
B
 |
iết anh trên văn đàn
Ninh-HoaDOTcom, nhưng tôi thực sự làm
quen với anh, là khi được cùng anh đi chung trên Đường Hoa Vàng của Thanh
Trí.
Tôi nhớ trong lá thư gởi Thanh Trí, phần mở đầu có câu: "Nghĩ giận cái ông
Lê Bá Thiên này quá! Những ǵ ḿnh định nói th́ ông ấy đă dành nói hết cả
rồi".
Cái "giận" của tôi đă gây được "sức hút" với anh - chúng tôi cùng mong có
ngày gặp nhau.
Và chúng tôi đă gặp nhau. Đấy là một ngày đầu xuân năm ngoái - Mồng 5 Tết,
anh đă mời Thanh Trí và tôi đi uống cafe gần nhà Thanh Trí, nằm trong
thành Diên Khánh.
Xin trích một đoạn trong bài Trái Tim Mùa Xuân: "Nghe tiếng anh đă lâu,
hôm nay mới gặp, thật đúng như tôi h́nh dung: anh vui tính, thân thiện và
có tầm hiểu biết sâu sắc về thi văn, đặc biệt là thi văn cổ điển. (Gần đây
tôi lại được biết và thưởng thức những vần thơ chan chứa t́nh cảm lăng mạn
của anh). Chuyện tṛ giây lát, rất nhanh chúng tôi đă hiểu nhau và cảm mến
như đă quen biết từ lâu. Có phải v́ anh và tôi khi xưa đă cùng nhau đi dạo
trên Đường Hoa Vàng?"
Trong ngày đầu xuân ấy, anh đă đưa tôi trở về cổ thành Diên Khánh nhiều
năm về trước: "Quê anh có bốn cửa Đông, Tây, Tiền, Hậu. Cửa Tiền c̣n gọi
là cửa Nam v́ ở về phía nam, cửa Hậu c̣n gọi là cửa Bắc v́ ở về phía bắc.
Trước 1975, đây là trung tâm hành chánh và quân sự của quận Diên Khánh. Để
tăng cường pḥng thủ, chính quyền đă lấp hai cửa Nam và Bắc, chừa lại cửa
Đông và Tây để thông thương qua lại. Dưới chân thành cửa Bắc có trường mẫu
giáo, nơi hàng năm pḥng y tế huyện tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho mấy
cháu. Năm 1979, anh phụ trách chuyên khoa Tai Mũi Họng cùng đoàn đi khám.
Buổi chiều sau khi khám xong, một ḿnh anh lên vọng lầu cửa Bắc ngắm cảnh
chiều tàn. Vọng lầu lúc ấy mái nguyệt tiêu điều rêu phong, lá vàng rụng
đầy trên ô cửa nhỏ. Đứng ở đây nh́n ḍng sông Cái lấp loáng dưới ánh trời
chiều, mảnh trăng thượng tuần soi bóng lặng lẽ như thầm kể bao nỗi thê
lương. Hào lũy dưới chân thành lau sậy phủ đầy chạy dài ra đến tận băi cát
vàng ven sông. Chiều tắt dần, hoàng hôn buông xuống, từng cánh chim xao
xác tranh nhau về tổ ấm... Cảnh hoàng hôn tịch mịch và di tích cổ nhân để
lại thật hoang tàn! Ḷng anh tràn đầy cảm xúc mới làm bài thơ HOÀI CỔ
bằng chữ Hán:
Vọng lâu hoàng diệp lạc
Cổ nguyệt chiếu hàn giang
Bắc môn sào mộ điểu
Hào thành thê thảo hoang
Dịch thơ
"Chiếc lá vàng rơi xuống vọng lầu
Trăng xưa c̣n chiếu bến sông sâu
Chim chiều cửa Bắc tranh về tổ
Hào lũy tiêu điều bóng cỏ lau."
Tôi quư mến và cảm kích anh Bá Thiên, cũng như thầy Dương Anh Sơn, đă lắng
nghe tôi tâm sự, quan tâm đến bài viết của tôi, chỉ dẫn thêm và khuyến
khích tôi viết nhiều hơn nữa.
Tôi ngưỡng mộ thầy Dương Anh Sơn và anh Bá Thiên về kiến thức Hán học thâm
sâu. Với thầy Dương Anh Sơn, đúng là một vị thầy; với anh Bá Thiên, tôi
cảm thấy gần gũi hơn - một người anh tài hoa, hiền lành, độ lượng. Anh
chân thành khuyên: "Em nên viết với cảm xúc chân thật, không cần hoa mỹ
lắm đâu! C̣n thơ Đường, nếu em thích, anh sẵn ḷng giúp." Lúc ấy tôi thầm
nghĩ: "Em rất thích thơ Đường, cách đây đă lâu em cũng làm được mấy bài
thơ, nhưng em biết thơ Đường em làm ngọt th́ có ngọt nhưng niêm luật c̣n
"thất" là cái chắc anh ạ!".
Vài tháng sau, tôi lại có dịp gặp anh ở Sài G̣n. Anh, Thanh Trí và tôi
cùng uống cafe bên hồ công viên Văn Thánh lúc chiều vừa xuống. Vẫn là
chuyện thi văn và chúng tôi nói nhiều đến buổi lễ ra mắt sách Nguyên Ngộ
Thi Tập của thầy Lê Văn Ngô, đến bài thơ của Thanh Trí viết tặng thầy và
chuyến đi Mỹ sắp tới của tôi. Anh đă nhận lời viết thư pháp bài thơ Đường
Vào Cửa Phật của Thanh Trí, và tôi sẽ giao tận tay thầy Ngô. Tôi nhớ buổi
tối ấy, dưới ánh nến mờ ảo, mắt tôi như "mờ" thêm với những mỹ từ nhà Phật
và thanh âm bằng trắc của bài thơ Đường, thế nhưng tôi vẫn đọc "diễn cảm"
tỉnh bơ, dù anh và Thanh Trí cố ghẹo cho tôi "bể đĩa".
Sau đấy ít hôm, hai đứa tôi lại rủ đến quán cafe để "bàn luận" về món quà
anh gởi từ Nha Trang vào. Tôi ngạc nhiên và thích thú ngắm "bức tranh thư
pháp" của anh. Nét chữ bay bướm với những chấm phá đậm nhạt đă làm tôn lên
giá trị của bài thơ. Tôi không ngờ bên trong vóc dáng "bác sĩ" lại là một
tâm hồn "thi sĩ" với bàn tay "họa sĩ". Thảo bút của anh đẹp quá! Tôi thật
hănh diện được mang món quà của anh và Thanh Trí trao tặng thầy Lê Văn Ngô
trong ngày hạnh phúc lớn của thầy: ngày ra mắt Nguyên Ngộ Thi Tập và mừng
thọ thầy 80 tuổi.
Tuy không có tấm ảnh kỷ niệm chụp chung với anh, nhưng tôi tin là anh sẽ
rất vui khi tôi chọn tấm ảnh Thanh Trí và tôi cùng cầm "bức tranh thư
pháp" của anh. Lúc ấy chúng tôi nhắc nhiều đến anh và cùng nghĩ đến anh...

Xin được lưu lại đây bài thơ anh gởi tặng ngày 20-3-2016:
CẢM TÁC SAU MÙA XUÂN
Ngàn dặm đi bước chân đời thấm mệt
Chờ đợi em ṃn mỏi đă bao mùa.
Mỗi sáng nắng mỗi chiều mưa trong ấy
Sao hồn anh như gió tạt phương này!
Vẫn thầm lặng một mối t́nh năm cũ
Người rất xa c̣n xa đến bao giờ
Mùa xuân đi t́nh mong manh ở lại
Anh giật ḿnh nghe nắng vỡ ngoài hiên...
Một mùa xuân nữa lại sắp đến. Tôi tưởng sẽ được gặp anh, gặp lại cảm
giác ấm áp b́nh yên bên người anh tài hoa, gặp lại Dr. Jivago lăng mạn và
thấm đậm t́nh người (có lần tôi ghẹo anh là Bs Jivago và anh có nhắc đến
Lara với thoáng ngậm ngùi)... Nhưng không, xuân này tôi không được gặp lại
anh. Anh đă ra đi măi măi! Thật ứng với bài thơ anh viết "Người rất xa c̣n
xa đến bao giờ..." Đành phải xa măi rồi, phải không anh?
Nghĩ mà giận anh quá! Khi chưa quen anh tôi đă giận anh, bây giờ quen anh
rồi tôi lại giận hơn! Sao anh có thể ra đi đột ngột, không lời báo trước,
không lời hẹn gặp lại?!!
Tôi rất quư mến và thương tiếc anh. Tôi không đủ khả năng diễn đạt được
t́nh cảm của tôi đối với anh. Chỉ có thể tự ḿnh than thở với ḿnh "Thương
tiếc anh quá!".
Xin gởi đến anh chút ḷng thành như câu kinh trong Kinh Nhật Tụng:
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
BÁ THIÊN vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngă kim kiến văn đắc thọ tŕ,
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
P HƯƠNG
HIỀN
Sài G̣n, Quư Đông-Bính Thân




|