
PHẦN 18
Đ
 |
ến bây giờ, vào mỗi chớm xuân, đôi lần tôi vẫn mơ hồ nhớ và văng vẳng
nghe tiếng hát: "Nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa?".
C̣n lúc ấy - Pleiku mùa xuân 1970, tôi đă nghĩ: "Mai nở rồi, xuân đang
đến, sao người c̣n hỏi?".
Vâng, năm 1970 gia đ́nh tôi đón cái Tết đầu tiên ở Pleiku. Cha tôi vừa
thuyên chuyển từ Dục Mỹ lên Pleiku, làm việc trong Liên đoàn 2 Biệt Động
Quân thuộc vùng II chiến thuật. C̣n tôi được gởi ở nhà chú Đào tại thành
phố Quy Nhơn, đi học lớp đệ nhất C trường Cường Để cùng em trai Kim Tiến.
Gần Tết, cha tôi cho chú Hoa tài xế xe jeep của cha đi Quy Nhơn đón chị em
tôi về. Chú Hoa người dân tộc Gia Rai, hiền lành, cẩn thận và rất trung
thành. Cha tôi và chú Đào điện thoại nhiều lần rồi quyết định xếp cho
chúng tôi đi chung với đoàn xe công voa của quân đội Mỹ sắp khởi hành.
Sáng sớm, thím Đào đánh thức hai chị em, ân cần gói ghém các thức ăn uống
mang theo dọc đường. Chú Đào nhiều lần căn dặn chú Hoa không được tự ư
tách đoàn và phải chú ư chăm nom các cháu. Chị em tôi ngồi ở băng sau, hai
bên phủ cánh gà. Nhưng chú Đào không bằng ḷng, bắt chú Hoa cuốn cánh gà
lên. Chú bảo: "Xe kín mít chúng nó lại tưởng là chở các ông to. Cứ để
trống cho thấy rơ hai đứa trẻ, đỡ hơn". Rồi đích thân chú dẫn đường cho
chú Hoa lái xe xếp vào giữa đoàn công voa đang chuẩn bị lên đường.
Xe theo quốc lộ 19, qua đèo Mang Yang, đèo An Khê... Đang là mùa xuân
nhưng hai bên đường nhiều nơi cây cối trơ trụi, xa xa những cánh rừng thưa
thớt úa vàng. Đây đó vài đám cây non xanh mướt như nhắc nhở dù sao xuân
cũng đến đây này...
Xế trưa xe chúng tôi về đến nhà an toàn. Mẹ tôi mừng rỡ bước vội ra sân
đón, các em tíu tít chạy theo, đứa nào trông cũng lớn hẳn. Từ khi gia đ́nh
tôi dọn lên Pleiku, đây là lần đầu tôi về nhà nên hơi có cảm giác lạ lẫm.
Thời gian ở Ninh Hoà, Dục Mỹ, chúng tôi ở trong phố, c̣n bây giờ hoàn toàn
trong doanh trại quân đội. Nơi gia đ́nh tôi ở là dăy nhà tiền chế có mái
ṿm bằng tôn, gồm nhiều pḥng riêng biệt và giống nhau, chắc là trước đây
dành cho các sĩ quan độc thân. Phía trước và sau nhà là hai hầm trú ẩn
trên nóc phủ nhiều lớp bao cát.
Chiều hôm đó cha tôi đi làm về, gặp lại hai con sau thời gian dài xa cách,
cha tôi vui lắm. Nét khắc khổ như dăn ra để lại nụ cười tươi trên khuôn
mặt cha đă già đi nhiều so với năm ngoái. Việc đầu tiên cha làm là dẫn chị
em tôi ra hai hầm trú ẩn, chỉ dẫn cách chạy xuống hầm cho nhanh, nghe
tiếng đạn pháo ́ ẩm th́ chớ sợ hăi chùn chân hay ngó quanh quất, mà bằng
mọi cách phải chạy vào hầm, kể cả khi đă bị thương. Ông dặn đi dặn lại các
con phải chịu khó nằm yên đấy cho đến khi dứt hẳn đợt pháo kích.
Mấy ngày sau tôi dần dần quen với vùng cao nguyên đất đỏ, quen với tiết
trời lành lạnh và những màn mưa bụi lê thê. Tôi cũng dần quen với những
địa danh Dakto, Pleime, Đức Cơ, Tân Cảnh, Cù Hanh...
Giáp Tết, cha chở tôi đi ṿng ṿng ngắm phố Pleiku: những dăy phố cao thấp
uốn lượn mơ màng... Đúng là "Dăm ba phút đă về chỗ cũ..." như trong bài
hát C̣n Một Chút Ǵ Để Nhớ (thơ Vũ Hữu Định, nhạc Phạm Duy):
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống...
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông...
Hương vị Tết ở Pleiku sao khác với Ninh Hoà quá! Cho dù mẹ tôi cũng làm
mứt dừa, mứt khoai, mứt gừng (Tết nào cũng chỉ có ba món mứt này thôi),
cho dù cũng gói bánh chưng và nấu từ xế chiều đến tận khuya và chị em tôi
được phép chầu ŕa tuỳ ư... Nhưng sao vẫn chẳng giống những cái Tết ngày
xưa! Tôi lan man nhớ Tết ở Ninh Hoà, vùng đất hiền lành đă giữ của tôi bao
kỷ niệm...
Ngày hôm sau cha tôi đem về một cành mai rừng đơm nụ chi chít bên vài cánh
hoa rải rác. Tự tay ông chặt xéo phần gốc và hun lửa. Ông giải thích: "Để
cho hoa tươi lâu". Mồng một Tết, cành mai của cha bung nở thật nhiều hoa.
Ngắm sắc hoa vàng thắm, tôi thấy ḷng vui lên, cảm nhận nơi đây xuân đă
đến.

Hiền và 7 em:
Tiến, Dũng, Tuấn, Dung, Liên, Phong, Hải


Bà Nội, Cha Mẹ và 8 con

Cha tôi

Hiền và Mẹ
Mùa xuân năm sau, 1971, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời tôi. Có lẽ
đấy là một trong những mùa xuân hạnh phúc nhất của cha tôi, và cả tôi nữa.
Sau khi thi đậu Tú tài 2 ở Quy Nhơn, cha gởi tôi vào Sài G̣n ở nhà bà
Lạng. Bà là mợ dâu của mẹ tôi, rất thương cha mẹ tôi v́ khi xưa bà là bạn
thân của bà ngoại tôi. Năm ấy tôi trúng tuyển vào trường Đại học Dược Khoa
Sài G̣n với hạng cao. Tết đến, tôi về Pleiku bằng máy bay Air Viet Nam,
đáp xuống phi trường Cù Hanh. Không thể diễn tả hết niềm vui và hănh diện
của cha tôi. Gặp ai ông cũng "khoe khoang", c̣n tôi chỉ biết im lặng cười
vô tư.
Tôi nhớ hôm ấy sáng chủ nhật, trời không lạnh lắm và mưa bụi ngưng giăng.
Bầu trời ít mây như cao hẳn lên, buông nắng nhẹ hây hây...
- Con thay áo đẹp cha chở đi chơi Biển Hồ.
- Vâng, để con gọi các em.
Cha tôi cười:
- Không cần đâu, hôm nay cha con ḿnh đi chơi riêng.
Cha lái xe jeep, cho tôi ngồi bên cạnh. Đường đến Biển Hồ thật đẹp với
những cánh rừng thông xanh ngát rập rờn. Tôi nao nao nhớ vùng biển quê
hương năm nào cũng một màu xanh ngát, reo vui theo tâm trạng cô bé 11 tuổi
vừa thi đậu vào lớp đệ thất trường Trần B́nh Trọng. Hôm ấy cũng một buổi
sáng chủ nhật đẹp trời, cha chở tôi đi Nha Trang sắm sách vở, cho tôi ngồi
ghế trước cạnh ông. Một lần nữa lập lại h́nh ảnh khuôn mặt cha nh́n
nghiêng trông rất đẹp và cương nghị. Như cảm nhận được ánh mắt của tôi,
cha quay lại mỉm cười. Giây phút ấy tôi thấy ḷng vô cùng ấm áp và hạnh
phúc.
Đến Biển Hồ - cái hồ có tên Biển này, c̣n gọi là hồ T'nưng, vốn là một
miệng núi lửa khổng lồ, đầy ắp nước quanh năm. Theo truyền thuyết, hồ
T'nưng là nơi hứng những ḍng nước mắt của buôn làng thương khóc khôn
nguôi người thân đă bị vùi lấp trong núi lửa thuở xưa.
"Đôi mắt Pleiku" thật buồn và đẹp, như một nhạc sĩ đă cảm xúc:
Em đẹp thế Pleiku ơi!
Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi
Không dám nh́n vào đôi mắt ấy
Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy..."
Đấy là chuyện về sau, khi cuộc đời bày ra những chuyện bể dâu. Chứ buổi
sáng mùa xuân 1971, đứng bên cha ngắm mặt hồ phẳng lặng, trong xanh, tôi
thấy cảnh hồ thật vui. Hai cha con thong thả đi dạo ven hồ, ngắm những con
chim kơ túc, kơ vông t́m mồi trong bè hoa sen, hoa súng. Xa xa từ đám lau
sậy phất phơ lại chấp chới những đôi cánh của lũ le le, ngỗng trời. Bờ hồ
nở đầy hoa ban trắng, dă quỳ vàng và các loài hoa cúc...
Cha ngưng lại để chụp ảnh cho tôi. Ông khoe mới sắm chiếc máy ảnh
Polaroid, món hàng "huyền thoại" thời ấy. Lát sau, ông đưa tôi tấm ảnh và
nheo mắt cười: "You look very American!"

Hiền 18 tuổi
NHẬT KƯ VIẾT CHO CHA
Khi cha nheo mắt cười và đưa con tấm ảnh với vẻ "ngưỡng mộ", con cảm thấy
cha rất "manly" và con vui thích lắm, cha có biết? Có phải bệnh mê chụp
ảnh và thích được khen của con đă bắt nguồn từ sáng hôm ấy? Thế th́ cũng
thuộc loại bệnh không thể chữa và cũng không phải tại con?
Nụ cười, giọng nói và dáng vẻ của cha hôm ấy đă làm con rung động và cảm
kích, in sâu vào tâm khảm của con măi măi. Có thể nói đấy là buổi sáng mùa
xuân đẹp nhất của đời con.
Và ngày ấy cha rất thích bài hát "Đồn Vắng Chiều Xuân" phải không ạ? Con
cũng rất thích. Ḿnh cùng nghe cha nhé!
Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết xuân về hay chưa?
Chờ em một cánh thư xuân
Nhớ thương gom đầy
Cho chiến sĩ vui miền xa xôi...
N guyễn
Thị
Phương
Hiền
Sài G̣n - Xuân Đinh Dậu




|