạy ngược chiều cùng với những xe 2 bánh chạy hai bên. Đây chính là cây
cầu hiện hữu mà người Ninh Ḥa sử dụng, nó đă tồn tại đến nay gần 40 năm
nhưng chưa hề suy suyển và vẫn c̣n thích dụng. Chính nó là đối tượng, là
h́nh ảnh của kư ức mà bao nhiêu thơ văn của người Ninh Ḥa đề cập đến cùng
với sông Dinh.
(đón đọc tiếp phần cầu Dinh ở kỳ 7)