
H
 |
è vừa qua, một sự ngẫu nhiên huyền diệu đến bên tôi thật bất ngờ và
cảm động. C̣n nhớ hôm ấy vào sáng chủ nhật (20/4/2016), tôi đang
đứng trước nhà chăm sóc giàn khổ qua rừng leo bắt lên hàng rào, th́
ngạc nhiên thấy một nhóm 5 người, gồm 2 người phụ nữ đứng tuổi nhưng
trông cao lớn khoẻ mạnh, 2 thanh niên, 1 bé gái chừng 7, 8 tuổi có
nét lai lai đẹp dễ thương. Họ ăn mặc sang trọng, vừa đi vừa hỏi
thăm, mà cứ đi qua đi lại nhiều lần từ đầu đường xuống hăng nước đá
Chấn Phát, rồi ngược lại. H́nh như họ không phải dân địa phương và
t́m kiếm người quen hay sao? Tôi ṭ ṃ hỏi cô bán phở trước nhà:
- Mấy người khi năy hỏi thăm nhà ai ?
- Dạ, bà già hỏi nhà bà Bốn Tàu trước làm nghề dệt vải, nhưng chả ai
ở xóm ḿnh biết, nên họ cứ loay hoay t́m từ chiều hôm qua tới bây
giờ đó chị, thật tội nghiệp!
Cũng vừa lúc đó họ đi tới, có một linh cảm ǵ đó làm tôi chăm chú
nh́n bà già chống gậy trúc bên cạnh đứa cháu trai kỹ hơn. Chợt bà
cũng tiến về tôi hỏi:
-Cháu ở đây lâu chưa?
- Dạ có việc ǵ hả bác?
- Bác có người bạn hồi trẻ ở phía dưới chùa Hội Quán, tên Bốn Tàu,
nhà bán tạp hoá, bánh xèo, vải...
Bất chợt tôi nhận ra bà :
- D́ Hai Ngộ Đà Lạt?
- Ủa cháu biết D́ Hai hả?
- Con là Hưng có mấy lần theo ba má lên Đà Lạt thăm D́ đó, nhà D́ ở
gần bệnh viện đúng không? D́ t́m nhà ai dzậy?
- T́m Bốn Tàu, người bạn thời trẻ của D́, ngày trước ở phía dưới
chùa Hội Quán.
- Thôi con mời D́ cùng mọi người vào nhà nghỉ chân uống nước, và
con xem có giúp D́ được ǵ không? Thật ra từ trước đến giờ xóm này
chẳng có ai tên Bốn Tàu.
Vừa bước đến pḥng khách, bà thấy bàn thờ liền hỏi:
-Nhà cháu mới có người mất hả?
-Dạ má con mất hơn năm rồi!
Mọi người lịch sự xin thắp hương cho người mất. Trước khi an toạ,
tôi đang lấy nhang đốt... th́ bất chợt D́ Hai Ngộ đập mạnh vai tôi:
- Mèn ơi! Bốn Tàu ngồi đây mà tôi t́m hai ngày hổng ai biết, ngay cả
con gái chị cũng không biết chị tên ǵ, có khổ thân tôi không chớ?
-Trời đất ơi! Bốn Tàu là tên má con hả? Từ khi con hiểu biết đến nay
con cũng chưa bao giờ nghe đến tên này.
- Má con thứ bốn, ông vại bây Ba Tàu, nên bạn bè thời đó gọi má bây
Bốn Tàu.
- Sự rắc rối này chỉ có D́ cùng má con tự hiểu thôi, thế hệ sau
chúng con mù tịt. Dzị là có sự đồng cảm nên má con linh thiêng khiến
con c̣n nhớ nhận ra D́ đó, xí xoá hết giận má con nhen!
D́ nhanh chóng giới thiệu tôi với các con, em, cháu của D́ rồi phân
bua:
- Tự nhiên mấy năm nay D́ nhớ đến những bạn thời xưa trong đó ba má
cháu đứng đầu danh sách. D́ muốn đi tận nơi thăm hỏi nhưng đứa nào
cũng cản: "Nội đă ngoài 90 th́ những bạn của nội có c̣n trẻ, c̣n
sống không? Đi đứng rất vất vả, hơn nữa chắc ai c̣n nhớ ai! Đă U90
hơn, ngay cả các em các cháu c̣n ở trong gia đ́nh mà đứa nhớ đứa
quên". Nhưng tao đă quyết phải về Việt Nam chuyến này, tụi nó phải
chiều, hai ngày ṛng không t́m được nhà ba má cháu, tụi nó hết kiên
nhẫn bắt đầu cằn nhằn đ̣i bỏ cuộc.
- Dạ thưa D́ Hai, ba má con khi c̣n sanh tiền thường nhắc đến D́,
song kinh tế gặp nhiều bất trắc, lần hồi già yếu không đi được. Có
lần con lên Đà Lạt ghé thăm D́ nhưng người gần nhà cho hay D́ đă
theo con gái về Sài g̣n rồi!
- Ụa chị Bốn Tàu chết lâu mau rồi?
- Dạ tháng 4/6 tới đây là măn tang, d́ tới thăm ba má con muộn nhưng
chắc ba má rất vui.
D́ kể: D́ quê ở Diên khánh, làm cô mụ ở bệnh viện Thầy Hà bên kia
cầu Dinh, thường tới quán chị Bốn ăn bánh xèo. Khi sanh đứa con gái
đầu ḷng, chính tay D́ đỡ. T́nh cảm D́ và ba má con thắm thiết như
chị em ruột, mới đây mà mấy mươi năm rồi hén! Sau D́ có chồng theo
về Đà Lạt, rồi bận bịu công việc, con nhỏ... nên D́ ít có dịp trở
lại Ninh Hoà, bây giờ khác quá! D́ nhớ từ chùa Hội Quán xuống đến ḷ
heo của ông Trong là đồng ruộng lớn rồi xuống dưới nữa mới có nhà
anh Lư Ba. C̣n giờ đồng ruộng biến thành nhà cửa đông đúc, đường xá
rộng răi, cảnh vật và người đều thay đổi...
Trong khi mọi người lắng nghe D́ Hai tâm sự th́ tôi để ư người em
dâu út của D́ đăm đăm nh́n vào tấm ảnh bao gồm những thành viên
trong gia đ́nh tôi được phóng to treo trên tường. Bất chợt bà ấy ồ
lên:
- Chị Hai ơi! Em cũng t́m ra được Bác Bốn ân nhân của em rồi đây!
D́ Hai hỏi dồn:
- Ở đâu? Lúc nào?
- Tại đây, thật em không ngờ vợ chồng bác Tư Tằm của em cũng chính
là bạn của chị mà chị em ḿnh đă cất công t́m bấy lâu nay.
Rồi bà kêu con trai lại:
- Khánh ơi, vợ chồng ân nhân mà mẹ thường nói với các con, người đă
bảo bọc mẹ thời thơ ấu cùng ông bà ngoại lúc khó khăn ( bà chỉ vào
ảnh ba mẹ tôi ).
Nói xong bà lấy trong bóp đầm tấm ảnh 8x12 đưa cho tôi xem có nhận
ra ai?
Dù tấm ảnh đă hoen ố theo thời gian nhưng tôi vẫn nhận ra, h́nh
được chụp khi tôi 3 ,4 tuổi mặc áo đầm, tóc ngắn tay ôm hoa. Ở nhà
tôi cũng có h́nh lưu niệm ở tuổi này nhưng đứng một ḿnh. Tôi thắc
mắc thầm nhủ: "Bà này là ai mà có h́nh ḿnh khi nhỏ và người đứng
cạnh ḿnh thời ấy là ai nhỉ?".
Bà Nhàn vui vẻ kể:
- Tôi đố quư dzị ĐỜI NGƯỜI CÓ MẤY MÙA XUÂN? Ai trả lời đúng tôi sẽ
bao quư dzị một chầu đi nhà hàng!
Tôi nghĩ thầm: thông thường người ta bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu
mùa xuân, nhưng bà này hỏi như vậy chắc là mùa xuân sâu sắc ấn tượng
chăng? Tôi im lặng để ư xem mọi người có câu trả lời như thế nào,
chắc là ngồ ngộ lắm! Nhưng mọi người chỉ tủm tỉm cười. Con bà cất
tiếng:
- Mẹ thua chắc à nhen!
Bà ấy không trả lời, chỉ đưa đôi mắt ngấn lệ nh́n xa xăm như đang
t́m kiếm hay ngụp lặn theo một kỷ niệm nào đó buồn vui lẫn lộn,
khiến mọi người ngỡ ngàng...
Chợt D́ Hai vừa cất tiếng vừa lay bờ vai bà ấy, phá tan sự ngột
ngạt:
- Đời người có mấy mùa xuân chắc hẳn khác với mùa xuân của ḍng đời
phải hông em Nhàn?
Bà Nhàn đưa khăn lau mắt lấy b́nh tỉnh nói lời xin lỗi sự xúc động
của ḿnh làm ảnh hưởng đến mọi người, rồi bà thổ lộ:
- Chị Hai nói đúng ư em rồi.
Không đợi ai hỏi nữa, bà Nhàn nôn nao kể về những mùa xuân thật sự
đi qua đời bà:
- Quê tôi ở tận Quảng Nam, theo lời cha tôi kể năm 1945 quê tôi ảnh
hưởng chiến tranh loạn lạc mùa màng thất bát, ông bà nội tôi chết v́
đói. Lúc đó tôi được 3 tuổi nhưng nhỏ thó gầy đét lại mụt nhọt lở
loét như con mèo ghẻ nên cha và bà con trong làng đặt cho tôi cái
tên "Con Mèo Lác". Để lánh nạn chiến tranh và đói khổ, ba má bồng
tôi cùng những người trong làng rủ nhau vào miền Trong kiếm sống.
Hồi ấy không có phương tiện xe cộ như bây giờ, mọi người phải tay
đeo nách mang đồ dùng, c̣n ba mẹ tôi ngoài mang nải c̣n phải thay
phiên cơng tôi trên lưng, khi th́ băng rừng lội suối, lúc đi đường
lộ. Đi đến đâu kiếm sống đến đó, lúc đào củ mài, củ chuối, lúc làm
thuê... V́ quá đuối sức nên má tôi lâm bệnh nặng, chết gởi xác quê
người (B́nh Định ). Cuối cùng chỉ c̣n ba cơng tôi trên lưng theo
đoàn người di cư đến Ninh Hoà. Lúc này tôi được 7 tuổi, hằng ngày
mấy người đàn ông ra bến xe phụ khiêng xách hàng hoá cho khách hoặc
quét rác... người ta thù lao cho vài trinh, vài xu, có khi cả ngày
chẳng có ǵ bỏ bụng. C̣n phụ nữ th́ ra chợ Dinh dọn quét, rửa chén
cho các hàng bún, bánh xèo... người ta cho ǵ hưởng nấy. Cả đám trú
ngụ dưới gầm cầu Dinh với những người vô gia cư vào buổi trưa, buổi
chiều. Ban đêm lính canh cầu đuổi th́ tất cả mọi người phải chen
chúc ngủ ké trong các sạp hàng, sáng phải dậy sớm sợ chủ sạp biết.
Một hôm vào nửa đêm tôi bị nóng, run cầm cập, cha tôi lo lắng mà chỉ
biết ôm con khóc chứ chẳng biết làm sao v́ trong túi không có một xu
dính túi, không người thân thuộc, lại sợ tôi chết! May sao có ông cụ
trong nhóm mách cha xuống xóm Rụ nhà ông Tư Tằm gần Giốc CÂY THỊ "có
thuốc cao đơn hoàn tán trị cảm gió hay lắm, nghèo không tiền vợ
chồng anh bán chịu hoặc cho. Bay để tao xốc nó chạy trước. Tao biết
nhà và cũng có quen chút chút, mày chịu khó chạy sau nhen!".
Tới nơi tôi được chủ nhà vội ủ ấm trong cái mền cũ và bảo:
- Nó bị lạnh và đói!
Rồi bảo người nhà khuấy ly sữa nóng đưa đến. Cha tôi kể: lúc ấy tôi
đang mệt nhoài nhưng nh́n thấy ly sữa là tỉnh ngay. Uống sữa xong,
bác Tư gái mới cho uống thuốc. Đêm đó cha con tôi ngủ lại nhà bác Tư
để theo dơi bệnh. Sáng sớm, thấy tôi tươi tỉnh lại, cha tôi cảm ơn
sự giúp đỡ và xin khất nợ tiền thuốc khi nào có tiền sẽ trả. Nghe
qua hoàn cảnh của cha con tôi, hai bác chủ nhà thấy cha tôi tội
nghiệp đáng thương nên đề nghị:
- Bây giờ là đầu tháng chạp rồi, năm hết tết đến, cha con anh ăn ngủ
như vậy con nhỏ sẽ bệnh nặng thêm tội nó. Tôi tính thế này nếu anh
thấy được th́ nghe, không hợp ư coi như tôi chưa nói ǵ nhen: vợ
chồng tôi và các anh chị em trong nhà này cũng từ quê lánh giặc, rủ
chạy ra đây thuê nhà hợp sức làm ăn kiếm sống, c̣n khó khăn song
thấy con bé c̣n nhỏ bệnh hoạn tôi không đành. Thôi bây giờ cha con
tạm thời ngụ tại nhà tôi. Qua tết trời ấm, con bé khoẻ hẳn rồi tính
chưa muộn, dù nhà không rộng nhưng vẫn c̣n chái sau cha con ở tạm.
Trước sự quan tâm ân cần của hai bác, ba tôi mừng rỡ xin ở lại. Nhờ
hũ thuốc tím, thuốc đỏ bác Tư cho mà những mụt ghẻ dần dần biến mất
trên thân thể tôi từ lúc nào chẳng hay. Cha tôi hằng ngày phụ với
những thợ dệt kéo sợi, c̣n tôi có nhiệm vụ đưa vơng hát cho bé Hai
ngủ, em khóc th́ gọi bác gái cho bú sữa. Nhờ có chỗ ăn ở đàng hoàng,
cha con tôi dần dần hồi phục sức khoẻ. Ngày tết, cha con tôi được
ngồi chung mâm với gia đ́nh vui vẻ, tôi được ăn nhiều bánh kẹo, được
bác gái cho áo mới. Lần đầu được mang guốc bước đi lọc cọc, tôi vui
vô cùng : "Đó là MÙA XUÂN, NGÀY TẾT ĐẦU TIÊN của Nhàn này".

Bà Bốn Tàu

Ông Tư Tằm
Qua tết trời ấm, ba tôi ngỏ ư xin phép ra đi nhưng hai bác thấy ba
siêng năng thiệt thà nên thương t́nh: " Nếu anh thích làm thợ dệt
như anh em chúng tôi th́ ở lại học nghề, làm cho tôi, tới kỳ bán vải
xong trừ hết chi phí, lăi được chia đều trên từng công. Ai dệt nhiều
hưởng nhiều, ai dệt ít hưởng ít. Hơn nữa con gái anh yếu đuối làm
sao theo anh sống lang bạt lang thang như anh măi, và nó phải có tên
tuổi đàng hoàng như bao đứa trẻ khác, chớ ai đời con gái ngày càng
lớn mà lúc nào cũng gọi: Mèo Lác ơi, Mèo Lác hỡi!"
Thế là ba con tôi tiếp tục ở lại chẳng có tờ giấy ǵ chứng minh,
nên bác Tư trai nhận cha là em của bác để nhờ người quen ở sở Mật
Thám xin tờ căn cước tuỳ thân. Bác cũng nhận tôi làm con nuôi nhờ
ông Lục Sự gần nhà làm tờ thế v́ khai sinh với cái tên Nguyễn thị
Thanh Nhàn. Bác c̣n cẩn thận căn dặn kẻ ăn người làm trong nhà nay
nó tên Thanh Nhàn, đứa nào gọi nó là Mèo Lác là bị đ̣n nghe chưa!
Nói thế chứ nhiều khi quen miệng mọi người cũng gọi Mèo Lác ơi ới,
măi đến một thời gian sau tên Mèo Lác mới dần dần quên lăng theo
thời gian.
Tài xen vào:
- Nếu bây giờ ai gọi Nội Út Mèo Lác, Nội Út có buồn giận?
Chị cười:
- Cái thằng này hỏi lắc léo thật, cái tên nghĩ lại cũng là một kỷ
niệm thời thơ ấu. Tôi và bé Hai cùng lớn lên bên sự chăm sóc thương
yêu của mọi người. Được cái tên đẹp dù chưa hiểu ư nghĩa như thế nào
song tôi rất sung sướng không c̣n mặc cảm "Mèo Lác". Mỗi đêm bên ánh
đèn dầu bác Tư trai c̣n dạy bốn năm người thợ dệt, kẻ giúp việc...
trong nhà học chữ Quốc Ngữ, làm toán. Bác thường nói:
- Thời giặc giă mà ra đường không biết đọc, không biết viết là hay
gặp rắc rối lắm!
Cha con cũng được bác chỉ dạy, nghĩ lại tôi càng thương quư mến bác
vô cùng. Nghe đâu lúc c̣n thanh niên bác dạy học ở quê, sau đó bác
bị giặc Tây bắt đánh hành hạ nên tai bác lúc nghe lúc không, ai muốn
nói chuyện với bác th́ phải nói to hoặc kề sát tai bác mới nghe.
Chính bác trai cầm tay tập cho tôi viết từ nét chữ đầu tiên, cách
học cửu chương...
MÙA XUÂN THỨ HAI của tôi chính là ngày bác trai hướng dẫn tôi tự
viết, đọc thành thạo tên ḿnh Nguyễn thị Thanh Nhàn và nói ư nghĩa
tên ḿnh. Bác khen tôi thông minh chịu khó. Nhà có bán nhật tŕnh
(báo), mỗi khi có người đến mua th́ tôi nhanh chân bán sợ người khác
bán tôi mất cơ hội lập công với bác Tư. Từ đó tôi có thói quen bắt
đầu ham đọc sách, đọc báo, tự t́m hiểu tự học chứ bác Tư sau đó bận
công việc làm ăn không dạy chúng tôi học đều như trước. Nhưng có
điều ǵ không hiểu tôi ghi vào một trong bao thuốc lá chờ khi bác
rỗi rảnh nhờ bác giảng. Bà chủ cho bác Tư mướn nhà, ngày Tết con
cháu về đông đủ vui lắm, nên rước thợ về chớp ảnh. Tôi cũng như
những đứa trẻ nhỏ trong xóm thấy hay hay ngồ ngộ xúm xít chạy theo
coi, c̣n bé Hai mũm mĩm được chú Út con bà chủ nhà thương nên bế
trên tay chụp h́nh cùng chú. Tôi sợ mất em nên cứ chạy theo đ̣i em.
Chú cười trả em và nói với ông thợ chụp tặng riêng cho hai chị em nó
một pô đẹp đẹp nhen - đó là tấm h́nh kỷ niệm này, tôi giữ từ đó đến
giờ.

Bé Hai

Ông bà Tư Tằm - Bốn Tàu và Mèo Lác, Bé Hai
Bây giờ tôi gật đầu, song vẫn có điều thắc mắc chưa rơ nhờ chị giải
thích:
- Tại sao chị gọi ba em Tư Tằm, em là bé Hai?
- Thời đó ba em nuôi tằm khéo tay nên mọi người gọi thân thiện anh
Tư Tằm, chú Tư Tằm. C̣n em là bé Hai là chị gọi theo mọi người quen
miệng. Hồi đó chị rất thương em, em cũng quấn quưt bên chị.
Uống cạn ly nước tôi mời, chị hắng giọng kể tiếp:
- Đến năm tôi 10 tuổi, bé Hai 4 tuổi th́ ba tôi và cô Tâm (người làm
công việc cùng trong nhà) được bác Tư tác hợp nên duyên vợ chồng,
tức là mẹ tôi hiện nay. MẸ TÂM là MÙA XUÂN THỨ BA, đă cho tôi cảm
nhận t́nh mẹ con sâu sắc cần thiết ra sao. Ba má đưa nhau về quê
ngoại B́nh Tuy sinh sống, mẹ Tâm không con nên rất yêu quư tôi, dù
khổ nghèo thiếu thốn nhưng vẫn cố gắng cho tôi đến trường.
Đưa mắt nh́n tôi, chị nghẹn ngào:
- Thời gian đầu chị rất nhớ em khóc cả đêm, ba mẹ chị hứa khi nào
có tiền sẽ đưa cả nhà về thăm hai bác và thăm em. Rồi cái nghèo cái
khó lôi kéo, rồi chị có chồng, là Mười Út em chồng bà Hai đây, sanh
được bảy đứa con. Mười năm trước chị về VIệt Nam ra B́nh Định bốc mộ
mẹ chị, sau đó chị đến Ninh Hoà, nhưng suốt ba ngày chị t́m và hỏi
thăm, chẳng được tin tức ǵ! Tiếc thật, phải chi sớm hơn vài năm để
chị gặp thăm hai bác th́ vui biết dường nào!
Cháu Tài cười xen vào:
- T́m người như bác Hai với các tên "cổ đại" nằm xếp hạng trong viện
bảo tàng, con chắc chắc suốt cả thế kỷ cũng không bao giờ t́m được,
nếu không nhờ may mắn gặp d́ Hưng phải không? Vậy trong đời mẹ đă có
mấy MÙA XUÂN?
D́ hai Ngộ cất tiếng:
- Vậy tính đến nay, mẹ thằng Khánh có mấy mùa Xuân?
- Em năm nay 75 tuổi mà chỉ có 5 mùa xuân!
- Dzị sẵn đây bà Nội Út kể tiếp những mùa xuân c̣n lại cho mọi nghe
nữa đi.
- Dạ, MÙA XUÂN THỨ TƯ là ngày Khánh ra trường làm thầy giáo. Hồi ấy
được Ông Tư dạy, tôi ước ước ao sau này được làm thầy dạy học nhưng
giấc mơ không thành, nên khi Khánh có nguyện vọng thi Sư phạm, tôi
dù khó khăn vẫn cố gắng cho Khánh học đến nơi đến chốn. MÙA XUÂN THỨ
NĂM là t́m được mồ Ngoại thiêu đem về chùa.
-Nếu hôm nay mẹ không nói ra, con cứ nghĩ ngoại hiện nay là ngoại
ruột của con chứ!
- Tuy ngoại Tâm không sanh mẹ, song có công nuôi dưỡng thương yêu
mẹ. Bà quả là người mẹ vĩ đại đó con!
MÙA XUÂN THỨ SÁU là hôm nay, tuy không có cơ hội gặp lại vợ chồng
bác Tư ân nhân nhưng được biết tin tức về hai bác, gặp bé Hai, tôi
sung sướng toại nguyện rồi.
Chị quay qua bảo Khánh lưu địa chỉ nhà, số phôn của hai phía để
tiện liên lạc và cho biết đại gia đ́nh chị hiện sống ở Paris từ năm
1980 đến nay (cha chồng chị có quốc tịch Pháp). Chị cùng mọi người
về Việt Nam du lịch, khi đến Nha Trang gia đ́nh xin tách đoàn ba
ngày t́m người quen cũ.
Chị vui vẻ nói tiếp:
- Để kỷ niệm ngày gặp nhau, tôi xin mời mọi người đi ăn đặc sản nem
chả Ninh Hoà,
Khánh cười bảo:
- Bác Hai và mẹ cháu trường chay mà d́!
- Thế th́ hay quá, d́ cũng trường chay mấy năm rồi!
Mọi người rộn ràng đưa nhau đến tiệm cơm chay gần nhà tôi. Tiệc
chay đơn giản nhưng rất vui. D́ Hai, chị Nhàn thi nhau kể cho chúng
tôi những kỷ niệm với ba má tôi và xúc động nghe tôi kể chuyện ba má
tôi, chị em tôi...
Chúng tôi chia tay nhau trong sự luyến tiếc, hứa hẹn dặn ḍ nhau
giữ ǵn sức khoẻ, để sẽ gặp nhau trong MÙA XUÂN THỨ BẢY.
Cuộc hội ngộ bất ngờ, thời gian không nhiều, nên tôi không kịp báo
với các em tôi về cùng gặp người quen thân của ba má. Ngày hôm sau
tôi điện thoại thuật chuyện từng đứa nghe, chúng tiếc hùi hụi và
nhắc tôi cố gắng MÙA XUÂN THỨ BẢY phải cho tụi nó tham dự. Tất cả
đều đồng cảm sự thuỷ chung sâu sắc của họ dành cho gia đ́nh tôi.
Nghĩ lại tôi cũng vô tích sự, hối hận muộn màng: khi d́ Hai đề nghị
cháu Tài chụp ảnh lưu niệm th́ cháu chợt nhớ ra bỏ quên máy ở khách
sạn đành chờ dịp khác, tôi có ipad ghi h́nh khá tốt mà sao không nhớ
tí ti ǵ cả, măi hai ba ngày sau tôi sực nhớ để rồi tiếc tới tiếc
lui, tiếc hùi hụi...
Đón Tết năm nay, tôi cứ nghĩ hoài, không biết tôi đă có được mùa
xuân nào sâu đậm tuyệt vời khó quên như mùa xuân của Thanh Nhàn
không nhỉ?
Và ở cái tuổi gần thất thập này, tôi sẽ c̣n được đón bao nhiêu MÙA
XUÂN nữa? Câu trả lời xin dành cho các em cháu hiếu thảo trong nhà,
và nhất là dành cho những người bạn thân thương đă từng bên nhau từ
thuở ấu thơ. Hăy chúc cho tất cả chúng ta được thêm nhiều MÙA XUÂN
ĐẦY Ư NGHĨA nữa, nha các bạn!

Đại gia đ́nh của Út Hai, c̣n gọi là Mai Hưng Hồng
H ưng
Hồng
Ninh Ḥa, tháng 1/2017


|