ua khỏi bến đ̣, leo lên
một con dốc cao bà Hai đă thấm mệt. Tuổi đă tám mươi nên sức khỏe yếu đi..
Ngồi nghỉ trên tảng đá bên đường, bà Hai nh́n xuống mặt biển mênh mông.
Tiết trời tháng chạp năm nay khí hậu bổng nhiên se lạnh. Gió tự phương
Bắc tràn về. Những cụm mai được lặt lá trơ trụi, như chịu lạnh để chuẩn
bị cho hoa nở thịnh đón xuân về..
Hôm nay là ngày rằm cuối
năm. Chùa Từ Tôn tấp nập khách thập phương. Nơi đây ngày rằm nào cũng đông
khách.
Rằm tháng giêng, sau những
ngày xuân hội dâng hương lễ Phật rộn ràng áo mới, niềm vui.Lễ rằm đầu năm
có tên là rằm nguyên tiêu. C̣n có tên là Thượng nguyên.Rằm tháng giêng các
chùa thường tổ chức lễ hội Dược sư, chính quyền có tổ chức hội thơ Việt
Nam.
Rằm nguyên tiêu trăng sáng
trong. Khí trời tươi xanh mát mẽ. Thuở trước, các văn nghệ sĩ thường tự tổ
chức với nhau đêm hội tụ ngắm trăng b́nh thơ. Bên chén trà thanh đạm những
bài thơ tự tâm ḿnh làm được đem đọc cho nhau nghe. Bây giờ các nhà thơ
nhà văn được chính quyền gởi thiệp mời trân trọng, và chủ đề được lựa chọn
sẳn. Tha hồ đọc thơ. Có nhiều bài được lôi tự thuở nguyên tiêu nhiều năm
trước, thay đổi một vài từ cho hợp với tháng năm. Văn minh hơn có những
bài thơ nói về trăng được điểm thêm vào vài danh từ nguyên tiêu, thượng
nguyên là trọn vẹn.
Rằm tháng hai c̣n tiếp
nối những niềm vui của mùa xuân vui vẻ.
Rằm tháng ba chan ḥa khí
xuân muộn của tiết Thanh minh và lễ hội Đạp thanh. Đây là ngày phu nhân
của nhà thơ Quách Tấn từ trần (chiều 24 tháng 3 năm 1986) tại Nha
Trang.Lễ khâm liệm váo sáng 15 rằm tháng 3. Đây là những ḍng hồi kư của
thi nhân Quách Tấn:
Vợ chồng tôi kết nghĩa với nhau đến nay là 62 năm,
t́nh không hề bị thời gian làm phai lạt. Chúng tôi thương yêu nhau, nể
nang nhau, trước sau như một. Sắc thái và cung cách của t́nh yêu đương,
lúc trẻ có khác hơn lúc già nhưng tính chất và mức lượng vẫn không hề thay
đổi. Trong gia đ́nh không bao giờ xảy ra việc rầy la xô xát nhau. Nhà tôi
có tánh hay nhịn nhục. Khi nào tôi có nổi nóng, có nói ngang th́ nhà tôi
không phản ứng ngay, chỉ đợi lúc “gió yên sóng lặng”, mới đem tội ra hạch.
Đánh trong không khí, lúc nào tôi cũng bị thất bại và lúc nào sự việc cũng
được giải quyết êm đềm.
Cũng như mọi cặp vợ chồng khác, chúng tôi nằm luôn
luôn nằm chung với nhau. Nhưng từ 1975 nhà tôi thường đau yếu, tôi lại
sanh ra chứng mơ ngủ đánh đá lung tung, nên chúng tôi phải ngủ riêng.
Nhưng 2 giường phải kê đầu sát nhau để chúng tôi dễ kêu chừng khi có việc
cần. Cạnh giường có cột vơng. Lại thêm dụng cụ cần thiết đều sắm đủ, con
cháu trong nhà ăn ở theo đúng gia phong. Nhờ vậy mà phiền năo do bệnh hoạn
gây nên được giảm bớt rất nhiều. Năm 1988 nhà tôi đương đau, bỗng có tin
người bạn tôi là Chế Lan Viên bị đau ung thư phổi nặng phải giải phẩu, rồi
lại bị di căn lên năo. Chế nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài G̣n.
Được tin nhà tôi và tôi rất đau buồn. Nhà tôi bảo tôi phải vào thăm Chế
nhưng tôi không thể bỏ nhà tôi ở nhà để đi thăm bạn được.
Có người bày cho một môn thuốc gia truyền và cách xoa
bóp, bệnh nhà tôi thuyên giảm được ít nhiều.
Tết năm 1989, nhà tôi tự nhiên thấy khỏe trong người.
Lũ con cháu lại mua được khá nhiều hoa quư, bàn thờ và pḥng khách trang
trí đẹp đẽ hơn mọi năm trước kể từ ngày Bắc Nam thống nhất, nhà tôi ngồi
dậy được, đêm trừ tịch (đêm 30 Tết) bảo tôi và Quách Giao đỡ ra trước nhà
khách.
Nhà tôi hết sức vui mừng, vào buồng nằm nói chuyện
với cha con chúng tôi cho đến giao thừa.
Ra giêng sức khỏe nhà tôi lại có phần khá hơn lúc
Tết. Một lần nữa nhà tôi lại giục tôi đi thăm Chế Lan Viên. Sau ngày khai
hạ (ngày mùng 7 tháng giêng) tôi và Giao đi Sài G̣n.
V́ Chế Lan Viên đang đau nặng nên tôi không cho biết
t́nh cảnh của nhà tôi bởi sợ xúc động có ảnh hưởng đến sức khỏe. Về Nha
Trang cho nhà tôi biết bệnh trạng của Chế Lan Viên. Nhà tôi nói:
- Chắc không c̣n sống được bao lâu. Nhưng lúc c̣n sống
được thấy mặt nhau là quư.
Qua tháng 2 âm lịch, bệnh nhà tôi trở nặng lại, mỗi
ngày mỗi nặng thêm, thầy Tây, ta đều tuyên bố hết phương cứu chữa.
Tuy bệnh nặng nhưng tinh thần nhà tôi vẫn minh mẫn.
Nhân đi tiểu bị rớt đôi giọt xuống nệm, nhà tôi bảo đỡ sang qua giường tôi
nằm để giặt nệm. Tôi sang nằm bên giường không nệm của nhà tôi. Hôm 12
tháng 3 âm và tối ngày 13 nhân có người cho vợ chồng Quách Giao 1 cuốn chả
gị to và hai chai rượu bia. Nhà tôi bảo đỡ ngồi dậy và bảo đem chả, bia
lại bà dùng một chút. Nhà tôi ăn hết một miếng chả, uống hết nửa ly bia,
ăn uống một cách ngon lành vui vẻ. Cả nhà đều hết sức vui mừng. Ăn rồi nằm
xuống nói chuyện mua vui trong giây lát rồi ngủ một giấc ngon lành cho đến
sáng. Sáng dậy bảo người nhà đi mua đồ cho tôi ăn, chớ bà c̣n no, rồi tiếp
tục ngủ lại.
Măi đến trưa, không thấy nhà tôi thức dậy, đứa con
gái đầu là Quách Thị Lại vào xem thử, không thấy bà cử động liền chạy báo
cho tôi và Quách Giao biết. Chúng tôi vào thấy sắc thái th́ biết rằng nhà
tôi đang hấp hối liền cho đi kêu con cháu ở gần, và điện thoại vào Phan
Rang cho đứa con gái tôi làm việc tại bệnh viện Phan Rang là Quách Thị
Trung Thu biết hung tin. Con cháu ở gần về được đông đủ, đứng lặng lẽ theo
lệnh tôi chung quanh giường bà nằm. Bà mở con mắt nh́n khắp mọi người và
đưa tay níu cổ Quách Giao xuống gần sát mặt bà, rồi buông tay nhắm mắt
vĩnh viễn. Trong các con trừ những đứa xuất ngoại, chỉ có con Thu không về
kịp để cho má nó thấy mặt trước khi nhắm mắt. Nhưng trưa hôm đó, Thu đương
ngủ th́ chiêm bao thấy má nó vào. Nó mừng quá hỏi: “Má yếu, mà sao vào
được?”. Má nó đáp: “Má nay đă mạnh rồi”. Nói đến đó th́ chuông điện thoại
reo, báo tin má nó mất!
Nhà tôi mất vào buổi chiều ngày 14 tháng 3 âm, năm
1989 nhưng hấp hối từ khi trưa hôm ấy.
Dâu và lũ con gái tôi tự tay tắm rửa và mặc quần áo
mới cho nhà tôi rồi mới rước thầy liệm đến để liệm. Gia đ́nh tôi liệm nhà
tôi bằng trà bột, chớ không liệm giấy bổi, trấu hay bột cưa như người đời
thường dùng.
Liệm vào sáng ngày rằm.
Đứa cháu nội tôi là Quách Bùi Thạnh (con trai thứ nh́
của Quách Gia), lúc Gia được phép xuất ngoại th́ Thạnh đang ở bộ đội đóng
ở Campuchia nên phải ở lại Việt Nam, ở Sài G̣n, đi đường về Nha Trang bị
xe trục trặc nên măi đến chiều rằm mới về tới nhà, không kịp dự lễ nhập
quan của bà nội. Song trước đó 1 tuần, nghe tin bà nội đau nặng, Thạnh đă
về thăm, bà cháu gặp nhau hoan hỉ. V́ vậy Thạnh không đến nỗi hối hận v́
ḿnh về trễ.
Liệm ngày rằm nhưng đến sáng 17 mới đi an táng.
Người em ruột nhà tôi là Nguyễn Việt làm giáo sư tâm
thần học ở bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội, đi công tác vào Sài G̣n, được tin
nhà tôi mất liền tức tốc ra Nha Trang. Đồng thời hai vợ chồng người cháu
kêu tôi bằng bác ruột là Quách Bá Đạt (con trai em ruột tôi là Quách Tạo)
ở Hà Nội về Quy Nhơn thăm quê hương, được tin nhà tôi mất, hai vợ chồng
cũng liền thuê xe vào ngay. Cả 3 người đều đến Nha Trang vào chiều 16.
Người em gái tôi là Quách Thị Mộng Lan, người chị dâu tôi, vợ góa người
anh con ông bác tôi là Quách Vĩnh Khương và hai bà em ruột nhà tôi là
Nguyễn Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Thanh Vân ở Quy Nhơn cũng đều vào Nha
Trang trong buổi chiều ngày 16.
V́ vậy sáng 17 đưa đám nhà tôi, tất cả con cháu, anh
chị em, bà con bên nội, bên ngoại đầy đủ.
Đám tang đơn giản nhưng rất long trọng. Các thầy trên
chùa Hải Đức và chùa Tỉnh hội đều cử đại diện đến tụng kinh tiếp dẫn, cầu
siêu và đưa đám.
Đáng lẽ nhà tôi phải mai táng ở nghĩa địa thành phố
Nha Trang, nhưng v́ các nghĩa địa cũ ở Đồng Đế, Núi Sạn có lệnh sẽ cải
táng. C̣n nghĩa địa mới ở Đồng Ḅ vừa thành lập chưa có đường sá lưu thông
dễ dàng, nên tôi xin đất ở nghĩa địa Phật giáo quận Diên Khánh cách Nha
Trang 18 cây số. Mộ nằm trên một nấm g̣ cao ráo. Chôn cất xong tôi liền
cho xây mộ. Để khỏi mất công t́m đất khi tôi qua đời, tôi bèn cho xây sẵn
một huyệt bên cạnh mộ nhà tôi, trong 1 ṿng thành mộ.
Lo xong việc an nghỉ cho nhà tôi, về nhà tôi bảo lũ
con quét dọn căn pḥng của nhà tôi và tôi nằm lâu nay, để y giường vơng ở
chỗ cũ, chỉ thay vạt, mền, ra. Giường nhà tôi nằm thường ngày lót nệm,
trải ra tử tế nhưng để trống. C̣n tôi th́ nằm nơi giường cũ của tôi, chỗ
nhà tôi đă tắt thở.
(Trích Gia tộc Nguyễn Thái Hoàng)
Rằm tháng tư là ngày Phật
đản sanh. Lễ được chuẩn bị từ ngày mồng bốn cho đến ngày rằm.
Rằm tháng năm kề với ngày
mồng năm tháng năm là ngày Tết Đoan ngọ.
Rằm tháng sáu là ngày lễ
lớn nhất của Phật giáo Nam tông.Theo kinh điển th́ ngày nầy có 4 sự kiện
quan trọng:
Rằm tháng tám là Tết của
thiếu nhi thường gọi là Tết Trung thu
Tháng chín. có Tết Trùng
cửu ( 9/9) ngày rằm cũng có tên là rằm trùng cửu.
Tháng mười có Tết Hạ
nguyên c̣n gọi là Tết cơm mới. Rằm có tên là rằm tháng mười. Có nhiều
nơi xem đây là ngày rằm lớn (rằm tháng giêng có siêng th́ quải, rằm
tháng bảy kẻ quải người không, rằm tháng mười, mười người đều quải).C̣n
có tên là rằm Hạ nguyên.
Rằm tháng mười một lẻ
loi.
Rằm tháng mười hai là
rằm cuối năm c̣n gọi là rằm tất niên. Trước ngày rằm có ngày vía đức
Thích Ca thành đạo (8/12) Đây là ngày rằm duy nhất là ngày hội tụ của
các cụ già, Đó là ngày các cụ ngồi quây quần bên nhau sau một buổi cúng
lễ. Buổi ăn cơm chay tất niên có sự chứng kiến của vị sư cụ trụ tŕ
chùa. Thường th́ trong bửa cơm này các cụ chúc nhau lời mừng b́nh an
cuối năm và hứa hẹn gặp lại nhau trong buổi rằm nguyên tiêu tức là rằm
năm mới. Có thể trong những ngày xuân v́ bận vui cùng con cháu nên không
thể đi đến từng nhà thăm và chúc tết nhau nên các cụ nhân buổi lễ hội
cuối năm này mà chúc tết nhau.Cuộc hội cuối năm xem có ai mất ai c̣n, ai
mạnh ai yếu.
Trong văn học Việt Nam
ngày rằm tháng chạp là ngày thi sĩ Bích Khê từ giả cỏi đời. Sau đây là
những giờ phút cuối cùng của một nhà thơ qua trang hồi kư của thi sĩ
Quách Tấn (bạn tâm giao của nhà thơ BK):
Từ khi bệnh Khê tái phát, mặc dù sức yếu, Khê vẫn không nghĩ sáng tác v́
những mong hoàn thành sự nghiệp văn chương trước khi buông xuôi tay. Những
thơ văn Khê làm ra các bạn quen thân đến chơi chép dùm lấy. Nhưng từ ngày
cuộc cách mạng quốc gia thành công, Khê không nhờ đến bạn:
- Để tập viết cho quen.
Ngoài xă hội cuộc sống tưng bừng rộn rịp. Ḷng Khê cũng rộn rịp tưng bừng.
Nhưng một hôm đương ăn cơm bổng nghe tin Tạ Thu Thâu bị giết! Khê sửng
sốt, hai hàng nước mắt chảy ṛng ṛng. Chàng bỏ đủa đứng dậy đi vào pḥng:
Sao người ta không trọng dụng nhân tài? Một nhân tài dày đạo đức như Tạ
Thu Thâu mà người ta nỡ dang tay..!!
Rồi vật ḿnh xuống giường úp mặt vào gối. Và luôn mấy tuần, nét buồn dàu
dàu trên gương mặt Khê.
Sau một thời gian thương xót, ngao ngán, Khê trở lại tươi tỉnh, nói chuyện
nhiều và viết lách cũng nhiều. Buổi hôm, buổi mai lại đem kinh A Di Đà ra
đọc và mong được sớm về cơi Tây phương.
Ngày tháng qua trong êm dịu. Nhất dương đă sanh, ngày xuân sắp đến, Khê lo
sửa soạn cho cái chết nhất định của chàng. Chàng thường cầm tay chị nói
một cách vui vẻ và tin tưởng:
- Em sắp về quê hương cực lạc, hoa muôn thơm ngh́n sáng và chim biết
thuyết pháp tụng kinh.
Khê lại thường mời mẹ lại ngồi bên giường nói chuyện. Chàng luôn luôn nhắc
nhở ơn sinh thành, luôn luôn ca tụng đức hy sinh của mẹ, nhất là trong mấy
năm chàng mang bệnh ngặt nghèo. Thỉnh thoảng chàng kêu các cháu lên cho
tiền và nô đùa cùng chúng..
Rồi tháng chạp đến. Mặc dù chánh thể đă đổi mới, các nhà thế tộc vẫn giữ
lề lối xưa: có nhà đă bắt đầu sắm Tết.
Khóm hoàng mai ở trước sân đă lác đác nở và đưa lọt vào pḥng Khê một mùi
hương thanh thanh. Khê cho mời mẹ và hai chị thứ Sáu, thứ Tám đến. Chàng
nói:
- Thưa mẹ con sẽ chết trong tháng chạp nầy, song chưa biết ngày nào. Chết
không phải là mất. Xin mẹ và các anh, các chị chớ buồn.
Đoạn bảo người chị thứ Sáu lấy giấy bút để ghi lời di chúc. Chúc rằng:
- Khi chết không được khóc
- Chết xong liệm liền chôn liền
- Liệm rất đơn giản: một chiếc drap đắp kín thi hài. Một chiếc ḥm váng
tạp. Đám đi không trống không kèn.
- Bà con bạn bè đến phúng điếu, tiền bạc không nhận phải đem trả tận nhà.
- Ngày giổ không cúng cơm cá, chỉ một nén hương hay một lư trầm và một
b́nh hoa.
- Tác phẩm chưa xuất bản, giao bản quyền cho vợ chồng chị Ngọc Sương.
Chị Ngọc Sương là chị thứ Tám và chồng là Lạc Nhân.
Người chị ghi xong, chép kỹ lại đưa cho Khê xem, Khê trao lại cho mẹ và
căn dặn phải theo cho đúng. Rồi một tối cơm nước xong, Khê gọi mẹ vào,
âu yếm kéo mẹ ngồi bên cạnh, siết tay mẹ mà thưa:
- Chỉ ba ngày nữa con sẽ không c̣n ở với mẹ. Đúng ngày rằm tháng chạp th́
con chết. Khi nằm nhà thương Huế con có quen với một nhà sư chùa Phú Thọ,
lúc ấy cũng nằm nhà thương như con. Thầy ấy hiện đă trở về chùa. Mẹ cho
người xuống rước lên tụng cho con ba ngày kinh.
Nhà sư đến. Bàn thờ Phật đặt giữa nhà, bên cạnh pḥng Khê. Khê nằm chắp
tay lên ngực, lặng lẽ nghe kinh. Một quyển kinh tụng xong, nhà sư cùng
Khê chuyện tṛ thân mật.
Đến ngày 14 Khê bảo mẹ:
- Mẹ sửa soạn cho con một bửa cơm mặn thật ngon..Ngày mai con ăn chay.
Qua ngày rằm Khê bảo nấu nước lá thơm tắm gội. Đến chiều Khê bảo chị dọn
tất cả ly chén, thuốc men, không cho để một vật ǵ bên chổ Khê nằm. Tối
đến thưa cùng mẹ:
- Con c̣n ở với mẹ nửa đêm nay nữa. Ngày trăm tuổi già của mẹ, con sẽ về
rước mẹ đi.
Cả nhà đều lo sợ buồn thương. Nhưng Bích Khê trông rất thản nhiên và tỉnh
táo. Chàng nằm lim dim đôi mắt và chăm chú nghe kinh. Chốc chốc mở mắt
nh́n đồng hồ với một nụ cười hiền lành và tin tưởng. Đến 11 giờ một cơn
ho xé ruột người thân yêu. Cơn ho ngớt, Khê mở to đôi mắt đăm đăm nh́n
đồng hồ. Đến 11 giờ rưỡi, Khê có vẻ ngạc nhiên “ủa ủa” lên mấy tiếng.
Chàng ngạc nhiên v́ có lẻ nghĩ rằng v́ sao đă gần nửa đêm rồi mà ḿnh chưa
tắc nghỉ, có lẽ ngờ rằng dự cảm của ḿnh không phải là linh cảm nên chắc
sai.. Nhưng rồi chàng nhắm mắt lại, lặng lẽ nằm nghe kinh.
Ngoài tiếng đọc kinh, trong nhà không một tiếng nói, tiếng động. Không ai
ngủ được và trên mặt người nào cũng có vẻ buồn lo. Ai nấy thỉnh thoảng
cũng đưa mắt trông vào pḥng Khê nằm. Chợt người nuôi Khê chạy ra hốt
hoảng nói nhỏ:
- Chao ơi, tôi vừa thấy một làn ánh sáng xanh dờn từ nơi giường cậu Chín
bay xẹt lên nóc nhà, làm tôi lạnh cả người.
Cả nhà liền chạy vào pḥng Khê, nhưng không thấy chi cả. Ngọn đèn dầu
chong leo lét và Khê nằm im ĺm nghe kinh. Bà cụ khẻ hỏi con:
- Con có thấy mệt lắm chăng?
Khê mở mắt âu yếm nh́n mẹ
- Trong người con thấy khỏe lắm. Con cần ngủ một tí. Mẹ hăy đi nghỉ đi.
Thấy vẻ mặt b́nh tỉnh của con, nghe lời nói b́nh tỉnh của con, bà cụ yên
tâm cùng người nhà trở ra pḥng ngoài. Nhưng mọi người đặt lưng chưa ấm
chiếu, th́ người nuôi liền gọi cho biết rằng Khê đă tắt thở rồi!
Lúc bây giờ gần đúng 12 giờ khuya, ngày rằm tháng chạp năm Ất Dậu, tức 17
tháng 1 năm 1946.
Tiếng kinh đọc lớn thêm. Nhưng tiếng nức nở phải dồn vào lồng ngực v́ phải
theo đúng lời lời trối của Khê để cho hồn Khê siêu thoát. Nhưng khi đă
đậy nắp quan tài rồi th́ tiếng khóc than không c̣n có thể ngăn được
nữa..
(Trích Đời Bích Khê của
Quách Tấn)