Cho nên bài thơ bị cấm phổ biến nhưng nó vẫn được chuyền tay,
được cất dấu trong đáy ba lô của nhiều người. và cuối cùng nó đưa
tác giả của nó vào hoàn cảnh bị cách ly với chủ nghĩa và phải thồ đá
kiếm sống qua ngày.
Trong khi đó nền văn chương lăng mạn tiếp tục nẫy nở tươi tốt
ở miền Nam.
Sau ḍng thơ như nhung như gấm của Đinh Hùng và Vũ Hoàng
Chương, Nguyên Sa xuất hiện như một ngôi sao đại diện cho ḍng thơ văn
minh, hiện đại.
Ông dám kêu đích danh người yêu của ḿnh chứ không thèm gọi là
“Nàng” là “Người Ấy”…
“Sáng nay Nga buồn như một con chó ốm
Như
con mèo ngái ngủ trên tay anh… ”
Tự do trong ngôn từ, tự do trong suy nghĩ và tự do trong thể
hiện cũng được các nhạc sĩ noi theo.
Tên của các đối tượng lần lượt được các nhạc sĩ mạnh dạn đưa
vào ca khúc.
Ấn tượng nhất hồi đó là “Thúy Đă Đi Rồi” của Y Vân. Khi ông Y
Vân qua đời, có người hỏi ông Y Vũ (em của Y Vân) rằng Thúy có phải là
người yêu của Y Vân. Ông Y Vũ nói “Không phải đâu. Hồi đó ông Nguyễn Long
si mê ca sĩ Thanh Thúy và khi thấy bạn ḿnh quá si t́nh, Y Vân cảm hứng
viết ca khúc ấy”. Nghệ sĩ vốn đa đoan và hay gánh lấy những truân chuyên
của cuộc đời!
“ Diễm Xưa “ rất nổi tiếng của Trịnh Công Sơn không có câu
nào có chữ Diễm nhưng ai cũng biết bài hát ấy dành cho một người con gái
Huế tên Diễm.
Phần nhạc của “Diễm Xưa” khá hay nhưng với tôi lời bài hát
trau chuốt quá hóa “điệu”…
“Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”, “dài thêm nỗi đau” hay
“chợt hồn xanh buốt cho ḿnh xót xa” nghe hơi sáo. Trong Diễm Xưa, Trịnh
Công Sơn vừa yêu vừa suy tư, triết lư. Có lẽ “điệu” là thói tật của những
người c̣n quá trẻ và đang cố làm cho ḿnh già đi.
Tôi rất thích bài hát “Gọi Người Yêu Dấu” của Vũ Đức Nghiêm...
T́nh yêu “nghẹn ngào” trong ca khúc này nhẹ nhàng, giản dị, rất thật và
dường như phần “Thương” nhiều hơn phần “yêu”.
“Gọi người yêu dấu muôn đời
Nghẹn ngào không nói thành lời
T́nh yêu xưa ngày tháng phai phôi
Biết bao giờ nguôi”.
Bài Ngày Xưa Hoàng Thị Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư muốn
nhắc đến cô nữ sinh Hoàng Thị Ngọ. Bài hát này dành cho những cô cậu học
tṛ tuổi teen nhưng nó lại được sáng tác bởi một nhạc sĩ già từ thơ của
một nhà sư và nổi tiếng khi được hát bởi một ca sĩ đáng tuổi mẹ của tuổi
teen. Tôi vô cùng thán phục giọng ca Thái Thanh và thật ngạc nhiên khi bài
hát tuổi teen này không ai hát hay hơn bà.
Nhà thơ tuổi teen thứ thiệt Nguyễn Tất Nhiên cũng đă cùng Phạm
Duy đi vào lịch sử những t́nh khúc hay nhất với “Thà Như Giọt Mưa”. Thật
ra trong bài thơ được phổ nhạc của Nguyễn Tất Nhiên không có nhắc đến tên
Duyên, nhưng có lẽ v́ nhiều người biết nhờ cô Duyên mà chúng ta có được
những bài thơ rất dễ thương của cậu học tṛ xứ Biên Ḥa, v́ vậy Phạm Duy
đă ung dung đưa tên Duyên vào “Thà Như Giọt Mưa”.
Nhạc sĩ đa t́nh Hoàng Thi Thơ cũng khuấy đảo quần chúng với
“Chuyện T́nh Nàng Trinh Nữ Tên Thi”
“Thi ơi, Thi ơi Thi có biết biết không Thi?
Có lẽ bài hát này chiếm giải quán quân với số lần nhắc lại
nhiều nhất tên một người trong một bài hát.
Chuyện T́nh Nàng Trinh Nữ Tên Thi cho đến nay vẫn là bài được
hát nhiều nhất trong đám cưới, trong đám Karaoke…Người dân quê vẫn thích
những bài hát có lời lẽ dễ hiểu kể lại một câu chuyện.
Nhưng “Mai” là bài hát tôi thích nghe. Bài hát được Quốc Dũng
viết theo điệu valse nên t́nh cảm trong bài được thể hiện trẻ trung, nhẹ
nhàng và d́u dặt không u sầu, ảm đạm như những t́nh khúc viết theo điệu
slow.
Không hiểu sao bài Mai gợi nhớ cho tôi rất nhiều không khí rất
dễ thương của Sài G̣n khoảng từ năm 1970. Khi ấy Sài G̣n vẫn c̣n yên tĩnh
và ḷng người c̣n vô tư trong sáng lắm.
Bây giờ hai miền Nam Bắc đă không c̣n chia cắt. Các nhạc sĩ
cũng đă được tự do viết t́nh khúc nhưng xúc cảm của người Việt bây giờ có
điều ǵ rất khác xưa, và có quá ít ca khúc để lại ấn tượng cho người nghe.
Nếu bảo rằng thơ nhạc thể hiện tâm trạng của một thế hệ th́
thế hệ trẻ của ngày hôm nay yêu thương ǵ, khát vọng ǵ, mờ mịt quá tôi
không hiểu nỗi.
o0o