
H
 |
ôm nay 28-12-2016, nhóm
bạn chúng tôi vui mừng được đón thầy cô Lâm Ngũ Chi từ Huế vào Sài
G̣n để chuẩn bị đi định cư ở Mỹ.
Thầy Lâm Ngũ Chi ngày
trước dạy môn Vạn vật ở trường Trung học Trần B́nh Trọng, Ninh Hoà
khoảng năm 1966-1967. Sau thầy dạy học ở Nha Trang và sinh sống ở
đấy suốt 30 năm.
Mấy mươi năm không gặp,
nhưng tôi nhận ra thầy ngay với dáng dấp to cao lịch thiệp, nụ cười
hiền lành và đôi mắt sáng rất trí thức. Bên thầy, cô có phần "bé
nhỏ". Cô nhẹ nhàng thăm hỏi gia đ́nh chúng tôi, tỏ ư rất vui khi
thấy phu quân hăng hái chụp ảnh, hào hứng cùng học tṛ ôn lại bao kỷ
niệm xưa.

Từ trái qua:
- Hàng ngồi: thầy cô Lâm Ngũ Chi và cô Lê Thị Đào
- Hàng đứng: Lê Lầu, Khánh Phân, Tuyết Hồng, Vơ Sa,
Phương Hiền, Hoàng Lan, Thanh Tịnh
Tôi cảm động khi thầy vẫn nhớ
tôi - cô học tṛ ngoan ngày ấy đi học bằng xe đưa rước học sinh của Biệt
Động Quân, và đôi khi bằng xe jeep nhà binh. Thầy hỏi thăm cha tôi và buồn
tiếc khi biết ông đă mất từ rất lâu. Thầy cô và cô Lê Thị Đào tṛ chuyện
nhắc nhiều đến cô Tuư Sen, cô Bạch Liên, cô Đăng Hà, cô Phương Lan..., các
thầy Trần Chu Đức, thầy Phạm Vinh, Phan Bom, Phạm Hữu Trúc... và các học
tṛ Lâm Ái Liên, Ái Đào, Ái Mai, Minh Xuân, Kim Tím, Dương Thị Mai, Lương
Bửu Quyến...
Tối nay vui quá! Chúng tôi vừa
ôn chuyện cũ vừa thưởng thức "cafe trên mây": cafe Aon ở tầng 50 của toà
nhà Bitexco Tower. Ngoài kia, qua vách kính trong suốt, rực rỡ ánh sáng
muôn màu của Sài G̣n hoa lệ, xa xa ẩn hiện trên tầng mây dường như các chú
tuần lộc đang rộn ră kéo xe về hướng nhà thờ Đức Bà vang vang tiếng chuông
ngân...

Hoàng Lan, cô Đào


Tôi chợt nhớ một chiều tháng 10-2014, tôi và Tuyết Hồng, Kim Tiến được
anh Thành và chị Giỏi đưa đi chơi trên Tháp Xoay 64 tầng ở Los Angeles.
Hôm ấy trời rất đẹp, bầu trời trong xanh với từng đám mây trắng trôi chậm
như đang cố len lỏi giữa bao chóp đỉnh của những toà nhà chọc trời cao
ngất ngưởng.

Đứng trên tầng tháp đang từ từ xoay, có lúc tôi tự hỏi: "Có phải khi tháp
xoay đủ 360 độ, th́ tôi sẽ được về chỗ cũ, năm tháng cũ, khi tôi c̣n là cô
bé 11 tuổi chập chững bước chân vào trường Trần B́nh Trọng?".
Và có phải khi tháp xoay đủ 360
độ, th́ bên tôi cũng sẽ về lại chú bé cùng tuổi, cùng lớp, cười hớn hở khi
mẹ tôi dịu dàng hỏi: "Trong làng cháu có tre trúc không nhỉ? Cho bác xin
mấy đoạn để bác làm cho em nó chiếc lồng đèn ngôi sao".
Mùa Giáng Sinh năm ấy, có hai
đứa trẻ chơi chung chiếc lồng đèn ngôi sao, cùng nhau tập đếm "Một ông sao
sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng..."
Mùa vui nối tiếp mùa vui... Khi
lên đại học, tôi học Dược c̣n anh học Y khoa. Sau năm 1975, bẵng đi một
thời gian rất dài, anh và tôi mới gặp lại mấy năm nay. Anh vẫn như xưa,
rất hiền, vẫn thích lồng đèn ngôi sao, và vẫn thích... đếm sao!
Đêm nay, bên thầy bên bạn ấm áp
niềm vui, ḷng tôi len về niềm thương cảm, từ đây sẽ vắng anh trong những
cuộc chơi. Anh vừa nói với tôi chiều qua, anh muốn rẽ sang con đường khác:
- Có lần Hiền đọc câu thơ: "Hỏi
người bờ Giác có c̣n xa?". Tôi mong bờ Giác không c̣n xa lắm.
- Anh nói chuyện ǵ là lạ?
- À, tôi muốn nói lời từ giă
Hiền, tuần sau tôi xuất gia.
- Tại sao? Có ai làm anh buồn?
- Chỉ là tôi muốn đến bờ Giác.
- Có quá sớm không?
Anh không trả lời, tôi cũng
không hỏi nữa. Giá như có phép màu cho ṿng đời xoay ngược lại, để tôi
được trở về tuổi ấu thơ, ngày ngày cùng nhau cắp sách đến trường, vô tư
bên thầy và bạn. Và cứ mỗi cuối năm, lại cùng anh chơi chung chiếc lồng
đèn ngôi sao, và cùng anh đếm sao trời.
SaiGon by night rực rỡ ánh đèn
màu, nhưng từ toà tháp rất cao này, những ngôi sao như gần hơn và dễ đếm
hơn: "Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng..."
Thầy cô và các bạn đang chào từ
giă nhau với lời chúc Happy New Year... Tôi thấy ḷng dịu lại, tôi cũng
chúc tất cả một năm mới tươi vui, hạnh phúc.
Vâng, dù nơi đâu, dù lúc nào,
ḿnh vẫn được ngắm bầu trời đầy sao, phải không? Và ngôi sao sáng nhất,
tôi tin chắc là anh vẫn dành cho tôi như lời hứa anh ngập ngừng trao một
ngày cuối năm khi ta c̣n thơ ấu.

N guyễn
Thị
Phương
Hiền
Sài G̣n, tháng 1/2017




|