
Diệp Thế Mỹ
Bút hiệu: Mỹ Hiệp
|
|
|
G
Á I
N I
N H
H ̉ A
L Ấ Y
C H
Ồ N G
L Í
N H
Mỹ
Hiệp

K hông gian
cô đọng, thời gian như ngừng trôi. Chốc chốc Mai vén tay áo dài xem đồng
hồ, quả thật hai chiếc kim h́nh như cũng ngừng di chuyển, đối với Mai
trong trạng thái bồn chồn lo lắng cực điểm này. Quái lạ, có ǵ bất trắc đă
xảy ra chăng. Nàng nói với chính ḿnh và t́m câu giải đáp để tự trấn an.
Tiếng kẻng tan trường ngân vang, Mai thở phào nhẹ nhỏm, nhanh nhẹn thu vội
sổ sách, bút phấn và đi về phía văn pḥng. Nàng thoát nhanh ra khỏi ngôi
trường mà không gặp một đồng nghiệp nào. Mai miên man suy nghĩ lẫn lộn từ
chuyện này sang chuyện khác, không đầu đuôi không ngọn ngành...
"Chàng th́ đi vào nơi gió cát
Đem trăng này nghỉ mát nơi nao?"
M ai mang
tâm tư của người chinh phụ dơi bước theo chân người yêu. Trải bao thế kỷ
chiến tranh vẫn không chấm dứt, nó chỉ thay tên đổi họ, khoát một lớp áo
hồng sặc sỡ cho những mỹ từ, mà trong đó sự giết chóc và tù hăm con người
với con người, chủ nghĩa và lư tường... Phút chốc nàng đă đứng ngay trước
cổng nhà. Nghe mẹ bảo có thư của Hùng, mẹ để trên bàn trong pḥng con đấy.
- Dạ!
T rống ngực
Mai đập mạnh, nàng tưởng chừng như nếu có người đứng cạnh cũng nghe thấy,
Mai đặt tay trên ngực như để dằn không cho tim bắn ra khỏi lồng ngực ḿnh.
Không thay áo quần, nàng bay vào pḥng, nhanh như có bà tiên huyền diệu
tháp cánh cho tự bao giờ. Nh́n nét chữ ngoài phong b́ Mai cười mắng yêu:"
Chữ viết không khác con gà mái" . Trong khoảnh khắc, Mai đă đọc xong bức
thư, tuy tràn đầy bốn trang nhưng nàng chỉ c̣n nhớ vỏn vẹn một câu: "Em
hăy đến với anh một lần, một lần rồi thôi, thôi măi cũng chẳng sao!".
Mai lẩm bẩm nhiều lần cố t́m hiểu tâm trạng của người yêu. Cô đơn và hăi
sợ chăng? Dầu sao Hùng cũng vừa rời quân trường khoảng một tháng. Chính
ngay giây phút làm lễ măn khóa,anh đă tự hiểu đă đến lúc ḿnh phải dấn
thân cho an nguy đất nước, dùng đến khối óc, buồng tim để bảo vệ cho chính
bản thân và cho những đồng đội quanh ḿnh. Đèo Phù Cũ, một địa danh trong
tỉnh B́nh Định, nằm trên quốc lộ số một, từ Qui Nhơn ra Bồng Sơn, em phải
đi ngang qua đèo nầy... Hùng tả sơ để Mai có thể đến thăm chàng. Đó là nơi
chàng đang đóng quân. Bức thư trước c̣n đóng dấu KBC 4100, Hùng cho biết
sau lễ măn khóa chàng không có phép về thăm Mai được, mà phải ra ngay đơn
vị v́ t́nh h́nh khẩn trương của đất nước. Tết Mậu thân và liên tục những
tháng kế tiếp là một chuổi tấn công... Khóa 26 là một khóa đặc biệt phải
vào vùng chiến sự ngay sau lúc đeo lon... Hùng c̣n cho biết anh chọn được
về nguyên quán B́nh Định. Thấy Hùng dùng động từ "được" là Mai an ḷng
ngay.
Q uê Mai
Khánh Ḥa đến B́nh Định không bao xa, mặc dầu thế, Mai chưa được một lần
đặt chân đến. Nhưng sau khi tâm sự cùng vài người bạn, họ đều bảo B́nh
Định là vùng chiến trường ác liệt hoặc là dân bị đ́ mới bị đưa về đó. Một
người bạn học cũ, nay đang phục vụ ở Sư đoàn 22 kể rằng vùng Tam Quan B́nh
định con gái thật đẹp, ở đó có rừng dừa nên thơ, các cô du kích nằm vùng
dụ dỗ quân nhân vào uống nước dừa, rồi thừa cơ dùng dao chặt đầu và sau đó
biến mất... Nghe đến đấy Mai lạnh toát cả người, dường như chất lạnh kim
khí của loại dao nầy cũng đang ngự trị trên cổ nàng. B́nh Định là vùng xôi
đậu. Thế là đối với Hùng được về nguyên quán nhưng đối với Mai bị về
nguyên quán th́ đúng hơn. Chỉ c̣n hơn tháng nữa là đám cưới của chúng tôi,
thế mà chẳng nghe Hùng nói đến có được về phép hay không...
M ùa xuân
năm 1964, trong lúc thu xếp sách vở trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị đón Tết,
trong ngăn tủ sách của anh Nhi, tôi bắt gặp một phong b́ gởi cho tôi. Trên
tấm thiệp: Một câu chúc xuân, một câu làm quen dưới kư tên là Hùng. Tôi
hiểu ngay là bạn Hướng đạo của anh ḿnh, nhưng không biết đích xác là
người nào. V́ trong toán Tráng nầy có ba người cùng tên,một cao, một mập,
một lùn. Muốn hỏi ông anh nhưng lại ngại ngùng. Bạn của anh Nhi nếu không
quen cũng không phải là lạ, hàng tuần họ sinh hoạt về, lăn ra ngủ trên tấm
phản gỗ đặt ở phía trái pḥng khách sát cửa sổ...người nào cũng thân trần
với chiếc quần đùi... Tôi thật ngượng ngùng khi phải đi qua pḥng nầy
nhưng tôi th́ được nghe Hùng vừa rời khỏi nơi này khoảng một giờ, nó đang
đợi giấy phép về cưới vợ. Mẹ chồng giới thiệu tôi với cậu, cậu vui vẻ xách
xe đạp t́m Hùng. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi gặp nhau. Cậu nhanh nhẹn
vui vẻ và thật hiếu khách, khiến tôi an tâm và cảm thấy thân thiện với
người họ hàng nhà chồng đầu tiên tôi gặp.
S áng hôm
sau, tôi lại lên đường. Ba người chúng tôi hôm nay có thêm Hùng. Tôi cũng
cảm nhận được rằng cuộc hành tŕnh của tôi sẽ c̣n dài và măi măi không
biết đến bao giờ dừng lại? . Tương lai là đâu? Nơi nào là nhà? Tôi và Hùng
chưa bao giờ dệt với nhau về mộng tương lai; cũng chưa hề kề bên nhau thủ
thỉ như những cặp t́nh nhân mà tôi đă đọc được trên nhừng trang tiểu
thuyết "một mái
nhà tranh, hai quả tim vàng”. Tôi
biết tôi đang rời ṿng tay bảo bọc của mẹ, xa căn nhà ấm cúng của cha...
Đ êm đêm hỏa
châu soi rực cả bầu trời, khẩu súng cối 105 ly đặt nơi sân vận động Ninh
Ḥa, ngày ngày phát đi những tiếng nổ kinh hồn làm rung chuyển những cánh
cửa kính nhà ven quận lỵ... Những chiếc lều vải giăng giữa trời là nơi tạm
trú của những người lính trẻ, nay ở quận lỵ này, mai di chuyển đến địa
danh khác. Họ cũng chẳng có nhà cửa và cũng chắng hiểu tương lai ḿnh về
đâu! Tôi muốn chính mắt ḿnh nhận diện h́nh thù cuộc chiến, tôi sẽ đi với
Hùng bất cứ nơi nào, v́ tôi không c̣n chịu đựng được nổi khắc khoải chờ
mong và những cơn oằn oại đớn đau của sự mất mác sẽ có thể đến với tôi bất
cứ lúc nào.
T rên đường
từ Qui Nhơn ra Bồng Sơn, Hùng chỉ cho tôi xem đèo Phù Củ, nơi anh đang
đóng quân trong ngút ngàn màu xanh và lỗ chỗ vết bom rơi. Một con đồi trơ
trọi giữa những dăy núi Trường sơn mà con quốc lộ cô đơn vắt ngang như
giải lụa lạc loài...và những túp lều nghèo nàn xa xa rải rác, cô đơn và
hiu quạnh! Gần ba giờ trên xe xuôi về hướng Bắc,chúng tôi đến quận lỵ Bồng
Sơn. Xe vượt qua chiếc cầu lát gỗ chung với cầu giành cho xe lửa. Hùng
giải thích rằng chiếc cầu qua sông Lại giang giành cho xe hơi đă bị phá và
đang sửa chửa! Một cảnh trí xanh mát mở ra, với ngút ngàn những ngọn dừa,
nhà không lớn lắm, phố không sầm uất nhưng thân mật và dễ thương... Hùng
cho tôi biết, một người bạn học cũ hồi anh c̣n là học sinh Trường Tăng Bạt
Hổ, đă nhường cho anh một căn pḥng để xây tổ ấm cho hai vợ chồng...tôi
lẽo đẽo theo Hùng, theo sau là hai bà già ngơ ngác trong khung cảnh vừa
nhà binh vưa dân sự lạ lùng trong phố thị, một góc chiến tranh đang ŕnh
rập! Không bạn bè, không thân thích, nhưng tôi cũng thật an tâm v́ có Hùng
bên cạnh.
H ùng đưa
tôi vào một căn nhà cổ rộng lớn. Nền cao tường dày và nứt nẽ đầy rêu phong,
nhưng địa thế th́ thật là thuận tiện cho việc kinh doanh. Không hiểu v́
sao chủ nhân của nó đă bỏ chạy vào Qui nhơn sinh sống và giao lại cho đứa
con trai quản thủ. Nơi đây trước kia là một tiệm thuốc Bắc lớn và nổi
tiếng, theo Hùng kể. Căn nhà tuy lớn thênh thang song không được sơn phết
đă nhiều năm, lại có nhiều vết nứt chạy dài từ nóc xuống tận chân tường.
Chiến tranh đă xảy ra chính tại nơi này chăng? tường nứt mái loang! Đến
chân cầu thang gỗ, Hùng chỉ lên cầu thang này là pḥng tụi ḿnh trên ấy!
Chiếc cầu thang bằng gỗ cũ kỹ tối om, hun hút. Tôi bắt gặp một cảm giác là
lạ, tần ngần không muốn bước lên. Hùng nhanh nhẹn lên trước, nên những
bước chân nhà binh th́nh thịch làm chiếc cầu thang rung rinh nhẹ. Những
chiếc va ly đă được đưa lên, hai bà mẹ cũng đă lên pḥng, tôi là người lên
cuối cùng. Trong pḥng vỏn vẹn một chiếc giường gỗ,một tấm nệm, không gối
không mền, không vải trải giường. Tôi đoán không lầm, đây cũng là lần đầu
Hùng mở cửa căn pḥng này. Một mùi hăng hắc, ngai ngái tăng tăng trong mũi.
Đó là những hương vị lâu ngày không ai ở...ẩm thấp và trống vắng! Từ ngày
ra đơn vị Hùng chỉ ở trong đồi với đồng đội, được thư nhà là vội về tỉnh
xin và đợi phép, chàng đâu có thời gian nào để trang hoàng và sửa sang tổ
ấm của vợ chồng cho chu đáo hơn! Mai không cảm thấy tủi thân tư nào. Nàng
lấy giấy bút kê ra những món cần thiết phải mua sắm cho một gia đ́nh mới.
Một ngày sau cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ được ổn định ngay...
Q ua hai đêm
ngủ nửa mê nửa tỉnh v́ lạ cảnh lạ nhà, sáng hôm sau chúng tôi lại lên
đường để viếng thăm ông bà nội bên chồng. Chúng tôi di chuyển bằng xe
Lambretta, dọc đường Hùng luôn luôn giới thiệu từng địa danh đây chợ Bộng,
gần bên kia là đồi Đệ đức, Trung đoàn 40 thuộc sư đoàn 22 đóng ở đó! ...
Đây cầu Nước Mặn...
D ọc hai bên
đường, những cánh đồng lúa xanh tươi vươn ḿnh đầy sức sống, khoe trương
dưới ánh nắng mặt trời. Tôi hít hơi dài để tận hưởng hương cỏ thơm đồng
nội. Từng cơn gió nhẹ thổi qua, các nàng lúa ngă chúi vào nhau th́ thầm
cười khúc khích, thật an vui b́nh thản. Tôi muốn được biến thành một nhành
Lúa nhỏ, sống trên cánh đồng nầy, ḥa ḿnh trong đời sống đó, mặc thiên hạ
đua chen giết chóc, mặc sanh tử không làm ḿnh vướng bận buồn đau. Phải!
Tôi muốn trở thành Lúa, Bà chúa Lúa ơi! giúp tôi đi, hăy giúp tôi đi.
Hạt vàng ta hiến cho người
Lá thân gia súc vui cười no nê!
B ỗng một
khách đồng hành ngồi bên cạnh cất tiếng: Cách đây hai hôm trên chặng đường
nầy bị đắp mô, một toán trẻ dưới mười tuổi chận xe và liệng lựu đạn vào,
làm chết mấy người lính và thường dân. Trong cảnh vật êm đềm thơ mộng nầy,
tôi cứ ngỡ nơi đây có một đời sống thanh b́nh yên ổn, nào ngờ kẻ khủng bố
không buông tha một thủ đoạn nào trên mảnh đất nầy. Họ dùng lời đường mật
dụ dổ trẻ thơ ngây ngô, chúng được gán cho những mỹ từ anh hùng tí hon.
Nghe cũng êm ái lắm chứ, cũng hiên ngang và anh hùng lắm chứ! Những đứa bé
suốt đời chỉ biết con ḅ- đồng cỏ, làm ǵ để được gọi là anh hùng đây? Quả
lựu đạn bằng nắm xôi, cũng vừa tầm tay của những đứa con nít, nếu thoát
chết sẽ được hoan hô chúc tụng, nếu chết đi cũng được tuyên dương vè truy
tặng liệt sĩ kia mà...! Ôi! ngán ngẫm làm sao cho những kẻ lấy sự máu đổ
thịt rơi, lợi dụng ḷng yêu nước để mưu cầu cho một trong những ư đồ điên
cuồng nhất thế kỷ... Và cười vui sau những chiến công giết người, tự hào
cho sự hiển hách đó. Tôi không muốn làm đồng loại với họ. Bà phù thủy ơi!
Bà hăy biến tôi thành cây cỏ đi. Tôi sợ ngay chính cả tôi nữa rồi.
M ột vị mặn
đắng thấm vành môi mỗi lần liên tưởng đến Ánh tôi đều xúc động mănh liệt.
Một buổi tối, tôi chẳng bao giờ quên được, đang soạn bài cho buổi học ngày
mai... Tiếng gơ cửa dồn dập, cấp bách, tôi vội vàng mở, nhưng trong thâm
tâm vẫn sợ kẻ gian, nên chỉ hé nhỏ không đủ một người lọt vào:
- Cho Ánh vào đi .
T iếng nói
của Nàng run lập cập, hơi thở dồn dập. Tôi vội vàng mở rộng để nàng vào và
đóng nhanh lại. Linh tính cho tôi biết là Ánh đang trong t́nh trạng nguy
hiểm
- Tắt đèn đi! Tôi làm theo. Sau đó đầu óc tôi bấn loạn
v́ sợ hăi. Ánh chỉ mặc một chiếc áo lót nhỏ và chiếc quần màu đen... Nếu
Ánh làm ǵ có hại đến an ninh thôn xóm, ví dụ như đi rải truyền đơn...
Ḿnh cũng bị vạ lây v́ đồng lỏa! Ư tưởng nầy lóe lên, tôi hải sợ đến ngợp
thở. Mấy phút trôi qua Ánh và tôi không nói với nhau lời nào,có lẽ Ánh đă
nghĩ được những ǵ trong đầu tôi nên bảo Cám ơn, mở cửa cho ḿnh về Tôi
làm theo,và cũng mong nàng rời khỏi nhà tôi càng sớm càng tốt. Suốt đêm đó
tôi không tài nào ngủ được. V́ ṭ ṃ không hiểu Ánh làm ǵ mà ăn mặc kỳ
chướng quá khi ra đường,nhất là Nàng là cô giáo. Tơi sao nàng hăi sợ và
hăi sợ điều ǵ? Sáng hôm sau chúng tôi lại gặp nhau ở trường, không ai bảo
ai, chúng tôi không hề nhắc đến chuyện xảy ra tối hôm qua, mỗi người lo
nhiệm vụ nấy. Một ư nghĩ lóe lên, sau giờ tan trường tôi đợ Ánh ở văn
pḥng: Trưa nay tụi ḿnh đi ăn ḿ hoành thánh ông Tù đi! Tôi hy vọng Ánh
không từ chối, tôi muốn biết bạn bè của Ánh là ai! Muốn biết đến đứa con
của Ánh, cha của nó là ai! Dù ṭ ṃ tột đỉnh tôi cũng chưa bao giờ dám hỏi
nàng về người yêu và sự ra đời của đứa con nàng. Nhưng Ánh trả lời ngay:
Hôm nay ḿnh có việc phải đi đàng kia, ḿnh đi gởi Bé cho người ta chăm
sóc, ḿnh không có th́ giờ săn sóc con, nó đau yếu luôn.
- Ḿnh đi theo chơi được không? nhà ấy gần hay xa, Ánh
có thể thăm cháu hay đem cháu về ngủ với mẹ không? Tôi nghĩ Bé cũng cần
hơi mẹ lắm.
- Tôi đă đưa cháu đến nhà họ hôm qua, nay chỉ ghé tạt
vào xem nó ra sao thôi, v́ c̣n nhiều việc khác phải lo, mai không đi cùng
tôi được đâu..
- Thế th́ thôi! gởi một cái hôn cho Bé nhé!
T ôi không
thực hiện được ư muốn. Tôi cũng không biết ǵ hơn về Ánh. Vào những ngày
có lương, tôi mua tặng Bé của Ánh bộ quần áo xinh xinh, hoặc sẵn sàng vui
vẻ đưa tiền cho Ánh mượn để mua thuốc cho con hoặc đi bác sĩ. Nàng thường
lâm vào cảnh túng thiếu v́ phải trả tiền cho người nuôi và đứa bé th́
thường xuyên đau yếu...
M ột đêm,
thôn xóm tôi trong cảnh yên lành. Mọi người đang trong cơn say ngủ...
Những tiếng nổ kinh hoàng, đạn bay, tiếng lẽng xẽng của mảnh bom văng lên
mái tôn làm mọi người tỉnh giấc hớt hăi chuyện ǵ vậy! Sao đánh nhau gần
quá vậy! Sau đó tiếng c̣i hụ, xe cứu thương, tiếng bước chân dồn dập,
không một ai dám mở cửa. Thôn trang ch́m trong cơn kinh hăi, chết chóc,
chúng tôi chưa thể biết được những ǵ xảy ra quá gần nhà ḿnh, cách một
căn nhà, hai căn nhà, ba căn nhà...làm sao giải thích được.
N gày ấy là
ngày 23 tháng giêng năm Mậu thân. Tôi đă vĩnh viễn mất Ánh rồi. Nàng mang
theo bí mật vào ḷng đất mẹ. Và cũng từ hôm ấy tôi luôn luôn có cảm giác
như có ai theo dơi ḿnh. Trong giấc mơ lại gặp Ánh! Ánh đi nhanh đi! người
ta theo dơi tôi đấy! Nàng cử động nhẹ, chân bước lên mái nhà ra đi, nàng
không đi bằng cửa chính như hôm nào.
M ăi đắm
ch́m trong triền miên quá khứ, những khách bộ hành đă xuống dọc từng chặng
đường tự bao giờ tôi không hay biết - Đoạn đường dài bao nhiêu cũng chẳng
cần thiết. H́nh ảnh ghi được trong tôi là cánh đồng lúa xanh hai bên đường
đến cảnh chết chóc của vài ngày trước do người khách đồng hành kể... Đến
nơi rồi Mai! Tôi chỉ biết mỉm cười lững thững bước xuống xe, lẽo đẽo theo
Hùng. Theo sau là hai từ mẫu tội nghiệp...
C ăn
nhà tranh vách đất và chật hẹp trong con hẻm sâu hun hút ở phố ga Tam Quan,
nơi đây Hùng giới thiệu tôi với ông bà Nội. Ông nội quắt thước, phương
phi, râu trắng và dài. Tôi tưởng ông là một ông tiên, Ông tiên của riêng
tôi!.Ông quí tôi như Ba tôi quí tôi, h́nh như trong mắt ông, trong ḷng
ông, tôi chỉ là con búp bê bé nhỏ. Tôi mó tay vào làm việc ǵ, ông cũng
réo gọi người khác giúp đỡ. Vừa bỏ chiếc gàu xuống giếng đă nghe: Hùng! ra
xách nước giùm nó. Ngày hôm sau ông bà cho giết heo gà để cúng tổ tiên và
ra mắt hàng xóm láng giềng. Tôi được nghe kể, Ông ba ở bên Cựu lợi, v́
chiến tranh cửa nhà ra tro, chạy lánh nạn nơi nầy. Ông bà duy nhất có một
con. Chồng tôi là cháu đích tôn đó và...nay mai Ông bà sẽ hy vọng được lên
chức Cố! tôi cũng không hiểu bà con liên lạc nhau bằng cách nào mà chỉ qua
một đêm, sáng ra họ hàng tụ họp đầy đủ,mỗi người góp một tay, trang hoàng
nhà cửa, nấu nướng, nhanh nhẹn lẹ làng để tổ chức đám cưới.
P hần tôi,
lần đầu đặt chân đến đây, tôi không thể hoàn toàn hiểu được những từ ngữ
mà người địa phương dùng. Đến tối,khi mọi người ra về hết, ông bà nội cũng
đă vào giường ngủ. Tôi nằm ôn lại mẩu chuyện xảy ra ban chiều. Một người
chị họ tâm sự với tôi rằng Mấy tháng nay tôi đeo quá, uống nhiều thuốc
không bớt! Tôi ngẫn người và nh́n từ cổ đến tay của chị ta và có ư muốn
hiểu chị ấy muốn nói là đeo vật ǵ! Nhưng rồi chợt nhơ đến câu nói sau,
sao lại không thể bổ nghĩa cho câu trước. Tôi cứ suy nghĩ và ngu đần đến
nổi không tài nào đoán được. Tôi lại mỉm cười để giấu sự ngờ nghệch cuả
ḿnh. Chợt nhớ cụ Nguyễn Văn Vĩnh phê trách An nam ta có cái lạ là ǵ cũng
cười. Ừ! tôi là dân An Nam th́ cũng phải mang trong máu cái tật đó chứ!.
... Tiếng
động nhẹ, giống như sự di chuyển, tôi bỏ ngay câu chuyện để theo dơi tiếng
động lạ. Im bặt trong thoáng giây, lại bắt đầu,tiếng động thật nhẹ nhàng
và hướng về chúng tôi. Đêm tĩnh mịch, thanh vắng...Tôi phân biệt được rơ
ràng tiếng thở ph́nh phịch của Ông bà nội v́ họ không c̣n răng, tiếng thở
nhẹ của chồng tôi và của hai bà mẹ...Duy chỉ có tôi là không ngủ được. Tôi
nghĩ đến câu chuyện người khách kể trên chuyến xe Lam đồng hành, tôi nghĩ
đến bọn khủng bố đă theo dơi chồng tôi từ ngày hôm trước và ḍ la đến nơi
này. Tiếng động lạ rơ mồn một và ngừng hẳn ở của nhà bếp. Tôi nghĩ đến quả
lựu đạn mà Hùng mang theo, hiện giờ nằm ngay gầm giường trong tầm tay tôi...Quả
lựu đạn bằng nắm tay nầy, tôi có ư định sẽ làm một chiếc nơ đỏ gắn vào và
may một chiếc mũ nhỏ đội lên đầu, biến nó thành một con búp bê đội mũ đeo
nơ. Bây giờ tôi phải dùng đến nó để thoát thân hay sao! Tôi sẽ chạy về
hướng nào? Tôi đến đây tuy được hai hôm, nhưng quá bận rộn chưa quan sát
được hướng nào đễ gặp Nhân dân Tự vệ tiếp cứu. Tôi ngồi dậy vói tay sờ
trên quả lựu đạn. Ôi! sao nó lạnh quá! cái lạnh của tử khí,t ôi rụt tay,
cái lạnh nhanh chóng chuyền vào cơ thể, chạy dọc theo đường xương sống,
tôi rùng ḿnh nổi gai ốc. Hùng giật ḿnh - Em chưa ngủ à! đi tiểu hả? Tôi
đưa ngón tay trỏ lên môi ra dấu im lặng. Hùng nhanh như chớp chụp ngay
khẩu súng lục đă đặt ngay dưới gối, lên đạn... Ông nội tôi giật ḿnh hỏi
vọng: Tụi con chưa ngủ sao, trời sắp sáng rồi, mấy con mèo hoang lục đục
suốt đêm.
- Mèo hoang hả nội! Con cứ tưởng có người ŕnh nhà ḿnh.
- Ở đây có Nhân dân Tự vệ và nghĩa quân canh gác, tuần
tiễu suốt đêm, b́nh yên lắm, ngủ chút nửa đi...
T ôi hít hơi
thật sâu và thở ra nhè nhẹ, làm như thế nhiều lần để tim được về nhịp đập
b́nh thường, thần kinh tôi giảm dần căng thẳng...
M ặt trời
chói chang chiếu qua khe cửa, tôi đă ch́m sâu vào giấc ngủ v́ quá mỏi mệt,
và bây giờ tinh thần đă trở lại trạng thái b́nh thường.
H ùng
mượn xe Honda của người anh họ gần nhà,đưa tôi đi xem thắng cảnh quanh
vùng. Trước tiên là anh chở tôi hướng ra ngả ba lộ có cái tên Giốc ḷ vôi.
Phía trái quốc lộ là một miếu nhỏ.
- Đây là miếu Cô Xíu, linh lắm, em có nh́n thấy không,
đáng lư con đường quốc lộ này phóng thẳng nhưng không tài nào thực hiện
được nên phải phóng cong. Anh nghe người ta kể rằng, hai anh em nhà cô ấy
mồ côi cha mẹ, sống với nhau chỉ có hai người, người anh thường uống rượu
say sưa. Một hôm kéo bạn bè về nhà nhậu nhẹt, say ly b́, anh ta lăn ra ngủ.
Mấy thằng bạn thấy cô em gái xinh đem ra hiếp dâm rồi giết chết. Khi tỉnh
rượu thấy em đă chết th́ đem chôn. Nhưng hồn cô Xíu đă ra đến Huế đội đơn
kiện kêu oan, báo mộng cho quan h́nh bộ. Quan hỏi cô có cách nào giúp tôi
t́m ra thủ phạm nhanh chóng để giải oan cho cô không. Có! hăy quật mồ tôi
lên, để xác tôi cho đồng bào đến xem, thủ phạm cũng sẽ tới và tôi sẽ phun
máu vào mặt người nào đă giết tôi. Thế là thủ phạm đă bị bắt và bị xử tủ.
Tuy được giải oan, nhưng không hiểu sao cô thường cho dân làng gặp và giúp
đỡ, pḥ trợ...cho nên dân làng đă lập miếu thờ cô. Khi Pháp làm đường quốc
lộ người cai pháp ra lệnh phóng thắng khúc đường nầy, nhưng Cô báo mộng là
không được động đến miếu. Tên Cai Pháp không tin. Hôm sau vẫn cho giải tỏa,
hắn liền bị hộc máu tại chỗ. Hắn sợ quá không dám tiếp tục đành phải phóng
cong con đường như em đă thấy. C̣n ngôi mộ kề bên luôn bị nứt nẻ là mộ của
ông anh, v́ xấu hổ nên tự tử và được chôn ngay cạnh mộ em. Nhưng có một
hôm trời sấm sét đánh vao ngôi mộ này và từ ấy đến nay không làm sao cho
vết nứt ấy biến mất được...
Đ ây là
chuyện truyền tụng nhân gian,thật hư thế nào không rỏ,nhưng nó cũng là bài
học đạo đức,lưới trời lồng lộng,kẻ ác đâu dễ thoát thân.
C ách mả cô
Xíu độ năm trăm thước là nơi chôn cất gịng họ A Sầu. Tôi ngẫn ngơ trước
loại đá cẩm thạch dùng xây mộ ở đây. Trong khu vườn rộng là những lối đi
trải toàn sỏi đủ màu sắc, tàng cây ngọc lang và mùi thơm nhè nhẹ lâng lâng
ḷng du khách. Khu nhà thờ và hồ sen tuyệt đẹp. Những bia mộ xây khéo léo
toàn cẩm thạch xanh hoa văn từ Ư. Tôi chỉ có một thắc mắc là giữa vô số
dân chúng vùng nầy hiện thật cơ cực, nghèo nàn, lại có một gịng họ giàu
sang lắm của nhiều tiền đến như thế. Tiền đâu ra, họ kiếm được bằng sự
lương thiện hay lừa đăo? Nơi nào có bất công th́ nơi đó có đối kháng. Phải
chăng là đây. V́ chính nơi nầy tôi đă nh́n thấy người ta làm việc trong
đêm bên ngọn đèn dầu. Họ cặm cụi đập từng miếng vỏ dừa cho đến lúc tơi tả,
se thành giây thành sợi, bao nhiêu nhát đập là bao giọt mồ hôi, bao nhiêu
giọt lệ rơi, bao nhiêu thời khắc trôi để nhận được vài đồng tiền nhỏ nhoi
đủ đổi lấy vài lon gạo,bụng có đủ no không? Lần đâu tiên tôi rời ṿng tay
cha mẹ, tôi cảm thấy như chơi vơi hụt hẩng, mọi thứ, mọi điều, đều bất
công vô lư...Lời ba tôi văng vẳng:
sống với cha mẹ,muốn ǵ
có nấy, chứ khi có chồng thèm tô phở chảy nước giải chưa chắc có mà ăn.
Tôi hoảng hốt khi nghĩ đến cuộc hành tŕnh của ḿnh chưa chấm dứt, đến túi
tiền sẽ cạn,đến tiền lương của chồng quá ít oi và tự hỏi tôi sẽ làm ǵ.
Tôi cũng sẽ đập sơ, tiếp giây như đồng bào ở đây sao! Có ai chết đói đâu!
Anh chỉ thấy người ta chết v́ no say. Rơ ràng tôi là đàn bà, dễ dàng quên
mau những lo âu v́ những lời nói ngọt ngào,an ủi...
R ời khu
thắng cảnh A sầu, xe lăn bánh nhẹ nhàng đến ga Chương ḥa mua mè xửng. Mè
xững Huế nổi tiếng trên thị trường nhưng thật sự kẹo ở đây tôi thấy có
phần trội hơn, nhưng không hiểu tại sao lại không được nổi tiếng. Ngay
chiều hôm ấy chúng tôi trở lại Bồng sơn, căn pḥng nhỏ của vợ chồng tôi
trên căn gác gỗ. Trước lúc lên đường Hùng nhắc: Mai có thích mắm thu không,
anh đưa em đi mua tại chợ Tam Quan, đó là món bánh ḥn bên ngoài là khoai
ḿ mài nguyên xác,bên trong là nhân dừa trộn với đậu trắng và muối. Tôi
c̣n nhớ lúc nhỏ, ở quê tôi, có người đi B́nh Định về, cho tôi một cái bánh
như thế nầy. Ăn xong mà nhớ và kiếm t́m mải,hôm nay nó ở đây,ngay quê
hương của chồng...Ôi! có lẽ cũng là số mạng...mê đặc sản củ ḿ !
... Tôi
đă thực sự sống cuộc đời dân du mục. Giă từ trường và đám học tṛ thân yêu
- Giă từ con phố nhỏ êm đềm với những chuổi ngày thơ mộng. Hành trang tôi
mang theo là t́nh yêu và nỗi khát khao kiếm t́m sự đổi thay - Hành trang
của Hùng là chiếc ba lô và cây súng trên vai...Chúng tôi bắt đầu cuộc hành
tŕnh, bất chấp mọi hiểm nguy!
Gió mây là bạn
đồng hành,
Tim yêu,trái phá
bên anh suốt đời.
Chiến chinh khói
lửa ngợp trời,
Giấc mơ, lư
tưởng một thời xuân xanh...
Mỹ Hiệp - Ninh Ḥa
|