Trang nhà www.ninh-hoa.com  |  trang thơ Dương Tấn Long


Dương Tấn Long

         Kiến Trúc Sư.

Cựu học sinh Trung Học Ninh Ḥa,  niên khóa 1968-1975. Hiện sinh sống ở Việt Nam.
 


Thơ

 

 

Văn

 


 

 

        
    
 
SÔNG  DINH QUA THI CA
(kỳ 11 -  cầu Sắt)
 

Photo: Dương Tấn Long


Khối vật chất bằng sắt thép, dài ngoằn, lao vun vút trên con đường sắt, tạo ra tiếng ồn không nhỏ. Khi chạy qua cầu Sắt, sự cộng hưởng giữa xe và cầu càng to tiếng, gây chấn động cả một vùng rộng lớn. Ở xa gần cây số vẫn biết xe đang qua cầu. Người dân Quang Đông, B́nh Thành, Vĩnh Phú, Mỹ Hiệp có thể đoán giờ bằng cách căn cứ vào thời điểm của từng chuyến tàu chạy qua cầu Sắt. Có người xem như đồng hồ báo giờ để thức giấc, để đi chợ Dinh, để nấu cơm chiều hoặc ngừng việc ruộng đồng.

Những lần c̣i hụ xe lửa chạy
Chị lại đèo em cùng ra xem
Sụt sịt, sụt sịt tiếng xe lửa
Em chị ngẩn ngơ - nh́n tàu đi.

(cầu Sắt và chuyện cô em - Trần Thị Nết)
 

Âm thanh của xe lửa, tạo được tiện ích nhỏ nhoi như trên, nhưng mặt khác lại gây muộn phiền, khó chịu không ít cho những công tŕnh gần cầu (hoặc cả những cư dân) cần sự tỉnh lặng như: chùa Thiên Bửu hạ, chùa Nam Ḥa Phật Đường, đ́nh Vĩnh Phú, trường tiểu học Vĩnh Phú. Khi xưa mỗi ngày chỉ vài ba chuyến xe lửa qua cầu. Bây giờ mỗi ngày có ba chục chuyến (gồm 12 chuyến tàu khách Bắc–Nam, 8 chuyến tàu khách địa phương, 10 chuyến tàu hàng). Cứ trung b́nh 48 phút một chuyến, nên sự xáo động, ồn ào này không phải chuyện nhỏ. Những chuyến tàu khách bây giờ, kéo theo số lượng toa nhiều hơn xưa tối thiểu gấp 1.3 lần, nên số lượng khua động càng lớn. Nhất là những chuyến tàu vào Nam. V́ gần đến Gác Nhíp và ga Ninh Ḥa nên kéo lên những hồi c̣i dài như xé tan mọi thứ. Tôi lo ngại rằng số chuyến tàu khuya ngày càng gia tăng, sẽ làm vỡ kế hoạch dân số khu vực Quang Đông, Vĩnh Phú... Làm sao ngủ yên khi đoàn tàu ầm ầm lao qua cầu Sắt giữa đêm thanh vắng...! (có 10 chuyến chạy qua cầu Sắt từ sau 10 giờ đêm đến trước 6:30 sáng).

Con đường thực sự và duy nhất đến với cầu Sắt là con đường đi Ninh Đông. Cầu Sắt như cái cổng chào của cửa ngơ vào làng Quang Đông. Cứ mỗi lần muốn vào làng là phải chịu phép "luồn trôn" cầu Sắt. Nếu đó là điều vinh dự cho cầu Sắt, th́ lại là nỗi bất hạnh của xă Ninh Đông. Đă bao đời nay, không biết có ai suy nghĩ: phải làm sao cho người dân đi đến Ninh Đông hoặc từ Ninh Đông về thị trấn, khỏi phải qua cái cổng chào bất đắc dĩ, thiếu thoải mái này. Thậm chí đôi lúc chấp nhận thân phận, muốn "luồn trôn" cũng không xong, v́ nước cứ ngập tràn ngay dưới "trôn" khi mùa mưa lụt. Lối đi dưới cầu cao 2.5m, như một khung cửa hẹp th́ có làm được ǵ. Ngẫng lên th́ đụng gầm cầu, chui xuống sẽ thường xuyên sống chung với thủy thần. Lấn trái th́ lọt sông, nghiêng phải th́ đụng mố cầu!. Làm sao phải hiên ngang, như đi trên con đường từ Phong Ấp vào xă Ninh B́nh !. Tôi thấy rằng: có thể vạch một tuyến thẳng, từ đầu đường Trần Quư Cáp - Vĩnh Phú, đến đường sắt, qua Quang Đông, rồi t́m hướng nhập lại với đường hiện hữu là thông tất cả.


Photo: Dương Tấn Long


Đây là con đường hợp lư lẽ và ngắn nhất từ thị trấn đến Quang Đông. Tuyến này hiện có một phần lớn ở đoạn đầu Vĩnh Phú. Phần c̣n lại là đất nông nghiệp, nên không quá lo ngại ở việc bồi thường, giải tỏa. Có lẽ cái lấn cấn c̣n lại là cưỡi lưng đường sắt - Điều này mà lo th́ càng vô duyên, v́ ở Ninh Ḥa, đă có nhiều đường "về thôn xưa" ở các xă: Ninh B́nh, Ninh Quang, Ninh Lộc, Ninh Hưng .v.v. đều cưỡi. Hiện tại có con đường từ khu đèo Bánh Ít (khu qui hoạch mới) đi Ninh Đông, nhưng vẫn là con đường ṿng. Có lẽ người Ninh Đông chung t́nh, chịu đựng giỏi hơn các làng xă khác ở Ninh Ḥa.?!. Về chuyện này th́ đành phải phụ t́nh với cầu Sắt. Muốn có con đường khang trang, muốn đô thị hóa th́ phải chia tay cái "trôn" cầu Sắt càng sớm càng tốt.

Nói tới cầu Sắt, thanh niên thị trấn nghĩ ngay đến việc tắm sông, nhảy cầu. Sở dĩ nơi này được chọn làm chỗ thao dượt v́ ḷng sông sâu, an toàn. Khu vực ít người qua lại, người thân hoặc cha mẹ khó phát hiện. Những ngày hè oi bức, đám thanh niên ở các xóm làng lân cận rũ nhau về đây "giải nhiệt" có: xóm Vĩnh Phú, xóm cầu Gỗ, xóm Rượu, xóm Chợ.v.v.

Anh Quốc Minh trong bài "thư từ Hoa Thịnh Đốn" khi nhớ về Ninh Ḥa: - "... Hay bắt đầu từ chiếc cầu Sắt, nơi mà tôi và bạn đă thách đố nhau bơi ngang từ bờ bên này của con sông sang bên kia trong những ngày nước lớn?..."

hoặc như Đường Du Hào :

Hè chiều nắng gắt ḍng sông cạn
trốn trường, b́ bỏm tắm với trâu
Đông trưa nước lũ bờ sông ngập
dầm nước đêm về nhức cả đầu

        (Vịnh cầu Sắt - Đường Du Hào)

Bơi lội ! không có ǵ đáng nói, chỉ là khúc dạo đầu. Nhảy cầu Sắt mới là cái thú táo bạo sau đó. Không phải chàng trai nào cũng dám thưởng thức. Nhắc sự kiện này th́ hầu như các đấng nam nhi thị trấn đều biết. Nhưng hỏi rằng đă từng nhảy cầu Sắt hay chưa th́ thưa thớt người mạnh dạn đưa tay. Tôi tắm sông Dinh hằng ngày, nhảy đủ kiểu ở cầu bến nhà ḿnh, nhưng đến cầu Sắt chỉ dám làm khán giả. Thời cực thịnh của tắm sông, nhảy cầu là lúc xuất hiện chiếc cầu gỗ nằm kề cầu Sắt của tuyến đường tạm, khi thi công cầu Dinh như đă nói ở kỳ 6. Khi tuyến ấy không c̣n hoạt động nữa th́ đó là vùng oanh kích tự do của các chàng. Nó như một sân chơi công cộng, hoặc trung tâm bơi lội của thị trấn.

Những trưa hè mấy chàng quậy phá, la hét inh ỏi, dậy trời đất. Với kinh nghiệm của thanh niên Ninh Ḥa về sông nước, th́ nhảy cầu không đ̣i hỏi kỹ thuật cao như bơi lặn mà cần sự gan dạ, liều lĩnh. Những kiểu nhảy theo thứ tự tŕnh độ tăng dần là: nhảy đứng thẳng, nhảy đứng hơi co chân, nhảy ôm chân sát bụng (thả bom), nhảy chúi, nhảy lộn ngược hoặc xuôi. Nhảy thẳng và co chân là kiểu được ưa chuộng nhất, v́ ít nguy hiểm, dễ kiểm soát. Nhảy chúi, dang hai tay ngang thẳng cánh và sau đó xếp phía trước khi gần tiếp mặt nước là tuyệt đỉnh của nghệ thuật nhảy cầu, thể hiện sự gan dạ và cái đẹp. Thỉnh thoảng vài chàng "nhỏ gan", tập tành nhảy chúi, không điều khiển được cơ thể, đưa nguyên bụng xuống nước, đó là sự cố khôi hài, dở khóc, dở cười. Một tiếng nổ to, khối nước văng cao. Khi trồi lên mặt nước, chàng đă vội vă lên bờ với t́nh trạng: ngực, bụng đỏ, mặt nhăn nhó, xám ngắt. Bị một hai lần như thế th́ tởn tới già, lần khác không dám chơi dại !.

Đẳng cấp được khẳng định ngay từ đó. Theo số liệu của Liên đoàn bơi lội quốc tế (FINA), các cấp độ chiều cao cầu nhảy của những bể bơi tiêu chuẩn là 1m, 3m, 5m, 7.5m và cao nhất là 10m. Trong khi ấy ở cầu Sắt, mùa nước thấp, độ cao mặt cầu so với mặt nước không dưới 10m. Nay thông báo cho các cao thủ Ninh Ḥa, đă từng tŕnh diễn những show ngoạn mục, ở những cuộc thi đấu mùa hè giữa thập niên 60 – 70 ở cầu Sắt xin liên hệ với FINA để được cấp bằng.! Các tuyển thủ đều được xếp loại ngoại hạng, đẳng cấp quốc tế.!

Tôi rất muốn dùng một địa danh hoặc một đặc điểm nào đó của Ninh Ḥa để đặt tên cho địa chỉ e-mail hoặc bút danh của ḿnh nhưng cứ loay hoay hoài không xong. Cho nên rất ái mộ những người Ninh Ḥa đă làm được điều ấy. Lướt qua danh sách các địa chỉ như :

vietkhanhninh@hotmail.com, thonbonthitrannh@hotmail.com,
ninhhoa2@yahoo.com,
nhatrang19@123vn.com,
binhthanh1@dng.vnn.vn,
truongchau1021@yahoo.com,
ninhphung@aol.com ,
ninhsim@yahoo.com,
chauninhhoa@yahoo.com
.v.v.

Các bút danh như : Sông Dinh, Ninh Ḥa, Nguyễn Ninh Ḥa, Phạm Ninh Ḥa, Trương Thị Ninh Ḥa, Trần Thị Cầu Sắt.v.v. Dĩ nhiên mỗi một tên như vậy luôn gắn liền với một kỷ niệm, một h́nh ảnh thân quen nào đó hoặc cụ thể là tên của nơi ḿnh sinh ra. V́ đang viết về cầu Sắt nên tôi lại quan tâm đến người có tên Trần Thị Cầu Sắt.

Không phải bí hiểm như bút danh TTKH của giai thoại văn học VN với bài "hai sắc hoa ti gôn", nhưng một thời ở trang web: www.ninh-hoa.com, khi xuất hiện tên Trần Thị Cầu Sắt (trang 35, guestbook - Sunday 03/23/2003 2:36:37pm), các chàng trai "đứng tuổi" của ninh-hoa.com cứ xôn xao cả lên - đón già, đón non, nói bóng, nói gió. Riêng tôi cứ thấy ái ngại và ṭ ṃ v́ cái tên "cầu Sắt" nghe cứng cỏi, lạnh lùng, rất nam tính lại nằm bên cạnh "Trần Thị". Nếu một chàng xưng tên Trần Cầu Sắt th́ hết chỗ chê!. Phải là nhân vật có máu mặt, đáng nể nang, tối thiểu cũng là vua nhảy cầu Sắt ... C̣n trường hợp này - một người nữ dám nhận tên ḿnh như vậy lại càng không phải vừa ?!. Mới nghe tên, người ta nghĩ ngay đến chiếc cầu, một khu vực và một người con gái. Suy nghĩ kỹ th́ thấy đây là người đẹp. Phải như vậy mới tự hào và bất chấp. Tôi cho rằng: tên "Trần Thị Cầu Sắt" là biểu tượng của người đẹp khu vực, không nhất thiết phải bận tâm đến một người đẹp cụ thể nào. Như vậy Trần Thị Cầu Sắt hoặc Công Huyền Tôn Nữ Cầu Sắt cũng như nhau. Có thể xem như người đẹp Tô Châu vậy.

Photo: Dương Tấn Long

Không chỉ ṭ ṃ v́ cái tên. Chúng ta phải liên hệ đến những sáng tác thơ văn của một số chàng trai có t́nh ư hơi "bị" nhiều, quẩn quanh khu cầu Sắt th́ mới thấy ra vấn đề. Một số không phải đến cầu Sắt để tắm sông, nhảy cầu, mà để theo đuổi một bóng h́nh nào đó. V́ khu cầu Sắt có nhiều người đẹp, cũng là một điểm ḥ hẹn lư tưởng.

Có ai về lại quê em - Ninh-Ḥa,
nhớ ghé cầu Dinh - thăm cầu Sắt,
xem lại cầu kia mấy nhịp bây giờ?
có c̣n là điểm hẹn ḥ...như xưa.

        (thăm hộ dùm em - Trần Thị Nết)

Phải sưu tập, đối chiếu lại mới thấy rơ đôi dép của chàng nào ṃn nhiều hơn, bởi con đường quanh co, gồ ghề, lởm chởm đá dẫn đến cầu Sắt.

Đầu tiên là Quan Dương :

Chiếc cầu Sắt dang đầu phơi nắng
Nơi em ngồi giặt áo mỗi trưa
Thời nứt mắt yêu em bằng câm lặng 
Đêm về cắn bút nát nhừ thơ

             (Quan Dương - Cầu Sắt)

Thương xót cho người đẹp ngồi giặt dưới nắng trưa th́ không dám nói thẳng, mà mượn cây cầu bằng sắt để lo lắng, sợ cầu Sắt ấm đầu, sổ mũi. Chính v́ không dám nói thật ḷng ḿnh mà Quan Dương đành phải ngồi cắn bút. Lẽ ra phải nát nhừ vài cây bút ch́ Gilbert đắt giá th́ lần nữa Quan Dương lại trút nỗi niềm lên mấy tờ giấy mỏng manh. Bên cạnh cầu Sắt có một bờ đất thấp, phẳng, người dân nơi đó thường ra giặt giũ, tắm gội. Bến sông ấy cũng là điểm xuất phát hoặc cập bờ của mấy chàng tắm sông, nhảy cầu. Có phải chỗ này là nơi "...em ngồi giặt áo mỗi trưa"?. Quan Dương khi viết về cầu Dinh đă không giấu giếm :

" Nhờ có nó nằm gát ḿnh từ phía bên này phố chợ nên tôi mới có thể bước qua bên kia Vĩnh Phú để những lá thư t́nh có cớ tuôn về Phước Đa rồi quẹo lên cầu Sắt, Quang Đông...".

Một lần nữa cho thấy Quan Dương rất quyết liệt, không biết đă mạnh dạn ghé nhà nàng để trao thư hay đi thẳng xuống bến sông để "tuôn" thư như đi răi truyền đơn ấy!. Để rồi hơn 35 năm sau lại bất ngờ, thận trọng với bức e-mail gởi cho Trần Thị Cầu Sắt ở trang 36 Guestbook của www.ninh-hoa.com (Sunday 03/30/2003 6:15:43pm): "Da biet ban la ai roi. Minh rat hieu ban co mot ly do that te nhi nen khong the sinh hoat cung...". Quan Dương thường mạnh mẽ, bạt mạng trong ư tứ, nhưng lần này đối đáp với Trần Thị Cầu Sắt lại nhẹ nhàng, phải phép. Chỉ có người đẹp mới làm anh hùng trở nên nhẹ dạ và xuống giọng như thế.! Như vậy chúng ta đă xác định được Quan Dương có mối quan hệ với Trần Thị Cầu Sắt trên mức b́nh thường rồi nhé.!

Khi đọc bài thơ "nhớ em" của Nguyễn Văn Thành, có những câu :

"...Sao anh thất thểu tựa cầu sông Dinh
Thành cầu anh tựa một ḿnh
Vai anh sương ướt, anh nào có hay
..........................................................
T́nh em anh măi mang theo
Bên chân cầu Sắt ngày nào nhớ em".

Tôi có phân vân: như vậy bài thơ ấy nói về cuộc ḥ hẹn ở cầu Dinh hay cầu Sắt ? v́ "cầu sông Dinh" không hẳn cầu Dinh! Suy nghĩ kỹ, tôi biết đó là cầu Dinh, nên đă trích dẫn đoạn thơ này cho vào bài kỳ 9 viết về cầu Dinh. Bởi v́ không biết đợi chờ từ lúc nào, nhưng với thời điểm "sương ướt" th́ đêm đă sau 10 giờ. Không chừng người đẹp cho leo cây, phải đợi đến 11 giờ hoặc hơn nữa rồi ra về trắng tay.

Nguyễn Văn Thành cho rằng ḿnh nhút nhát th́ đố mà dám bén mảng đến cầu Sắt nổi tiếng nhiều ma, ở thời điểm như vậy. Nhưng dù chờ đợi ở cầu nào, chúng ta đă có được khoảng xác định khu vực hoạt động của Nguyễn Văn Thành là - từ cầu Dinh đến cầu Sắt. Lại thêm một chàng lui tới cầu Sắt không phải để tắm sông!.- V́ một người đẹp cầu Sắt khác nữa à? Hy vọng rằng đúng và tên nàng chắc là Công Huyền Tôn Nữ Cầu Sắt. Có như vậy mới mong tránh khỏi cảnh nồi da xáo thịt ! V́ Trần Thị Cầu Sắt đă có Quan Dương chăm sóc kỹ rồi.

Qua bài vở ta thấy cuộc t́nh của Nguyễn Văn Thành với người đẹp cầu Sắt không mấy lạc quan. Trong đó có một thất bại nặng nề, tưởng đă toi mạng v́ một cuộc đổ bộ bằng đường thủy:

"...Cầu Sắt sẽ giữ trọn vẹn một kỷ niệm của một cậu học tṛ nhỏ bé và nhút nhát, một lần dám làm anh hùng "giă gạo suưt chết đuối" nơi chân cầu cũng chỉ v́ em và hai thằng bạn mắc dịch xúi bậy..."

      (Ninh Ḥa em lại đi xa - Nguyễn Văn Thành).

Mặc dầu "chuyện đôi ta buồn nhiều hơn vui" nhưng hương vị ngọt ngào của nó làm Nguyễn Văn Thành luôn ngây ngất, nên dù "ngh́n trùng xa cách" trở về, vẫn háo hức, không quên đường xưa lối cũ:

“...Tôi muốn đánh bạo ghé nhà cô ả nhưng lừng khừng không dám. Dừng xe bên cầu Sắt, tôi nhớ hai thằng bạn nối khố khác..."

       (Về Ninh Ḥa ăn Tết - Nguyễn Văn Thành).

Và nỗi ám ảnh không nguôi:

"...H́nh ảnh mượn cô bạn cục xà-bông để gội đầu sống lại thật rơ nét trước mắt tôi. Gió nơi chân cầu bất chợt thổi mạnh làm tôi thấm lạnh và ḷng se thắt …"

Nghe lời thở than, chúng ta không khỏi xúc động trước sự ngây thơ, chân thành của chàng trai trong t́nh yêu.

Chàng trai tên Thụy Nguyên trong bài "Bên chân cầu Sắt", ở mục thơ văn trường Trần B́nh Trọng cũng đến cầu Sắt để t́m người đẹp:

"...theo con đường rầy xe lửa lởm chởm với sỏi đá sắc bén. Vừa đi tôi vừa thầm nghĩ đến nàng Thụy, cô học tṛ thùy mị mà tôi yêu say đắm...
Tôi vừa khập khểnh bước trên những mô đá, vừa ước mong được nh́n thấy nàng trên băi cát thơ mộng cạnh chân cầu Sắt...".

Và một người đẹp cầu Sắt tên Thụy.

Nhưng chẳng hiểu v́ sao kịch bản rất giống Nguyễn Văn Thành?! (chắc có con ma da ái t́nh cầu Sắt làm đạo diễn): Vẫn là mượn người đẹp cục xà bông, vẫn là bị bạn trai xúi dục, và suưt chết đuối:

"Thụy h́nh như ngạc nhiên và bỡ ngỡ trong giây lát. Nàng thẹn thùng trao cục xà bông để đáp lại lời yêu cầu của tôi.Tôi đưa tay lấy cục xà bông trong tay nàng rồi chà vội lên tóc...".

Một hành vi "kinh khủng khiếp"! việc diễn ra trong vô thức và ngây dại, nhưng cảm giác th́ tận trời xanh. Kết quả: "...không may ḍng nước đă cuốn tôi vào cái ḷng chảo ác nghiệt sát chân cầu...". Hồn vía và niềm hân hoan của Thụy Nguyên sau đó ít phút đă tan biến với trận "giă gạo" nhớ đời!. Ai vẫn biết chàng sợ chết, nhưng khi tai qua nạn khỏi lại lên giọng, đượm mùi cải lương: "...Nhưng tôi muốn được chết đuối để biến thành một con ma da linh thiêng nơi chân cầu Sắt để mỗi chiều cuối tuần hiện về kéo chân người yêu theo tôi...". Cái giá phải trả của hành động nông nổi là suưt chết đuối. Nhưng nặng nề hơn là cái bệnh tương tư măn tính cứ đeo đẳng suốt một đời, v́ cục xà bông mà chàng xoa đầu khi ấy, được người đẹp vừa giặt xong chiếc quần vải Mỹ A láng bóng.

Và c̣n bao nhiêu chàng trai nữa đi theo tiếng gọi ái t́nh đến khu vực cầu Sắt ? - đếm không xuể!

Ḷng sông khu cầu Sắt có lẽ sâu nhất khu vực. Đôi lúc khô hạn, sông Dinh nhiều chỗ phơi bày cả đáy, nhưng khu vực cầu Sắt hiếm thấy hiện tượng này. Nơi đó có nhiều tre và cây vườn, tỏa bóng mát xuống ḍng nước, tạo môi trường tốt cho các loại cá qui tụ về. Những người câu cá sông Dinh hiểu qui luật này, thường t́m đến cầu Sắt để câu hoặc đánh lưới. Cá sông Dinh không phong phú lắm, thường gặp: cá trắng, cá đỏ mang, lớn trung b́nh chừng 2 – 3 ngón tay, kém may mắn th́ chỉ được mấy chú ḷng tong đeo bám. Cá rô, cá trầu, cá trê thích về đồng nên ít gặp ở sông Dinh. Đến cầu Sắt mới mong khả dĩ hơn. Nhất là đi câu đêm.

Với kinh nghiệm trên. Chúng ta thấy Phan Đông Thức có mặt ở cầu Sắt:

Buồn trông giăng lưới buông câu
Cá đâu đớp động chân Cầu Sắt xưa
Ôm cần ngồi suốt canh khuya
Trăng mờ tiếng hạc như chia nỗi ḷng
Hơi sương chợt tỉnh giấc nồng
Hồi chuông Chùa Tổ vọng hồn cô miên
.........................................

     (Đêm câu cá sông Dinh- Phan Đông Thức)

Nhưng tâm trạng khi hiện diện ở cầu Sắt của Phan Đông Thức mới là điều đáng suy ngẫm. Cá động rất nhiều dưới chân cầu Sắt nhưng Phan Đông Thức cứ ôm cần đợi dài. Không hiểu v́ sao? Có thể lưỡi câu không gắn mồi. Nhưng cũng chẳng ǵ phải bận tâm. Thậm chí sương khuya ướt đẫm nhưng giấc cứ nồng. Ngư dân này đến cầu Sắt để ngủ hoặc nghỉ ngơi th́ đúng hơn. Tinh thần đi câu của Phan Đông Thức là cốt cách của tiên ông, có thể là một hóa thân của Lă Vọng.! Đi câu đêm như thế th́ sáng sớm phải ghé chợ Dinh, mua một ít cá trước khi về nhà mới ổn. !

Cũng với tâm trạng đó, chúng ta thấy một ngư dân khác:

Đêm khuya với mảnh trăng lu
Sương rơi trên cỏ. Mịt mù cơi xưa
Đă lâu không tiếng chuông chùa
C̣n đâu ghe nhỏ, nước khua dưới cầu

  (Cố hương - Dương  Alpha)

Đó là tâm trạng của những người thấu rơ lẽ đời, chán ngán thế sự, cần quên thực tại nên t́m vui thú nơi chốn thiên nhiên. Cao Bá Quát ngày xưa cũng rơi vào t́nh cảnh ấy khuyên rằng :

"Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu"

Đại ư: bạn đừng nên hỏi việc lên xuống của chuyện đời mà hăy hướng về nơi chốn sâu xa, trong khói sóng có một chiếc thuyền câu. Như vậy, với khung cảnh hư ảo, như tôi đă mô tả trong phần đầu về cầu Sắt ở kỳ 10. Sông nước khu cầu Sắt có thể được xem như chốn "yên ba, thâm xứ". Không phải đến đó chỉ để câu cá, sinh hoạt đời thường, mà c̣n là nơi để thoát tục. Tiếng chuông chùa Tổ vang vọng, luôn là một Ḥa điệu, làm tâm hồn thanh thản, giải thoát được những nhọc nhằn cuộc sống.

Tưởng cũng nên nói thêm, số lượng bài thơ văn của người Ninh Ḥa viết về quê hương có nhắc đến hai chiếc cầu th́: cầu Dinh là 21 và cầu Sắt là 32. Tỷ số đó cho chúng ta thấy t́nh cảm của người Ninh Ḥa với cầu Sắt vượt trội hơn cầu Dinh rất nhiều. Ngoài những thơ văn mô tả, hoặc nói về sinh hoạt có liên lụy đến cầu Sắt như đă kể trên, c̣n lại là những t́nh cảm, nỗi nhớ thương về chiếc cầu.

Ḿnh nhắc Ninh Ḥa ngă ba bùng binh
Nhớ cây cầu Sắt nhớ sông Dinh

(Trương Thị Ninh Ḥa)

Em đi để gió ngậm ngùi
Để cây cầu Sắt sụt sùi nhớ em

(Bài Lục bát cho đội múa - Trương Thị Thu Thức)

Thương cây cầu Sắt ngày nào
Vẫn c̣n vang vọng t́nh tôi yêu nàng

(Khúc Thụy Nguyên- chuyện t́nh bên chân cầu Sắt -
T.N.Th)

Hỏi cây cầu Sắt âm thầm 
Ḍng sông dưới ấy đục trong thế nào ?

(Trương Thị Ninh Ḥa - Cuối ḍng sông Dinh)

Anh nhớ thăm cầu Sắt
bao kỷ niệm bé thơ
t́nh yêu thuở dại khờ

(Khi anh về - Trương Thị Ninh Ḥa)

Cầu Sắt đứng âm thầm
Thương ai.. tuổi mười lăm
Một thời yêu vụng dại

(Ḷng bỗng dưng buồn - Trương Thị Ninh Ḥa)

Trong đó nổi bật lên một ư thơ của Đường Du Hào, nó khái quát được nỗi ḷng và niềm mong mỏi của người Ninh Ḥa. Xem như một tổng kết của bài viết về cầu Sắt.

Cố quận c̣n đó cây cầu Sắt
người cũ tha hương nay khuất đâu?
Ngàn năm nước vẫn một màu,
Trăm năm vẫn đó cây cầu bến sông.

(Vịnh cầu Sắt - Đường Du Hào)

Câu hỏi của Đường Du Hào không khỏi làm người Ninh Ḥa chùng ḷng. Là một vọng tưởng tuyệt diệu, mơ hồ như khói sương cầu Sắt, ẩn hiện như ảnh ảo của chính mỗi người chúng ta. Một thời quá văng.

(đón xem tiếp kỳ 12 với Bến sông)



Dương Tấn  Long
 

home