N
 |
am Mỹ là một vùng đất tập hợp những quốc gia nằm về phía Nam của kênh đào
Panama. Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng của họ. Brazil có điệu
nhảy Samba nóng bỏng, Chile và Peru có những điệu nhảy dân gian vui nhộn.
C̣n Argentina có điệu nhảy Tango riêng biệt của ḿnh.
Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của Buenos Aires,thủ đô của
Argentina. Khi viết và nói về Argentina, ta luôn nhắc nhớ đến điệu nhảy
Tango nồng nàn, quyến rũ... Cũng như nếu đến Argentina mà bạn chưa thưởng
thức điệu nhảy Tango th́ sẽ thấy thiếu đi một cảm giác ǵ ǵ khi rời
Buenos Aires đó!
Tango là một thể loại khiêu vũ kết hợp âm nhạc có nguồn gốc từ khu ngoại
ô Buenos Aires, Argentina và Montevideo, Uruguay rồi truyền sang các nước
khác trên thế giới. Điệu nhảy Tango xuất phát từ những người nô lệ gốc Phi
vào cuối thế kỷ 19.
Ban đầu Tango được biết đến là Tango criollo hoặc đơn giản chỉ là Tango.
Giờ đây, có rất nhiều phong cách nhảy Tango, bao gồm Tango Argentina,
Tango Uruguay, Tango quốc tế, Tango Phần Lan... Mỗi loại Tango có thể gần
với phong cách gốc ở Argentina hoặc cũng có thể được phát triển theo hướng
riêng, phù hợp với đặc điểm văn hóa, phong tục từng vùng.
Tango là một điệu nhảy có ảnh hưởng từ văn hóa Tây Ban Nha và châu Phi.
Các điệu nhảy từ những buổi lễ tôn giáo của những người nô lệ gốc Phi đă
góp phần h́nh thành nên điệu Tango hiện nay. Điệu nhảy bắt nguồn từ những
khu b́nh dân ở thủ đô Buenos Aires, Argentina. Âm nhạc của Tango lại là
một dẫn xuất tổng hợp từ muôn vàn thể loại âm nhạc châu Âu. Vào năm 1890,
từ "Tango" dường như được sử dụng lần đầu tiên. Ban đầu nó chỉ là một
trong rất nhiều thể loại nhảy khác, nhưng Tango đă sớm trở nên phổ biến
rộng răi, từ trong rạp hát cho đến trên đường phố..., từ ngoại ô vào khu ổ
chuột của tầng lớp lao động... nơi có hàng ngàn dân châu Âu nhập cư. Đặc
biệt là người Ư, Tây Ban Nha và Pháp.
Khởi đầu Tango là điệu nhảy của đàn ông, đôi khi du khách cũng bắt gặp
hai người đàn ông nhảy với nhau. Khi nhảy hai vầng trán của họ luôn chạm
vào nhau và những bước chân lả lướt của họ xoay vần trên mặt đất cũng đă
làm say mê người xem không ít.
Vào đầu thế kỷ 20, các vũ công và nhạc công từ Buenos Aires đă đến châu
Âu. Điệu Tango châu Âu cuồng nhiệt đầu tiên đă diễn ra ở Paris, đến
London, rồi Berlin và nhiều thủ đô khác. Điệu nhảy Tango dần dần được mọi
người biết đến. Carlos Gardel được coi là ông Hoàng của nhạc Tango. Ông
vừa là một ca sĩ nhạc Tango, một nhà soạn nhạc mà c̣n là một tài tử điện
ảnh nổi tiếng vào thập niên 1925_1935. Ông đă nổi tiếng trên thế giới với
phong cách nhảy riêng biệt cho Argentino Tango. Paris, kinh đô ánh sáng
của châu Âu là thành phố đầu tiên đă giới thiệu điệu nhảy Tango đến khắp
nơi trên thế giới. Kể từ đó giai cấp thượng lưu đă bắt đầu xem Tango như
là một nghệ thuật khiêu vũ và không c̣n thành kiến với Tango nữa. Cuốn
phim " The Last Tango in Paris " cũng được tŕnh chiếu khắp nơi.
Cho đến cuối năm 1913, Tango đă đến với thành phố New York, Hoa Kỳ và
quốc gia Phần Lan châu Âu. Năm 1985, sự thành công của show "Tango
Argentino" tại Broadway đă khởi đầu cho phong trào Tango Fashion tại Hoa
Kỳ.
Ngày nay, điệu nhảy Tango không chỉ riêng tại Argentina mà đă lan truyền
đi khắp nơi trên thế giới. Lối nhảy Argentino Tango tuy trông thật lả lướt
và gợi cảm, nhưng lại đ̣i hỏi người nhảy phải có sức khỏe. Khi nhảy hai
ṿng chân nam nữ ôm xoắn lấy nhau, ánh mắt thật lẳng lơ của người nữ và
cái nh́n lạnh lùng của người nam. Những thế đứng hay duỗi chân khêu gợi,
kèm theo âm thanh giai điệu Tango đă tạo cho Argentino Tango một phong
cách độc đáo và riêng biệt. Chính điều này đă làm cho người xem tŕnh diễn
điệu nhảy Argentino Tango, không quên được Buenos Aires là thế!
Riêng tại Argentina, Ngày 11 Tháng 12 là ngày Sinh Nhật của ca sĩ Carlos
Gardel, người được xem là biểu tượng Tango của Argentina. Cũng ngày này
được chọn là ngày lễ Tango của quốc gia này ( National Day of Tango ).
Ngày 30 Tháng 9 Năm 2009, nhạc Tango được UNESCO đưa vào Danh Sách đại
diện các Di Sản Văn Hóa Thế Giới chứng nhận Argentina và Uruguay là nơi đă
phát sinh ra điệu nhảy đẹp và gợi cảm này.
Khu phố La Boca ngày xưa là một phố nghèo ở thủ đô Buenos Aires, nơi đó
được xem là đă phát sinh ra điệu nhảy Tango nồng nàn, quyến rũ bây giờ.
Ngày nay dân trong khu phố này đă sơn phết những dăy nhà đủ màu sặc sỡ và
đă biến phố La Boca thành một nơi du lịch nổi tiếng trên thế giới.
Nơi đây có phố Caminito nổi tiếng, phố của Tango vỉa hè, phố của những
quán cà phê bên đường. Sau khi nhảy Tango, người ta thích thưởng thức,
nhâm nhi ly cà phê ở vỉa hè.
" Buenos Aires, Paris lăng mạn ở Nam Mỹ! " Là thế!
Năm 1960, nghệ sĩ Benito Quinquela Martin đă sơn những bức tường trên con
đường bỏ hoang và biến nó thành một khu sân khấu biểu diễn. Sau đó
Caminito được xem là thiên đường cho nghệ sĩ và ṭa nhà Caminito đă đi vào
thi ca và âm nhạc của Argentina.
Điệu nhảy Tango được sử dụng thường xuyên trong các cuộc thi khiêu vũ
quốc tế.Lễ hội Tango được diễn ra vào tháng 2 và tháng 3. Có hơn 150 vũ
công nhảy tango trên đường phố và sau đó tranh tài trong giải vô địch quốc
gia. Phong cách khiêu vũ được tổ chức ở hai lễ hội tháng 10 và tháng 12
hàng năm.
Buổi sáng đoàn chúng tôi đi thăm nông trại nuôi ḅ Estancia Santa Susana.
Chiều nay sẽ đi học nhảy Tango, ăn bữa tiệc do đoàn đăi ở nhà hàng bên kia
đường và sau đó trở lại Elviejo Almacén để xem nam nữ vũ công nhảy điệu
Tango nồng nàn, say đắm...
Có nhiều kỷ niệm thật vui, đáng nhớ và được xem những bước nhảy Tango
thật thú vị!!!
Nhân đây, tôi cũng xin chuyển bài viết về bản nhạc: La Cumparsita, bản
nhạc Tango nổi tiếng nhất.
La Cumparsita - Bản Tango nổi tiếng nhất
La Cumparsita Tango - Gerald Matos Rodríguez
https://www.youtube.com/watch?v=NYOMLG-IrSU
Julio Iglesias - LIVE - La Cumparsita - Francia 1997
https://www.youtube.com/watch?v=YNMcHaLhwlg
Nhạc sĩ Phạm Duy đă đặt lời tiếng Việt dưới tựa đề: " Người Vũ Nữ Thân
Gầy "
https://www.youtube.com/watch?v=svDA24ygynM
Đàn đă khơi rồi, trong lúc đêm tàn rơi
Đàn khóc ai hoài, cho héo hon ḷng tôi
Đàn nhớ nhung người, như sắc hương tàn phai
Đàn cố nuôi lời, cho giấc mơ c̣n lơi
Ôi! Nghe tiếng đàn réo mà thương người
Nghe tiếng cười reo xót xa đời
Nhớ nhung đau thương mà thôi
Người vũ nữ, người xưa mến thương ơi
Nhớ tới hương đêm kinh đô chưa qua đời
Nhớ tới đôi môi nụ cười
Nhớ tới xa xôi, nay đă xa rồi.
Người vũ nữ ngồi bên cốc lên men
Bát ngát hương môi cho anh say mềm
Nhịp nhàng gieo trên sàn êm
Rộn ràng nghe bao lời điên
Của khách giang hồ say triền miên.
Ta gh́ cho tan vỡ trái tim này
Cho người ăn chơi nhíu đôi lông mày
Ta cười cho xanh ngát kiếp lưu đầy
Cho người vũ nữ khóc tấm thân gầy.
Chưa nói yêu nhau mà ḷng đă đau
Chưa nói mê say mà t́nh đă bay
Chưa biết môi em mà hồn đă quên
Đă qua một đêm...
" La Cumparsita "( tiếng Tây Ban Nha dịch ra tiếng Việt: "Cuộc diễu hành
nhỏ" ) là một bản nhạc Tango không lời, được nhạc sĩ Gerardo Matos
Rodríguez người Uruguay sáng tác vào năm 1916. Thực tế, Roberto Firpo (
Giám đốc kiêm nghệ sĩ vĩ cầm của dàn nhạc biểu diễn ra mắt bản nhạc này )
đă thêm vào những đoạn trong các bản Tango "La Gaucha Manuela" và "Curda
Completa" của ông vào bản hành khúc dành cho carnival của Matos "La
Cumparsita". Từ đó tạo nên bản La Cumparsita như đă biết hiện nay.
Bản nhạc vốn dĩ không có lời, về sau Pascual Contursi và Enrique Pedro
Maroni đặt lời, biến nó thành bài hát: "La Cumparsita" được xem là một
trong những khúc Tango nổi tiếng và dễ nhận ra nhất.
Lịch sử
Bài hát vốn là mộít bản hành khúc dành cho carnival của Uruguay, phần
giai điệu được một sinh viên kiến trúc 18 tuổi tên là Gerardo Hernán Becho
Matos Rodríguez soạn vào đầu năm 1916 ở Montevideo. Ngày 8 Tháng 2 Năm
1916, Matos Rodríguez nhờ người bạn Manuel Barca đưa bản nhạc cho Roberto
Firpo xem tại quán cà phê La Giralda. Firpo nhanh chóng nhận ra rằng ông
có thể biến nó thành một bản nhạc Tango. Bản nhạc khi ấy gồm hai đoạn và
Firpo thêm vào một đoạn nữa trích từ những bản tango của ông, nhưng ít
người biết là "La Gaucha Manuela" và "Curda Completa". Ông cũng dùng một
phần của bài hát "Miserere" của Giuseppe Verdi lấy từ Opera. Nhiều năm sau
đó, Firpo thuật lại khoảnh khắc đáng nhớ ấy như sau:
" Vào năm 1916, tôi đang chơi nhạc tại quán cà phê La Giralda ở
Montevideo. Một ngày nọ, có một người đàn ông đi với khoảng chừng 15 thanh
niên, tất cả đều là học sinh sinh viên. Một trong số người đó, đến nói với
tôi rằng anh ấy mang theo một bản hành khúc carnival và muốn tôi phê b́nh
v́ anh ấy nghĩ rằng nó có thể trở thành một bản Tango.Họ nhờ tôi kiểm soát
lại và hoàn chỉnh bản nhạc ngay đêm ấy v́ một cậu bé tên là Matos
Rodríguez cần nó. Trong bản nhạc nhịp 2/4 này, phần giai điệu của nửa phần
đầu có vẻ ít hữu dụng, c̣n nửa phần sau th́ chẳng có ǵ. Tôi có chiếc đàn
dương cầm và nhớ đến hai bản tango tôi đă sáng tác hồi năm 1906 nhưng
không thành công là "La Gaucha Manuela" và "Curda Completa". Thế là tôi
trích ra một phần từ mỗi bài để đưa vào bản nhạc. Đêm đó, tôi biểu diễn
bản nhạc cùng với "Bachicha" Deambroggio và "Tito Roccatagliatta", được
khán giả tán thưởng nhiệt liệt.
Matos Rodríguez cứ đi qua đi lại như một nhà vô địch... Tuy nhiên, bản
tango bị quên lăng, về sau mới bắt đầu thành công trở lại khi Enrique
Maroni và Pascual Contursi soạn lời ca cho nó ".
Firpo thu âm bản nhạc vào Tháng 11 Năm "1916 cho hăng Odeon Records - đĩa
số 483. Ông thu tại pḥng thu của Max Glücksmann ở Buenos Aires, Argentina
và thuê hai nghệ sĩ vĩ cầm, một nghệ sĩ bandoneón ( Juan Bautista
"Bachicha" Deambrogio ) và một nghệ sĩ flute, c̣n ông làm trưởng dàn nhạc
và chơi dương cầm. Bản nhạc ra mắt trên mặt B của đĩa hát 78 ṿng, thu
được thành công ít ỏi và ch́m vào quên lăng sau vài năm. Năm 1924, nghệ sĩ
Pascual Contursi, người Argentina đặt lời cho bản nhạc khiến nó nhanh
chóng biến thành một bản hit. Phiên bản này hiện được coi là bài hát tango
nổi tiếng nhất trên thế giới, đứng ngay phía trước bản "Elchoclo".
Contursi thu âm bài hát nhan đề "Si Supieras" nghĩa là: "Nếu bạn biết".
Thời gian đó Matos Rodríguez đang sống tại Paris, Pháp quốc, anh phát
hiện tác phẩm đă trở nên nổi tiếng. Trong lúc nói chuyện với nghệ sĩ vĩ
cầm kiêm trưởng dàn nhạc Tango là Francisco Canaro người Uruguay, khi ông
này đang biểu diễn bài hát "Si Supieras". Francisco Canaro cho anh biết
rằng bài hát được " tất cả các dàn nhạc say mê".
Matos Rodríguez dành hai thập niên tiếp theo để đấu tranh pháp lư đ̣i
tiền tác quyền và cuối cùng đă thành công khi bảo đảm rằng từ giờ trở đi,
bài hát sẽ dùng lại nhan đề cũ là "La Cumparsita". Tuy nhiên, phần lời hát
của Pascual Contursi đă gắn chặt với bài hát.
Năm 1948, Canaro dàn xếp một thỏa thuận giúp chấm dứt các vụ kiện tụng.
Ông xác định 20% tiền tác quyền sẽ thuộc về Pascual Contursi và người hợp
tác kinh doanh của ông là Enrique Pedro Maroni. Phần 80% c̣n lại sẽ thuộc
về Matos Rodríguez. Nghệ sĩ Francisco Canaro cũng định ra rằng các tờ nhạc
in trong tương lai, sẽ in phần lời của Pascual Contursi kèm với các phần
lời ít nổi tiếng do Matos Rodríguez viết. Ngoài ra, không in bất cứ phần
lời ca nào khác.
Sự phổ biến
Năm 1997, Quốc hội Uruguay thông qua luật số 16.905 quy định phần nhạc
của "La Cumparsita" là bản nhạc văn hóa và đại chúng của quốc gia. Bài hát
xuất hiện trong nhiều phim như Anchors Aweigh (1945), Sunset Boulevard
(1950), Some Like It Hot (1959), Take The Lead (2006). Trong tập "Down
Beat Bear" của phim hoạt h́nh Tom and Jerry cũng kèm bài hát. Bài hát nằm
trong đoạn mở đầu của vở kịch truyền thanh khét tiếng The War Of The
Worlds - vở kịch có nội dung khiến nhiều thính giả tin rằng "Người Sao
Hỏa" đă đến Trái Đất.
Trong Thế Vận Hội Mùa Hè Sydney 2000, đội tuyển Argentina đă diễu hành
bằng bản nhạc này, khiến Chính phủ Uruguay phải lên tiếng phản đối. Nhiều
vận động viên thể dục dụng cụ cũng dùng các biến thể của bài hát này khi
biểu diễn như Elise Ray (1997-98), Elvire Teza (1998), Vanessa Atler
(1998-99), Jamie Dantzscher (2000), Natalie Ziganchina (2000), Oana
Petrovschi (2001-02), Mykayla Skinner (2011-12), Maria Kharenkova (2013).
Mời xem Youtube: La Cumparsita - Bản Tango nổi tiếng nhất.