ăm nào cũng vậy,
khóm thiết mộc lan trước ngõ nở hoa đúng vào dịp Noel,
Năm Bính Thìn hoa nở vào
dịp tết tây nối đến tết ta. Hai Tết cách nhau chừng độ hai tháng. Mùi hoa
thơm ngát vào tận trong nhà.
Hoa thiết mộc lan tỏa
nhiều nhánh, lớp này tàn thì lớp kia nở. Đời hoa như nối tiếp nhau tỏa
hương hoa phưởng phất trong nhà ngoài ngõ.
Có một nhánh hoa mọc lên
từ cội. Nhánh nhỏ nhoi và riêng lẻ như mọc lên từ lòng đất.
Trong phòng khách, đôi
nhành hoa lan nở hoa vàng thanh nhã. Một treo nơi bức tranh tỉnh vật, một
treo nơi bức thư pháp. Đơn sơ nhưng tình cảm.
Bên dưới nơi hai cửa sổ
nhỏ, hai chậu hải đường nở đầy hoa hồng phấn. Lần đầu tiên gian phòng này
có hoa hải đường. Cách đây nửa thế kỷ (60 năm) hoa hải đường đã hiện diện
trong thơ của nhạc phụ:
Hoa hải đường được các thi nhân ví với người đẹp. Nhà thơ Lý Thái Bạch đã
ví hoa hải đường như mặt nàng Dương Quí phi khi vừa ngủ dậy và nhà vua
Đường Minh Hoàng cũng đã thốt lên: “Hoa hải đường của trẩm đã thức dậy rồi
đây”
(Hồi ký QT)
Lại thi vị hơn, hoa hải
đường lại được nhà thơ Mùa Cổ Điển xem như là một người đẹp “chợt tỉnh
giấc xuân tiêu”. Giai nhân ngủ với mộng xuân đã đẹp rồi mà vùng chợt tỉnh
trong khi đang mộng thì lại càng đẹp gấp bội vì không gì đẹp hơn dang dở
giấc mộng xuân.
Hoa hải đường đã đi vào
trong văn chương Quách Tấn và đã hiển hiện trên màn bạc trong các đóa hoa
trên đầu những vị mỹ nhân trong triều đình Trung hoa. Những đóa hoa hải
đường hồng đẹp và to lớn như những cánh thược dược (mà Việt Nam có rất
thường trong vườn hoa đất nước). Sau đây là hồi ký của nhà thơ:
“Thược dược gió bay màu
túy vũ
Hải đường chợt tỉnh giấc
xuân tiêu
Con oanh năm ngoái không
về nữa
Sắc liễu xanh xao tiếng
địch chiều.
Hai câu đầu chịu ảnh hưởng câu thơ Cung Oán Ngâm Khúc:
Liều thược dược mơ màng
thụy vũ
Đóa hải đường thức ngủ
xuân tiêu
Mà khi làm tôi không để ý.
Những cảnh vật trong thơ là những cảnh vật mắt thấy lòng nuôi. Khi làm thơ
tôi chỉ nhìn vào lòng tôi, tôi chỉ nhìn vào những hiện tượng tôi đã sống,
sống đi sống lại nhiều lần ngoài thực tế trong tâm tưởng.
Những đóa hoa thược dược tươi thắm với những cành lá thước tha trước gió
xuân, gợi hình dáng Tây Thi phất tay áo múa lúc men rượu xông nồng. Còn
đóa hải đường nở sương là bóng Dương Quí Phi chợt thức dậy khi được tin sứ
giả nhà Hán đến Bồng Lai.
Thược dược kia năm nào cũng nở đầy sân để mừng xuân đến. Còn đóa hải đường
là một hình ảnh đã đập mạnh vào tâm hồn và in sâu vào tâm khảm tôi.
Đó là đóa hải đường nơi lăng vua Tự Đức. Năm 1930, lúc tôi làm việc tại
tòa khâm Huế, một hôm cùng nhà tôi đi xem lăng. Lúc ấy vào mùa thu cây cỏ
đều mang ít nhiều tiêu sắc. Chợt tôi thấy nơi góc thếm khiêm Cung một khóm
cây cao lút vói, lá như lá mận mà xanh láng như tráng men. Giữa màu sắc
xanh tươi nổi bật lên một đóa hoa lớn bằng miệng chén ăn cơm, cánh mập và
đỏ thắm, nhụy vàng như nhụy sen. Đẹp vô cùng đẹp! Tôi lại gần đứng im mà
ngắm, đắm đuối, say sưa. Tôi không biết là hoa gì, sau nhờ một bà cung tần
tóc bạc, mới hay đó là hoa hải đường. Bà phi nói:
Nếu cậu đến sớm chừng mươi hôm thì sẽ được thấy một cảnh rực rỡ. Nay đã
gần hết thu nên hoa đã tàn hết. May còn một đóa. Kể cậu cũng có duyên (hải
đường nở về mùa xuân. Nhưng có giống nở về mùa thu gọi là Thu hải đường)
Liên tưởng tới Đường Minh Hoàng đứng nhìn Dương Quí Phi ngủ, cao hứng thốt
nên lời: “Hải đường ba thụy liễu”, tôi liền biến tôi thành Đường Minh
Hoàng và hoa hải đường thành Dương Quí Phi và nói khẽ “Quí phi nường đã
dậy”.
Rồi mùa xuân năm 1943 cùng Kim Loan đi xem lăng Khiêm tôi lại được hưởng
thú Minh Hoàng một lần nữa.
Do đó tôi thường bị hoa hải đường ám ảnh mặc dù tôi yêu hoa sen hơn tất cả
quần phương.
Có điều này, tôi hơi “phi nghĩa” là lần đầu tôi thưởng thức sắc đẹp của
Dương Quí Phi trên sắc đẹp hoa hải đường. Lần thứ nhì do hải đường mà tôi
hưởng sắc đẹp của Kim Loan trên sắc đẹp Dương Quí Phi. Nhưng tôi lại nhìn
thấy đôi môi luôn luôn mỉm cười dưới đôi mắt luôn luôn ngậm vẻ buồn xa xăm
của Liên Tâm trên cánh dày và thắm của hoa hải đường.
Hai câu thơ đi song song, cảnh như nhau mà tình bên nhẹ bên nặng, bên
thuần bên tạp khác nhau! Và hình ảnh thường thấy (thược dược) đối với niềm
thơ không nặng bằng cảnh ít thường thấy, cảnh khó thấy lại được nhiều lần
(hải đường)
Lòng người thơ thật là phức tạp!
( Trích Bóng Ngày Qua của
Q.T)
Hoa hải đường hôm nay nở
trong một chậu hoa nhỏ. Cánh hoa dày, lá hoa tròn và nhỏ không giống như
cây hải đường tả trong sách ( có lẽ đây là cây thu hải đường vì hoa không
nhụy lá nhỏ ) Màu hoa hồng phấn và có viền trắng. Tuy nhiên lần đầu tiên
được thưởng thức hoa trong dịp xuân về lòng cảm thấy vui vui. Nhiều bạn bè
lâu nay cũng chưa từng thấy hoa hải đường nên trầm trồ khen đẹp.
Trở lại khóm hoa thiết mộc
lan trước ngõ. Năm nay thời tiết có sự đổi thay trong tháng chạp mưa nhiều
mãi cho đền ngày 20 tháng chạp trời mới hửng nắng. Khi hôm lúc đưa ông Táo
về trời thì khí trời se lạnh và trong mùi hương trầm của nhang có thoảng
mùi thiết mộc lan. Tự nhiên lòng ngỡ là tình hoa thoảng về và ra sân, bật
đèn nhìn lên lùm cành lá thiết mộc lan. Hương thoảng càng lúc càng nhiều
nhưng cành lá xanh tươi của khóm thiết mộc lan vẫn chưa có bóng hoa lộ
diện. Gió khuya hơi se lạnh đối với tuổi già, định bước vào trong nhà thì
tôi chợt nhìn thấy trong bóng lá một nhành hoa thiết mộc lan đang e ấp nở
hương. Ôi chao ôi! thật là cảm động, thật là hạnh phúc. Những giây phút mà
tuổi già chợt bắt gặp được hoa cố nhân thật là quý trọng thật là đáng nâng
niu. Một nhánh hoa thiết mộc lan nở muộn lẻ loi trong cành lá xanh um tùm
trong đêm đưa ông Táo về trời gợi lại lòng tôi những kỷ niệm êm đềm về
khóm cây thiết mộc lan trước ngõ.
Cây thiết mộc lan nhỏ bé
xinh xinh được trồng trong một chiếc lon sữa bò do một người con của người
bạn gái của nhạc phụ tôi đem tặng trước khi đi nước ngoài. Không nỡ giữ
lại trong chiệc lon nhỏ hẹp, nhạc phụ tôi đem cây hoa trồng nơi trước sân
đầu ngõ. Năm tháng hoa lớn dần và mỗi năm khi mùa Noel đến thì trỗ hoa. Có
năm hoa nhiều nở trắng đầy cả cây. Có năm hoa trỗ kéo dài sang đến Tết âm
lịch. Và cây hoa thiết mộc lan được đi vào câu chuyện văn thơ của gia đình
chúng tôi. Sau đây là một đoạn văn của nhà văn Quách Giao, con trai thi
sĩ.:
Năm 1990,
mắt ba tôi mù hẳn.
Một hôm,
vào buổi sáng như thường lệ tôi vào pha trà để ba tôi uống sớm thì ba tôi
nói:
- Cây
Thiết mộc lan đã trổ bông.
Tôi ngạc
nhiên:
- Thưa ba,
đâu có lẽ nào cây Thiết mộc lan lại ra bông sớm vậy. Thường thì sau lần
trổ bông, phải chờ đến vài năm sau cây mới có hoa trở lại. Năm vừa qua hoa
đã nở. Thạnh, thơm lâu. Vậy sớm lắm cũng phải sang năm hoa mới có.
Ba tôi
cười cười:
- Khi hôm,
vào nửa khuya lúc ba sắp thiu thiu thì hương Thiết mộc lan chợt thoảng
đến. Thoáng một chốc rồi tan ngay. Như người đẹp thoảng qua rồi để mùi
hương ở lại. Con ra sân, tìm xem hoa nhú ở nhánh nào.
Lòng tôi
ngờ vực nhưng chân tôi vẫn rảo bước ra sân.
Ba nhánh
Thiết mộc lan đang đong đưa trước gió. Tìm một hồi lâu tôi mới phát hiện
ra mỗi nhánh Thiết mộc lan nơi gốc cây cách mặt đất độ 2 thước có một chùm
hoa mới nhú.
Tôi vội
chạy vào tin cho ba tôi. Hai cha con suy nghĩ mãi mà không thể nào lý giải
được là nụ hoa mới nhú mà sao lại có hương thơm bay xa. Cuối cùng tôi đành
lý giải bằng cách lấy ý thơ mà giải thích tình hoa: