trang nhà www.ninh-hoa.com   |  trang thơ & truyện của Diệp Thế Mỹ



Diệp Thế M
Bút hiệu: Mỹ Hiệp
 

 Cựu học sinh Trung học
Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa
  Niên Khóa 1959-1963.
       Ban Pháp Văn
  Tác phẩm thường được
  đăng trên các báo tại
  miền Nam California và
    Đặc San Lại Giang,
  Tây Sơn, Liên Trường.
  Hiện sống tại Cali,  USA.
 


Văn/Truyện


 

  Gương Vỡ  
 
Gái Ninh Ḥa Lấy
     Chồng Lính
          
 
Một Thuở Long
    Đong
:   Phần 1 |
     Phần 2 
| Phần 3
 
Cháu Nội Tôi  
 
Vài Suy Nghĩ Nhân
     Ngày FATHER's DAY

 
Chim Lạ ! 
 
Chồng Gần Chồng Xa
  Gác Trọ ...  
 
Câu...Cá 
 
Kiếp Nghèo 
 
Hành Trang 

 


T


 
  Thời Gian 
 
Qua Thử Thách
 
Hoài Niệm   

 

 

 

 

 


 

   
H À N H   T R A N G
Mỹ Hiệp 

  

 

H́nh như có tiếng khóc thút thít của ai đó, lúc rơ mồn một, lúc nghe như tiếng gió đưa vọng tới. Tấn nhớ đến chuyện ma mà hồi chiều thằng Tị kể, nó kéo vội tấm chăn đắp kín phủ đầu, co quắp người, hai tay kẹp giữa hai đầu gối. Nó yên tâm ngủ vùi, không rơ v́ lư do ǵ chiếc mền lại tụt khỏi đầu, tai nghe tiếng khóc rấm rứt, nó vội ngồi nhỗm dậy. Hay là ma kéo mền, nó lẩm bẩm. Nhưng không, dưới ánh sáng lờ mờ của ánh đèn ngủ, nó nhận ra con Tí ngồi dựa tường khóc. Bật dậy, nó hỏi em:

- Sao em khóc, ngủ đi!

Con bé lắc đầu nguầy nguậy:

- Má!

- Má nấu cơm, ngủ đi.

Con bé càng khóc to, Thằng Tấn hoảng hốt đưa tay bụm miệng em, nó sợ ông bà nội thức dậy :

- Ông Nội đánh bây giờ, ngủ đi!

Lúc này Tấn vừa tỉnh cơn ngủ say, nh́n quanh quất, nó vừa phát hiện mẹ nó và đứa em út đă biến mất. Nhớ chiều hôm trước mẹ dặn: " Má và em bé về thăm ngoại một tháng. Lúc nào chơi cũng nhớ trông chừng em Tí nhé!" Nó "dạ" và vội chạy vụt ra đầu ngơ v́ tụi bạn đang chờ nó đánh bi. Giờ đây nó mới thấy trách nhiệm mẹ giao thật nặng nề, nó không biết cách nào để dỗ em, hàng ngày con bé có nhè như thế đâu. Nó sợ quá, ôm đầu em, hai đứa cùng khóc...

oOo

Chỉ qua vài giờ, Tấn thấy như ḿnh lớn hẳn ra. Nhiều lo lắng dồn dập đến với nó mà từ trước chưa bao giờ hiện hữu trong trí óc. Mới hôm qua, thức giấc thấy mẹ lúi húi trong bếp. Thằng Út vừa tṛn một tuổi lúc nào cũng đeo bên mẹ như bóng với h́nh, mẹ thức lúc nào là nó dậy lúc đó. Tấn không phải chăn em, bên cạnh, xung quanh nó lúc nào cũng có mẹ, có em, nó vui chơi. Sự vắng mặt của Ba nó từ mấy tháng nay, đôi lúc nó cảm thấy nhớ nhung, thiếu vắng một cái ǵ đó. Nó nghe má nói ba nó đang ở trong một trại ǵ đó ngoài xứ Bắc lạnh lẽo; nhưng rồi cũng thoáng qua nhanh khi nghe thằng Ân cạnh nhà réo gọi: " Tấn ơi! ra đây tao cho bong bóng nè!" Những chiếc bong bóng đủ màu mà Ân thổi bay lơ lửng bằng nước xà-bông qua một cọng đu đủ, đẹp quá, nó đuổi theo với bắt, thật nhẹ, chiếc bong bóng nằm trên bàn tay rồi biến mất quá nhanh khi chạm vào da. Nó đuổi bắt măi nhưng đôi tay của nó luôn trống không.

Bây giờ nó đă đổi khác, một con người lạ hoắc, chính nó cũng thấy thật lạ lùng. Suốt mấy giờ trong lớp học, nó không nghe không hiểu những ǵ cô giáo giảng, nó cứ liên tưởng đến em nó. Bé Tí đang làm ǵ? đă thôi khóc chưa? Em nó chỉ mới ba tuổi, nó muốn dẫn em vào lớp học, song con bé không bằng ḷng. Nếu biết thế, nó đă không nhận trách nhiệm mà bảo: " Má dẫn nó đi với má!"...
Tấn bước nhanh ra khỏi cổng trường, nó muốn biết em nó đang làm ǵ? Nhưng có tiếng gọi từ phía bên kia đường:
- Ê! Tấn....Tấn...!
Đứa nào gọi ḿnh nghe quen quá vậy. Tấn lẩm bẩm, nó ngoáy nh́n sang bên kia đường. Th́ ra là thằng Phó. Thằng này hôm nay bỏ học lại dám bén mảng tới gần trường, sao nó không sợ gặp thầy cô nhỉ.
- Ê! Qua đây uống nước mát, tụi tao bao.

Tấn thấy khoái quá, bụng nó đang đói. Sáng nay phải dỗ bé Tí, con bé cứ khóc măi, nó chưa kịp ăn cháo, nh́n đồng hồ sắp trễ giờ học. Nó chạy thục mạng đến lớp. Bây giờ nó đang khát nước. Với cái nắng gay gắt này, vừa đói, vừa khát mà gặp được bạn mời ly nước mát th́ c̣n ǵ hạnh phúc hơn. Nó cũng hiểu là không nên hỏi Phó lư do nghỉ học hôm nay, sẽ mếch ḷng bạn. Tấn băng qua đường, nở nụ cười thật tươi để chào bạn. Thằng Phó nhanh nhẹn kéo chiếc ghế bảo nó:
- Ê! Ngồi đây! Rồi lớn tiếng gọi - Cho một ly nước nữa!
À th́ ra không những chỉ có thằng Phó mà có đủ bộ năm Đỗ, Phùng, Phi, Sơn nữa. Tụi này chuyên môn ngồi cuối lớp, lúc nào cũng đi học trễ và chuồn mất hút vào giờ ra chơi. Nhưng chuyện đó không can hệ đến Tấn. Mấy người này đều to con lớn xác, nếu mếch ḷng tụi nó, chúng sẽ hè nhau xơi tái ḿnh lắm. Tấn tự hỏi: " Tại sao hôm nay tụi nó tử tế với ḿnh thế này?" Nó đang phân vân th́ Phó lên tiếng:
- Uống đi Tấn! Ngọt mát lắm, bọn tao bao, mầy yên chí.

Tấn bưng ly nước đưa lên môi, chất mát tỏa ra làm nó khoan khoái dễ chịu. Nó hớp một ngụm và ngậm mà chưa nuốt vội. Nó muốn chất mát ngọt này êm ả thấm dần vào từng tế bào vị giác. Bọn này tuy lười học, song cũng tốt bụng, dầu sao cũng là đồng môn mà. Tấn suy nghĩ thế.

Qua vài phút, bốn thằng bạn đứng lên bảo:

- Sơn! Mầy đợi đây, và thằng Tấn nữa, bọn tao qua kia mua mấy điếu thuốc lá!

Tấn lên tiếng đáp:

- Không! Tôi không biết hút thuốc

- À! Không biết hút th́ tao mua cho mầy kẹo gum. Sau đó bốn đứa nhăy lên xe đạp và biến vội.

Tấn linh cảm như có ǵ không ổn sẽ đến với nó, nó nghĩ đến điều mà người lớn thường nói: " Giác quan thứ sáu". Trong đầu nó hiện ra nghi ngờ, "chắc tụi này chơi xấu ḿnh rồi. Tụi nó gạt ḿnh ngồi đồng để chúng chuồn chăng?" Tấn tính toán kế hoạch đối phó với trạng huống sắp xảy ra. Chuẩn bị chạy. Nó chờ đợi cơ hội nhưng bỗng dưng thằng Sơn đứng bật dậy chạy biến vào đám đông. Lúc này Tấn run lên bần bật, túi nó không có một xu, nó lảo đảo và hiểu ra tai họa thật sự đă đến với nó rồi. Nó toan đứng dậy nhưng hai bàn tay cứng ngắt như gọng kiềm siết lấy vai nó và ấn nó xuống ghế. Ông chủ bán nước đưa bàn tay to béo tát nó mấy cái nẩy lửa, nó hoa mắt, cảnh vật tối sầm, nó nghe bên tai tiếng chửi rủa:

- Đồ ăn quịt, học tṛ mới nứt mắt, hỉ mũi chưa sạch đă gian manh

- Không, tụi nó gọi cháu và bảo là bao cháu mà

- Mầy phải trả tiền tổng cộng sáu ly nước, tao không biết tụi đó là ai!

- Cháu không có tiền, Bác cũng nghe thằng bạn cháu gọi và tụi nó nói bao cho cháu !

- Tao không biết đứa nào gọi. Không có tiền th́ ngồi đây chờ ba má mầy đem tiền tới trả rồi mới được về

- Thôi, cháu thế chiếc áo đang mặc, ngày mai mẹ cháu mang tiền đến chuộc.

Tấn đánh nước liều nói dối, chứ mẹ nó đang ở xa lắc xa lơ, thế nào hiểu được nó đang mang họa đây. Nhưng gă chủ quán tiếp:

- Áo mầy c̣n thua miếng vải chùi tay của tao, lấy làm ǵ. Nếu mẹ mầy không mang tiền đến chuộc, ai mặc vừa áo mầy.

Tấn không c̣n lời lẽ nào để thuyết phục ông ta. Nó lo lắng không biết cách nào thông tin cho gia đ́nh đây! Quá sợ hăi, nó khóc lớn, nhiều người đứng lại ṭ ṃ nh́n, nhưng khi nghe ông chủ quán kể lể: " Tụi học tṛ bây giờ mới chừng này tuổi đă có tánh lưu manh!". Mọi người ném vào mặt nó đôi mắt khinh tởm. Bỗng một người vạch đám đông chen vào gọi:

- Tấn!

Nó giật thót người, nó xấu hổ v́ gặp người quen, nhưng nó cũng mừng v́ có thể nhờ người này nhắn tin về gia đ́nh.

- Chuyện ǵ vậy Tấn?

- Dạ! Tụi bạn cùng lớp rũ em vào uống nước và bảo là chúng nó bao. Nhưng tụi nó trốn hết rồi, c̣n ḿnh em không có tiền trả.

Chị hàng xóm nh́n Tấn thở dài và quay lưng ra đi không nói lời nào. Chị đi vội vă, Tấn không kịp phân trần hay nhắn nhủ chị điều ǵ. Những phút giây sợ hăi kéo dài. Một ngày thật buồn phiền, từ sớm mới mở mắt đă thấy khác lạ với mọi ngày. Nó thầm mong có bà tiên hiền dịu hay con chim đại bàng bay tới gắp nó đến một hoang đảo nào, hoặc quả đất nổ tung, nó sẽ tan biến cùng với nỗi lo lắng sợ hăi vào hư vô.
- Tấn! Mầy làm ǵ ở đây.

Tấn giật ḿnh, lưỡi nó líu lại. Tấn cố mở miệng nhưng hai hàm răng cứ đánh lập cập, nó run lên v́ mừng, nó cũng run v́ sợ khi nhận ra chú nó. Nó hiểu ngay chị hàng xóm đă chuyển tin cho gia đ́nh nó rồi.
- Chú! Nó gọi thảng thốt và mừng rỡ.
Ông bán nước độc ác như vớ được của, ông thao thao thêu dệt những tội lỗi để kể lể:
- Này chú xem, mới mấy tuổi đầu, học không lo học, cha mẹ cho ăn học lại đi kết bè kết bạn lêu lổng, về đánh chết nó đi.

Sau khi chú nó trả tiền cho ông chủ quán, Tấn tự động ra về, lẻo đẻo theo chú, Tấn lấm lét liếc nh́n chú. Tấn mong con đường dài ra, dài thêm ra để nó đi măi và không bao giờ về đến nhà. Nhưng thật nghiệt ngă, con đường về như ngắn hơn mọi ngày, nó đă đến trước cửa nhà. Ông nó trong tay với chiếc roi mây đứng ngay trước mặt nó rồi. Tấn qú xuống, nó rên rỉ van xin:

- Con không có lỗi, bạn con nó mời con mà. Nó nói nó bao!

Ông lạnh lùng nghiêm giọng:

- Nằm sấp xuống!

Tấn ngoan ngoăn y lệnh. Nó hiểu rơ không có vị cứu tinh nào đến cứu nó, nó cũng không có phép độn thổ để chui hẳn xuống đất trốn. Nó c̣n bắt gặp đôi mắt sợ hăi của bé Tí sau tấm rèm nh́n nó lo âu. Nó cắn chặt môi, mắt nhắm nghiền, nó cảm thấy b́nh tĩnh hơn một chút.

Tất cả là bóng đen, thênh thang vô tận, những vật thể chung quanh không c̣n hiện hữu. Nó không cần phân trần phải trái nữa. Con người đem sức mạnh áp đặt gán ghép cho kẻ thế cô. Nó thấy như ḿnh nhẹ nhàng bay bổng đi khắp đó đây, chỉ có bóng đen và nó trên chiếc du thuyền thênh thang vô tận.

oOo

Hơn hai mươi năm vết đ̣n không c̣n lưu lại trên thân thể, nhưng nó không thể nào xóa nḥa trong tâm khảm. Một kỷ niệm đắng cay của t́nh bè bạn và nỗi oan ức không được ai san sẻ là món hành trang cho Tấn mang vào đời. Có phải chăng tất cả mọi t́nh cảm trên thế gian đều là một đổi chác có định hướng. Có ai đó tự nhiên tử tế tốt bụng mà không ngầm có mục đích. Nhưng trong thiên hạ không phải ai ai cũng đều bi quan như chàng, có người may mắn sanh ra và sống trong môi trường lành mạnh, cuộc sống biến họ thành người luôn lạc quan. Thời gian gần đây, thiên hạ xôn xao về tin một thiếu niên người Nhật, 14 tuổi, giết bạn gái cùng trường rồi chặt đầu treo ngay cổng và kèm theo mảnh giấy "tôi thích giết người". Mọi người lo lắng t́m cách đối phó nạn thiếu nhi phạm pháp gia tăng, nghĩ cách trừng trị, giáo dục sao cho thích hợp. Đi đến đâu Tấn cũng nghe người ta than văn, xă hội cám dỗ con cái mạnh hơn gia đ́nh hoặc chê trách giáo dục càng ngày càng lỏng lẻo, con cái họ dễ tiêm nhiễm hư hỏng. Tấn im lặng thở dài. Chàng suy nghĩ, vấn đề này cũng thật tế nhị khi nh́n về một xă hội đang bùng phát tệ nạn thất nghiệp triền miên như Pháp đang gặp phải.

Ngày c̣n bé Tấn vẫn thường nghe mẹ nói: " Dạy con từ thuở c̣n thơ, dạy vợ từ thuở ban sơ mới về". Đó có phải là lối giáo dục cổ hủ dưới thời phong kiến? Thời văn minh vợ và chồng, sự hiểu biết ngang nhau làm ǵ có chuyện dạy với bảo. Tấn nh́n lên bầu trời, một áng mây đen vừa tan biến, hiện ra một mảng trời xanh, những cành lá trước mặt nhẹ lay động. Tấn như vừa khám phá ra một điều mới. Phải rồi, câu cách ngôn kia chỉ là nghĩa bóng. Thuở mới về với nhau, người đàn ông và người đàn bà vẫn c̣n bỡ ngỡ, có một chút xa lạ lẫn một chút thân thương, họ háo hức muốn khám phá người ḿnh vừa chấp nhận sống chung, tiếp nhận cái dị biệt của người khác một cách hứng thú. Do đó người chồng nên bày tỏ cho vợ hiểu ư thích của ḿnh. Người vợ v́ yêu nên hy sinh cái thích riêng tư mà ḥa đồng với nhau cho nhịp nhàng hay ngược lại để tạo một mái ấm tuy không phải là hoàn mỹ trăm phần trăm, cũng tránh được cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Dạy con từ thuở c̣n thơ th́ thật là chí lư đi chứ! Ngày xưa bà Cố của chàng có kể, trong làng nọ có người trưởng gia, vợ chết sớm, chỉ sanh một đứa con trai. Mỗi lần đi ăn giỗ về ông đều mang cho nó một cái bánh ít. Một hôm ông về không có bánh, nó bảo: " Không có bánh th́ con sẽ giết cha". Trong lúc nó ra nhà sau lấy dao, ông trưởng giả sợ quá, trốn nhà đi biệt. Bốn chục năm sau, v́ tuổi già sức yếu, nghĩ ḿnh không c̣n sống bao lâu nữa nên t́m về lại quê nhà. Ông cất một cḥi tranh, sống bằng nghề uốn cây kiễng. Ngày nọ, một trưởng giả trẻ tuổi đến nhà để nhờ uốn một khúc tre già cho thẳng. Ông từ chối không thể nào làm được. Hôm sau người đó trở lại mời ông đến nhà chỉ khóm trúc tơ muốn uốn thành thân h́nh con kỳ lân. Ông ta uốn dễ dàng! Ông già hiểu được ư chàng thanh niên. Biết con ḿnh đă trưởng thành, họ đă nhận ra nhau từ lâu nay ḷng mới thật sự cởi mở. Người con ôm cha xin được tha thứ. Ông già ngẫm nghĩ chuyện xưa là lỗi tại ông chứ không phải tại con. Tại v́ ông đă ch́u chuộng đứa con cưng mà không dạy dỗ nó ngay từ lúc c̣n bé!

Xa lộ ở xứ Mỹ chiều thứ sáu giống như một con rắn dài vô tận, Tấn vừa lái vừa đạp thắng, xe chạy như rùa ḅ trên mặt đường... Buổi chiều Cali nắng ấm, trên đường từ sở làm về, chàng cảm thấy thoải mái và yêu đời. Chàng nhớ đến những ngày c̣n nhỏ, bà nội thường ngâm nga những đoạn trong Gia Huấn Ca của Nguyễn Trải: "... Mùa đông tháng hạ thất thường, đừng ôm ấp quá, đừng suồng sả con...!" Chàng quay qua bên trái nh́n mặt trời đỏ chói, xuống dần nơi chân trời, trên mặt biển lóng lánh ánh sáng nhiều màu sắc. Băi cát óng ánh như được lát vàng, bầy hải âu xa xa bay là đà...Buổi chiều xuống như bức tranh thiên đường tuyệt tác! Cuộc sống quả thật có ư nghĩa và cũng thật phức tạp để thử thách và định hướng cho người khi đă tự chấp nhận tṛ chơi đời muôn thuở!

 

  

 

M Hiệp - Ninh Ḥa