Trang nhà www.ninh-hoa.com  |  trang thơ Dương Tấn Long


Dương Tấn Long

         Kiến Trúc Sư.

Cựu học sinh Trung Học Ninh Ḥa,  niên khóa 1968-1975. Hiện sinh sống ở Việt Nam.
 


Thơ

 

 

 

Văn

 


 

 

       
 

    
 
SÔNG  DINH QUA THI CA


PHẦN 1: ĐÊM PHƯƠNG NAM
 

Âm Nhạc.

Một buổi tối, hai gia đ́nh: tôi và em tôi là Tấn Sơn rũ nhau đến quán ca nhạc loại “hát với nhau nghe” nằm trên con đường tập trung nhiều hàng quán ăn chơi có tiếng ở trung tâm Sài G̣n. Thỉnh thoảng vẫn thế, v́ Sơn thích ca hát và giọng tốt nên thường sưu tầm những địa chỉ “ tầm cở” để thử tài, và cứ mỗi lần Sơn rũ là tôi không từ chối. Với máu nghề nghiệp và thích nghe nhạc, đi chơi như vậy tôi được thưởng thức nhiều mặt. Được biết đây là một quán mới mở, dành cho giới trẻ nên cách trang trí rất ấn tượng, h́nh khối, đường nét mặt tiền mạnh mẽ, với hệ thống đèn nhiều màu rực rỡ. Bước vào cửa đă nghe tiếng nhạc disco với âm lượng quá cở, tiếng cười nói của từng nhóm bạn trẻ tạo một thứ tiếng ồn vượt mức chịu đựng ở cái tuổi trung niên như tôi.

Gian pḥng chữ nhật không đủ rộng, chính giữa một bar rượu h́nh oval đă đầy các thanh niên nam nữ ăn mặc rất thời thượng đang ngồi trên các ghế cao, hướng vào giữa. Hai bên, sát tường là các bàn nước đặt dọc ở trên nền cao gần cả mét và đầu kia là một sân khấu nhỏ. Các h́nh thức, chi tiết nội thất thể hiện như trong một chiếc tàu biển: - những mỏ neo treo lủng lẳng, sợi dây thừng giăng đong đưa, chiếc vô lăng như bánh xe luân hồi to đùng gắn cuối pḥng, các ô cửa tṛn và các nữ tiếp viên xinh đẹp, phơi phới với trang phục như lính hải quân váy cực ngắn, đang rộn ràng tṛ chuyện với khách. Mật độ trang bị nội thất và con người nơi đây khá cao. V́ đi với gia đ́nh nên chúng tôi t́m một nơi yên ổn, kín đáo ở góc cuối pḥng và nhờ vậy tôi có thể quan sát được rộng và đầy đủ.

Giờ hát với nhau đă đến, tiếng nhạc phát ra từ máy chợt tắt, tiếng cười nói giảm đi, một số lớn khách đă đổi tư thế ngồi, quay về hướng sân khấu, không khí tỉnh lại. Một MC nam đẹp trai, tuổi trên 35 bước ra sân khấu, rất tự tin và tươi cười chào khán pḥng, cùng lúc ban nhạc với vài nhạc công cũng tiến đến nhạc cụ. Sau phần giới thiệu vào đầu chương tŕnh ca nhạc hằng đêm của quán, một khúc nhạc intro trổi lên như là thứ nhạc thiều riêng, với âm lượng vừa phải và giai điệu rumba khoan thai quen thuộc, tôi cảm thấy thật dễ chịu. MC vào đề rất tự nhiên, hàng loạt từ hoa mỹ được tung ra để giới thiệu một ca khúc với tốc độ chóng mặt, tôi há hốc theo dơi với chút kính nể khả năng phát thanh trôi chảy như thuộc bài của chàng MC này. Mặc dù đă nói rất dài nhưng tôi vẫn chưa đoán được bài hát tên ǵ, chỉ biết rằng đó là một chuyện t́nh lâm ly bi đát. Quay lại Sơn tôi hỏi :
– Chàng này ở đâu ra vậy ?
– Tên là HT, em có quen, làm ở nhà văn hóa quận X. chuyên hướng dẫn các chương tŕnh, ảnh mời em đến đây.- Sơn trả lời.
…. Và có dài th́ cũng phải có đoạn kết, đó là bài “hoa sứ nhà nàng”… một chàng tướng to, khỏe cở anh Vọi trong “trống mái” của Khái Hưng, mặc chiếc áo rất hoa lá cành, ôm sát người, phơi lồ lộ những cơ bắp! rời bar rượu từ từ tiến lên sân khấu với dáng vẻ hiên ngang như đi chiến đấu, khán giả vỗ tay nồng nhiệt, một tín hiệu sinh động, lạc quan khởi đầu, mấy đứa nhỏ con tôi và con Sơn thích chí vỗ tay hưởng ứng theo. Tôi thấy lùng bùng hai tai. Có lẽ chàng này đi rất sớm và đă kiếm ngay xuất đầu tiên.

Câu vô đề -“đêm đêm ngưởi mùi h… mùi hương của nhà nàng” thấy lạnh cả người, một chất giọng eo ẻo, pha cải lương đúng chất với bài hát nhưng không tương ứng với tướng mạo của chàng lực sĩ tí nào, chàng say sưa, rên rĩ diễn tả nỗi đau khổ, có thể xếp vào bậc thầy của sến …không khí khán pḥng tỏ ra nhẫn nại, chia xẻ, chờ phút cáo chung của khúc bi ca, thế nhưng kết cục lại có hậu với tràng pháo tay như pháo tết và vài tiếng huưt sáo inh tai, anh “Vọi” một lần nữa hiên ngang trở về bar rượu. MC lại xuất hiện, rất hào hứng và chợt xuống giọng ra vẻ triết lư cao siêu đầy kịch tính, nói về thân phận con người giữa cuộc đời ô trọc này…Một lần nữa tôi được chứng kiến tài nghệ của MC - đúng là một cao thủ, chữ nghĩa có thừa, - à, th́ ra là một bài hát của Trịnh Công Sơn, bài “phúc âm buồn”. Một cô gái khoảng hai mươi lăm, mặt đầy đặn, mắt đeo cặp kính cận nặng, bước lên sân khấu..” người nằm co, như loài thú, khi mùa đông về...người nằm yên không kêu than chết trên căn phần…người c̣n đứng như tượng đá…” khán pḥng trầm lắng, một chút chùng ḷng v́ lời hát thấm sâu, chất giọng alto khoẻ khoắn, đầy dẫn dụ ngọt ngào, bài hát được kết thúc với sự ngưỡng mộ trân trọng. Và không khí như nóng lên khi MC giới thiệu một tay chơi gầy g̣, mặc bộ Jean rách rưới bạc phết màu, điệu twist được trổi lên với bài “60 năm cuộc đời”, tôi chợt nhớ đến giai điệu kích động được phổ biến, ngự trị trong các vũ trường và các pḥng trà Sài g̣n trong thập niên 60 với chiếc quần ống túm là biểu tượng. “…ới..ới đời sống là thế không là bao, em ơi có bao nhiêu 60 năm…” Chàng trai vừa hát vừa lắc theo twist rất điệu nghệ, thỉnh thoảng chàng ứ…ứ nghe rất bốc (không thua ǵ Hùng Cường). Các nhạc công được dịp cũng xă hết công suất.

Những bạn trẻ bị cuốn hút với những thân h́nh cựa quậy và tay chân quờ quạng theo, với hậu quả là tiếng pháo tay, la hét dậy trời của đám cuồng nhiệt. Sau trận bị trấn áp ngạt thở bằng âm thanh ấy tôi nghe ê ẩm cả người, đến nhân vật thứ tư tôi không c̣n đủ sinh lực chăm chú theo dơi mà quay về nói chuyện với gia đ́nh, nhưng lần nữa lại phải quay về hướng sân khấu v́ có một chàng trông rất lăng tử không hát mà đang nói điều ǵ, khán pḥng bớt ồn. Nh́n cách ăn mặc có chút lè phè và cách diễn đạt lại lè nhè, tôi cảm nhận chàng là một bợm nhậu hơn là ca sĩ, thử lắng nghe ??!,- th́ ra chàng muốn đọc thơ, môt bài thơ tự biên, tự diễn nói về một nghịch lư trong t́nh yêu mà chàng đă trăi qua. Tôi phải quay người lại để nghe, một cảm giác vừa khó chịu nhưng thích thú; khó chịu v́ nơi này đâu phải là chỗ của thơ thẩn, và thích v́ đụng đến lănh vực hảo của ḿnh. Chiến hữu này xem chừng bị lạc lơng nhưng vẫn tự tin, mắt lim dim đầy tâm trạng, chậm răi và một chút xuất thần, hai câu cuối chàng lại ngẫu hứng ngâm lên nghe thống thiết, bài thơ dài vừa phải, đôi chỗ cảm thấy “phê” v́ những ư tứ độc đáo, có thể xếp vào loại khá. Thật ái ngại cho chàng,v́ giữa chốn “đạn bom khói lửa” thế này mà dám bay bổng như vậy, nhưng khán giả tỏ ra lịch sự và cho một tràng pháo tay không kém phần nhiệt liệt, một nửa để khích lệ tiết mục lạ, một nửa để tống tiễn cho nhanh?!.

Tưởng bở, chàng thừa thắng xông lên, quyết tâm không chịu rời micro và tiếp tục giới thiệu cho khán giả thưởng thức thêm một tiết mục nữa, lần này chàng hát chứ không phải đọc thơ. Chàng thật can đảm trước một lực lượng “ca sĩ” hùng hậu nộp đơn xin hát đang hăm hở, chờ đợi đến lượt ḿnh, bài thơ vừa rồi đă làm nhụt chí và ngao ngán nhiều tay chơi nhưng chàng nào có hay biết, vẫn ung dung tự tại, b́nh thản tiếp tục. Bài hát được giới thiệu với tựa đề “ con sông quê hương”- nói về một con sông ở B́nh Định của nhạc sĩ Xuân An, thoáng qua tựa bài hát nghe không quen và tác giả càng không biết, có chăng một nhận xét là chàng này thích hàng lạ, chỉ tŕnh diễn những cái người khác chưa biết. Vẫn hào hứng và tự tin, sau khi dặn ḍ, chỉ vẽ các nhạc công, tiếng nhạc trổi lên, chàng cất tiếng ca: - “ b́nh thường, b́nh thường thôi bạn ơi…” rất hồn nhiên và lạc quan.-“ vẫn núi giăng mây, vẫn lúa xanh đôi bờ…”. Đến đây th́ tôi thấy ngờ ngợ, bài hát h́nh như đă nghe đâu đó, giai điệu và tiết tấu nhẹ nhàng, tha thiết, ca từ đơn giản, gần gủi, một air nhạc xưa cũ ?! bài viết theo nhịp 2/4, không trang trọng, tươi vui, thướt tha cho những ḍng sông theo kiểu valse như “blue Danube”, “Danube waves” hoặc “ḍng An Giang” cũng không hào hùng như “Bạch Đằng Giang” hay “Sông Lô”.

Tôi cố suy nghĩ để t́m những yếu tố quen thuộc của bài hát, nhưng sinh hoạt ồn ào kiểu này thật khó mà moi lại kư ức, đang miên man tôi chợt nghe Sơn lẩm bẩm – Uả, bài này của anh Phước Liên viết về con sông Dinh đây mà. Vừa lúc ấy tôi chớt nhớ ra tựa bài hát “Ơi con sông Dinh” và Sơn cũng gật đầu. Chàng ca sĩ rất thiết tha và tôi rời khỏi thực tại “…ơi con sông Dinh yêu thương và tháng ngày em thơ ấu, sớm tối qua cầu dừng chân ngắm xuồng câu, con sông quê hương chảy từ buồng tim của mẹ, ôm con chờ chồng rồi hoá đá vọng phu….” Nhớ lại bài hát này lần đầu tiên tôi biết được là nó xuất hiện trong tập bài hát mà Phước Liên in chung với nhạc sĩ Đổ Trí Dũng của hội văn học nghệ thuật Khánh Ḥa xuất bản, Liên đă gởi tặng tôi trong những năm tháng khi tôi c̣n măi mê với những công tŕnh xây dựng ở Đồng Tháp. Sở dĩ tôi nhớ và có ấn tượng với bài này v́ lần đầu trong đời tôi thấy được một bài hát viết về con sông Dinh quê ḿnh và tác giả lại là người bạn thân. Khi ấy tôi đă phải viết thư tới Liên với nhiều lời lẽ ca ngợi và cám ơn. Sau đó tôi cứ áy náy hoài về một ư sửa lưng bạn, v́ trong bài hát có câu“…Sớm tối qua cầu dừng chân ngắm xuồng câu…” tôi nói đùa rằng - đứng trên cầu Dinh chỉ thấy ghe thôi chứ làm ǵ có xuồng mà ngắm”, ư tôi muốn nói rằng phương tiện đi trên sông Dinh đoạn ấy người quê ḿnh chỉ gọi bằng ghe. Tôi mạnh dạn nói lên điều này v́ Liên là bạn cùng xóm Rượu với ḿnh, không xa lạ với con sông Dinh, có đi đâu cũng phải theo con đường Nguyễn Trường Tộ mà về, có nghĩa là từ thơ ấu đến lúc vào đời, dân xóm Rượu cứ phải đi, về dọc theo sông Dinh nên h́nh ảnh ǵ của sông Dinh cũng đều được chứng kiến và khắc sâu vào tâm trí mỗi người. Sau này khi quay về Sài G̣n công tác và Tấn Sơn vào Sài g̣n học, anh em ở chung nhà, thỉnh thoảng tôi có nghe Sơn hát và được biết rằng bài hát này khá phổ biến ở Ninh Ḥa.

Cứ măi suy nghĩ về chuyện cũ mà quên thực tại Saigon by night tạp lục, tôi với Sơn c̣n miên man với chuyện bài hát th́ may mắn quá, chàng lăng tử đă nhường sân khấu lại cho MC và người khách được mời lên kế tiếp chính là Tấn Sơn, tôi vội nói với Sơn là sẵn dịp này khéo léo đính chính lại tên và tác giả bài hát mà vị khách vừa rồi nhầm lẫn. Sơn không vội vàng rời chỗ ngồi và như đang do dự điều ǵ, b́nh thản một chút, Sơn từ từ bước về sân khấu với phong thái chửng chạc và trịnh trọng t́m một vài lư lẻ hay đẹp giới thiệu bài hát của ḿnh. Bài hát “Xin c̣n gọi tên nhau” của Trường Sa là bài hát tôi rất thích, cùng những bài hát quí hiếm khác của cùng tác giả như “Mùa thu trong mưa”. Bài này tiết tấu sôi nổi nhưng thiết tha; lúc dồn nén, lúc dàn trăi, tạo một hiệu ứng mạnh mẽ, phải récitatif và nhấn nhá như Lệ Thu mới lột tả hết độ tuyệt cuả nó, nhất là những đoạn cao trào. Khánh Ly tuy mượt mà và ngọt ngào ở bài này nhưng diễn đạt đều quá. Sơn tŕnh bày cũng khá. Tôi đă được nghe Sơn hát nhiều lần nhưng không nhàm chán, có lẽ là một trong những bài ruột của sơn và h́nh như hôm nay Sơn ưu ái tặng tôi món đặc sản này !? – Nhạc đă hay, lời và nội dung cũng không kém. “ Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng, chiều đông đưa những bước chân đau ṃn …c̣n ai giữa mênh mông đời ḿnh, nỗi đau mù lấp trên tuổi thơ ….. rồi trong mưa gió biết ai vỗ về…..t́nh trong cơn ngủ mê, rồi phai trong hàng mi.….” Một nỗi đau t́nh nhẹ nhàng, một đối xử thật vị tha và bao dung với người yêu dù cuộc t́nh đă vỡ, lúc nào cũng lo toan cho một cánh chim bay xa ….Khán giả vỗ tay rất nhiều khi Sơn hát xong, thế nhưng tôi vẫn cảm thấy điều ǵ đó đang vướng víu, cả nhà vỗ tay rất dài để ủng hộ gà nhà nhưng tôi lại lơ đễnh cho đến khi Sơn có vài lời đính chính :
- Thành thật cám ơn bạn vừa rồi đă tŕnh bày rất hay bài hát ngợi ca con sông quê hương chúng tôi, chúng tôi rất xúc động v́ lâu lắm rồi mới được nghe lại. Tác giả bài hát là người anh cùng xóm với chúng tôi tên là H́nh Phước Liên hiện đang sống tại Nha Trang, con sông mà bạn vừa hát tên là sông Dinh chảy qua thị trấn Ninh Ḥa một huyện của tỉnh Khánh Ḥa, bài hát ấy tên là ”ơi con sông Dinh…”

(c̣n tiếp)




Dương Tấn  Long
 

home