
R
 |
ượu có mặt với
con người cách đây hàng chục ngàn năm, từ non cao đến thành thị
người ta đều biết chế biến và uống rượu, theo thời gian và mỗi nơi
có những công thức chế biến khác nhau. Nhưng tựu trung lại Rượu
thường chế biến bằng các thứ hạt ngũ cốc với bột men.
Người Việt
Nam cất rượu với nguyên liệu : đường với ngũ cốc, có rượu đế (Reisschnaps)
ruợu lúa mới, Hà Nội có rượu nếp Cảm, Sài g̣n có rượu nếp Thang, Đà lạt có
rượu dâu, Tây Nguyên có rượu cần.. Mỗi gia đ́nh có thể tự chưng cất lấy
rượu phục vụ cho các ngày lễ, tết hay các lễ cưới hỏi. Nghuyên liệu chế
biến rượu có thể là gạo lức hay nếp nấu chín rồi đổ ra nong trải rộng để
nguội, sau đó rắt bột men đều trên mặt, trộn đều ủ lại bằng lá chuối vài
ba đêm lên men, trên mặt có men màu vàng hay hơi xám, cho vào hủ, rồi đổ
nước vừa dung tích đậy nắp kín để chổ thoáng mát thích hợp thời gian ngắn,
đem cất lấy rượu. Men người dân thường tự biến chế từ rể, củ, cây lá, theo
gia truyền bí quyết làm rượu thơm ngon. Người dân tộc miền núi họ dùng các
thứ lá, rễ cây trên núi để ủ men, những thứ này cùng với củ gừng, riềng
xắt nhỏ, phơi khô, giă mịn, trộn với bột gạo và vỏ trấu, viên tṛn phơi
khô để biến chế rượu Cần, loại rượu này làm với chất liệu: Hạt cào (một
thứ cỏ mọc ở núi), hạt bo bo, kê, gạo, bắp (ngô), khoai ḿ (sắn) .
Mỗi loại đều có hương vị ngọt ngào riêng, tuy nhiên được yêu chuộng nhất
theo thứ tự vẫn là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp. Chất liệu
được nấu chín, trăi ra cho nguội. Men giă nhỏ, trộn đều. Sau khi ủ qua một
đêm, mở ra bốc hơi thơm ngào ngạt, để có độ thoáng cho rượu lên men. Sau
đó cho vào những chiếc chóe nhỏ to bằng gốm, bịt kín miệng bằng lá chuối.
Chóe ủ rượu có nơi c̣n gọi là ghè, nên rượu Cần c̣n được người Thượng gọi
là rượu Ghè, dân tộc thiểu số đều có bí quyết biến chế rượu riêng cho
ḿnh. Rượu là một loại thức uống không thể thiếu được trong ngày tết và
các lễ nghi giao tế "vô tửu bất thành lễ ". Người Việt thờ cúng ông
bà những ngày giỗ kỵ thường có rượu, trầu cau cúng ở bàn thờ để tưởng nhớ.
Đầu năm đi mừng tuổi, hoặc đi ăn giỗ, các lễ cưới, hỏi, hội hè đ́nh đám
th́ không thể thiếu rượu được. Thiên Chúa Giáo dùng rượu trong Thánh lễ,
nhưng Phật Giáo Việt Nam, Trung Hoa th́ cấm uống rượu. Uống rượu trở thành
thói quen trong sinh hoạt, của cộng đồng làng xă. Uống rượu là thú vui cao
hứng trong khi tán ngẩu chuyện đời. Không ǵ thích thú và đẹp bằng mùa
xuân ngồi uống rượu bên cây Mai vàng nở rộ và ban đêm uống dưới bóng
nguyệt suông. Uống rượu phải có nghệ thuật nên lựa lúc và nơi để say, Say
với hoa th́ nên vào ban ngày để tận hưởng hết màu sắc, ánh sáng. Say với
tuyết với trăng sao th́ nên lựa ban đêm để tâm tư được thanh tĩnh.
Các cụ ngày xưa quan niệm "không có rượu th́ sơn thủy cũng vô nghiă/
Nếu không có đàn bà đẹp th́ trăng hoa cũng vô ích.." hay "Nam vô
tửu như kỳ vô phong" ngoài niềm vui với thi phú, ngâm thơ vịnh nguyệt,
say với đời, người sành rượu phải biết "tri kỳ vị, tri kỳ hương, tri kỳ
ảo, tri kỳ linh" (biết vị của rượu, biết hương thơm rượu, biết sự
huyền ảo, biết linh hồn của rượu). Uống rượu phải phù hợp thời gian và
không gian, rượu nào ly đó. Rượu phải thích hợp với món ăn, uống để thưởng
thức và tâm sự. Theo Đông y: Nếu uống rượu ít, có điều độ, sẽ làm thông
huyết mạch, tán thấp khí, giúp kích thích tiêu hoá ăn ngon "Tửu vi bách
dược chi trưởng / rượu đứng đầu trăm loại thuốc”. Thị trường Việt Nam
ngày nay thường quảng cáo nhiều loại rượu thuốc cường dương bổ thận, trị
đau nhức, hai thứ bệnh y học gọi là chứng tiết tảo (xuất tinh sớm)
hay dương nuy (liệt dương) th́ uống rượu ngâm thuốc có lộc hươu,
nhung nai, cao hổ cốt (?). Họ c̣n cho rằng rượu rắn tốt và ăn thịt bổ, v́
rắn là con vật hấp thụ đủ khí âm dương do cơ thể rắn sát đất (âm),
đầu luôn ngóc lên (dương) khi ḅ. Rượu rắn tùy theo số rắn ngâm như
3 con: tam xà, 5 con: ngũ xà, 10 con: thập xà. Các loại rắn thường dùng là
hổ mang, cạp nong, mái gầm, lục. Một b́nh 10 lít ngâm 10-15 con rắn các
loại, thêm cá ngựa, sâm quy, thục, táo tàu.. Ngoài rắn ngâm rượu c̣n cả
tắc kè ngọc dương vv. Các rượu thuốc Mỹ tửu, Trường sinh tửu, Diêu linh
tửu, Minh Mạng thang..
Có thể khẳng
định rằng Rượu luôn là người bạn đồng hành với con người trong những ngày
lễ, Tết, giỗ chạp bởi rượu giúp cho t́nh cảm con người với con người thân
thiện và xích lại gần nhau hơn. Ngược lại nếu lạm dụng rượu quá chén dẫn
đến say xỉn th́ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, vậy cho nên trong ba ngày
Tết chúng ta uống rượu để vui xuân xin đừng quá chén mà vui đâu chưa thấy
đă thấy nỗi buồn.
Vơ
Hoàng
Nam
Xuân Đinh Dậu 2017


|