Mục L
ục


 

 Trang Bìa
Ban Biên Tập
 Lá TĐầu Xuân
Mục Đồng & Phương Hiền
 Câu Đối Mừng Xuân
Vũ Tiến Phái
Trần Cao Tần
 STáo Quân
Phương Hiền & Thanh T
Tuyết Hồng



 

Chúc Mừng
Năm Mới

 

 Năm Mới Hạnh Phúc
Lê Ánh

 Chúc Mừng Năm Mới
Bạch Liên

 

 

Tuệ Thành
Hội Quán NH

 

 TChúc Tết KHợi 2019
Lưu Thế Ninh

 

 

Hoa Xuân
H
ình nh Tết
 

  Hình nh Xuân
Phươngi Hiền
 Hoa Tết
Bạch Liên
 
Hình nh Tết
Hải Lộc
 Cắm Hoa Trang T
Lê Thị Lộc
Hoa Xuân Ngày Tết
Lê Thị Lộc
 
Hình nh Heo
Hải Lộc
 Hoa Đào Cười Với Nắng Xuân
Nguyễn Thị Lộc
 

 

 

Thông Báo
 

     n Phẩm TH TBT/Ninh Hòa Đặc San Quyển 3 & 4
Trần Chu Đức/Trần Hà Thanh

 




TXuân

 

 Chúc Xuân KHợi
Vinh H
 Xuân
Bạch Liên

  Mùa Xuân
Lương L Thanh Nga
 TThầm Mưa Xuân
Tiểu Vũ Vi


 

TVi


   
 TVi Phong Thủy Năm K Hợi 2019 
Phạm Kế Viêm
 

 

 

Tập Tục
Ngày Tết


 Hát ng Đầu Xuân
ĐĐ

 Cây Nêu
Bạch Liên
 M Xóc Bầu Cua
Mai Thái Vân Thanh
 
 Chẳng Mong Tết Đến Xuân V
Nguyễn Văn Thành

 

 

Năm KHợi KChuyện Heo



 Mùa Xuân Heo Lăn Chai
Hiếu Anh
 Năm KHợi (2019) Nói Chuyện Heo (Lợn)
Nguyễn Chức

 Ngẫm Nghĩ VChuyện Con Heo Cho Năm Hợi
Việt Hải

Chuyện NHeo
Nguyễn Văn Thành

 

 

d_bb
Đ.H.K.H


  Liêu Trai C D
Tập s 386 & 387

Đàm Quang Hưng
 
 Thanh Phong Thi Tập
Bài T s 180 & 181

Vũ Tiến Phái
Biện Chứng Pháp Lịch S
Trần Cao Tần
     TVi Phong Thủy Năm K Hợi 2019 
Phạm Kế Viêm
 

 

Y Học
&
Sức Khỏe


 Bịnh Run Parkinson
Bs Lê Ánh
 Thoái Hóa Cột Sống
Bs Lê Ánh

 

 

Biên Khảo
 

 Bão Hòa Trong Vũ Trụ 
Liên Khôi Chương
 Những nh Hưởng Của Trung Hoa Đối Với Tinh Thần TChủ Của Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam - PHẦN 5 
Dương Anh Sơn
 Tết Âm Lịch
Trần Hà Thanh
 Kinh Tế Hoa K Và Thế Giới Năm 2018 
Nguyễn Văn Thành

 

 

Cuộc Sống
 

 Những Mùa Xuân Muộn
Lương LHuyền Chiêu
 Cần STha Thứ
Lê Ánh
 CHeo vàng Năm Xưa
Nguyễn Thị Phương Hiền
 Hoàng Hôn Trôi
Bạch Liên
 Sống Tốt ... ĐLòng Được Thanh Thản...
Lê PTh

 


 

Viết v
Ninh Hòa
 

 Nhớ Ơn.. Người Ninh Hòa 
NThị Kim Anh
 

 

 

 Ca Hát

 

 Mộng Xuân
Nguyễn Thị Phương Hiền
 Tôi Đi Tìm Lại Mùa Xuân
 Nhớ Một Chiều Xuân
 Đồn Vắng Chiều Xuân
Hà Thị Thu Thủy

 


Hội Ngộ

 

Du Xuân
M
ai Hưng Hồng

Tinh Thần Tôn Sư Trọng Đạo
Nguyễn Thị Lộc
 Bây Giờ...Em Đâu
Lương L Thanh Nga
Nối Tiếp Vòng Tay
C
ao Hoài T

 

 



T
 

 Hôn Em Thoáng V Café
Việt Hải
 Rainy Day In Los Angeles
Việt Hải
 Thăm Núi Huang Shan
Nguyễn Duy Hảo
 MVà Mùa Xuân
Nguyễn Hiền
 Biển Yêu
Phương Hiền
 Xùân V
Hoàng Bích Hà
 Mùa Xuân Lên Rừng
Nguyễn Văn Hòa
 Ký c Tuổi T Tôi 
Lê Thị Lộc
 Chén TMừng Xuân
Võ Hoàng Nam
  Tình Xuân
Lương L Thanh Nga
 Khế Tím
Nhất Chi Mai
 Tuổi TTây Thi
Trương Khắc Nhượng
   Mùa Xuân Và Ninh Hòa Ngày Trở Lại
Trần Thị Phán
 Chén Cơm Trộn
NQ
 Vẫn Là Em...
Nguyễn Thị Thanh T
 Ước Mơ Xuân
Tiểu Vũ Vi


 

Tưởng Niệm

 

Rời Cõi Tạm, Bình An Chị N 
Trâm Anh
 Nhớ Chị Thi Thi 
Nguyễn Thị Phương Hiền
Ga Cuối
Nguyễn Văn Thành
Khúc Nhạc Xuân 
Huỳnh Tình
Tâm SNgày Xuân KHợi 2019 Của Cựu Học Sinh Trung Học Vạn Ninh
Huỳnh Tình

 

Văn Học
Nghệ Thuật

 


  Đọc "Truyện KIỀU Của NGUYỄN DU" - Phần 5
Lê Ánh

 Mạn Bàn V Câu Đối
Việt Hải
 Tản Mạn V Mùa Xuân Qua Thi Ca
Trần Việt Hải
 Nét Xuân Xưa
Tiểu Vũ Vi

 


Văn


 

 Mùa Xuân Đi Hái Nấm Mối
Hiếu Anh

 Lại Nhớ V Tháng Ba
Trâm Anh
Vui Xuân Này...Nhớ Xuân Xưa 
Nguyễn Thị Bê
   Tết Xóm Rượu Trong Tuổi TTôi
Lương LHuyền Chiêu
 Băng Khuâng Chiều Ba Mươi
Thùy Giang
 Cảm Nhận Mùa Xuân
Hoàng Bích Hà
 Chuyện Của C C Đã Đến Và Đi
Phương Hiền
 Em Và Mùa Xuân
Nguyễn Thị Phương Hiền
Nhớ Những Mùa Hoa Năm Cũ
Nguyễn Thị K
 Giỏ Đan Tre
Bạch Liên

 Cần Thơ - Những Mùa Xuân Và KNiệm
Nhất Chi Mai

 Tết Nhớ Q
Võ Hoàng Nam
 Đi Thăm Ba...Ngày Tết
Lương L Thanh Nga
 Giấc Mơ Mùa Thu
Duy Phúc
 Đón Xuân
Đức Sinh
  Bước Xuống Cuộc Đời  -   ĐOẠN 3 & ĐOẠN 4 
Lê Thị  Thanh Tâm
 Giấc Mơ Của Chàng Lính Biển -K65 
Nguyễn Văn Thành
Đi Giữa Mùa Xuân
Cao Hoài T
Những Khoảnh Khắc Mùa Xuân
Cao Hoài T
 

 

 

 

 

 

 

Thư từ, bài vở, hình ảnh hoặc
ý kiến xây dựng, xin liên lạc:


 
diem27thuy@yahoo.com

 



 

 


 

 




C

 
hỉ còn vài ngày nữa là hết năm Mậu Tuất, nhà nhà đang bận rộn xếp đặt mọi việc, sơn phết cửa nẻo, lau chùi trang trí bàn thờ, bày biện các món ăn ngày Tết, chăm chút chậu hoa kiểng… Tất cả nôn nao chuẩn bị tiễn chú chó đi và đón chú heo vàng về.

Tôi cũng đã bắt đầu nghỉ Tết. Một năm bận rộn đã xong. Việc công ty và việc nhà tạm ổn, tôi tự thưởng cho mình một ngày thảnh thơi để làm điều tôi rất thích: xếp đặt lại tủ sách và tủ album. Những quyển sách mới mua để bừa bộn trong ngăn kéo bàn làm việc, trên giường ngủ, cả trong phòng tập yoga, phòng tắm được xếp ngay ngắn vào tủ sách theo từng thể loại. Tôi tỉ mỉ xếp những tấm ảnh vừa mới chụp năm nay vào album theo mỗi chủ đề riêng: ảnh gia đình, thầy cô và các bạn, du lịch gần xa...

 

Lần dở từng trang album cũ, tôi ngừng lại thật lâu trước vài tấm ảnh hiếm hoi của những năm vừa sau 1975. Vuốt ve tấm ảnh của con gái đầu lòng, bé Xiêm Thái Hà Phương 1 tuổi chụp ở Sở thú Sài Gòn năm 1978, bao kỷ niệm buồn vui theo nhau về… Cả chuyện một chú chó đã đến với tôi và đã đi cách nay 41 năm, năm 1978, trong một tình huống tôi nhớ mãi.

Sở thú Sài Gòn 1978 - Hiền và bé Xiêm

Hôm ấy cũng một ngày cuối năm. Tôi đã được nghỉ Tết, ngồi thư thả trước hiên nhà cho con gái hong nắng. Cụ bố chồng cũng đã gói xong được 5 đòn bánh tét với 2 ký nếp, nửa ký đậu xanh và nửa ký thịt mà anh Thanh và tôi cắc ca cắc củm mang từ cơ quan về. Nghỉ tay, cụ ra trước hiên ngồi chơi với cháu. Một buổi sáng tạm an vui. Con đường đất nhỏ trước nhà hôm nay vắng người. Bên kia đường là bờ tre xanh mát, kẽo kẹt mỗi khi có gió thổi qua, thả một ít lá khô xuống ao cá của người hàng xóm.

 

Đang lúc ấy, không biết từ lúc nào và từ đâu đến, một chú chó vàng chầm chậm lượn qua lượn lại trước nhà tôi, đầu hơi cúi xuống, thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn chăm chăm vào nhà. Đấy là một con chó ta gầy guộc, ra vẻ một con chó khá già, bộ điệu hiền lành. Thế rồi nó không đi tới đi lui nữa, mà đứng lại trước cổng nhà tôi ve vẩy đuôi như muốn làm quen. Tôi nói với cụ bố chồng:

 

- Cha ạ, chắc con chó này đã bị chủ bỏ lại khi họ phải rời nhà, đi kinh tế mới hay đi vượt biên không chừng.

- Ừ, ngày trước khi còn ở quê, nhà mình cũng có nuôi một con chó vàng đặt tên Kiki. Giống chó ta khôn và có nghĩa lắm, cha nuôi đã nhiều năm. Đến khi chạy vào Sài Gòn, cha cũng đành phải bỏ lại!

 

Nghe giọng nói của cụ, tôi hiểu cụ đang chạnh lòng thương hại con chó bơ vơ. Mà nhìn nó đáng thương thật, với đôi mắt dường như ươn ướt, nhẫn nhịn, biết thân biết phận và dáng vẻ từ tốn, cam chịu. Tôi cũng mủi lòng:

 

- Hay là mình giữ nó lại nuôi?

- Cha cũng muốn vậy, nhưng nhà mình ăn không đủ no, lấy đâu nuôi nó.

 

Cụ ngập ngừng trả lời. Tôi thầm nghĩ, cụ đã rất tốt với tôi, thương tôi như con gái. Biết tôi vụng về bếp núc, cụ đã chẳng nề hà chẻ củi nhóm lửa cho tôi, chỉ cho tôi cách kho cá luộc rau. Biết tôi ốm yếu lại kén ăn, cụ luôn nhường cho tôi những miếng ăn ngon. Cụ giàu tình cảm, cũng như… tôi vậy. Tôi cả quyết:

 

- Mình nuôi nó đi cha ạ. Mỗi người bớt đi một miếng là được mà.

- Ừ, nuôi nó trông nhà cũng tốt.

 

Thế là từ lúc ấy gia đình tôi có thêm một thành viên, nói nôm na là thêm một miệng ăn. Thời đói kém, thêm một miệng ăn là chuyện không đơn giản. Hàng ngày chúng tôi ăn hai bữa: sáng chiều ăn cơm, mang theo củ khoai hay quả chuối dùng cho bữa trưa. Phần Kiki thì ăn một bữa buổi chiều, thêm một bữa phụ là củ khoai buổi sáng, hôm có hôm không. Bữa chiều của Kiki không phải là cơm thừa (vì đâu bao giờ có thừa cơm), mỗi người bớt một ít cho KiKi được một bát cơm với chút nước cá kho và nhiều rau. Đạm bạc thôi mà đối với nó là một yến tiệc. Tôi dùng chữ yến tiệc vì điệu bộ đặc biệt của nó lúc ăn cứ như một lễ nghi mà nó thực hiện không sai sót. Khi tôi đặt phần ăn của nó ngoài hè, thì mặc dù đói meo, nó vẫn từ tốn đi chậm rãi về phía tô cơm, vừa đi vừa ve vẩy đuôi. Ngồi trước tô cơm, nó vẫn tiếp tục vẫy đuôi, đầu nghiêng qua nghiêng lại, gật gù rồi một lát sau mới ăn, lúc đầu nhỏ nhẻ chậm chậm, sau càng lúc càng nhanh hơn - bản năng sinh tồn cuốn hút nó vào tô cơm, tập trung vào đấy, loáng cái hết tô cơm. Rồi vừa liếm mép, vừa vẫy đuôi, nó tìm một góc hè nằm lim dim, hài lòng. Lần nào cũng vậy.

 

Một hôm, tôi vừa đặt tô cơm cho Kiki xuống hè, thì có tiếng người đưa thư gọi cửa. Bước đến cổng, nghe tiếng bé Xiêm 5 tháng tuổi khóc ré. Kiki lúc ấy mới vừa ngồi trước tô cơm, đứng phắt lên, chạy vội vào trong nhà xem việc gì đã xảy ra với cô chủ nhỏ. Và nó cứ loanh quanh bên bé Xiêm cho đến khi tôi vào nhà, dường như quên hẳn tô cơm.

 

Tôi cảm động nghĩ, Kiki quả là con chó có nghĩa! Cụ bố chồng tôi đã nói không sai. Chó ta nhìn không oai phong như chó tây, nhưng nó chẳng bao giờ chê chủ nghèo, bữa ăn thì có gì ăn nấy, và sẵn lòng bảo vệ chủ. Như con Kiki đã vì bé Xiêm mà chẳng màng tô cơm nó thèm thuồng trông đợi cả ngày.

 

Dĩ nhiên từ ngày ấy Kiki có một vị trí cao hơn trong nhà tôi, đã là một thành viên chứ không phải là một miệng ăn và khi nào nhà tôi có thêm món gì đặc biệt, thì tôi cũng cho Kiki một ít.

 

 Hai năm sau, gần Tết, Kiki ăn kém hẳn đi, cho dù tôi đã thêm cho nó chút cá, chút thịt.

 

- Cha ạ, Kiki nó làm sao ấy, dạo này biếng ăn?

- Kiki nó già rồi con ạ!

 

Cụ trả lời, giọng buồn buồn. Tôi không hiểu lắm, cho đến một chiều cuối năm, Kiki nằm im không dậy nữa! Con chó ta lông vàng tên Kiki của gia đình tôi đã đến và đi như vậy đó.

 

Sao lạ nhỉ! Cuối năm người ta hay nhớ những chuyện ngày xưa, chuyện buồn vui, lớn nhỏ. Mà càng thêm tuổi lại càng thêm nhớ, thêm thương?!! Kể lại chuyện cũ, nhớ thuở hàn vi, thấy mình vẫn còn hạnh phúc được thương yêu, chăm sóc. Xin được gởi theo đây vài hình ảnh kỷ niệm của những cái Tết năm xưa.

Sài Gòn Tết 1979: Thanh - Hiền & bé Xiêm

 

 

Sài Gòn Tết Quý Hợi 1983 -

 Đường Hoa Sài Gòn

 

 

 

 

 

 

 

 Phương Hiền

Sài gòn, cuối năm Mậu Tuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

 

 

 

 

 

 

 



 
www.ninh-hoa.com

     Trang XUÂN 2019- Văn Học Nghệ Thuật Và Quê Hương