Mục Lục
 

 Trang B́a
     
 Ban Biên Tập
 Lá T Xuân
     
Phương Hiền
 Táo Quân Chầu Trời
     
Tuyết Hồng
 Câu Đối Tết
     
Việt Hải
 Câu Đối Tết
     
Vinh H
 

 

Mừng
N
ăm Mới
 

 Chúc Tết - Được Lời
     
Liên Khôi Cơng
 Chúc Xuân
     
Vinh H
 
Xuân t Mùi 2015
      Nguyên Kim
 
Chúc Xuân 2015
     
Nguyễn Thị Kính
 Ngọ, Mùi Giao Mùa
     
Bạch Líên
 
Xuân V
     
Nguyễn Thị Lộc
 Tháng Giêng, Anh Đă Thấy
     
Xuân VHay Chưa?

     
Tiểu Vũ Vi


Xuân
Q
N




 Chợ Hoa Ngày Tết
     
Nguyễn Thị K
 Đầu Xuân Ngắm Mai
     
Quách Giao
 
Mâm CNgày Tết Của
     
Người Dân Ba Miền

     
Hoàng Bích Hà
 
Xuân Xưa
     
Lê Văn N
 Tấm Ḷng...Của Người Cha
     
Minh Tâm
 Tản Mạn Ngày Xuân
     
Huỳnh T́nh
 
Nét Xuân Xưa
     
Tiểu Vũ Vi
 Tản Mạn
    
  Lê Khánh B́nh Yên

 

Xuân
Đ
ất Khách



 Tết Giữa Mùa Đông
     
Đinh Thị Lan
 
Hoa Đào Hồng Thắm
     
Bạch Liên
 
Tản Mạn Du Xuân Little
     
Sài G̣n 2015

     
Việt Hải
 Tản Mạn VTết
     
Nguyễn Thùy Trang


 

Sinh Hoạt

 

 Sinh Hoạt Của Trang Mạng
     
Ninh Ḥa 2014

     
Nguyễn Vũ Trâm Anh
 
Cùng Nhau Đi Thăm Thầy
     
Cô Giáo

     
Nguyễn Thị Phương Hiền
 
Kư c Tuổi T
     
Lê Thị Ngọc Trang
 H́nh nh SlideShow
     
Nhóm Đồng Hương

 

H́nh nh Tết
 


 Cắm Hoa Trang T
     
Lê Thị Lộc
 Hoa Xuân Ngày Tết
     
Lê Thị Lộc
 H́nh nh Tết Ninh Ḥa
     Hiếu Minh
 

Chùm T
X
ướng Họa
 

Bài Xướng

 Xuân t Mùi T Cảm
      Tư Nguyên

Bài Họa


 
t Mùi T Cảm
     
Phạm Văn Khả
 Nỗi Ḷng Ngày Xuân
     
Song H
 Sắc Xuân Đồng Nội
     
Vinh H
 Tết
     
TKim Huy
 Bàn C Thế
   
  Kiều Lam
 T Vân
     
Lê Văn N
 Tâm Tư Xuân
     
Nguyễn Thị Thanh T

 

Năm Mới Nhớ
 Chuyện Cũ
 

 Những Thứ GTrị Nhất
     
Loan Anh
 Những Ngày Đầu Tiên
     
Vân Anh
 
B́nh Dân Trong Kư c
     
Lê Ánh
 Tết Cao Nguyên PLEIKU
     
Lê Ánh
 
Tết Trong Tuổi TTôi
    
 Lương LHuyền Chiêu
 Lặng LXuân V
     
Quách Giao
 
Cuối Năm Nh́n Lại Dĩ Văng
     
Và K Niệm...

     
Việt Hải, Los Angeles
 KNiệm Một Thời Làm "Thợ
     
Săn" Tiền Nhuận Bút Báo

     
Nguyễn Hiền
 
Mộng Xuân
     
Phương Hiền
 Tết Vui Tuổi Nhỏ QTôi
     
Ngọc Hương
 Chùa Xưa Bạn Cũ
     
Trương Thị Kẻo
 
Vui Buồn Cùng NGỌ
     
Bạch Líên
 Trên Đường VNhớ Đầy
     
Trương Thanh Sơn
 Ḍng Thời Gian
     
Trần Hà Thanh

 

Linh Tinh
 

 Mười Năm Sinh Hoạt Của
     
Nhóm Bạn C3 Tại M

     
Trâm Anh
 
Mănh Lực Đồng Tiền
    
  Trương Khắc Nhượng
 Tiếng Hát Thu Thủy
    
  Trần NPhương
 Phiên Ṭa Đầu Năm
     
Topa Panning
 Tùy Bút
     
Nguyễn Thùy Trang

 


Ca Hát/Nhạc

     
  TXuân Hải Ngoại
     
Lan Đ́nh
  Xuân VMột Niềm Mong
    
Lư H
  Loài Hoa Không V
     
Hà Thu Thủy
 

 

TVi


 Cách Chuyển Đổi Sang AL
     
Đàm Quang Hưng
 TVi Phong Thủy Năm
     
t Mùi 2015

     
Phạm Kế Viêm
 

 

Tôn Giáo


 T́m V T Tánh Di Đà
     
Mục Đồng
 
Văn Cảnh Chùa T Sắc T
     
Minh Thiện

     
TBửu Nguyễn Thừa


 

Năm t Mùi
N
ói Chuyện Dê  

 Năm Mùi Nói Chuyện Dê
     
Nguyễn Chức
 
Tản Mạn Chuyện Năm Mùi
     
Trần Việt Hải
 
DÊ QTôi
     
Nguyễn Xuân Hoàng
 
DÊ Trong Văn Hóa Tín
     
Ngương Của Một S Nước

     
Vinh H
 
Năm DÊ, Xem Tranh THẦN
     
Dê Của Âu Châu

     
Vinh H
 

 

d_bb
Đ.H.K.H
 

  Cách Chuyển Đổi Sang AL
     
 Đàm Quang Hưng
  Liêu Trai C D
       Đàm Quang Hưng
 
Nỗi Buồn Của Nguyễn Du
       Lê Phụng
  Lăo TThắng Kiện
     
 Nguyễn Quang Tuyến
 
TVi Phong Thủy Năm
     
t Mùi 2015

     
Phạm Kế Viêm
 


m Thực


 Hến Chế Biến Nhiều Món
     
Ngon

     
Hoàng Bích Hà
 c Len Xào Dừa
     
Hoàng Bích Hà
 

 

Kinh Nghiệm Sống

 T́nh Người
     
Mai Thị Hưng Hồng
 Ưu Phiền Khép Lại
     
Bạch Liên
 
Đu Xuân Tâm T́nh Chuyện
     
Đạo Hiếu

     
Nguyễn Văn Nghệ
 Đầu Năm...Khai Báo
     
Topa Panning
 Cô Bé Giúp Việc
     
Nguyễn Thùy Trang
 Sưu Tầm
     
Hà Thị Thu Thủy



Du Lịch
 


 Đại Hàn
     
Lê Ánh
 Nhật Bản
     
Lê Ánh
 
Tour Grand Canyon Sidewalk
     
And Red Rock Canyon

     
Nguyễn Thị Lộc
 Du Lịch LHội Tháng Giêng
     
Vơ Hoàng Nam
 
Aloha Và Vũ Điệu Hula Của
     
Người Hawaii

     
Nguyễn Văn Thành


 

Biên Khảo
 

 Nhu Cầu Năng Lượng
     
Liên Khôi Cơng
 
Năm 2015: GVàng Bắt
     
Đầu Dao Động

     
Liên Khôi Cơng
 Thái Dương HDẫn Chứng
     
Thuyết Bảo Ḥa

     
Liên Khôi Cơng



Viết v
ninh-hoa.com



 Những Mùa Xuân Internet
    
 Lương LHuyền Chiêu
 Thời Tu
     
Minh Tâm
 

 

Văn Học
Lịch Sử/Địa Lư
 


 
Chữ Hiếu Trong Đời Sống
     
Văn Hóa Dân Tộc

     
TBửu
 
Có Người Con Gái Buông
     
Tóc Thề

       Lương LHuyền Chiêu
 Bắc Hành Tạp Lục (58-59)
     
Dương Anh Sơn
 
Mùa Xuân Nói V Cây Tre
     
Cây Nêu Trong Văn Học

       Trần Ngọc Chánh
 
Nhắc Chuyện Tết Với T
     
Vũ Đ́nh Liên

     
Trần V́ệt Hải
 Dê Chúa Lên Ngôi
     
Vinh H
 Nỗi Lo Nàng Đào
     
Bạch Liên
 Hoa Mai Linh Hồn Của Mùa 
     
Xuân Phương Nam

     
Vơ Hoàng Nam
 
Văn Miếu Diên Khánh Là
     
Văn Miếu Cấp Huyện/Tỉnh?

     
Nguyễn Văn Nghệ
 Tết Việt Nam
     
Lê Văn N
 
Thái Sư Trần Thủ ĐTrong
     
SNghiệp Cứu Nước

     
Trần Nhu
 Phụ NViệt Nam...Trong
     
Văn Học

     
Minh Tâm
 Trăng Thu D Khúc
      Tiểu Vũ Vi




T



 Bếp Lửa Ngày Tết
     
Vân Anh
 
Nàng Xuân
     
Hoàng Bích Hà
 Ly Rượu Cuối Năm
     
Nguyễn Hiền
 
Biển Nhớ - Biển Thương
     
Nguyễn Thị Phương Hiền
 Nghe Sông K
     
Nguyễn Văn Ḥa
 Xuân Ơi
     
Lư H
 
Xuân Hướng Phật
     
Xuân L Phật

     
Ngọc Hương
 Này Mai
     
Nhất C Mai
 Nơi Dịu Dàng Xuân Tới
      Nguyễn Thị Khánh Minh
 Gặp Lại
     
Đặng Tuyết N
 Nguyện Xin Đức MLaVang
     
Phan Phước Huy
 Hương Xuân QN
     
Vơ Hoàng Nam
 Mùa Xuân Ḷng Người
     
Lê Văn N
 TƠn Em
     
Thụy Nguyên
 Ơi À...Dốc Lết - Dốc Lết
     
Phố Nhỏ
 
Xuân Nhớ Q
     
Nguyễn Thị T
 Ba Đă Đi Rồi
      N Trưởng Tiến
 
Hương T́nh Xuân Chín
     
Tiểu Vũ Vi
 Hương T́nh Xuân
      Tiểu Vũ Vi
 
Bây Giờ Nơi y Đang Mưa!
     
Lê Khánh B́nh Yên
 


Văn

 

 Làm Sao VĐược Mùa Đông
     
Loan Anh
 
Những Lời Đầu Xuân
     
Trần Thị Chất
 
Ngày Mai Ta Không C̣n
     
Thấy Nhau

       Lương LHuyền Chiêu
 
Bà Chúa Hời
     
Khuất Đẩu
 Một Cành Xuân
     
Quách Giao
 Gà "Ngủ TMi"
     
Nguyễn Hiền
 
CNgỡ Đă Quên
     
Bạch Liên
 
Mùa Xuân Nhớ Ngoại
     
Phan Phước Huy
 
Kịch Bản Giết Người Trong
     
Đêm Cuối Năm

     
Topa Panning
 Hồi Tưởng
     
Minh Tâm
 T́nh o
     
Mai Thái Vân Thanh
 Giấc Mơ Của Chàng Lính
     
Biển

     
Nguyễn Văn Thành
 
Những Chuỗi Ngày Xuân
     
Trong Đời

     
ThiT
 Mối T́nh Đàu
     
Nguyễn Thùy Trang
 Lá TUPU
     
Nguyễn Thị Thanh T
 
Đại Dương Trong Ḷng Con
     
c Nhỏ

     
Lê Khánh B́nh Yên
 

 

 

 

Thư từ, bài vở, h́nh ảnh hoặc
ư kiến xây dựng, xin liên lạc:

 
diem27thuy@yahoo.com

 



 

 

 

 

 

 

 


 

 

THÚ ĐỌC SÁCH:   

 

Thơ Đọc Chữ NGUYỄN DU

 

NỖI BUỒN CỦA NGUYỄN DU

 

 

 Đúng như giới nghiên cúu Truyện Kiều đă viết: thơ Việt Âm Nguyễn Du đa số là thơ buồn. Những nhà nghiên cứu lớp đầu vào khoảng thập niên 20 thế kỷ XX, như

Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim [1] chủ trương nguyên do mối buồn của Nguyên Du là bởi ḷng ông c̣n tưởng nhớ nhà Lê. Tới cuối thập niên thứ 8 thế kỷ XX, Đào Duy Anh [2], cũng giữ nguyên một lập luận ấy. Trưóc đó  khoảng vài chục năm có Hoài Thanh, Trương Chính, rồi tới lớp gần đây, vào những năm cuối thế kỷ XX,  nhóm Mai Quốc Liên, bác bỏ lập luận này, nhưng không có ai đề ra được một lập luận khác đầy đủ khả năng thuyết phục.

 

Đi t́m một ư nghĩa giải thích nỗi buồn của Nguyễn Du là chủ đích của những trang kế tiếp.

 

Để đạt tới mục đích đó, người đọc thơ Nguyễn Du trở lại quan điểm của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim: “Thơ Nguyễn Du mang đậm nét buồn.

 

Chữ buồn này, như đă bàn trong phần Mở Lời, không những là chủ đề của ba tác phẩm chính của văn học cổ điển Việt Nam: Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm và Đoạn Trường Tân Thanh mà c̣n là chủ đề của những bài ca dao  trong dân gian, than van nỗi khổ phải đi lính xa nhà, cũng như  mối nhớ thương của những lứa đôi trắc trở t́nh yêu.

 

Chữ buồn này hiểu là chữ mélancolie trong tiếng Pháp, người đọc sẽ gặp Georges Minois, tác giả cuốn Histoire du Mal de Vivre, de la mélancolie à la dépression [3], và thấy là chữ buồn của Nguyễn Du là nỗi buồn của con người, đặc biệt là con người nghệ sĩ, trải dài từ thượng cổ tới ngày nay, của khắp mọi sắc dân.

 

Trong địa hạt văn học nghệ thuật, nỗi buồn của con người giữ một vai tṛ quan trọng. Nhà hiền triết Hy Lạp Aristote (445-386 tcn) đă nói[4]:

                                 

Presque tous les hommes talentueux et sages ont été mélancoliques.

 

Đến cuối thế kỷ thứ XIX, Dostroievski cũng viết tương tự [5]

 

Les vrais grands hommes doivent éprouver une immense tristesse sur terre.

 

Sau Aristote cả hai ngàn năm, Robert Burton (1577-1640) là một một mục sư kiêm văn sĩ, người Anh Quốc, đă được giới nghiên cứu coi là tiêu biểu cho những văn nhân mang nặng nỗi buồn. Ông có một nếp sống trầm lặng đơn độc,  sống bằng một lợi tức đạm bạc.  Nhưng ông lấy làm măn nguyện và nói: “Tôi chẳng giầu mà cũng chẳng nghèo, tôi chẳng có ǵ nhiều trong tay, mà cũng chẳng uớc ao ǵ khác. Tất cả sở hữu của tôi là một chồng sách nát. Thú đọc sách là một nét điển h́nh của ngựi mang nặng mối đa sầu. Robert Burton tự xét ḿnh rất khe khắt, ông nghi ngờ chính cái hiểu biết của ông, ông nói: “Tu ne peux pas avoir une pire idée de moi que celle que j’ai de moi-même[6] . Càng buồn ông càng dấn thân vào việc sáng tác. Cuốn sách ông hoàn tất có trên dưói hai ngàn trang. Nội dung cuốn sách bàn tới nhiều trạng thái của nỗi buồn của con người. Ông mô tả đặc điểm của con người giẩu sầu cảm [7]: “cùng cục đam mê, [...] luôn luôn lo lắng, đa nghi, thận trọng, có lúc rất hào phóng nhưng nhiều khi rất dè xẻn, thường thường bất măn ngay với chính ḿnh và với người chung quanh hay với cả những truyện không liên quan tới bản thân, [...] nói ít, chẳng bao giờ khen ai và cũng không thích người khác khen ḿnh; dường như thường xuyên ch́m đắm trong ṿng suy tư [...] ưa cưộc sống đơn độc, đi dạo một ḿnh, nằm dài suy nghĩ suốt ngày, để trí tuởng tượng bay bổng khắp đó đây, và nh́n đời như xem một tấn tuồng trên sân khấu.”

 

Nội dung, cuốn Anatomie de la mélancolie của Robert Burton không chỉ bàn riêng về mối sầu cảm của con người, mà thật ra là bàn về thân phận con người với những g̣ bó chật hẹp, ty tiện và hoang tưởng, vắn tắt là bàn về nỗi khổ làm ngựi, le mal de vivre.

 

Sang thế kỷ XVIII, Emmanuel Kant (1724-1804), triết gia ngựi Đức từng được coi là triết gia lớn nhất trong thế kỷ đó, đă đề cao mối buồn của văn nhân mở đầu cho ḍng văn học lăng mạn tại Âu Châu. Theo ông, mối sầu cảm này đă giúp cho các nhà thơ nhà văn cũng như các nghệ sĩ khác đạt tới mức tuyệt đỉnh của nghệ thuật. Người nghệ sĩ đặt tới tuyệt đỉnh, nhưng vẫn mang nặng nỗi buồn, chán sống, v́ tiềm thức nhậy cảm sắc bén của họ không cho phép họ chấp nhận những lề thói nhỏ nhen giới hạn thân phận con người. Emmanuel Kant viết [8]:

 

Celui que ses émotions portent à la mélancolie n’est pas appelé mélancolique [...]. Cet être, en particulier, a un sentiment du sublime. Toutes les sensations du sublime possèdent pour lui une fascination plus grande que les charmes passagers du beau [...]. L’individu de disposition mélancolique se soucie peu de l’opinion des autres [...] C’est pourquoi il ne dépend que de son propre jugement [...], sa constance se transforme parfois en obstination [...] L’amitié est sublime [...] La vérité est sublime, et il hait le mensonge et la tromperie. [...] La soumission abjecte lui est intolérable; il aime, en revanche, inspirer l’air de la liberté dans sa noble poitrine. Toutes les chaines, depuis les chaines dorées du courtisan jusqu’aux lourdes chaines du galérien, lui sont odieuses. Il est, pour lui-même et pour les autres, un juge sévère; et il n’est pas rare qu’il éprouve une immense lassitude  de lui-même et du monde.

Cũng trong thế kỷ thứ XVI và XVII, mối buồn của người nghệ sĩ biến thái thành nỗi khổ làm ngựi. Người nghệ sĩ tự hỏi ư nghĩa của đời sống, một câu hỏi không bao giờ có giải đáp thỏa đáng. Câu hỏi này đưa con nguời tới chỗ đối mặt với cái chết.

Bá tuớc Holbach (1723-1789) viết [9]:

“Il est bon d’établir quelques principes propres à diminuer notre attachement pour la vie, et par conséquent à nous faire regarder la mort avec indifférence”.

 Denise Diderot (1767-1837) xác định:

“Il n’y a qu’une vertue: la justice; qu’un devoir: de se rendre heureux; qu’un corollaire, de ne pas se surfaire la vie, et de ne pas craindre la mort.”

Cũng trong thế kỷ XVIII, chứng  sầu cảm của văn nghệ sĩ trở thành một cái dịch tự sát, đổi cái khổ làm người lấy cái chết mà không một ai rơ chết rồi sẽ ra sao.

Đến giữa thế kỷ XX, Réné Le Senne [10] xuất bản cuốn Traité de la Caractérologie. Theo Le Senne, cả hai loại người, hoặc giầu sầu cảm hoặc dễ xúc động đều cùng nặng mang một mối buồn. Điển h́nh cho loại người dễ xúc động là những tên tuổi lừng lẫy trong văn học như Byron, Chateaubriand, Stendhal, Baudelaire, Verlaine, Rimbaud, Musset, Poe, Dostroevski ... Với loại ngựi này mối buồn thựng chỉ thoảng qua, v́ lẽ họ sẵn sàng tự t́m cách trút bỏ. Mối buồn của loại người giầu sầu cảm thụng xâu đậm hơn, kéo dài suốt đời, ảnh hưỏng tới đời sống tinh thần, điển h́nh là Rousseau, Vigny, Kierkegaard, v.v...  

 

H́nh ảnh con người giầu sầu cảm theo Réné Le Senne tương đồng với h́nh ảnh con người sầu cảm theo Robert Burton. Con người giầu sầu cảm thường nhậy cảm với thay đổi thời tiết; đi t́m niềm yên tĩnh, thích suy tư; thường viết nhật kư sâu kín, journal intime, không chỉ dành riêng cho ḿnh, mà c̣n ghi lại không nhũng chỉ là sự việc gợi lên mối suy tư của tác giả, mà cả những cảm nghĩ riêng của tác giả về những sự việc đó. Người giầu sầu cảm thường có khuynh hưóng tự trách ḿnh; người đó không than thân trách phận cho riêng ḿnh mà than thở cho thân phận con người. Bản tính nhút nhát, lánh đời, nên ngoài xă hội người giầu sầu  cảm thựng ít nói, nhưng đôi khi mở miệng th́ tỏ ra rất đam mê, nói không ngừng. Thiếu thực tiễn, người giầu sầu cảm thường t́m cho ḿnh một công việc làm ăn chắc chắn, không cần có lương cao bổng hậu, miễn đủ sống: thường thường là một cuộc sống công chức. H́nh ảnh tiêu biểu cho loại người này là nhà thơ Stéphane Mallarmé (1842-1898), dầu không muốn  dậy học, nhưng suốt đời làm nghề thầy giáo.

 

Bản tính thụ động, người giầu sầu cảm thựng tránh đương đầu với mọi hoạt động đ̣i hỏi một chút cố gắng chủ động. Luôn luôn t́m cách ra khỏi nỗi nhàm chán, nhưng luôn luôn tụ đặt câu hỏi: ‘để làm ǵ?’ trước khi khởi đầu mọi hành động, khiến người giầu sầu cảm như sợ hăi tương lai, sợ hăi nỗi nhàm chán để ch́m trong nhàm chán.

 

Người đọc thơ Nguyễn Du không khỏi thoáng thấy Nguyễn Du, qua ba tập thơ Việt Âm, có những nét tiêu biểu của ngựi giầu sầu cảm mô tả trên đây, kể từ Aristote, qua Robert Burton, Emmanuel Kant, và Réné Le Senne.

 

Thế nên, trở lại với Nguyễn Du, qua ba tập thơ Việt Âm của ông, người đọc thấy đó là những trang nhật kư sâu kín, journal intime.  Ông viết cho riêng ông, như để tự nhắc nhở nên sống ra sao để t́m thấy niềm an lạc trong cơi người ta này. Giới nghiên cứu về nỗi khổ của cuộc sống, mal de vivre [11], cho rằng, nhu cầu viết cho riêng ḿnh, là triệu chứng của sự bất ổn, biểu thị nỗi buồn [...] và uớc vọng đi t́m niềm an lạc. Nhật kư sâu kín khác với tự truyện. Tự truyện thường là những câu truyện chủ quan bày tỏ ư kiến riêng của tác giả về một vấn đề cộng đồng, và tác giả thựng khéo dùng bút thuật để nhắm đi tới một mục đích đă chọn sẵn, dầu đôi khi phải bóp méo sự thật. Nhật kư sâu kín đa số thành thực hơn tự truyện: tác giả thựng rút tỉa kinh nghiệm hay ghi lại một quyết định, đứng trước một sự việc đă xẩy đến với ông ta.

 

Hơn nữa, người đọc ba cuốn thơ Việt Âm như đọc ba cuốn nhật kư sâu kín của tác giả c̣n thấy là Nguyễn Du, khác với số đông các tác tác giả viết về nỗi khổ làm người, bởi lẽ Nguyễn Du không chỉ dăi bày cái khổ làm người của riêng ông, mà người đọc dường như cảm thấy là ông c̣n ghi lại những kinh nghiệm sống, những kinh nghiệm sống đă giúp ông vượt ra ngoài cái khổ làm người, đạt được một cuộc sống thân tâm an lạc.

 

Nhưng ba cuốn thơ Việt Âm của Nguyễn Du không phải là ba cuốn sách chở Đạo. Ba cuốn thơ đó chỉ là ba cuốn nhật kư sâu kín ghi lại phản ứng của Nguyễn Du suốt hai chục năm đối mặt với nỗi khổ làm ngựi. Phản ứng đó là phản ứng của một con ngựi sầu cảm thấm nhuần tư tường Tam Giáo Đồng Tôn, trên đường đi t́m kiếm và đă đạt được niềm an lạc, ataraxie, cho thân và tâm, đối mặt với nỗi khổ làm người.

 

Giải pháp của Nguyễn Du, đi t́m an lạc cho thân tâm là tương nhượng và thỏa hiệp, trước tiên, với chính ông như một nhà nho uyên thâm, đồng thời thoả hiệp được với một nếp sống của một người hiểu biết sâu rộng về Phật pháp cũng như kinh sách Lăo Trang .

 

T́m ra những thành quả mà Nguyễn Du đă đạt được trên đường tiến tới an lạc thân tâm mà ông ghi lại trong ba cuốn thơ Việt Âm   là chủ đề của nhưng đoạn sau.

 

Khởi đầu là niên biểu vắn tắt của Nguyễn Du. Giới nghiên cứu cho biết Nguyễn Du ra đời trong một gia đ́nh đại quư tộc, tại phường Bích Câu, Thăng Long.  Năm ông mười tuổi th́ cha ông, Nguyễn Nghiễm mất, Chúa Trịnh phong tưóc Huân Dụ Đô Hiến ĐạiVương, thượng đẳng Phúc Thần. Năm ông mười ba tuổi th́ mẹ ông qua đời, ông sống trong sự đùm bục của ông anh cả khác mẹ, Nguyễn Khản, lúc dó đă làm thượng thư bộ lại trong phủ chúa Trịnh . Ông đi thi hương năm mười tám tuổi, đậu tú tài, và lấy vợ là con gái của Đoàn Nguyên Thục. Tập ấm làm Chánh Thủ Hiệu Hiệu Quân Hùng Hậu, một chức quan vơ ở vùng trung nguyên Bắc Bộ.

 

Năm ông hai mươi mốt tuổi, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt chúa Trịnh, Nguyễn Khản mất ở Thăng Long. Ba năm sau Nguyễn Huệ phá quân Thanh. Nguyễn Du tản cư về Quỳnh Côi, quê vợ, sống nhờ Đoàn Nguyên Tuấn, anh vợ ông, lúc đó làm thị lang bộ lại cho nhà Tây Sơn, suốt sáu năm.

 

 Năm ông hai mươi sáu tuổi, anh ông là Nguyễn Quưnh dấy quân chống nhà Tây Sơn, bị bắt và bị giết. Quân Tây Sơn triệt hạ dinh cơ họ Nguyễn Tiên Điền.

 

Năm ba mươi mốt tuổi,  ông toan vào Gia Định, theo nhà Nguyễn, viêc không thành, ông bị bắt nhưng chỉ bị giam ba tháng rồi tha.

 

Sáu năm sau, vua Gia Long diệt Tây Sơn, Nguyễn Du ra làm quan với nhà Nguyễn. Năm ba mươi chín tuổi ông được cử đi tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương cho vua Gia Long. Cùng năm đó ông xin từ quan. Triều d́nh thăng chức cho ông và đổi ông vào kinh đô Phú Xuân. Năm ông bốn mươi ba tuổi lại xin về hưu lần thứ hai, triều đ́nh lại thăng quan cho ông và bổ làm Cai Bạ tỉnh Quảng B́nh. Bốn năm sau ông lại được thăng Cần Chánh Điện Học Sĩ và cử làm chánh sứ sang triều đ́nh nhà Thanh. Năm sau ông đi sứ về, thăng Hữu Tham Tri bộ lễ. Ông hoàn tất Bắc Hành Tạp Lục và Đoạn Trường Tân Thanh.

 

Bốn năm sau ông mất, thọ năm mươi lăm tuổi.

 

Dọc theo thời gian cuộc sống của tác giả,   Thanh Hiên Thi Tập ghi lại cho người đọc thấy những kinh nghiệm sống của Nguyễn Du trong những năm tháng lưu lạc tản cư cùng những ngày tháng đầu tiên ông ra làm quan với triều Nguyễn.  Tập thứ hai, Nam Trung Tạp Ngâm ghi lại kinh nghiệm sống của ông trong những năm tháng  ông làm quan tại kinh thành Huế, và tại tỉnh Quảng B́nh. Tập thứ ba ghi lại những cảm nghĩ của ông trong chuyến ông đi sứ sang triều đ́nh nhà Thanh.

 

Thanh Hiên Thi Tập gồm nhưng bài thơ Nguyễn Du làm khi ở tuổi ba mươi. Theo sách Luận Ngữ [12] đó là tuổi:

 

三  十  而  立

tam thập nhi lập

 

nghĩa là:

 

ba mươi tuổi biết tự lập

 

chữ lập ở trong câu trên đây, theo những nhà chú giải Luận Ngữ là giữ đưọc đạo lư, tự lập về đạo đức. Trong thực tế tuổi ba mươi là tuổi lập công danh sự nghiệp.

 

Riêng Nguyễn Du,  như ông khắt khe tự phê phán  trong bài Tự Thán II:

 

書  劍  無  成  生  計  促

Thư kiếm vô thành sinh kế xúc

 

Nghĩa là:

 

văn vơ đều không thành, sinh kế bức bách

 

Văn ông mới trúng tam trường, vơ ông tập ấm với chức Chánh Thủ Hiệu Hiệu Quân Hùng Hậu của ông cha nuôi ở vùng Thái Nguyên, quả thật là cả hai đường đều chưa thành, và sinh kế bức bách trong cảnh tản cư, ở đậu bên quê vợ.

 

Nhưng tới trang cuối, người đọc cảm thấy Nguyễn Du vững chắc vào tuổi:

 

四  十  而  不  惑

tứ thập nhi bất hoặc

 

nghĩa là:

 

bốn mươi tuổi chẳng nghi hoặc

 

Không c̣n điều ǵ nghi ngờ, qua thơ Việt Âm của Nguyễn Du là ông không c̣n ǵ nghi hoặc về con đường ông đă chọn để sống suốt đời ông. Ông đă chọn con đường ra làm quan với Triều Nguyễn, như ông ghi lại trong Nam Trung Tạp Ngâm, và ông ra làm quan với phong cách của riêng ông.

 

Sang tuổi năm mươi:

 

五  十  知  天  命

ngũ thập tri thiên mệnh

 

Biết được mệnh trời, theo các nhà b́nh giải sách Luận Ngữ, là không c̣n cần tới sự “chẳng nghi ngờ” nữa. Đó là những bài thơ Nguyên Du ghi trong Bắc Hành Tạp Ngâm. Đó chính là những bài thơ của những ngựi đă khéo sống để khéo chọn cái chết cho ḿnh.

 

Suốt ngoài hai chục năm đó, Nguyễn Du đă đi t́m và đă đạt được an lạc cho thân tâm, và ông cũng đă an lạc ra khỏi cơi ngựi ta. Đó là những ǵ Nguyễn Du  ghi lại trong ba tập thơ Việt Âm, để lại cho hậu thế.

 

Việc làm này đ̣i hỏi ở Nguyễn Du một hành động can đảm vượt ra ngoài sách Luận Ngữ [13]:

 

士  而  懷  居 不  足 以  為  士  矣

Sĩ nhi hoài cư bất túc dĩ vi sĩ hỹ

 

nghĩa là:

 

“kẻ sĩ mà nghĩ đến việc ở cho thanh nhàn, chưa đủ làm kẻ sĩ vậy.”

 

Lời Khổng tử dậy trên đây ứng dụng cho những ngựi tự nhận thiên chức làm kẻ sĩ, sống chết v́ hai chữ kẻ sĩ, theo đúng ư Khổng Tử: [14]

 

朝  聞  道  夕  死  可  矣

Triêu văn đạo tịch tử khả hỹ

 

nghĩa là:

 

Sáng nghe đạo, tối chết cũng được

 

Nguyễn Du không thuộc loại người này. Ông suốt đời tương nhượng và thỏa hiệp với nếp sống Khổng Giáo để t́m an lạc cho thân tâm. Ông ghi lại những kinh nghiệm sống này trong ba tập thơ Việt Âm. T́m hiểu những kinh nghiệm nói trên của Nguyễn Du là chủ đích của những trang sau.

 

Thanh Hiên Thi Tập mở đầu bằng bài Quỳnh Hải Nguyên Tiêu. Bài này dường như lời tựa của tập thơ. Nguyễn Du ngắm trăng rằm tháng giêng, không có rượu trong tay như Lư Bạch, nhưng vui cùng trăng tṛn như gặp lại ngựi quen biết từ ba chục năm qua, trong cảnh anh em ông ly tán v́ loạn lạc, bạn bè tri kỷ không có một ai ở gần, tóc trên đầu ông đă bạc, và năm tháng vội vă trôi qua. Bài thơ không chỉ ghi lại nỗi buồn của Nguyễn Du, mà c̣n cho ngựi đọc thấy nỗi cô độc của tác giả cùng ḷng yêu thiên nhiên của ông. Nỗi buồn của Nguyễn Du là nỗi buồn của một con người nghệ sĩ, thấy được cái đẹp, mặc dầu đang ở trong cảnh khó khăn của cuộc sống. Đúng như ḷi Julia Kristeva [15]:

 

[...] la mélancholie, équilibrée par le génie, est coextensive à l’inquiétude de l’homme dans l’Être.

 

Thế th́, phải chăng nỗi buồn của Nguyễn Du là nỗi buồn cho thân phận con người, nhất là con người trong giới sáng tác thơ văn, nhiều tư duy, như nhận xét của Aristote[16]:

 

Tous les hommes qui furent exceptionnels en philosophie, en politique, en poésie ou dans les arts etaient [...] manifestement mélancoliques

 

Hai bài Tự Thán I, là lời ông tự giới thiệu trong hiện cảnh. Ông than cho ông thân đă suy tóc đă bạc, danh vẫn chưa thành. Nhưng cảnh khó khăn này dường như tại tính trời sinh, có cố gắng lắm th́ cũng như cắt ngắn chân hạc, kéo dài chân vịt, như lời Trang Tử: chỉ hại cho tính trời, mà vô ích. Chi bằng để mặc cho đại hóa xoay vần. Sang bài thứ hai, ông than rằng bởi thông minh mà tổn hại đến thiên chân, sự nghiệp văn chương chưa có nên sao nói được rằng trời đất ghen. Tài văn vơ của ông không có đất dùng, âu là vào rừng xuống tóc sống với thiên nhiên nh́n mây bay nghe thông reo. Lời tự giói thiệu cho thấy ông dường như chưa định hướng được cuộc sống: chưa quyết tâm xuất hay xử.

 

Trong bài Vị Hoàng Doanh, Nguyễn Du dùng h́nh ảnh con ngụa uống nuớc dưới chân thành của Lăo Tử để tả cảnh chiến trận đă tàn, và h́nh ảnh ánh lửa đom đóm là h́nh ảnh chính sự lúc đó chưa rơ rệt. Ông đưa ra một nhận xét xác đáng là xưa nay không có triều đại nào vững bền được ngàn năm. Cảnh sông núi trước mắt ông, ngọn đèo Ba Dọi núi xanh rờn ngăn đường vào xứ Thanh, cho thấy cái khó khăn ông đang phải đương đầu. Cảnh phù du của danh lợi là điều Nguyễn Du nh́n thấy tận mắt trong gia đ́nh của ông. Cảm xúc của ông khi ra chơi giang đ́nh, gần làng ông là cảnh ngày năm 1771, khi ông mới sáu tuổi, cha ông, Nguyễn Nghiễm, thăng chức Đại Tư Đồ, về hưu, được chúa Trịnh cho ba chiếc thuyền hải mă đưa về làng, như ông ghi lại trong bài Giang Đ́nh Hữu Cảm. Mới đó mà biết bao nhiêu sự thay đổi ở kinh đô, làm buồn ḷng nhà thơ. Đó là lần độc nhất ông nói tới gia đ́nh ông trong cả ba tập thơ Việt Âm. Trong suốt cả ba tập thơ Việt Âm đó, đây là lần đầu tiên, Nguyễn Du lần nhắc đến tính vô thường của các triều đại, và sau đó c̣n nhắc đến điều này trong nhiều bài khác, dường như để lấy đó làm một trong những lư do khiến ông không hăng hái lao hết ḿnh vào ṿng công danh.

 

Trở về với thực tế, qua bài Bất Mỵ, ông cho thấy cảnh thiếu đói đe dọa gia đ́nh ông: cóc vào ở trong nhà bếp, nền nhà đất ẩm giun đùn chui lên. Ông không có kế nào hơn là ngâm chương Vấn Thiên của Khuất Nguyên để hỏi trời cao.

 

Trong hai bài U Cư Nguyễn Du ghi lại cảnh sống của ông trong nhưng ngày tản cư ở nhờ nơi quê vợ ông. Ông buồn v́ thấy ḿnh cô độc nơi xứ lạ quê người. Đồng thời dường như ông đi ẩn trốn, phải giả khờ dại, giữ ǵn lời ăn tiếng nói, pḥng thân, tránh né, nghi kỵ mọi ngụi. Nhưng trong cảnh cùng cực đó, ông vẫn thấy ḿnh thành tri kỷ với Vương Xán, thời cuối nhà Hán, người đất Lạc Dương phiêu dạt sang đất Kinh Châu, tác giả bài Đăng Lâu Phú .

 

Hai bài Mạn Hứng là những bài Nguyễn Du nói với chính ông, mà người đọc dường như thấy đó là một bài ông tự cười chính ông, hay đúng hơn là ông nghiêm khắc tự xét chính ông. Ông buồn v́ trong cảnh ăn nhờ nơi băi biển bờ sông, mà vẫn c̣n vương vấn giấc mơ  gác vàng, đầu đă bạc mà chưa thoát khỏi nghĩ đến công danh, khiến ông thẹn với người hàng xóm vui với cảnh xe nhỏ ngựa gầy. Trong bài thứ hai, ông cho hay là hiện đang sống trong cảnh chân không bén rễ mà ông chỉ muốn vui vói văn nghiệp, nhưng cũng có đôi lúc nh́n tóc trắng trên đầu, ông lại muốn đi t́m yên tĩnh trong lẽ Đạo.

 

Sang xuân, ông c̣n đang bị bệnh, nh́n ánh trăng ông nhớ về xóm cũ bên sông Lam, nơi quê hương của ông mà thấy ḷng ông băng giá. Đó là chủ đề của bài Xuân Dạ, một chủ đề ông thựng nhắc tới trong suốt cả ba tập thơ.

 

Ư muốn về với Đạo, như ông viết trong bài Sơn Thôn là được bước ra khỏi ṿng phù thế, để sống tại một làng nhỏ miền núi, cách biệt hẳn với xă hội bên ngoài, xóm nhỏ như mô tả trong áng thơ Đào Nguyên Kư của Đào Tiềm [17] mô tả một nhóm người trốn bạo chúa vào ẩn náu trong núi.

 

Ư muốn trở về với Đạo dường như đến với Nguyễn Du sau khoảng mựi tuần ông bị quan quân nhà Tây Sơn bắt giam trên đường ông vào nam tính truyện theo chúa Nguyễn rồi ông được tha và phải quay về quê nhà.  Bắt đầu là câu thứ sáu trong bài Thôn Dạ:

 

障  消  時  覺  夙  心  空

Chướng tiêu thời giác túc tâm không

 

nghĩa là khi nghiệm chướng tiêu tan là lúc chữ tâm cũng là chữ không. Câu thơ đậm mầu thiền này cho thấy Nguyễn Du từ lâu đă quay về đọc sách tôn giáo để t́m sự nâng đỡ tinh thần. Trong câu thứ tám lần đầu tiên chữ , tiếu, nghĩa là cười xuất hiện trong thơ Nguyễn Du.

 

Mầu Thiền c̣n đậm nét trong thơ Nguyên Du trong bài Đạo Ư. Ông dùng tới chữ tâm và  tĩnh tâm của thiền học làm thi liệu. Ông mô tả tâm ông yên tĩnh và thấm nhuần Phật pháp như bóng trăng trong nước lặng  ḷng giếng. Niềm tĩnh lặng đó, dầu có bị bàn tay người khấy động rối chỉ chốc lát lại tĩnh lặng. Giữ cho tâm tĩnh lặng chính là điều Nguyễn Du đeo đuổi suốt đời.

 

Dường như Nguyễn Du không chỉ riêng đọc sách thiền, mà ông c̣n đọc cả sách Đạo Giáo. Câu thứ tám bài bài Mộ Xuân Mạn Hứng ông viết:

 

何  如  及 早  學  神  仙

Hà như cập tảo học thần tiên

 

nghĩa là sao chẳng cấp thời học đạo thần tiên.

 

Bưóc đường đ́ t́m yên tĩnh qua sách Thiền Lăo dường như, không hơn tác dụng của rượu, chỉ có thể giúp cho Nguyễn Du khuây khỏa trong chốc lát, hoạ ra chỉ có thơ văn  giúp ông khây khỏa như ông viết trong bài Mạn Hứng.

 

三  蘭  囪  下  吟  聲  絕

Tam lan song hạ ngâm thanh tuyệt

點  點  精  神  遊  太  初

Điểm điểm tinh thần du thái sơ

 

nghĩa là ba gị lan bên song cửa, tiếng ngâm dứt, tinh thần bay bổng tới cơi thái sơ.

 

Dường như t́nh bạn mang lại cho Nguyễn Du nhiều an ủi hơn là t́m về với tôn giáo. Trong mùa xuân đó, Nguyễn Du giă biệt với một người bạn mà ông ghi lại trong bài Lưu Biệt Nguyễn Đại Lang. Điểm đáng ghi nhận trong bài là câu thứ ba:

 

           

Loạn thế nam nhi tu đối kiếm

 

dịch là:

 

Ngắm gươm thời loạn thẹn ḿnh

 

dường như thanh gươm nhắc tới thời gian ngắn ngủi Nguyễn Du tập ấm chức quan vơ, mà nay ông nh́n thấy thanh gươm không khỏi tự thẹn vói ḿnh. Đây là lần thứ nhất ông nói tới thanh gươm của ông. Vắng bạn tri kỷ, Nguyễn Du trở về với mảnh trăng ngà, người bạn tri kỷ trung thành, không bao giờ dời bỏ ông, như ông đă viết trong bài Quỳnh Hải Nguyên Tiêu mở đầu Thanh Hiên Thi Tập.

 

Trong bài Tống Nguyễn Hữu Sĩ Nam Quy, câu thứ hai có ba chữ khinh vơng la, nghĩa là coi thường màng lưới. Giới nghiên cứu cho ba chữ đó là h́nh ảnh mô tả việc vua Gia Long bắt đầu áp dụng chính sách chiêu dụ nhân  sĩ Bắc Hà.  Tiếp theo là việc đất nuớc nay đổi chủ, ông dửng dưng đứng ngoài, đồng thời ông buồn v́ cảm thấy ḿnh vô dụng. Ông khiếp sợ việc chui vào lồng công danh, h́nh ảnh của con đường ra làm quan, và nghĩ đến truyện ẩn thân mà ông h́nh dung bằng h́nh ảnh con rắn ḅ về hang. Ở trong cảnh đó ông nhàn tản với gió mát trăng thanh nơi quê nhà.

 

Rồi trời nơi ông tản cư vào thu. Ông ngao ngán ngồi đếm lại những ngày đẹp trời trong năm, viết thành bài Thu Chí cho thấy là cảnh ăn nhờ ở đậu đă dài nhiều năm, lá vàng rơi, gió heo may rung rèm cửa, tiếng ốc tàn đêm, mái tóc sớm bạc, đó là  cảnh u uất không lối thoát của ông. Cảnh thu c̣n là hứng thơ của ông trong hai bài Thu Dạ, trong đó ông ghi lại cảnh ông nằm bệnh bên bờ sông Tuế, và cảnh ông nghe tiếng chầy đập vải mà lo cho gia đ́nh ông thiếu áo mặc rét.

 

Sang bài Tạp Ngâm, Nguyễn Du tă rơ nỗi buồn của ông trong cảnh tản cư sống nhờ. Ông cố quên đi mọi truyện thực tế nhỏ mọn mà ông gọi chung lả truyện ruồi xanh; cảnh sống chật hẹp làm ông thấy như đang sống trong tổ mối. Lần thứ hai ông nhắc tới thanh gươm của ông:

 

           

Liêu lạc tráng tâm hư đoản kiếm

 

dịch là:

 

 Tráng tâm cùn nhụt thẹn gươm

 

Khác với lần thứ nhất, ông thẹn với thanh gươm v́ thời loạn cầm thanh gươm trong tay mà vô phương hành động, lần này ông thẹn với gươm v́ tráng tâm của ông dường đă lụi tàn.

 

Lần thứ ba Nguyễn Du dùng h́nh ảnh thanh gươm của ông làm thi liệu là lần ông viết bài Ninh Công Thành nhân một buổi đi qua bức thành cổ này. Thành Ông Ninh do trấn thủ Nghệ An Trịnh Toàn, em của chúa Trịnh Tráng xây cất để chống quân chúa Nguyễn. Ngày Nguyễn Du qua đó, cây cối mọc um tùn cả trên thành cả dưới chân thành, tuy c̣n dấu vết nơi giếng bếp, chỗ trú quân, nhưng nay, thẩy chỉ là cảnh phù du của cuộc sống. Trịnh Toàn sau đó bị cháu là Trịnh Tạc lên nối ngôi chúa nghi ky, gọi về kinh hạ ngục và giết chết. Trước bi cảnh đó, ông nh́n mây trắng vỗ gươm mà ca. Nguyễn Du không cho biết nội dung bài thơ ông ngâm bên thành ông Ninh, nhưng đă có lần ông thẹn với thanh gươm v́ nỗi tráng tâm đă lụi tàn, th́ người đọc khó có thể h́nh dung ra lời thơ ông ngâm bên thành Ông Ninh là lời một bản hùng ca của người có chí cầm gương lập công danh.

 

Lần thứ tư Nguyễn Du dùng h́nh ảnh thanh gươm là lần ông viết câu thứ sáu bài Kư Hữu:

 

腰  間  長  劍  掛  秋  風

Yêu gian trường kiếm quải thu phong

 

dịch là:

 

Gió thu lồng lộng bên lưng kiếm dài

 

Thanh kiếm dài không c̣n nằm trong tay Nguyễn Du mà chuyển biến thành thanh gươm giắt bên lưng một người bạn c̣n đứng vững trước đầu gió.

 

Chuyển biến của h́nh ảnh thanh gươm dùng làm thi liệu trong bốn bài thơ trên đây của Nguyễn Du, xen lẫn với cái lo lắng thực tế về truyện cơm áo của gia đ́nh, phải chăng là chuyển biến của ư muốn muốn cầm gươm đi lập công danh của ông: mỗi ngày một thêm mờ nhạt?

 

Đằng khác ư muốn buông bỏ công danh dường như mỗi ngày một rơ rệt hơn trong thơ của ông. Công danh chỉ là đám mây nổi như ông kể lại ngày cha ông vể hưu với hai chiếc thuyển hải mă đưa về giang đ́nh bên sông Lam, mà nay bên giang đ́nh chỉ c̣n lau sậy trên băi hoang. Đó là h́nh ảnh đổ nát của bức thành ông Ninh với cây cối gai góc mọc um tùm. 

 

Người đọc ông không khỏi nhớ tới một tác giả ngựi Pháp, Alfred de Musset, ngày mới mười sáu tuổi, hằng say mê bộ quân phục đỏ thắm của chiến binh pháo thủ. Sau khi đeo gù lên vai, chàng trai tự nhủ: “Ce n’est que celà!”, có thế thôi à!, rồi từ đó Alfred de Musset nhắc lại những chữ này mỗi lần ông sắp sửa thành tựu bất cứ một truyện ǵ. Lúc mọi người c̣n đang hăng say xây mộng, Alfred de Musset đă biết đó chỉ là ảo tưởng, cũng như khi mọi người chạy theo danh lợi, Nguyễn Du đă biết là danh lợi chỉ là cái lồng cầm nhốt con người.  

 

Cũng trong nhưng năm tháng tản cư này, Nguyễn Du buồn khổ v́ nhớ quê huơng.  Ông không nhớ tới những ngày vàng son của gia đ́nh ông. Ông nhớ tới những h́nh ảnh rất thông thuờng như một ánh trăng trong, một bến đ̣ đông ngày cuối năm như ông viết lại trong bài Xuân Dạ, ông nhớ bạn xưa, nhớ anh em ông đă lâu chưa có thư. Ḷng nhớ quê đeo đẳng ông suốt trong ba tập thơ: ngày ông vào kinh làm quan tại triều, cũng như ngày ông vào Quảng B́nh làm quan tại trấn, hay sau đó đi sứ sang Trung Quốc. Chỗ nào dường cũng như chỗ nào, tất cả đều xa lạ vói ông, người đọc dường thấy như ông thiếu yên ổn tại mọi chốn khác với quê hương của ông. H́nh ảnh quê hương mà Nguyễn Du đặc biệt nhớ tới, trong lúc xa quê là thú đi săn. Ông lấy biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ, nghĩa là ngựi thợ săn Ngàn Hống. Với cái thú đi săn, như ông viết trong bài Liệp, ông dành mũ áo cân đại cho người, ông t́m vui với lũ hươu nai trong rặng Hồng Lĩnh, để khuây khỏa chứ không để kiếm lợi, ông ưa thích mùi cỏ non, ông lắng nghe tiếng chó sủa bên kia núi. Ông vui với Đạo, xe đưa lọng đón ông kệ người. H́nh ảnh Hồng Sơn Liệp Hộ đi săn trong bài Liệp, gợi cho người đọc h́nh ảnh của người đàn ông đi câu mà Văn Vương gặp ở đất Tang, ‘người đi câu, mà câu không phải là câu, không phải là kẻ cầm cần câu mà có câu. Thường câu chơi mà thôi’ [18], hay h́nh ảnh của Trang Tử ngồi câu bên bờ sông Bộc: ‘muốn sống để lê đưôi trong bùn mà không muốn chết để được thờ phụng’ như con rùa thần [19].

 

Trong mạch suy nghĩ trên đây, Hồng Sơn Liệp Hộ có bài Hành Lạc Từ I. Trong bài này Nguyện Du nói tới cái thú nhấp rượu với thịt chó. Nai quê có tiết thơm thịt béo, rượu tăm uống cả trăm chén không màng truyện tỉnh say. Đó là cái thú ở cơi đời này. Cái thú

 

Sống ở đời ăn miếng dồi chó

Chết xuống âm phủ biết có hay không.

 

Ông dẫn theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử là Bá Di, Thúc Tề chết đói trên núi Thái Dương v́ chữ danh nào có hơn ǵ Đạo Chích và Trang Cược một tên cướp của, một tên cướp nước của người, để cùng chết v́ lợi. Con người sống lâu nhất cũng chỉ trong ngoài tám mươi tuổi, việc chi cần tính truyên đường dài lưu danh muôn thủa. Bữa nay c̣n thịt cầy, c̣n be rượu, c̣n bữa say. Mất c̣n trước mắt đó mà nào có ai hay. Việc danh lợi là việc ông chẳng màng tới.

 

Tiếp theo ư bài Hành Lạc Từ I, Nguyễn Du nh́n thấy mọi sự quanh ông tất cả đều vô thường. Cuộc sống mau tàn như cánh hoa đào, như ông viết trong bài Hành Lạc đệ nhị thủ. Trước cảnh vô thường đó, Nguyễn Du mời mọi người, hay chính là tự cho phép ḿnh t́m vui trong chén rượu, trong tiếng đàn tiếng ca của người kỹ nữ. Ư đó không có ǵ mới lạ, v́ từ đời nhà Đường Lư Bạch cũng mời bạn chung vui với chén ruợu tiếng ca. Nguyễn Du đưa ra  lư do, một lư do mà ông suy nghĩ rất nhiều đó là danh lợi có ích ǵ cho đời sống. Ông đưa  thí dụ điển h́nh là Vương Nhung, suốt một đời dùng đủ mọi cách lo làm giầu lúc chết bao nhiêu của cải để lại trần gian đủ bấy nhiêu. Rồi tới Phùng Đạo người thời Ngũ Đại, làm quan lớn suốt bốn triều Đường, Tấn, Hán, Chu, thờ mươi ông vua, đỉnh chung nhất đời rồi không vẫn là không. Giầu sang âu cũng chỉ như đám mây nổi. Ai ai rồi cũng sẽ phải chết. Xin mời bạn uống thêm chén rượu này. Một ngày nữa đang tàn.

 

Trái với phần đông thi nhân thường lấy rượu tiêu sầu, trong cả ba tập thơ Việt Âm, Nguyễn Du chỉ có chừng năm sáu bài nói tới rượu. Dường như ông t́m khuây khỏa cùng với những bạn tri kỷ của ông qua những bức thư ông viết gửi bạn, tỷ như hai bài Kư Hữu .Trong bài thứ nhất, số 36 có câu:

 

一  天  明  月  交  情  在

Nhất thiên minh nguyệt giao t́nh tại

 

nghĩa là t́nh bạn chúng ta như trăng sáng đầy trời. Rồi trong bài Kư Hữu thứ hai, số 51, có câu

 

鴻  山  山  月  一  侖  明

Hồng Sơn sơn nguyệt nhất luân minh

 

Nghĩa là Ngàn Hống có một vừng trăng núi sáng tỏ. Người đọc thấy rơ ư thơ của tác giả lấy h́nh ảnh vừng trăng sáng tiêu biểu mối giao t́nh của ông với bạn. Ư thơ này nhắc người đọc nhớ tới một câu trong bài thơ Lư Bạch viết tiễn Vương Xương Linh bị giáng chức đổi đi Long Tiêu:

 

我  寄  愁  心  與  明  月

Ngă kư sầu tâm dữ minh nguyệt

 

nghĩa là:

 

Xin gửi theo ánh trăng mối buồn của tôi

 

Người bạn trong bài Kư Hữu I này hẳn không những là một tri kỷ với Nguyễn Du, mà c̣n là người đồng chí với ông, coi việc đời như mây nổi, bên lưng người bạn này vẫn c̣n đeo một thanh kiếm dài.

 

Người tri kỷ với Nguyên Du trong bài Kư Hữu mang số 61 là một người ở kinh đô, . Giới nghiên cứu cho rằng người đó ở Thăng Long, nhưng không biết đích xác là ai. Nhưng hiểu như vậy dường không ổn, v́ câu thứ tư Nguyễn Du viết:

 

一  州  何  事  小  功  名

Nhất châu hà sự tiểu công danh

 

nghĩa là đáng ǵ một chút công danh nhỏ ở một châu, chứng tỏ là Nguyễn Du lúc đó đă ra làm quan với triều nhà Nguyễn, và kinh đô lúc đó là ở Phú Xuân.

 

Điều đáng lưu ư là Nguyễn Du nói rơ tâm sự của ông. Tự cho ḿnh không có cốt cách làm quan, chưa chết th́ c̣n muốn làm bạn cùng hươu nai. Ông thèm được thảnh thơi nằm bên song bắc, b́nh yên vô sự đề tâm thần vào đến cơi hư vô.

 

Cái thú làm bạn với hươu nai của Nguyễn Du làm người đọc nhớ tới h́nh ảnh Jean Jacques Rousseau (1712-1788) một văn nhân cũng giầu sầu cảm như Nguyễn Du, lấy thiên nhiên làm nguồn an ủi suốt một đời đầy tư duy quanh cái khổ làm người. 

 

Người đọc thấy  là Nguyễn Du đi t́m tri kỷ trong sách vở, làm bạn với người đời trước, một việc mà Mạnh Tử gọi là thượng hữu [20]. Trong việc làm bạn với ngựi xưa này, ông đă ghi lại trong bài Độc Tiểu Thanh Kư, mô tả cảm tưởng của ông khi đọc truyện và thương cảm người tài cao mệnh mỏng. Bài thơ kết bằng hai câu:

 

不  知  三  百  餘  年  後

Bất tri tam bách dư niên hậu

天 下  何  人  泣  素  如

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

 

Hai câu trích dẫn trên đây, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, trong lời tựa quyển Truyện Kiều, cho hay đó là lời Nguyễn Du khẩu chiếm khi sắp mất.

 

Toàn thể bài thơ đă là đề tài cho nhiều bài tranh luận. Điểm tranh luận là câu hỏi Nguyễn Du sáng tác bài thơ này trong thời điểm nào. Có phe nói là ông sáng tác trong chuyến đi sứ lúc qua mộ Tiểu Thanh bên núi Cô Sơn. Nhưng trong bản chữ nho Bắc Hành Tạp Lục không chép bài này. Có phe lại cho rằng Nguyễn Du nhân đọc truyện Tiểu Thanh Kư mà viết nên bài thơ này. Có người lại vin vào luật thơ, để thấy chữ tri, đứng thứ hai trong câu thứ 7, là một chữ vần bằng không niêm với chữ vận, vần trắc, đứng thứ hai trong câu thứ 6, và kết luận là bài thơ thất niêm, hai câu trích dẫn trên đây là do có ngựi đă ghép vào sáu câu trên của bài thơ.

 

Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim lẩy câu Kiều số 106, trong lời Thuư Vân trách Thúy Kiều:

 

Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa

 

rồi viết tiếp sau hai câu khẩu chiếm trích dẫn trên đây:

 

Vậy nay ta đọc Truyện Kiều, mà có “khóc người đời xưa” th́ những người thức giả hẳn không ai cho là “khéo dư nước mắt nữa”.

 

Trong mạch thơ của bài Độc Tiểu Thanh Kư, Nguyễn Du đọc thơ Tiểu Thanh Kư, rớt nưóc mắt thương nàng, như tiếc thương một người tri kỷ, rồi ông tự hỏi ba trăm năm nữa sẽ có bao nhiêu người cũng khóc thương ông, như khóc thương ngựi tri kỷ, tựa như lúc này ông khóc thương nàng Tiểu Thanh.  Phải chăng đó cũng là một nét điển h́nh của những người  giầu sầu cảm, luôn luôn thiếu bạn, luôn luôn đi t́m người tri kỷ?

 

Kể từ bài Kư Hữu mang số 61, cho tới hết Thanh Hiên Thi Tập người đọc đếm được mười bảy bài thơ Nguyễn Du viết sau khi ra làm quan với triều đ́nh nhà Nguyễn. Việc ra làm quan này dường như ảnh hưởng nhiều tới ư thơ của Nguyễn Du: không c̣n mối nghi ngờ nên xuất hay nên xử, không c̣n những lo lắng về cơm ăn áo mặc hàng ngày cho gia đ́nh, trái lại ư thơ dường như mang phong thái của một người đă tự vạch cho ḿnh một nếp sống phù hợp với ḿnh .

 

Theo niên biểu Nguyễn Du ông nhận một chức vụ khiêm tốn: Tri Huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam. Trong bài Kư Hữu mang số 61, ông mô tả chức vụ này bằng câu:

 

一  州  何  事  小 功 名

Nhất châu hà sự tiểu công danh

 

nghĩa là chút công danh nhỏ ở một châu có đáng kể chi.

 

Nhưng thực tế chút công danh nhỏ này chút bỏ gánh lo cho truyện sinh sống của gia đ́nh đè nặng trên vai ông trong hơn mười năm tản cư hồi cư vừa qua. Đồng thời cũng cho phép ông đi du ngoạn đề vịnh đó đây.

 

Thế nên, người đọc thơ như thấy mừng cho Nguyễn Du và chợt nhớ tới một cảnh tương tự của nhà thơ Đường Bạch Cư Dị ghi lại trong bài ngũ ngôn sau đây:

 

中  隱[21]

Trung Ẩn

 

大  隱  住 朝  巿

Đại ẩn trụ triều thị

小  隱  入  丘  樊

Tiểu ẩn nhập khâu phàn

  丘  樊 太  冷  落

Khâu phàn thái lănh lạc

朝  巿  太  囂  諠

Triều thị thái hiêu huyên

不  如  作  中  隱

5 Bất như tác trung ẩn

隱  在  留  司  官

Ẩn tại lưu ty quan

似   出  復   似  處

Tự xuất phục tự xử

非  忙  亦  非  閑

Phi mang diệc phi nhàn

不  勞  心  與  力

Bất lao tâm dữ lục

又  免  飢  與  寒

10 Hựu miễn cơ dữ hàn

終  歲  無  公 事

Chung tuế vô công sự

隨  月  有  俸  錢

Tùy nguyệt hữu bổng tiền

君  若 好  登  臨

Quân nhược hảo đăng lâm

城  南  有  秋  山

Thành nam hữu Thu San

       

15 Quân nhuọc ái du đăng

       

Thành đông hữu Xuân Viên

君  若  欲  一  醉

Quân nhược dục nhất tuư

時  出  赴  賓  筵

Th́ xuất phó tân diên

洛  中  多  君  子

Lạc trung đa quân tử

可  以  恣  歡  言

20 Khả dĩ tứ hoan ngôn

君  若  欲  高  臥

Quân nhưọc dục cao ngọa

但  自  深  奄  關

Đăn tự thâm yểm quan

亦  無  車  馬  客

Diệc vô xa mă khách

造  次  到  門  前

Tạo thứ đáo môn tiền

人  生  處  一  世

25 Nhân sinh xử nhất thế

其 道  難  兩  全

Kỳ đạo nan lưỡng toàn

賤  即  若  涑  餒

Tiện tức nhược thúc nỗi

貴  則  多  憂  患

Quư tắc đa ưu hoạn

唯  此  中  隱  士

Duy thử trung ẩn sĩ

致  身  吉  且  安

30 Trí thân cát thả an

窮  通  與 豐  葯

Cùng thông dữ phong ước

正  在  四  者  間

Chính tại tứ giả gian.

 

dịch là:

 

Trung Ẩn

 

Đại ẩn ở triều đô

Tiểu ẩn vào non ngàn

Non ngàn quá hẻo lánh

Triều đô quá náo huyên

5 Chẳng như làm trung ần

Ẩn náu tại ty quan

Vừa xuất lại vừa xử

Chẳng bận củng chẳng nhàn

Chẳng lao tâm lao lực

10 Lại thoát cảnh cơ hàn

Suốt năm không công sự

Tháng tháng có bồng tiền

Bằng hứng muốn trèo non

 Thành nam có Thu San

15Bằng hứng muốn du ngoạn

Thành Đông có Xuân Viên

Bằng hứng say túy lúy

Chằng thiếu dịp cỗ bàn

 Lạc Đô nhiều quân tử

20Nói năng khá phóng túng

Bằng hứng muốn nghỉ ngơi

Cửa ngoài lỏng then cài

Ngựa xe khách liền văn

Ngừng trưóc cửa ghé thăm

25Sống trong cơi thế nhân

Đôi bề khó vẹn toàn

Sợ nghèo khổ đói rách

Lo giầu sang  hoạn nạn

Duy có trung ần sĩ

30Được an lạc thân tâm

Cùng thông và thiếu dư

Đứng chính giữa bốn bên.

 

Bạch Cư Dị (772-846) tự là Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn Cư Sĩ, là một nhà thơ đời Đường, nổi tiếng ở Việt Nam với áng thơ dài Tỳ Bà Hành đă được nhiều người dịch sang tiếng Việt, và ông c̣n vang danh trên khắp thế giới với bài Trường Hận Ca.  Ông đậu Tiến Sĩ năm Trinh Nguyên (800) được bỗ giữ chức Tả Thập Di. Năm Nguyên Ḥa thứ X (815) do vụ hạch tội việc tể tưóng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, ông bị nhóm quyền thần kết tội đầy ra làm Tư Mă Giang Châu, sau đổi làm thứ sử Hàng Châu rồi thứ sử Tô Châu, cuối cùng đươc triệu về kinh làm Thái Tử Thiếu Phó năm 829. Năm Hội Xương thứ hai (842), ông về hưu với hàm thượng thư bộ H́nh, rồi mất tại Hương Sơn, Lạc Dương.

 

Giới nghiên cứu cho biết là Bạch Cư Di viết bài Trung Ẩn trên đây trong thời gian ông lănh chúc Thái Tử Thái Phó, biệt phái về Lạc Dương. Thái Tử không hề tới Lạc Dương, thế nên ông  như sống trong cảnh ‘bán hưu trí’. Theo ông, làm quan ở triều đ́nh là đại ẩn không tránh được cảnh huyên náo; vào non sâu tu tiên là tiểu ẩn phải sống trong cảnh lạnh lẽo. Trung ẩn là giữ một chúc quan nhỏ ở ngoài trấn, như vậy là vừa xuất lại vùa xử, việc quan chẳng bận chẳng nhàn, chẳng phải lao tâm lao lực, suốt năm không phải gánh vác việc nặng, tháng tháng vẫn có lương bổng đều đều, dể bề đi tham quan nơi danh lam thắng cảnh; cỗ bàn có người mời mọc say sưa; muốn nghỉ muốn làm tùy tiện; luôn luôn được sống trong cảnh tâm thân an lạc; đứng giữa cùng thông dư thiếu.

 

Trong nếp sống trung ẩn đó, Bạch Cư Dị đă để lại cho hậu thế truyền tụng cả hàng ngàn bài thơ. Chủ trương xử trong khi xuất, xuất trong khi xử của ông đề cao trong bài Trung Ẩn này là mẫu mực cho giới nhà nho toàn cơi Đông Á đi t́m an lạc trông cuộc sống theo nề nếp nhà nho.

 

Nếp sống trung ẩn không được người đời ca tụng như nếp sống của những vị anh hùng hào kiệt. Nhưng một đời được mấy anh hùng? là câu tục ngữ quen biết. Sống cuộc sống b́nh thường cho đáng sống cũng không phải là dễ. Cũng như sống đời trung ẩn cũng không phải là dể. Muốn sống đời sống trung ẩn phải biết buông bỏ danh, buông bỏ lợi, và buông bỏ quyền, tóm lại buông bỏ tất cả những cái mà người đời đeo đuổi và gọi chung là công thành danh toại. Nhưng con người chạy theo lợi, theo danh và theo quyền chỉ v́ lo sợ thất bại, lo sợ nghèo khổ, lo sợ không được ai biết đến ḿnh, ba mối lo sợ đó tạo nên nỗi khổ làm người. Muốn đưọc sống nếp sống trung ẩn Nguyễn Du đă phải dầy công tự thuyết phục ḿnh, như thấy rơ trong hai tập thơ Việt Âm kế tiếp.

 

Trở lại thơ Việt Âm Nguyễn Du, từ ngày Nguyển Du ra làm quan với triều nhà Nguyễn, từ ngày ông bắt đầu cuộc sống trung ẩn, mối buồn của ông có tên mới, đó là mối buồn nhớ quê. Trong thơ ông không c̣n bị dao động trước đối việc xuất xử, cũng như ông không c̣n nhắc tới cảnh đói khổ của gia đ́nh.

 

Vượt ḍng sông Lam ra bắc làm quan với triều nhà Nguyễn, Nguyễn Du thiệt sự xa quê, thiệt sự dứt bỏ với quá khứ. Đó là những mất mát của ông. Nỗi buồn xa quê dường như mang mầu tang tóc, tuy không có người thân nào nằm xuống, tuy không có một nấm mồ mới, nhưng có sự đứt đoạn với quê nhà với nếp sống quen thuộc.

 

Trong bài Kư Hữu mang số 61, ông tự coi như ông đă đánh mất chữ phác, , một chữ quan trọng trong sách Đạo Đức Kinh của Lăo Tử. Ông vẫn c̣n tự hứa là chưa chết th́ c̣n có ngày về Ngàn Hống vui với bầy hươu nai . Ngồi ở thuỷ các bên sông La Phù mà ông vẫn mơ về Ngàn Hống, nh́n trăng non sông La Phù mới mọc mà tưởng tới trăng núi Hồng. Trong những bài Ngẫu Hứng, ông không c̣n viết về nhưng vọng tưởng tương lai mà chỉ vẫn nhớ tới bầy hươu nai cùng những đàn chim nhạn Hồng Lĩnh. Buổi chiều xuân, ông tiếc một ngày xuân đă tàn, mà thấy danh lợi như mây nổi, tiếc sao chẳng sớm học tu tiên. Cảnh chiều bên bờ sông Thanh Quyết, xanh biếc mầu xuân, chỉ làm ông thêm nhớ nhà mà lúc đó ông không biết quê ông ở phương nào. Đứng bên bờ sông Đồng Lung trước cảnh tĩnh lặng ông ngao ngán không biết bao giờ cho hết cái khổ làm người. Qua thăng cảnh Núi Thầy, ông nhớ ước vọng xưa, nh́n xuống tấm áo lấm bụi đường ông buồn v́ đám vượn hạc bạn với ông trước kia giờ củng khó nhận ra được ông. Cảnh bên đường Lạng Sơn có hang mây có suối nước, có chốn ần cư của sơn tăng, nhắc ông thấy cái già đang đến với ông, chưa biết đến bao giờ mới được nghỉ hưu, để thấy ông lăo đồng quê chưa hề đọc sách là con người sung sướng.

 

Đi qua động Nhị Thanh, có điện thờ Phật, ông dường chợt nhớ tới chữ thường mà thương cho mọi truyện đổi thay đang tiếp diễn trước mắt ông.

 

Cũng v́ bước vào ṿng trung ẩn, Nguyễn Du thêm một mối lo mới. Đó là mối tương quan với các bạn đồng liêu. Nghỉ đêm tại một quán khách bên đường Lạng Sơn, sáng ngày nh́n ra đồi hoa mai mà ông chán nản v́ ḷng bon chen ghen ghét v́ lợi danh. Ông gọi hạng người này là Khổng Tước Vũ, tức con công múa hay, nhưng dấu mật độc trong ḷng. Riêng ông,vốn mê sách hơn mê hoa, ông vẫn trước sau chỉ muốn làm con bướm bỏ sác ép trong tập sách. Sự khác biệt giữa con bướm ép sác trong sách với con công mang mật độc trong người là cái khác biệt giữa Nguyễn Du tự tin vào nếp  sống riêng của ḿnh và các bạn đồng liêu đang mài miệt chạy đua trên đường làm quan.. 

 

Nam Trung Tạp Ngâm bắt đầu bằng bài Phượng Hoàng Lộ Thượng Tảo Hành. Trên đường vào kinh đô Phú Xuân, Nguyễn Du buồn v́ sức yếu, nhưng được đền bù bằng một đêm gặp gỡ một người thợ củi, trong một quán trọ. Dầu không được mọi điều đồng tâm nhưng t́nh cảm giữa hai người như nồng ấm.

 

Vào tới kinh đô, cuộc sống của Nguyễn Du như đổi khác: Ông phải chấm dứt nếp sống trung ẩn và bắt đầu cuộc sống đại ẩn huyên náo ở kinh đô. Biến chuyển trong nếp sống Nguyễn Du trong vụ thuyên chuyển từ một phủ lỵ Bắc Hà vào kinh thành Phú Xuân làm người đọc nhớ tới vụ di chuyển chỗ ở từ bờ hồ Leman về Paris của Jean Jacques Rousseau. Trong cuốn Les Confessions, livre X, Jean Jaques Rousseau tư coi ḿnh như:

 

‘seul, isolé, sans appui, sans famille, ne se tenant qu’à ses principes et à ses devoirs’ [22]

 

Ông viết thêm trong cuốn Les Dialogues:

 

Pour un homme sensible, sans ambition et sans vanité, il est moins cruel et moins difficile de vivre seul dans un désert que seul parmi ses semblables.’ [23].

 

Trong ba bài Ngẫu Thư Công Quán Bích Nguyễn Du viết và dán lên tường nhà Công Quán, ông cho biết trong bài thứ nhất, bởi chức vụ c̣n nhỏ (hàm ngũ phẩm) lại không có gia đ́nh đi theo nên ông chỉ được cấp phát một gian công quán; buổi sáng ông chỉ ăn một lưng cơm, chiều tắm chỉ có một bồn nưóc nhỏ, khách khứa thăm viếng không có ai, mỹ nhân th́ tường dầy vách cao ngăn cách, tiếng cuốc vào hè làm ông thêm nhớ quê hương.  Bài thứ hai cho biết là đêm dài ông nằng nghe mưa rơi chăn đơn gối chiếc lạnh lùng, ông nhó tới hoa đào ông nhớ tới cả d́ gió. Bài thứ ba cho hay trong cảnh nhớ quê ông thấy vinh hoa chỉ là hăo huyền, công thành là kết quả của g̣ xương trắng. Cái hẹn ḥ với gió trăng mới là cái duyên thắm thiết dầu uống suối ở hang cũng chẳng từ. Giấc mộng xưa ngày nay chẳng c̣n, lại c̣n e sợ người ta hỏi tới chuyện cánh lông mất c̣n. 

 

Trong cảnh sống đại ẩn huyên náo đó cũng có nhiều thú vui mới tới với Nguyễn Du như ông ghi lại trong năm bài tứ tuyệt dưới cùng một đề mục: Mộng ĐắcThải Liên.

 

Trong văn học Trung Hoa, Thải Liên Khúc là một ḍng thơ đặc biệt. Lư Bạch [24] cũng viết    , Thải Liên Khúc và  ghi chú như sau:

 

              [...]           .

 Thải Liên Khúc khởi ư Lương Vũ Đế [...] phụ tử, hậu thề đa nghĩ tác.

 

nghĩa là: Thải Liên Khúc, khởi từ đời cha con Lương Vũ Đế,  đời sau nhiều người bắt chước sáng tác. Nhà thơ này viết câu thứ năm bài Thải Liên Khúc như sau:

 

岸  上  誰  家  遊  冶  郎

Ngạn thượng thuỳ gia du dă lang

 

chử du dă hay dă du theo Tự Điển Thiều Chửu nghĩa là dắt con hát đi chơi. Thế nên, đọc năm bài Đắc Mộng Thải Liên của Nguyễn Du, người đọc liên tưởng tới tập Hát Phường Vải bằng chữ nôm của ông.

 

Phú Xuân vào thu, hứng thơ bài Thu Chí của Nguyễn Du là mối buồn xa quê, cộng thêm mối buồn lo an ninh cho bản thân, thương ḿnh ngày ngày phải uốn lưng khom gối, mà thêm nhớ đàn âu trắng trên sông Lam. Bên cạnh nỗi bực bội đó c̣n thêm cảnh ông phải thù tiếp những người chạy theo danh lợi đến không biết ngừng, mà ông chẳng những không ưa mà c̣n coi thương như hạng chó săn, chết cũng chẳng ai thương, đó là điều ông viết trong bài Điệu Khuyển. Cảnh bon chen ở tại sân rồng lại là cảnh Nguyễn Du mang ra đối với bát canh ngó sen tượng trưng cho cảnh nhàn nơi quê nhà lại là những thi liệu ông dùng trong bài tiễn bạn được về chịu đại tang, và ông lại qua một đêm nữa nằm nghe mưa Phú Xuân. Tiếng mưa Phú Xuân là tiếng thơ trong nhiều bài thơ Việt Âm của Nguyễn Du. Tiếng mưa Phú Xuân đó gợi cho người đọc tiếng thơ của Paul Verlaine [25]:

 

Il pleure sans raison

Dans ce coeur qui s’écoeure.

Quoi! nulle trahision?

Ce deuil sans raison.

C’est bien la pire peine

De ne savoir pas pourquoi,

Sans amour et sans haine,

Mon coeur a tant de peine.

 

Trong năm bài tứ tuyệt đặt dưói cùng đề tài Ngẫu Hứng, Nguyễn Du ghi lại năm tâm cảnh nhớ nhà. Trong bài thứ nhất ông ôn lại thú vui săn bắn ờ Ngàn Hống nay dành riêng cho ông bạn tiều phu. Bài thứ hai mô tả một đêm nhớ quê mất ngủ nằm chờ trăng lên, nhưng trăng bị lá cây che khuất. Bài thứ ba thi liệu của ông là mấy tầu lá chuối, và màn khói bụi làm thi cảnh mờ mịt như tâm cảnh của ông, như mất cả phương hưóng,  nh́n cỏ đoán hưóng gió th́ cỏ cũng chẳng c̣n. Bài thứ tư cho hay ông c̣n nặng gánh gia đ́nh, v́ quê nhà bị hạn hán, nhà c̣n cả mười miệng ăn, làm ông phải xét lại ư định xin vể hưu. Bài cuối cùng là h́nh ảnh một người từ Thăng Long, hay đúng hơn từ Bắc Hà vào, lẻ loi sợ hăi né tránh mọi người, khiến ngựi đọc như nh́n thấy h́nh ảnh của Jean Jacques Rousseau ngày mới từ Leman về Paris.

 

Tiếp theo là bài Ngẫu Đề, trong cảnh đêm thu, có tiếng chầy đạp vải, có tiếng gió lay động tầu lá chuối đầu sân, nghe tin quê ngoài bị hạn hán, mười miệng thiếu ăn, thân ông cững c̣n đang bệnh, nhưng ông vẫn tiếp tục giấc mơ. Ông không cho hay nội dung giấc mơ mà chỉ tự hỏi là trong đời này có ai không mơ.

 

 

Ở Phú Xuân bốn năm, Nguyễn Du đưọc thăng trật lên hàng tứ phẩm, và được bổ làm Cai Bạ ở Quảng B́nh. Thế là ông thoát được cảnh đại ần huyên náo. Trên đường ra Quảng B́nh nhậm chức, ông bị bệnh, t́nh cờ ông gặp một ngựi được vua vời vào kinh, một năm sau đă được vua cho về quê ở ngoài bắc. Đó là một cái mừng cho Nguyễn Du với hy vọng cũng sẽ được vua cho về nghỉ hưu. Uớc ao được về hưu là thi tứ của bài Dạ Tọa, tiếp theo là bài Tạng nhân và bài TáiThứ Nguyên Vận. Lời thơ bài Tái Thứ Nguyên Vận c̣n có nét Thiền và Lăo, nên người đọc thấy như Nguyễn Du dường như muốn t́m về tôn giáo  để làm điểm tựa.

 

Đời sống trung ẩn ở ngoài trấn dường như làm cho Nguyễn Du thoải mái hơn những ngày ở kinh đô Phú Xuân. Ông có th́ giờ đi tản bộ đầu sông, và đó là lúc ông nhận định về hoàn cảnh mới của ông. Bạn bè đồng liêu với ông, tựa như h́nh ảnh đàn chim biển với ông lăo chài, càng ngày càng thân thiện hơn. Với quan trên, bởi không cần quỵ luỵ nên không phiền trách một ai. Riêng ông hết sức cẩn thận trong công vụ. Ông yên ḷng nghĩ tới cái chết; t́nh quê không c̣n day dứt ông, ông yên tâm vui với cảnh thu bên sông trước mắt. Sang bài Ngẫu Đắc ông  cho hay là c̣n gặp khó khăn trong công vụ với nha lại dưới quyền, như ông viết trong câu thứ năm bài Ngẫu Đắc:

 

事  來  徒  隸  皆  驍  我

Sự lai đồ lệ giai kiêu ngă

 

nghĩa là:

 

khi vào việc đề lại làm kiêu với ta

 

Ông than phiền là tuổi đă cao chữ nghĩa có điều nhớ điều quên. Ông nhớ đến quê nhà nhớ đến cả xóm giềng ngày trước.

 

Nguyễn Du có thêm th́ giờ thăm những thắng cảnh ở ngoài thành Quảng B́nh. Ông đề thơ tại Pháo Đài, vịnh những con ngựa hoang dưới chân thành, những h́nh ảnh tiêu biểu cho cảnh hết nội chiến của nước nhà.

 

Ông có thêm ngày rảnh rang đi thăm chùa Thiên Thai, có thêm th́ giờ viết thư thăm hỏi bạn bè. Mùa thu lại về khiến ông nghe rét mướt lùa theo gió, mà chợt thấy ḿnh già, vụng tính khiến c̣n mắc cảnh nổi trôi xa quê. Đó cũng là điều làm ông suy nghĩ nhân một buổi đi chơi núi. Ông tự trách ḿnh xa chân vào hoạn lộ không c̣n được rảnh rang như người thợ củi. Ông đi ngang sông Gianh, con sông ghi vết những năm tháng đất nước chia hai. Rồi qua sông Di, nh́n sang Ḥn Én, chỉ c̣n cách một dẻo Đèo Ngang là về tới quê ông mà như xa cách dặm ngàn. Qua một số thơ thù tiếp bạn bè: xướng họa cùng Ngô Tứ Nguyên ngựi đất Thanh Oai, đưa tiễn Ngô Như Sơn ra làm hiệp trấn Nghệ An,  tập Nam Trung Tạp Ngân chấm dứt bằng hai bài dưới cùng đầu đề Đại Tác Cửu Thú Tư Quy, viết thay người đi thú lâu năm nhớ nhà. Trong bài này, Nguyễn Du gợi lại h́nh ảnh Ban Siêu tướng nhà Đông Hán sau ba mươi năm chinh phục các nước vùng Tây Vực chưa về Trung Nguyên để gủi gắm tâm sự của riêng ông mong được về hưu qua lời ngựi đi thú than thân.

 

Sau bốn năm ở Quảng B́nh, Nguyễn Du được thăng Cần Chánh Điện Học Sĩ và được cử làm chánh sứ sang triều đ́nh nhà Thanh. Chuyến đi sứ kéo dài hai năm và trong thời gian đó ông hoàn thành tập Bắc Hành Tạp Lục và cuốn truyện thơ Đoạn Trựng Tân Thanh.

 

Nói chung, Bắc hành Tạp Lục là một tập thơ của người đă tỏ mệnh trời.

 

Bắc Hành Tạp Lục bắt đầu bằng áng thơ dài năm mươi câu, kèm theo tiểu dẫn ghi lại cuộc tái ngộ giữa ông và một tay đàn nguyệt nổi danh trong đội nữ nhạc dưới triều vua Lê, mà ông đă có dịp gặp nàng ngoài hai mươi năm về trước, tại nhà một người anh ông. Không ai biết tên thật của nàng, nhưng nguời Thăng Long gọi nàng là cô Cầm.

 

Giới nghiên cứu có nhiều người coi áng thơ này tương tự như khúc Tỳ Bà Hành của nhà thơ Đường Bạch Cư Di. Khúc Tỳ Bà Hành rất nổi tiếng trong thi ca Việt Nam với bản dịch của Phan Huy Vịnh kể lại cuộc gặp gỡ giữa tác giả là Bạch Cư Di, lúc đó giữ chức Tư Mă đất Giang Châu, bị biếm từ kinh đô về vùng Tầm Dương và một tay đàn tỳ bà, gốc người Hà Mô gần kinh đô, nay đă luống tuổi lưu lạc tới bến Tầm Dương. Cảm thương số phận người chơi đàn tỳ bà và nghĩ thương thân ḿnh Bạch Cư Dị đă sáng tác áng thơ dài đó tặng nàng.

 

Bài Long Thành Cầm Giả Ca cũng thuật lại cuộc tái ngộ giữa cô Cầm và Nguyễn Du trong bữa tiệc do tổng trấn Bắc Thành khoản đăi sứ bộ nhân dịp ghé qua Thăng Long. Khác với Tỳ Bà Hành, Long Thành Cầm Giả Ca không nói tới số phận của tác giả và cô Cầm, mà dường như tŕnh bày cuộc chuyển biến của Đại Hóa trong hai chục năm vừa qua.  Trong hai chuc năm đó, không chỉ riêng cô Cầm và Nguyễn Du từ tuổi thanh niên bước sang tuổi trung niên, gian khổ triền miên mà triều chính thay đổi ba bốn lần: vua Lê chúa Trịnh chẳng c̣n, giặc kiêu binh cũng đă yên, triều Tây Sơn bạo phát bạo tàn, thành siêu quách đổ ... Duy chỉ c̣n có tiếng đàn của cô Cầm vẫn như xưa; ḷng ngưỡng mộ tiếng đàn đó của Nguyễn Du vẫn như xưa. Trong mối thông cảm đó Nguyễn Du viết bài ca dài riêng tặng cô Cầm. Người đọc thơ dường như thấy Nguyễn Du cho hay là mọi sự đều vô thường trong đại hóa, chỉ riêng nghệ thuật và t́nh người ngưỡng mộ nghệ thuật là c̣n khi loài người c̣n.

 

Xuôi ḍng thơ đó, Nguyễn Du viết hai bài về Thăng Long, cho thấy sông Lô núi Tản không thay đổi; nhiều ngôi nhà cũ đă thành đường đi; cố cung cũng xây lại; bạn cũ đă thành ông nội ông ngoại; khiến ông thao thức nằm nghe tiếng sáo dưới bóng trăng, thương cho con nguời vẫn bon chen chạy theo danh lợi đua đ̣i phú qúy. Cũng trong dịp đó ông gặp lại người nàng hầu của em ông, nàng đă đi lấy chồng đă có ba con, nhưng c̣n mặc tấm áo năm xưa em ông tặng nàng, dầu bát nước đổ không sao vớt vát lại được, nhưng cuống sen dầu gẫy vẫn c̣n tơ vương.

 

Trên đường sang Trung Quốc, ông đi qua miếu thờ Mă Viện. Mă Viện là một vị tướng Trung Quốc, nổi tiếng tại Việt Nam về việc ông đem quân sang đất Giao Chỉ đánh bại quân Hai Bà Trưng. Trên đường hành quân, Mă Việt đă khai sông đắp đựng, ḷng người biết ơn lập nhiều miếu thờ. Mỗi lần Nguyễn Du đi qua những miếu thờ đó, thường có thơ đề vịnh. Ông không nhắc  đến truyện Mă Viện đem quân sang xâm chiếm nước nhà, mà chỉ nói tới truyện Mă Viện tuổi đă cao, trước sân rồng vua Hán c̣n mặc áo giáp thắng yên cương nhẩy lên lưng ngựa tỏ ra ḿnh c̣n cường tráng, không để ư tới ḷi can ngăn của anh em, kết cuộc cột đồng Mă Viện trồng nay không ai t́m thấy ở đâu, và Mă Viện chết không được chôn cất tại quê nhà. Tên tuổi không đưọc ghi trong Vân Đài thờ công thần nhà Hán. Người đọc hiểu là Nguyễn Du coi thường ư chí đeo đuổi công danh của Mă Viện.

 

Đây là lần thứ hai Nguyễn Du dùng cuộc tranh luận giữa Mă Viện và người em họ là Mă Thế Du làm thi liệu. Lần thứ nhất ông viết câu kết bài Mạn Hứng Kỳ Một, trong Thanh Hiên Thi Tập:

 

           

Trạch xa đoạn mă qúi đông lân

 

dịch là

 

Ngựa gầy xe nhỏ thẹn ngựi xóm đông

 

Mă Viện chủ trương làm tưóng tài dẫu chết lấy da ngựa bọc thây cũng không màng. Theo sách Hậu Hán Thư, Mă Thiếu Du, em họ Mă Viện không đồng ư nói: “Kẻ sĩ sinh ra ở đời chỉ cần đủ cơm ăn áo mặc, ngồi xe nhỏ cỡi ngựa gầy, làm viên lại ở quận, giữ mồ mả ông cha ở làng, được khen là ngựi tốt là đủ”.  Nhắc lại lời Mă Thiếu Du Nguyễn Du tụ cười ḿnh trong cảnh khốn cùng vẫn c̣n ước mơ truyện công danh.

 

Lần thứ ba Nguyễn Du nhắc đến cuộc đối thoại giữa Mă Viện và Mă Thiếu Du là lần thuyền sứ bộ đi ngang miếu thờ Phục Ba Tướng Quân ở Đại Than. Ông dùng h́nh ảnh Mă Viện mở đường Ngũ Lĩnh, xuống Giao Chỉ để lại công danh trong sử sách, và đối lại ông dùng lời Mă Thiếu Du chê Mă Viện tuổi đă về già c̣n khoe sức mạnh lảm tṛ cười cho vua Hán, và đoan quyết rằng ở đời ngoài truyện áo cơm mọi truyện khác thẩy là thừa. Ông nhắc lại lời Mă Viện than ở đầm Dâm Đàm, theo Hậu Hán Thư, là nơi quân Mă Viện vây quân của Trưng Trắc tại thành Tây Vu, không phân thắng bại, lại gặp khí trời oi bức, khí độc từ hồ bốc lên khiến diều hâu đang bay cũng rớt xuống hồ, và Phục Ba tướng quân nhớ lại lời Mă Thiếu Du mà lấy làm hối tiếc dă không nghe theo lời can gián của Mă Thiếu Du.  Người đọc thấy rơ ư Nguyễn Du coi nhẹ những kẻ liều thân đeo đuổi công danh.

 

Lần thứ tư, Nguyễn Du nhắc đến Phục Ba tướng quân là lần thuyền sứ xuống ghềnh Đại Than, ông mở đầu bài Hạ Than Hỷ Phú bằng câu:

 

心  香  拜  禱  將  軍  祠

Tâm hương bái đảo tưóng quân từ

 

Người đọc thấy  rơ là Nguyễn Du thành tâm dâng hương tạ ơn Phục Ba tướng quân đă phù hộ cho thuyền sứ xuống ghềnh b́nh yên.

 

Đối chiếu bài Hạ Than Hỷ Phú trên đây với bài Lam Giang, người đọc thấy trong cả hai bài, tác giả cùng đứng trước sức mạnh của thiên nhiên, nhưng tâm cảnh của Nguyễn Du trong mỗi lần một khác. 

 

Đứng trên bờ sông Lam, nh́n cảnh nước lũ mùa thu ông viết:

 

我  望  藍  江  頭

Ngă vọng Lam Giang đầu

寸  心  常  惴  惴

Thốn tâm thường chúy chúy

 

nghĩa là:

 

Ta nh́n ḍng sông Lam

Tấc ḷng lo nơm nớp

 

Nhưng rồi ông kết bắng hai câu:

 

擬  驅  千  仞  山

Nghĩ khu Thiên Nhân sơn

 

填  平  五  百  里

Điền b́nh ngũ bách lư.

 

nghĩa là:

 

Muốn bạt núi Thiên Nhân

Lấp năm trăm dặm sông Lam.

 

Bài thơ cho người đọc thấy ư chí muốn bạt núi lấp sông, chiến thắng thiên nhiên của Nguyễn Du, ngày ông ở tuổi ba mươi.

 

Rồi hai chục năm sau, tâm cảnh Nguyễn Du đổi khác: khi xuống hết ghềnh Đại Than, ông thành tâm tạ ơn Phục Ba tướng quân đă phù hộ cho thuyền sứ thoát hiểm. Người đọc dường như thấy hoặc là năm tháng chồng chất trên vai, hoặc là phen này Nguyễn Du không an ninh đứng trên bờ mà ở trên thuyền đang xuống ghềnh, đứng trong cảnh nguy hiểm, đă khiến Nguyễn Du không c̣n ư muốn chiến thắng thiên nhiên mà quay về thần quyền kiếm điểm tựa. 

 

Tiếp tục cuộc giang hành, thuyền sứ tới khúc sông Ninh Minh, lại một lần nữa phải đương đầu với  nguy hiểm lên thác xuống ghềnh. Trong bài Ninh Minh Giang Chu Hành, Nguyễn Du viết câu 25:

 

危  亡  傾  覆  皆  天  意

Nguy vong khuynh phúc giai thiên ư

 

nghĩa là:

 

Nguy vong nghiêng đổ thẩy ư trời

 

Người đọc thơ thấy rơ là lần gặp nguy hiểm này, Nguyễn Du, không tự tin ở ḿnh, như ngày đứng trên bờ sông Lam, không t́m về thần quyền như khi xuống ghềnh Đại Than mà hướng về số mệnh do ông Trời định sẵn để t́m nguồn an ủi, đúng như lời Arthur Schopenhauer [26]:

 

Le consolateur, c’est le fatalisme.

 

Nguyễn Du ghi lại những gian nan lên thác xuống ghềnh trong những bài thơ dài trích dẫn trên đây phải chăng là v́ do số mệnh nên chưa thoát ra khỏi cái lồng danh lợi.

 

Ở thời Nguyễn Du, ngoài đường khoa hoạn, kẻ sĩ không c̣n cách nào khác để tiến thân, để thoát ra khỏi cảnh nghèo khổ. Nên dường như rất hiếm người không bị lùa vào cái lồng khoa hoạn. Trong bài Tống Nguyễn Sĩ Hữu Nam Quy, ông viết ngày chưa  ra làm quan với triều Nguyễn:

 

生 平  文  彩  殘  籠  鳳

Sinh b́nh văn thái tàn lung phượng

浮  世  功  名 走  壑  蛇

Phù thế công danh tẩu hắc xà

 

nghĩa là:

 

Thơ văn một kiếp phượng lồng nát

Phù thế công danh rắn ẩn hang

 

Sau Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ cũng có nói tới cái lồng khoa hoạn này trong bài Ngất Ngưởng:

 

Ông Hy Văn tài bộ đă vào lồng

Khi thủ khoa khi tham tán khi tổng đốc Đông

 

Muốn ra thoát cái lồng đó kẻ sĩ không có cách nào khác là buông bỏ danh lợi. Có người đă nhận xét rằng, khi không c̣n bị cảnh đói rách đe dọa, buông bỏ lợi đă khó nhưng dường không khó khăn bằng buông bỏ danh.

 

Có buông bỏ được cả danh cả lợi mới có thể trút bỏ được cái khổ làm người, mới mong t́m đưọc niềm an lạc, ataraxie, cho  thân tâm trong cuộc sống.

 

Trong ba tập thơ Việt Âm Nguyễn Du có nhiều bài ông viết về các danh nhân liệt sĩ Trung Quốc với chủ ư rằng chạy theo danh lợi, là lao đầu vào ṿng chết thảm. Thế nên, người đọc không khỏi nghĩ là Nguyễn Du tự nhắn nhủ ḿnh buông bỏ danh lợi để t́m niềm an lạc cho thân tâm  chính ông.

 

Trong ḍng thơ đó, Nguyễn Du có sáu bài nhắc tới Khuất Nguyên. Hai bài chính là hai bài dưới cùng một đầu đề: Tương Đàm Điếu Tam Lư Đại Phu, mà ông sáng tác khi qua huyện Tương Đàm, tỉnh Hà Nam. Tam Lư Đại Phu là chức tước của Khuất Nguyên. Theo sách Sử Kư của Tư Mă Thiên [27] Khuất Nguyên làm chức tả đô đời vua Sở Hoài Vương, học rộng, nhớ lâu, thấy rơ lẽ trị loạn, thạo việc giấy tờ. Nhà vua rất tin dùng, nhưng bị đồng liêu là Đại Phu Thượng Quan ghen ghét. Hoài Vương sai Khuất Nguyên thảo pháp lệnh. Thượng Quan gièm với vua: “Bệ hạ sai Khuất Nguyên làm pháp lệnh, mỗi khi ban lệnh, Khuất Nguyên thường khoe công, nói: ‘ngoài ta ra, chẳng ai làm nổi’” Nhà vua giận, bỏ rơi Khuất Nguyên. Khuất Nguyên lo buồn viết thành áng thơ Ly Tao. Tư Mă Thiên ca tụng ánh thơ này, viết: “Chí ông trong sạch nên nói tới các hoa thơm. Nết ông cao cho nên dù chết cũng không được dung nạp. Ông thoát khỏi cái thế giới bùn lầy như con ve bỏ lốt, để cất ḿnh ra khỏi cơi trần dơ bẩn. Suy cái chí ấy th́ ông có thề sánh với mặt trăng mặt trời vậy.” Sau khi Khuất Nguyên bị truất, nước Sở chinh chiến với nhiều nước chư hầu, rốt cuộc Hoài Vương trúng độc kế của  nước Tần, chết ở nước Tần, con là Khoảnh Tương Vương lên nối ngôi. Khuát Nguyên đă được trở lại kinh đô nước Sở, không có chức vụ quan trọng trong triều, nhưng tiếp tục dâng biểu can vua mới. Một lần nữa Thượng Quan gièm Khuất Nguyên với Khoảnh Tương Vương, Khoảnh Tương Vương đem đầy Khuất Nguyên đi xa.

 

Một ngày kia Khuất Nguyên gặp một ông già đánh cá hỏi ông:

 

Khuất Nguyên nói:

 

- Ông là quan Tam Lư đại phu phải không? V́ sao đến nông nỗi này.

 

- Tất cả đời đều nhơ đục, chỉ một ḿnh ta trong, tất cả mọi người đều say, riêng ḿnh ta tỉnh, nên bị đuổi.

 

Ông già đánh cá nói:

 

-  Tất cả đều nhơ đục sao ông không xuôi theo ḍng làm cho sóng lên cao? Tất cả đều say sao ông không nhai bă rượu và húp rượu.

 

Khuất Nguyên nói:

 

-  Ta thà gieo ḿnh xuống sông Tương, chôn ḿnh trong bụng cá, lẽ nào để cái bản chất trắng ngần của ta chịu bụi bậm của đời.

 

Bèn làm bài phú Hoài Sa, đoạn ôm đá gieo ḿnh xuống sông Mịch La mà chết.

 

Trở lại bài Tương Đàm Điếu Tam Lư Đại Phu, kỳ I, Nguyễn Du thương tiếc cho Khuất Nguyên chết uổng từ hai ngàn năm trước, chí khí của ông chẳng c̣n, hương hoa lan vẫn c̣n. Ba năm lưu đầy giúp Khuất Nguyên mở đường cho ḍng Sở Từ. Xương tàn nay tiêu tan, cḥm đỗ nhược bên sông vẫn thơm hơn ngàn hoa khác. Đau ḷng v́ vết cũ chằng c̣n, chỉ thấy lá rụng qua sông Nguyên Tương.

 

Sang bài thứ hai, giữa ḍng sông, Nguyễn Du muốn t́m oan hồn Khuất Nguyên chỉ thấy khói sóng mênh mông. Ông đặt câu hỏi, nếu hiến lệnh được dùng để b́nh thiên hạ, th́ đâu có Ly Tao nối ḍng thơ Quốc Phong. Từ xưa tới nay không ai thuơng kẻ tự coi riêng ḿnh là tỉnh mọi người đều say, th́ khắp thiên hạ có chốn nào để kẻ đó giăi tỏ mối cô trung. Thói tục đă đổi thay, người đời nay chuộng những loại hoa lan khác hẳn hoa lan của Khuất Nguyên.

 

Người đọc dường như thấy Nguyễn Du khóc thương Khuất Nguyên, chẳng khác ǵ ông khóc con chó trong bài Điệu Khuyển:

 

凡  生  負  奇  氣

Phàm sinh phụ kỳ khí

天  地  非  所  容

Thiên địa phi sở dung

 

nghĩa là:

 

Phàm sinh chí khác đời

Trời đất không chỗ dung

 

Khuất Nguyên muốn ḿnh khác người: đời đục cả riêng ḿnh ta trong, đời say cả riêng ḿnh ta tỉnh, nên có đi khắp mọi nước chư hầu cũng không có chỗ giăi bày ḷng cô trung của ông.

 

Ngoài ra Nguyễn Du khóc con chó:

 

貪  進  不  知  止

Tham tiến bất tri chỉ

 

nghĩa là:

Ham tiến chẳng biết lùi

 

Thế nên chó phải chết thảm.

 

Sách Luận Ngữ [28] có câu:

 

子  曰: 忠  告  而  善  道  之;

Tử viết: Trung cáo nhi thiện đạo chi

不  可  則  止, 毌  自  辱  焉

bất khả  tắc chỉ vô tự nhục yên .

 

nghĩa là:

 

Khổng Tử nói: Bạn có điều lầm lỗi, phải hết ḷng khuyên bảo. Bạn không nghe th́ thôi, nói nhiều chỉ mang nhục.

 

Đối với bạn đă như vậy, thế mà Khuất Nguyên can vua không nghe, không biết ngừng, tránh sao khỏi chết thảm.

 

Nguyễn Du c̣n hai bài thơ dài nhắc tới Khuất Nguyên. Bài thứ nhất là bài Phản Chiêu Hồn. Nguyên v́ bài Chiêu Hồn là một bài từ của Tống Ngọc, làm để viếng vong hồn Khuất Nguyên. Trong bài tựa, Tống Ngọc, một đại phu trẻ trong triều vua Sở, cho hay v́ thương tiếc Khuất Nguyên viết bài này để gọi hồn Khuất Nguyên. Nguyễn Du viết bài Phản Chiêu Hồn, nói ngược lại bài của Tống Ngọc, khuyên hồn Khuất Nguyên không nên trở về trần gian đầy kẻ gian ác này. Trong sáu câu cuối ông viết như sau:

 

早  斂  精  神  返  太  極

Tảo liễm tinh thần phản thái cực

慎  勿  再  返   命 人  嗤

Thận vật tái phản linh nhân xi

後  世  人  人  皆  上  官

Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan

大  地  處  處  皆  汨  羅

Đại địa xứ xứ giai Mịch La

魚  龍  不  食  豺  虎  食

Ngư long bất thực sài hổ thực

魂  兮  魂  兮  奈 魂  何

Hồn hề hồn hề nại hồn hà.

 

nghĩa là:

 

Tinh thần khá sớm về thái cực

Đùng về đây nữa người mỉa mai

Người nay thẩy là Thượng Quan

Đất này đâu cũng sông Mịch La

Rồng cá không rỉa hùm sói nuốt

Hồn ơi hồn ớ biết làm sao.

 

Người đọc dường thấy như Nguyễn Du khuyên hồn Khuất Nguyên đừng về đất này v́ đâu đâu cũng đầy kẻ nham hiểm, đồng thời dường như ông tự nói với ông phải luôn luôn thủ thế, chốn triều chính đầy những con công mang mật độc, như ông viết trong bài Khổng Tưóc Vũ.

 

Trong bài Bác Giả, Nguyễn Du bác bỏ ư kiến của Giả Nghị, viết trong bài phú viếng Khuất Nguyên, như muốn hỏi Khuất Nguyên sao không đi khắp chín châu mà t́m vua, hà tất cứ phải bám lấy cố đô nước Sở. Người đọc dường như thấy Nguyễn Du thưong hại cho Khuất Nguyên chết thảm v́ lẽ trai trung một chúa gái trinh một chồng, và ông cũng thương hại cho Giả Nghị đi t́m đươc vua mới mà thờ nhưng rồi cũng chết thảm chẳng khác ǵ Khuất Nguyên. Phải chăng cả hai Khuất Nguyên và Giả Nghị cùng chết thảm v́ danh vọng?

 

Bài thứ năm Nguyễn Du nhắc tới Khuất Nguyên là bài Ngũ Nguyệt Quan Cạnh Độ,  chủ ư nói về truyện người Trung Quốc tổ chức đua thuyền ngày mùng năm tháng năm hàng năm để làm giỗ Khuất Nguyên, mà thật ra chỉ làm rộn vong hồn Khuất Nguyên. Bài thứ sáu Nguyễn Du nhắc tới Khuất Nguyên là bài Tương Âm Dạ, làm trong đêm ông ghé Tưong Âm, gần nơi xưa kia Khuất Nguyên đi đầy, ông tỏ ư kính trọng không cả muốn ngâm thơ, sợ làm rộn vong hồn Khuất Nguyên.

 

Theo Đào Duy Anh [29] chính do mối cô trung của Nguyễn Du với nhà Lê khiến ông viết sáu bài trên đây về Khuất Nguyên, người cô trung nước Sở ngoài hai ngàn năm về trước. Ư kiến này xin để ngưới đọc xét đoán.

 

Để tôn vinh danh nhân Trung Quốc, Nguyễn Du đă chọn một ngựi ít đuợc ai nói tới. Đó là Triệu Vũ Đế, tức Triệu Đà.

 

Theo Sử Kư của Tư Mă Thiên [30]  vua Nam Việt họ Triệu, tên Đà, người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Bấy giờ nhà Tần đă chiếm cả thiên hạ, đến đời Nhị Thế quận úy Nam Hải là Nhâm Ngao ốm sắp chết mời Triệu Đà đến nói:

 

-   Nhà Tần làm điều vô đạo, thiên hạ khổ cực. Bọn Hạng Vũ, Lưu Qúy, Ngô Quang dấy binh tập quân tranh giành thiên hạ. Nam Hải ở nơi xa lánh, tôi sợ quân giặc xâm lấn đến đây, nên định dấy binh chặn đựng để pḥng bị, đợi chư hầu có sự thay đổi. Nay gặp lúc ốm nặng nên mời ông đến đề nói kế pḥng giặc.

Ngao chết, Đà truyền hịch bảo các cữa quan Hoành Phố, Dương Sơn, Hoàng Khê rằng:

 

-   Quân giặc sắp đến; phải chặn đường, tụ tập quân sĩ để tự bảo vệ.

 

Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập kế đánh chiếm Quế Lâm, Tượng Quận tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Sau khi Hán Cao Đế b́nh được thiên hạ, không trị tội Đà mà c̣n sai Lục Giả sang phong Đà làm Nam Việt Vương. Đà nhân đó mở mang bờ cơi, đi xe mui lụa mầu vàng cắm cờ tả đạo, chẳng kém ǵ “đế” Trung Quốc.

 

Đến đời Hiếu Văn Đế, vua Hán lại sai Lục Giả sang Nam Việt trách Đà về tội tự xưng“đế”, mà không hề phái sứ giả sang Trung Quốc báo tin. Lục Giả đến nơi, Nam Việt Vương Triệu Đà sợ hăi, làm biểu tạ tội rằng: “Thần tên là Đà, là một kẻ già nua ở cơi man di. Ngày trước Cao Hậu phong cho làm Nam Việt Vương. [...] Lăo thần trộm dùng bậy danh hiệu “đế” chỉ để tự vui, chứ đâu dám nói tới tai bệ hạ.” Đà dập đầu xuống tạ tội, xin măi măi làm phiên thần dâng lễ cống. Rồi ra lệnh cho trong nước:

 

- Ta nghe nói ‘hai anh hùng không cùng sống, hai người hiền không cùng ở một đời’. Đức hoàng đế là bậc thiên tử hiền tài. Từ nay về sau bỏ xe mui lụa vàng và cờ tả đạo.

 

Lục Giả về báo tin, Hiếu Văn Đế bằng ḷng lắm.

 

Từ lúc úy Đà được phong vương đến sau là năm đời, cộng chín mươi ba năm.

 

Trong bốn câu đầu bài Triệu Vũ Đế Cố Cảnh, Nguyễn Du nhắc lại việc Sở và Tần tiêu diệt lẫn nhau, ở giữa Triệu Đà được phong vương rồi tự xưng hoàng đế, nhưng nghe lời Lục Giả mà lùi xuống hàng vương. Trong đại hóa đài Lĩnh Biểu không c̣n, mộ cổ ở Phiên Ngung cũng mất từ lâu, nhưng triều đại kế tiếp nhau không một ai bằng ông lăo Triệu Đà xưng là man di mà tinh hơn đời.

 

So sánh với h́nh ảnh Khuất Nguyên, Triệu Đà là h́nh ảnh đối nghịch. Khuất Nguyên chỉ biết tiến mà không biết lùi mà chết thảm. Triệu Đà tiến không được th́ lùi, giữ tṛn mạng cho ḿnh truyền ngôi cho con cháu được tới năm đời. 

 

Đối chiếu bài Triệu Vũ Đế cố cảnh với đoạn Sử Kư của Tư Mă Thiên về mối tương quan giữa Nam Việt Vương Triệu Đà và sứ thần nhà Hán gợi cho người đọc đoạn đối thoại giữa Tề Tuyên Vương và Mạnh Tử : [31]

 

Tuyên Vương nước Tề hỏi: “Giao thiệp với nước láng giềng có đạo ǵ không?” Thầy Mạnh thưa: “Có, chỉ người nhân là biết cái đạo đem nước lớn vỗ về nước nhỏ, thế nên vua Thang vỗ về nước Cát, vua Văn vỗ về rợ Côn Di. Chỉ người trí là biết cái đạo đem nước nhỏ thờ phụng nước lớn, cho nên vua Thái Vương thờ phụng rợ Huân Dục, vua Câu Tiễn thờ phụng nước Ngô. Đem nước lớn vỗ về nước nhỏ, đó là vui lẽ trời vậy; đem nước nhỏ thờ phụng nước lớn , đó là sợ lẽ trời vậy. Người vui lẽ trời ấy có cái khí tượng bao hàm được cả thiên hạ; người sợ lẽ trời ấy có cái quy mô giữ ǵn được nước ḿnh.

 

Đồng thời cũng gợi cho người đọc câu cuối chương LXI sách Đạo Đức Kinh của Lăo Tử [32]:

 

故 大                 

Cố đại quốc dĩ hạ tiểu quốc tắc thủ tiểu quốc

小  國  以 下  大  國  則  取  大  國

Tiểu quốc dĩ hạ đại quốc tắc thủ đại quốc

故  或  下  以  取  或  下  而  取

Cố hoặc hạ dĩ thủ hoặc hạ nhi thủ.

 

R. L. Wing dịch là:

 

Thus if a large organization is lower than a small organisation, it can receive the small organisation.

 

And if a small organization stays lower than a large organization, it can receive the large organization.

 

Therefore one receives by becomming low; another receive by being low.

 

Lăo Tử Đạo Đức Kinh là cuốn sách  vua chúa học để trị nước và kẻ sĩ học để sửa ḿnh, nên song song với chương LXI trên đây, có chương VIII dậy cách sửa ḿnh như sau:[33]

 

上  善  若  水 [...]

Thượng thiện nhược thuỷ

處  眾  人  之  所  惡

xử chúng nhân chi sở ố

故  幾  於  道

cố cơ ư đạo

 

R. L. Wing dịch là:

 

The highest value is like water [...]

It stays in places that other disdain

And therefore is close to the Tao.

 

Giới b́nh Đạo Đức Kinh giảng rằng người thượng thiện giống như nước, ở chỗ thấp hèn  mọi người đều không ưa, nên gần với đạo. Ở chỗ thấp hèn có nghĩa là nhún ḿnh, không đua tranh. H́nh ảnh của người thượng thiện này là h́nh ảnh của Nguyễn Du qua suốt ba tập thơ Việt Âm của ông. Đó là h́nh ảnh con người đă buông bỏ được chữ danh.

 

Điều kiện thuận tiện cho việc ngoại giao giữa hai nước láng giềng của Mạnh Tử, cũng như của Lăo Tử, thường không được thoả măn trong nhiều trường hợp thực tế. Người Việt Nam có câu:

 

Ngoảnh mặt về Tần e Sở giận

Quay đầu sang Sở sợ Tần ghen.

 

mô tả cái khó khăn của một nước nhỏ đứng giữa hai nước lớn.

 

Suy rộng điều kiện trên sang việc tương quan giữa vua và quần thần, nếu coi nước lớn là một minh quân, nếu coi nước nhỏ là một anh hùng, khi kẻ biết sợ trời gặp kẻ biết lẽ trời, thời đó  là cảnh vua sáng gặp tôi hiền, tỷ như truyện Dự Nhượng  trả thù cho Trí Bá chủ đề của bài Dự Nhượng Chủy Thủ Hành ; cũng như truyện Kinh Kha sang Tần liều thân v́ nghĩa bẩy nước, chết cho tri kỷ là Thái Tử Đan, như Nguyễn Du đă viết rơ trong bài Kinh Kha Cô Lư.

 

Nhưng trong cả hai truyện trên đây Dự Nhượng cũng như Kinh Kha đều chết anh dũng nhưng đều đáng thương.

 

Người Việt Nam lại có câu:

 

Một đời được mấy anh hùng

Một nước được mấy đức ông trị v́.

 

Thế nên hoạn lộ nhiều khi thành tử lộ. Hán Cao Tổ không phải không là một minh quân, Hàn tín không phải không anh hùng, nhưng cuối cùng Hàn Tín vẫn bị Hán Cao tổ hại, đó cũng là ư chính của bài Hàn Tín Giảng Binh Xứ.

 

Trong thơ Nguyễn Du,  hoạn lộ không những chỉ nguy nan trong mối tương quan giũa vua và quần thần mà c̣n nguy nan gấp bội trong mối tương quan giữa các đống liêu với nhau.

 

Ngày mới bước chân vào hoạn lộ, Nguyễn Du đă sợ những Khổng Tước Vũ, tức nhưng con công muá đẹp mắt nhưng trong ḷng chứa chất độc,. Người đọc có thể cơi đó tiêu biểu cho những đồng liêu thâm hiểm mà ông đă gặp và phải giũ ǵn lời ăn tiếng nói để khỏi lộ cánh lông.

 

Trong bài Nhạn Tương Như Cố Lư, Nguyễn Du nhắc tới truyên xích mích giữa Lạn Tương Như và Liêm Pha. Lạn Tương Như hai lần lập công to với vua nước Triệu, được vua Triệu thăng chức Thượng Khanh cao hơn chức Đại Tướng của Liêm Pha. Liêm Pha liền có ư t́m gặp để làm nhục Lạn Tương Như. May cho nước Triệu là Nhạn Tương Như biết truyện t́m cách tránh mặt Liêm Pha. Có người hỏi th́ Lạn Tương Như cho hay là v́ nuớc Triệu mà Lạn Tương Như đành phải làm như vậy, chứ không hề sợ Liêm Pha. Liêm Pha nghe câu này thân đến xin lỗi Lạn Tương Như.

 

Sự hiềm khích giữa đồng liêu là truyện thường, truyện nhún nhường v́ việc lớn như Lạn Tương Như là truyện hiếm, biết phục thiện như Liêm Pha lại càng hiếm hơn nữa.

 

Sự thường xẩy ra nơi triều chính là truyện Nhạc Vũ Mục  tức Nhạc Phi và Tần Cối mà Nguyễn Du dùng làm thi liệu trong bài Yển Thành Nhạc Vũ Mục Ban Sư Xứ.

 

Nhạc Phi người đời Nam Tống, giỏi cả văn lẫn vơ, từng có công lón đánh giặc Kim, và được vua Tống Cao Tôn tự tay viết bốn chữ Tinh Trung Nhạc Phi  trên cờ ban cho làm cờ lệnh. Bấy giờ trong triều Nam Tống Tần Cối làm tể tướng, lại chủ ḥa vói người Kim, muốn nhường cho nước Kim cả vùng đất Hoài Bắc. Tần cối giả lênh vua một ngày hạ 12 đạo kim bài triệu Nhạc Phi về Kinh đô.

 

Nhạc phi than: “Công khó mười năm bỏ đi một sớm”. Về tới kinh đô, Nhạc Phi bị Tần Cối hạ ngục rồi giết.

 

Trong triều đ́nh vua Gia Long, trước mắt Nguyễn Du, đă có nhiều vụ án chắc chắn làm ông phải suy nghĩ: tỷ như những vụ án Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường, theo Trần Trọng Kim [34], khiến hậu thế thở dài và thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh.

 

Phải chăng v́ thế mà Nguyễn Du có hai câu kết bài thứ ba trong ba bài Ngẫu Thư Công Quán Bích:

 

平  生  已  絕  雲  霄  夢

B́nh sinh dĩ tuyệt vân tiêu mộng

怕  見  傍  人  問  羽  毛

Phạ kiến bàng nhân vấn vũ mao.

 

dịch là:

 

Công danh mộng hăo tiêu ṃn

E người gạn hỏi mất c̣n cánh lông.

 

 

mà ông viết và treo trên vách nhà Công Quán ở Phú Xuân?

 

Ngoài những nguy hiểm trên hoạn lộ do mối tương quan giũa nhà vua và quần thần hay giữa các quan cùng triều, Nguyễn Du đặc biệt lưu ư tới sự thịnh suy của các triều đại. Ông đă viết trong câu thứ năm bài Vị Hoàng Doanh ngày ông c̣n đang tản cư lưu lạc:

 

古  今  未  見  千  年  國

Cổ kim vị kiến thiên niên quốc

 

nghĩa là từ ngàn xưa tới nay chưa thấy triều đại nào bền vững được một ngàn năm, để mô tả tính vô thụng của các triều đại. 

 

Ư thơ này trở lại vói Nguyễn Du mỗi lần ông nh́n thấy những dấu tích lịch sử một thủa huy hoàng nay thành hoang phế, trong suốt chuyến đi xứ sang Trung Quốc. Người đọc tự hỏi, lập lại một ư thơ nhu vậy, phải chăng là ông muốn luôn luôn tự nhắc ḿnh phải buông bỏ chữ danh, một sự buông bỏ khó khăn gấp bội việc buông bỏ chữ lợi, để đánh đổi lấy niềm an lạc cho thân và nhất là niềm an lạc cho tâm của ông?

 

Tạm ngưng việc t́m h́nh ảnh sầu cảm của Nguyễn Du trong ba tập thơ Việt Âm, người đọc tự hỏi đứng trước cái khổ làm người con người sầu cảm phản ứng ra sao?

 

Giới nghiên cứu cho hay là người sầu cảm có ba thái độ. Một là sống theo trào lưu của cuộc sống đi t́m những thú vui tức th́; hai là tự cho đời sống của ḿnh một thiên chức để rồi khi  đối mặt với cái vô nghĩa của thực tế thời thất vọng đến độ đi tới tự vẫn; ba là tự t́m lấy cho ḿnh một sự tương nhượng để tiếp tục nếp sống sầu cảm, chán nản, bi quan. Con người thường đồng thời có cả ba thái độ trên. Thái độ thứ ba là thái độ có nhiều mầu sác nhân bản và đó cũng là thái độ của nhiều tác giả văn học nghệ thuật tây phương.

 

Trở lại ba tập thơ Việt Âm của Nguyễn Du, người đọc, không ngạc nhiên thấy qua h́nh ảnh giới người nữ trong thơ dường như có đủ ca ba thái độ nói trên. Ngoại trừ h́nh ảnh ngựi đàn bà  ăn xin trong bài Sở Kiến Hành  là h́nh ảnh con người trong cảnh đói rách chẳng rảnh tâm suy nghĩ tới cái khổ làm ngựi, mỗi người nữ trong thơ Nguyễn Du có một thái độ riêng.

 

Dương Qúy Phi, trong bài Dương Phi Cố Lư, và Vương Thị vợ Tần Cối trong hai bài Vương Thị Tượng là những người giữ thái độ thứ nhất khi đối mặt vói cái khổ làm ngựi. Cả hai cùng xả thân chạy theo danh lợi, leo lên tới tột đỉnh vinh quang, nhưng rồi kết cuộc chết thảm  hay bị người sau đời đời nguyền rủa.

 

Tiếp theo là hai bà phi Nga Hoàng và Nữ Anh, vợ vua Thuấn, trong bài Thương Ngô Tức Sự, nghe tin vua Thuấn chết tại núi Thương Ngô, đi t́m không thấy, khóc lóc, rồi trầm ḿnh ở sông Tương. Ngựi đọc thấy như hai bà phi cho là thiên chức làm vợ thiên tử đă chấm dứt, đời sống trở nên vô nghĩa mà từ trầm. Người thứ ba là Dương Thái Hậu, trong bài Dao Vọng Càn Hải Từ, hoàng hậu của vua Tống Độ Tông, lúc nhà Tống thất thế,  Trương Thế Kiệt và Lục Tú Phu hộ tống Dưong Thái Hậu và thái tử Đế Bính chạy ra Qùynh Sơn, trên đảo Hải Nam. Trương Thế Kiệt đưa được Dương Thái Hậu lên  thuyền, c̣n Lục Tú Phú và Đế Bính bị quân Nguyên đuổi gấp nhẩy xuống biển chết. Nghe tin, Dương Thái Hậu nói: “Ta chịu gian nan tới nay chỉ cốt bảo vệ Đế Bính để ḍng họ Triệu Tống có người nối dơi, nay đến nỗi này ta c̣n mong ǵ?” Sau đó thuyền gặp băo đắm, Dương Thái Hậu cũng mất tích. Đó là những người nữ đối mặt với cái khổ làm người theo thái độ thứ hai.

 

Cô Cầm, tay đàn nguyệt trứ danh tại thành Thăng Long, trong bài Long Thành Cầm Giả Ca, cũng như người nàng hầu của ông em Nguyễn Du, trong bài Ngộ Gia Đệ Cựu Ca Cơ,  là những ngựi sống với nỗi khổ làm ngựi, trong sầu cảm, trong bi quan, với ngón đàn tuyệt diệu, với sợi tơ mành trong cuống sen đă gẫy, và mặc cho số mệnh đưa đẩy.

 

Riêng  nàng Tiểu Thanh, giỏi thơ phú, đă chọn thơ văn để tạm sống với cái khổ làm ngựi, nhưng số mệnh nghiệt ngă khiến nàng cũng phải quyên sinh.

 

Nguyễn Du chọn nàng Tiểu Thanh làm tri kỷ, cũng lấy thơ văn để tương nhượng

sống với cái khổ làm người.

 

Trong thực tế, đối mặt với cái khổ làm người, con người thựng lấy rượu, lấy khói thuốc để phá thành sầu; đó là thái độ sống của những Lư Bạch, những Lưu Linh v.v...Những mgười lao đầu theo một chủ đích tự cho là cao cả, đến khi mộng lớn không thành, tự chấm dứt cuộc sống, đó là những anh hùng liệt nữ, cũng như nhưng cặp son trẻ tự tử v́ t́nh, những kẻ bất đắc chí đó là nhưng người có thái độ sống thú hai. Những người t́m đưọc cách tương nhượng vói cái khổ làm người, như Nguyển Du,  là những ngựi đối mặt với nỗi khổ làm ngựi bằng thái độ thứ ba. Đó là những nhà văn học nhân bản tên tuổi, trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Âu Châu suốt thế kỷ thứ XIX [35].

 

Riêng ở Việt Nam, trước Nguyễn Du phải kể đến Nguyễn Trăi, trong bài Oan Thán, viết khi ông bị vua Lê Thái Tổ nghi ông liên quan tới vụ Trần Nguyên Hăn tạo phản:

 

虛  名  寔  禍  殊  堪  笑

Hư danh thực họa thù kham tiếu

眾  謗  孤  忠  絕  可  憐

Chúng báng cô trung tuyệt khả liên

數  有  難  逃  知  是  命

Số hữu nan đào tri thị mệnh

文  如  未  喪  也  關  天

Văn như vị táng dă quan thiên.

 

dịch là:

 

Gượng cười thực họa hư danh

Cô trung người ghét thương ḿnh đơn côi

Trốn đâu cho khỏi số trời

Ḷng trời chưa dứt há vùi tu văn.

 

Rồi sau Nguyễn Du c̣n có Nguyễn Công Trứ than buồn:

 

Ngồi buồn muốn trách ông xanh

Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cựi

 

Lại có Đào Tấn [36] than:

 

Nghiến răng cười cười cũng khó khăn

Ôm ḷng chịu chịu càng vui sướng

 

và Tản Đà tự hỏi:

 

Đời đáng chán hay không đáng chán?

 

Tác già cuốn Cung Oán Ngâm Khúc mô tả nỗi buồn của ông:

 

Buồn v́ nỗi thiết tha sự thế

Ai bày tṛ băi bễ nương dâu

Trắng răng cho tới bạc đầu

Tử sinh kinh cụ mà đau đớn ḷng.

 

Và chính Nguyển Du mở đầu cuốn Đoạn Trựng Tân Thanh:

 

Trải qua một cuộc bể dâu

Nhưng điều trông thấy mà đau đớn ḷng.

 

Trở lại trường họp Nguyễn Du, ba tập thơ Việt Âm của ông không những cho ngựi đọc nhận ra tác giả là một người suốt đời đối mặt với cái khổ làm người mà c̣n cho người đọc biết rơ là ông đă có hai đường lối khác biệt để tương nhượng với nỗi khổ làm ngựi. Một là t́m về tôn giáo, hai là đi vào ngả sáng tác văn học.

 

Lần đầu tiên Nguyễn Du tỏ ư muốn t́m đựng về dưới bóng Phật là năm ông c̣n ở tuổi ba mươi, đang ở trong cảnh cùng quẫn, cả hai đường thư và kiếm cùng dỏ dang, ông viết trong câu kết bài Tự Thán, kỳ II:

 

           

Hà năng lạc phát quy lâm khứ

           

Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân

 

Ông muốn xuống tóc, nhưng không phải để đi ở chùa mà vào rừng nghe thông reo ở nửa từng mây xanh.

 

Thanh Hiên Thi Tập chép bài Đề Nhị Thanh Động, Nguyễn Du viết năm ông 39 tuổi, đă ra làm quan vói nhà Nguyễn và nhân dịp lên Ải Chi Lăng nghênh tiếp sứ đoàn Trung Quốc sang phong vương cho vua Gia Long. Đây là lần thứ hai Nguyễn Du nói tới Phật pháp, ông viết:

 

此  心  常  定  不  離  禪

Thử tâm thường định bất ly thiền

 

nghĩa là:

 

Tâm này thường định chẳng dời Thiền

 

cho thấy là Nguyễn Du ngồi thiền với chủ đích đoạt đưọc thường định, nôm na lả sự tĩnh lặng trong tâm mà dường không có tham vọng nói tới cơi ngộ.

 

Ông nói rơ ư thơ này trong bài Đạo Ư. Ông so sánh sự tĩnh lặng trong tâm ông với h́nh ảnh mặt trăng trong ḷng giếng cổ: có bị nguời khuấy động thoáng gợn rồi cũng lấy lại được niềm tĩnh lặng.

 

Bài Lương Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài là một trong những bài dài nhất trong Bắc Hành Tạp Lục, mang đậm mầu Thiền. Nguyễn Du dựng như có ư muốn trách Lương Vơ Đế cùng Lương Chiêu Minh thái tử v́ quá sùng đạo Phật mà để nước mất nhà tan, bày đặt việc phân kinh không những gây thêm khó khăn cho thế nhân  theo học Phật Pháp mà c̣n để cho người đời sau thi nhau luận bàn, trong khi Đệ Nhất tổ chủ trương bất lập văn tự, và riêng ông tới Phân Kinh Thạch Đài này mới vỡ nghĩa rằng chân kinh là kinh không viết thành chữ.

 

Lập trường phản đối Lương Vơ Đế và Lương Chiêu Minh Thái Tử của Nguyễn Du trong bài thơ dài trên đây, dường nhu tương đồng với lập trường của Thiên Thai Tông, tựa đề là Thích Môn Chính Thống, theo Suzuky, viết vào khoảng đầu thế kỷ thứ III, như sau [37]:

 

Khi Phật pháp biến đổi, nó trở thành Thiền Tông; khi Thiền Tông tăng trưởng sai lầm, nó trở thành ma thuyết, [...] Cái nguy hiểm v́ quá nương tựa kinh và luận cũng gần như cái nguy hiểm không hiểu biết thiết thục - một thái độ có trỏ ngại lớn cho việc theo dơi nghiêm chỉnh đ̣i sống của đạo Phật.

 

Đằng khác, với kết luận là kinh không chữ mới thật là kinh, nhắc người đọc nhớ tới một đoạn văn của Huệ Hải, mà Suzuki trích dẫn như sau [38]:

 

Ông hăy nghe cho kỹ đây. Trong kinh có nói rơ rằng: Những ǵ ta nói là nghĩa chứ không phải chỉ có văn; c̣n nhưng ǵ chúng sinh nói chỉ là văn chứ không có nghĩa. Ai hỏi ư sẽ vượt lên nhưng văn tự hời hợt; ai ngộ Lư sẽ vượt qua những văn tự. [...] Bỡi vậy kẻ phát Bồ Đề th́ được ư mà quên lời, ngộ ư mà ảo giáo. Như người đưọc cá th́ quên nơm, được thỏ th́ quên đó.

 

Trong cả ba tập thơ Việt Âm của Nguyễn Du, có một số bài mang sắc Đạo. Trong những bài đó, Nguyễn Du thường dùng những h́nh ảnh trong sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử làm thi liệu. Tỷ như câu thứ ba bài Tự Thán I ông viết:

 

性  成  鶴  脛  何  容  斷

Tính thành hạc hĩnh hà dung đọan

 

nghĩa là:

 

Trời sinh chân hạc dài há cắt ngắn

 

Hai chữ hạc hĩnh là hai chữ chủ chốt trong câu:

 

鶴  脛  雖  長 , 斷  之  則  悲

Hạc hĩnh tuy trường, đoan chi tắc bi

 

sách Trang Tử Nam Hoa Kinh, thiên Biền Mẫu [39], nghĩa là:

 

Chân hạc vốn dài, cắt ngắn làm nó buồn.

 

Đến bài Ngẫu Hứng I, Nguyên Du lại dùng h́nh ảnh chân hạc dài một lần nữa, kèm theo là h́nh ảnh giống ngựa bị ngựi đóng móng đóng cương, mất một nửa tính trời, trong chương Mă Đề sách Trang Tử Nam Hoa Kinh [40], trong hai câu:

 

傖  殘  物  性  悲  鶴  脛

Thương tàn vật tính bi hạc hĩnh

刻  雒  天  真  失  馬  蹄

Khắc lạc thiên chân thất mă đề.

 

 Đó là những h́nh ảnh Nguyễn Du tự mô tả: ông cho rằng việc ra làm quan, làm mất tính trời sinh của  ông, như con hạc bị cắt ngán chân, con ngựa bị đóng móng.

 

Sắc Đạo c̣n thấy rơ hơn trong bài Sơn Thôn trong Thanh Hiên Thi Tập và bài Hoàng Mai Sơn Thượng Thôn trong Bắc Hành Tạp Lục.

 

Những h́nh ảnh trong bài Sơn Thôn và bài Hoàng Mai Sơn Thượng Thôn đều là h́nh ảnh chủ yếu trong áng thơ Đào Hoa Nguyên  của Đào Tiềm, một nhà thơ đời Tấn Trung Quốc. Nguyên văn lời dẫn như sau:

 

Truyện Nguồn Đào [41]

 

Dưói triều Tấn Thái Nguyên, có ngư phủ đất Vũ Lăng, men theo ḍng khe, quên đường xa gần. Bỗng gặp rừng đào, cách bờ vài trăm bưóc, không xen loại cây nào khác, cỏ thơm tươi đẹp, hoa rụng đỏ rực. Ngư phủ lấy làm lạ, muốn vào sâu thêm, đến cuối khu rùng. Hết rừng đến ngọn suối, bên chân núi. Núi có của hang, sáng mờ mờ, bèn gác thuyền, theo của hang mà vào. Đầu hang rất hẹp, chỉ vùa lơt một người. Vào sâu vài chục bước, ḷng hang mỏ rộng, sáng sủa, thấy đất bằng rộng răi, nhà của ngăn nắp, có ruộng tốt, ao trong, có bụi dâu rặng trúc, bờ be ngang dọc thông nhau, tiếng gà tiếng chó liên hồi. Có ngựi qua lại trồng trọt làm lụng, đàn ông đàn bà áo quần đều như người bên ngoài, ông già tóc bạc con trẻ trái đào, hớn hở vui vẻ.

 

Gặp ngư phủ thẩy đều ngạc nhiên, hỏi từ đâu tới. Ngư phủ thuật lại mọi điều. Họ bèn mời về nhà, rót rượu mổ gà tiếp đăi. Họ cho hay tổ tiên xưa chạy loạn Tần Doanh, dắt vợ con và người làng tới chỗ xa xôi này lập ấp rồi không trở ra nữa; từ đó cách biệt hẳn với ngựi bên ngoài. Họ lại hỏi bây giờ là đời nào; họ không biết có đời Hán, nói chi đến đời Ngụy đời Tấn. Ngư phủ nhất nhất kể lại sự t́nh, người nghe đều đau xót. Người khác lại mời về nhà chơi, thết đăi ăn uống. Ở chơi vài ngày, ngư phủ từ biệt ra về. Có ngụi căn dặn; “Xin đừng kể cho ai nghe truyện tới đây.” 

 

Ra khỏi hang, t́m lại thuyền, theo hướng cũ mà về, tới đâu đánh dấu chỗ đó. Đến quận lỵ, vào ra mắt quan thái thú, kể lại sự t́nh. Quan sai ngư phủ trở lại, t́m nhưng chỗ có đánh dấu, nhưng không sao t́m ra đường cũ nũa.

 

Lưu Tử Kỳ người đất Nam Dương, là bậc thưọng cao sĩ, biết truyện hăng hái đi t́m nơi đó, nhưng chưa t́m ra th́ bị bệnh mà chết. Từ đó không ai đi t́m đựng đó nữa.

 

Tiếp theo là áng thơ dài 32 câu:

 

桃  花  源  詩

Đào Hoa Nguyên Thi

 

嬴  氏  亂  天  紀

Doanh thị loạn thiên kỷ

賢  者  避  其  世

Hiền giả tỵ kỳ thế

黃  綺  之  商  山

Hoàng Ỷ  chi Thương Sơn

伊  人  亦  云  逝

Y nhân diệc vân thệ

  跡 浸   

5 Văng tích tẩm phục yên

       

Lai kính toại  tiêu phế

相  命  肆  農  耕

Tưong nhật tứ nông canh

日  入  從  所  憩

Nhật nhập ṭng sở khế

桑  竹  垂  餘  蔭

Tang trúc thùy dư âm

菽  稷  隨  時  藝

10 Thục tắc tùy th́ nghệ

春  蠶  收  長  絲

Xuân tàm thu trường ti

秋  熟  靡  王  稅

Thu thục mỹ vương thuế

荒  路  曖  交  通

Hoang lộ ái giao thông

雞  犬  互  鳴  吠

Kê khuyển hỗ minh phệ

俎  豆  猶  古  法

15 Trở đậu do cổ pháp

衣  常  無  新  製

Y thường vô tân chế

童  孺  縱  行  歌

Đồng nhụ sĩ hành ca

斑  白  歡  游  詣

Ban bạch hoan du nghệ

草  榮  識  節  和

Thảo vinh thức tiết ḥa

木  哀  知  風  厲

20 Mộc ai tri phong lệ

雖  無 紀  歷  志

Tuy vô kỷ lịch chí

四  時  自  成  歲

Tứ thời tự thành tuế

怡  然  有  餘   樂

Di nhiên hữu dư lạc

干 何  勞  智   慧 

Can hà lao trí tuệ

奇 蹤  隱 五  百

25 Kỳ tung ẩn ngũ bách

一  朝  敞  神  界

Nhất triêu sưởng thần giới

淳 薄  既  異  源

Thuần bạc kư dị nguyên

旋  復  還  幽  蔽

Toàn phục hoàn u tế

       

Tá vấn du phương sĩ

       

30 Yên trác trần hiêu ngoại

願  言  躡  輕  風

Nguyện ngôn nhiếp khinh phong

高  舉  尋  吾  契

Cao cử tầm ngô khế.

 

dịch là:

 

Thơ Đào Nguyên

 

Tần Doanh phá luật trời

Người hiền lánh truyện đời

Hoàng Ỷ về Thương Sơn

Dân lành ùa theo tới

5Ngả qua là lấp ngả

Lối về bít kín lối

Sáng ngày đi làm đồng

Chiều tối về thảnh thơi

Bóng dâu trúc dầy đặc

10 Đậu kê rộ theo thời

Xuân sang tằm kéo tơ

Vào thu thuế không đ̣i

Tiếng gà chen tiếng chó

Đường hoang không bóng người

15Đồ dùng theo kiểu cũ

Áo quần giữ nguyên thói

Con trẻ vui hát ḥ

Người gia vui lui tới

Cỏ xanh biết trời tốt

20Lá rụng biết gió thổi

 Ngày tháng lịch chẳng cần

Một năm bốn mùa trôi

Sống b́nh yên vui vẻ

Chẳng chữ nghĩa theo đ̣i

25Từ năm trăm năm qua

Tới ngày mở thần giới

Thuần bạc chẳng một nguồn

Bỗng cùng sống một cơi

Hỏi đựng du phưong sĩ

30Tới cơi không gió bụi

Nguyện theo gió bổng bay

T́m tri âm chung vui.

 

Sách Lăo Tử Đạo Đức Kinh, chương 80 có đoạn sau đây [42]:

 

Nước nhỏ dân thưa khiến dư đồ dùng, gấp mười gấp trăm [hơn người] mà không dùng, dân coi trọng cái chết mà không dời xa, thuyền xe có mà không di; có áo giáp đồ binh mà không bày. Khiến người ta thắt nút dây mà dùng, ăn ngon mặc đẹp, ở yên, vui với thói tục, nước láng giềng gần gũi nghe thấy tiếng gà tiếng chó của nhau, mà đến già đến chết không qua lại với nhau.

 

Người đọc thấy rơ là Đào Tiềm khởi hứng từ chương 80 sách Lăo T Đạo Đức Kinh để viềt truyện Đào Nguyên Kư và áng thơ Đào Nguyên Thi. Nguyễn Du chắc chắn cũng khởi hứng từ sách Lăo Tử cũng như từ văn thơ Đào Tiềm mà viết hai bài Sơn Thôn và Hoàng Mai Sơn Thượng Thôn. Trong cả bốn bản văn thơ, dân trong hang Nguồn Đào, cũng như tại Xóm Núi hay Xóm Núi Hoàng Mai đều yên ổn làm ăn, sống xung túc, ăn no mặc đẹp, nghe thấy tiếng gà tiếng chó của nhau, không cần tới lịch hàng năm vua ban. Ngoài ra dân Nguồn Đào không cả phải nộp sưu thuế cho vua như dân trong nước nhỏ lư tưởng của Lăo Tử. Dân ở Sơn Thôn và Hoàng Mai Sơn Thôn, tuy vẫn phải đóng thuế nhưng đời sống dễ dàng có đóng thuế vẫn c̣n dư sống. Nước nhỏ là nước lư tưởng của Lăo Tử, cũng như Nguồn Đào là nơi sống lư tưởng của Đào Tiềm. Xóm Núi và Xóm Hoàng Mai dường như là một chốn có thật v́ Nguyễn Du đă tự hỏi là về già không về xóm Hoàng Mai dưỡng già th́ c̣n biết về đâu khác?

 

Ngựi đọc có thêm một vài câu hỏi để chờ giới nghiên cứu giải quyết. Sơn Thôn và Hoàng Mai Sơn Thượng Thôn là một chốn hay là hai nơi, v́ một bài chép trong Thanh Hiên Thi Tập, một bài trong Bắc Hành Tạp Ngâm.

 

Vậy thời nếu cả hai cùng có thật th́ hỏi ở đâu? Vùng núi Hồng Lĩnh, hay vùng núi Nam Trung Quốc? 

 

Sử gia Keith Weller Taylor, tác giả cuốn The Birth of Việt Nam cũng đặt câu hỏi tương tự liên quan tới hang Nguồn Đào căn cứ trên một đoạn trong Việt Điện U Linh [43]. Sách Việt Điện U Linh chép đoạn đó như sau: [44]

 

Phật Tử là em họ Lư Bôn. Lư Bôn chết th́ Phật Tử theo anh của Lư Bôn là Thiên Bảo dẫn ba vạn quân chạy lên vùng người Di, Lạo. Bá Tiên, [tướng Trung Quốc] treo giải thưởng để t́m bắt, nhưng không được. Thiên Bảo đến động Dă Năng ở đầu nguồn sông Thao, thấy cảnh ở đấy đẹp, đất đai sản vật ph́ nhiêu,  mầu mỡ mà lại phẳng rộng, bèn xây thành mà ở. Ngựi kéo dến tụ tập ngày một đông, trí năng ngày một rộng khắp, bèn trở thành nước Dă Năng. Mọi người suy tôn Thiên Bảo làm Đào Lang Vương. Chẳng bao lâu Thiên Bảo chết không có con. Mọi người lại tôn Phật Tử lên thay. Vừa lúc đó nghe tin Bá Tiên về phương Bắc, Phật Tử dẫn quân xuống phía Đông. Người chung quanh khuyên Phật Tử xưng đế. Phật Tử nghe theo, nhân đó xưng hiệu là là Lư Nam Đế.

 

Tên động Dă Năng ở nguồn sông Thao, (K.W.  Taylor đọc là sông Dao), gợi lại truyện truyện Đào Nguyên Kư của Đào Tiềm. Động Đào Nguyên trong thơ văn Đào Tiềm, theo Taylor, có thể là động Dă Năng, nơi ba vị vương mở nước của nhà Tiền Lư dưỡng quân.

 

Câu hỏi là có ǵ tương quan giữa động Dă Năng này với  Xóm Núi và Xóm Hoàng Mai trong thơ Nguyễn Du? Xin người đọc chờ giới nghiên cứu giải đáp.

 

 

Người đọc dường như thoáng thấy khuynh hướng thơ văn của Nguyễn Du qua những bài thơ ông viết về những nhà thơ nhà văn mà người Trung Quốc thường gọi là những đại gia.

 

Đỗ Phủ, tự Thiếu Lăng dường như là nhà thơ mà Nguyễn Du tâm phục nhất. Ông viết hai bài Thiếu Dương Đỗ Thiếu Lăng Mộ. Trong bài thứ nhất có hai câu:

 

異  代  相  憐  空  灑  淚

Dị đại tương liên không sái lệ

一  窮  至  此  豈  工  詩

Nhất cùng chí thử khởi công thi

 

dịch xuôi  là:

 

Chẳng cùng  thời  thương nhau rỏ lệ,

Cùng quẫn như nhau há v́ thơ

 

đễ giăi tỏ ḷng ông đối với Đỗ Phủ.

 

Sang bài thứ hai, Nguyễn Du trích câu:

 

儒  冠  多  誤  身

Nho quan đa ngộ thân

 

trích từ bài Phụng Tặng Vi Tả Thừa Trượng Thập Nhị Vận, của Đỗ Phủ để nói ông sót thương Đỗ Phủ v́ cả hai người cùng đội mũ nhà nho và cả hai cùng  bị lụy thân. Cái lụy đây là cảnh gia đ́nh Đỗ Phủ từng sống trong cảnh đói rách như gia đ́nh Nguyễn Du.  Câu thứ tư bài Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng Mộ, Nguyễn Du viết:

 

男  女  呻  吟  不  可  聞

Nam nữ thân ngâm bất khả văn

 

nghĩa là:

 

Trai gái rên khóc chẳng đành ḷng nghe

 

lấy ư từ câu:

 

男  女  呻  吟  四  壁  靜

Nam nữ thân ngâm tứ bích tĩnh

 

trích từ bài Càn Nguyên Trung Ngụ Đồng Cốc Huyện Tác Ca Thất Thủ, ghi lại cảnh một chiều mùa đông, Đỗ Phủ phải vào rừng đào khoai rừng về ăn cho đỡ đói. Nhưng tuyết xuống quá nhiều, không đào được khoai phải về tay không, lúc về tới nhà  bốn bề lặng ngắt, con trai con gái kêu rên.

 

Cảnh đau ḷng của Đỗ Phủ trên đây cũng là cảnh sót sa của Nguyễn Du khi ông viết câu:

 

十  口  啼  饑  橫  嶺  北

Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc

一  身  臥  病  帝  城  東

Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông

 

trong bài Ngẫu Đề, ngày ông đau bệnh ở Phú Xuân và nhận được tin quê ông bị hạn hán nhà mười miệng thiếu ăn. Như vậy phải chăng Nguyễn Du thông cảm với Đỗ Phủ v́ cả hai người cùng từng trải qua những ngảy gian nan thiếu thốn.

 

Nhà thơ Trung Quốc thứ hai mà Nguyễn Du vinh danh là Lư Bạch. Ông viết bài Đào Hoa Đàm Lư Thanh Liên Cựu Tích để ca tụng Lư Bạch bằng câu thứ tám:

 

薄  視  榮  名  同  敝  履

Bạc thị vinh danh đồng tệ lư

 

nghĩa là: coi nhẹ vinh hoa như chiếc giày rách, sau khi nhắc lại truyện Vua Đường phái Cao Lực Sĩ gọi Lư Bạch, vào chầu mà Tửu Tiên vẫn say mèm, khiến Cao Lực Sĩ phải vực lên thuyền. Rồi Nguyễn Du kết luận bằng câu:

 

世  路  塵  埃  信  溷  濁

Thế lộ trần ai tín hỗn trọc

不  如  終  日  痛  飲  全  吾  天

Bất như chung nhật thống ẩm toàn ngô thiên

 

nghĩa là:

 

Đường đời bụi bặm hỗn trọc

Thà suốt ngày uống tràn giữ tṛn thiên tính.

 

Nhưng dường đó chỉ là điều Nguyễn Du ước mơ, trong suốt ba tập thơ Việt Âm của ông chỉ có bài Hành Lạc Từ I  ghi lại cảnh  say sưa .

 

Người đọc dường như thấy Nguyên Du gặp Lư Bạch qua chữ thành sầu trong câu:

 

欲  破  城  愁  惟  有  酒

Dục phá thành sầu duy hữu tủu

 

Chữ thành sầu là h́nh ảnh mối sầu vây chặt lấy con ngựi như một bức tường thành kiên cố. Đó là h́nh ảnh cái khổ làm người của Lư Bạch mà Nguyễn Du thông cảm. Nhưng khác với Lư Bạch là Nguyễn Du không lấy rượu để phá thành sầu. Nguyễn Du tương nhượng với chính ông để tói chỗ thỏa hiệp để thấy như bức thành sầu không c̣n  phiền lụy ông nữa.

 

Sau Lư Bạch và Đỗ Phủ, Nguyễn Du đề cao hai trong Bát Đại Gia của Trung Quốc: một là Liễu Tôn Nguyên và Âu Dương Tu.

 

Liễu Tôn Nguyên là một văn hào đời Đường, đậu tiến sĩ, làm quan tới chức Giám Sát Ngự Sử, v́ cuộc tranh chấp trong chiều mà bị biếm làm Tư Mă Vĩnh Châu. Nguyễn Du kết luận bài Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu Cố Trạch, bằng hai câu:

 

壯  年  我  亦  為  材  者

Tráng niên ngă diệc vi tài giả

白  髮  秋  風  空  自  嗟

Bạch phát thu phong không tự ta

 

nghĩa là:

Tuổi trẻ ta cũng là gỗ qúy

Đầu bạc sầu không đón gió thu

 

để tỏ ḷng thương Liễu Tôn Nguyên, ngày trẻ cũng đă từng nuôi mộng cao xa, nay đầu đă bạc, ông cố giữ sao để sự khen chê nơi sân rồng không phiền lụy tới ông. Nguyễn Du đă từng bị vua Gia Long trách là không chịu góp lời vào những cuộc tranh luận nơi sân rồng, nhưng không để lời trách cứ đó day dứt ông như Liễu Tôn Nguyên v́ bị biếm mà coi ḿnh là ngu khiến cây cỏ g̣ đống quanh nợi ông ở đều bị gọi là ngu, rồi chết v́ uất hận.

 

Với Âu Dương Tu, nhà nghèo, mồ côi cha được mẹ rèn cặp, 24 tuổi đậu tiến sĩ, làm quan nhiều lần bị giáng chức cũng v́ truyện phe phái trong triều. Đồng thời là một trong Bát Đại Gia đời Tống . Câu thứ sáu bai Âu Dương Tu Văn Trung Công Mộ:

 

名  家  八  大  擅  文  章

Văn gia bát đại thiện văn chương

 

của Nguyễn Du cho thấy ḷng ông trọng vọng sự nghiệp văn chương của Âu Dương Tu. Nhưng bên cạnh một sụ nghiệp văn chương lừng lẫy, Âu Dương Tu có một hoạn lộ nhiều phen lên xuống gập ghềnh. Phải chăng nhắc tới Âu Dương Tu là nhăc tới một điều mà ông đă tùng nhiều lần tự nhắc nhở ḿnh, là làm cách nào để dầu ở trong hoạn lộ mà không bị phiền lụy, mà vẫn tạo nên một văn ngiệp xứng đáng so với Âu Dương Tu.

 

Bùi Độ là văn gia thứ năm Nguyễn Du nhắc tới trong thơ. Bùi Độ người đ̣i Đường, là một công thần đời Đường,  hoạn lộ được coi là gưong mẫu cho người đời sau trong việc sự xủ xuất. Sau khi về hưu ông lui về Lục Dă ngâm vịnh cùng các danh gia đương thời như Bạch Cư Dị,  Lưu Vũ Tích. Nhắc tới Bùi Độ trong bài Bùi Tấn Công Mộ, phải chăng Nguyễn Du cũng mốn noi gương xuất xử của Bùi Độ? Rất tiếc là Nguyễn Du, tuy đă nhiều lần xin về hưu, nhưng vua Gia Long chưa thuận th́ ông bị bạo bệnh và mất khi đang tại chức.

 

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du không thu gọn trong ba tập thơ chmà c̣n phải kể tới  hai áng thơ nôm: Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh và cuốn Đoạn Trường Tân Thanh. Điều đáng chú ư hơn hết là chủ đề trong cả hai tác phẩm này cùng là nỗi khổ làm người, một nỗi khổ của con người khi bắt đầu suy nghĩ về ư nghĩa của cuộc sống. Hơn nữa thơ Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh đă đưa tiếng thơ Việt Nam lên tới mức cao từ xưa tới nay chưa từng ai đạt tới.

 

Đi sâu vào nỗi khổ làm người trong hai tác phẩm kể trên của Nguyễn Du vượt quá khuôn khổ của tập sách này. Xin dành gii chuyên ngành về lịch sử tư tưởng nghiên cứu.

 

Phải chăng sự nghiệp văn thơ đó đă giúp cho Nguyễn Du tạm vơi  nỗi  khổ làm ngựi, đạt đưọc an lạc, ataraxie, trong cuôc sống ở cơi người ta này?

 

Nguyễn Du sáng tác ba tập thơ Việt Âm trong suốt thời gian ngoài hai mưoi năm. Đọc ba tập thơ đó, người đọc như thấy ư chí kiên tŕ của tác giả, sống kỷ luật vói chính ḿnh, không phải như một nhà khổ tu, nhưng như một người theo đuổi một mục đích đă định sẵn. Mục đích đó không phải là để trở thành một vị anh hùng cái thế lưu danh muôn thủa, mà là một người đi t́m an lạc cho chính bản thân của riêng ḿnh. Đó là bổn phận con người đối với bản thân.

 

Để làm tṛn bổn phận đó, nh́n qua hai bài thơ mang mầu Thiền: Đạo Ư và Lương Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài, người đọc thấy rơ h́nh ảnh tiến tŕnh của Nguyễn Du trên đường trút bỏ cái khổ làm người theo nẻo Phât học. Bài Đạo Ư cho thấy rơ Nguyễn Du đă tới được mức giữ được tâm không giao động bởi vật ngoài. Rồi bẵng đi trong ngoài hai chục năm sau, qua bài Lương Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài, ông cho hay là ông không muốn dài lời bàn luận về Phật pháp bởi muốn tuân hành lời tổ Đạt Ma: “Bất lập văn tự”.  Người đọc thơ Nguyễn Du dựng thấy Nguyễn Du đă buông bỏ danh lợi theo đúng lời Phật dậy trong Trung Bộ Kinh, 138: [45]

 

Đùng để tâm ngươi giao động bởi vật bên ngoài, mà cũng đừng sa đà giữa nhũng tưỏng niệm bên trong. Hăy ĺa tất cả chấp trước, tất cả sợ sệt. Đó là con đường vượt qua cái khổ sống chết.

 

Giáo lư xả chấp của Phật thựng cụ thể biểu minh bằng h́nh ảnh chiếc bè. Kinh Sutta Nipata, V.21 chép lời Phật dậy:

 

Ta đă đóng một chiếc bè chắc chắn, ta đă tới tận Niết Bàn, ta đă qua bờ bên kia, chiến thắng ḍng cuồng lưu tham dục; ta không c̣n dùng chiếc bè vào việc ǵ nữa, vậy trời muốn mưa th́ cứ mưa.

 

Kinh Kim Cương của Lục Tổ Huệ Năng nói về chiếc bè Pháp như sau:

 

Như Lai thường dậy rằng các thầy tỳ khưu nên biết pháp ta nói ví như chiếc bè đưa qua sông: pháp c̣n bỏ huống nữa chẳng phải là pháp.

 

Trung Bộ Kinh giảng rộng về bè pháp, tóm lược như sau:

 

[...] lời ta dậy ví như chiếc bè, để đưa qua, không phải để mang giữ. Hăy nghe lời ta đây. Ví như có ngựi suốt ngày đi đường mệt nhọc gặp phải một con sông rộng nưóc sâu; bờ sông bên này th́ dầy lo sợ và hiểm nghèo, con bờ bên kia th́ yên ổn, không sọ sệt, nhưng không có ghe thuyền đưa qua sông, mà cũng không có cầu bắt nối hai bờ. Ví như người ấy nghĩ bụng như vầy: Quả thật sông th́ rộng nước th́ sâu, bờ bên này đầy lo sợ và hiểm nghèo, c̣n bờ bên kia th́ yên ổn không sợ sệt; nhưng không có thuyền mà cũng không có có cầu đưa ta qua bờ bên kia. Sao ta không thử lượm lặt những lau sậy, nhưng que cành chà là kết làm bè coi sao? Rồi ngồi trên bè, ta dùng tay dùng chân làm chèo, chèo sang bờ bên kia. [...]

Byâ giờ qua sông rồi, đến bờ rồi, ví như người ấy nói vầy: Quả thật chiếc bè ấy đă giúp tôi nên việc lớn. Nhờ nó chở tôi, và tôi dùng tay dùng chân làm chèo, tôi mới qua êm được đến bờ bên kia; bây giờphỏng như tôi đội chiếc bè trên đầu, hoặc mang nó trên vai, và cứ thế mà lên đường đi dâu tùy thích? [...] Người ấy dùng bè như vậy có khôn ngoan không?

-   Bạch ngài, nhất định là không.

-         Vậy, nếu là ngựi khôn ngoan, người ấy phải xủ trí làm sao với chiếc bè? [...]Người ấy nên nghĩ như vầy: Quả thật chiếc bè ấy đă giúp tôi nên việc. Nhờ ngồi trên bè, và chèo bằng tay bằng chân, tôi qua êm được bờ bên kia. Giờ đây, nếu  tôi bỏ lại chiếc bè ấy bên bờ, hoặc vứt nó ch́m xuóng nưóc, và tôi lại tiếp tục lên đường. [...] Nếu làm như vậy, người ấy đáng là người khôn ngoan khée xủ trí với chiếc bè.

 

Cũng như vậy đó, [...] giáo pháp tôi dậy ví như chiếc bè, cốt để đưa qua không phải để mang giữ. Thấu rơ ví dụ đó th́ đối với pháp c̣n phải buông xả nữa là cái phi pháp.

 

Suziky giải thích hai chữ pháp và phi pháp trong lời Phật dây trên đây là đồng nghĩa vớikhông, hoặc khẳng nhận và phủ nhận. Vậy phá bỏ cà pháp và phi pháp có nghĩa là thoát ly cái chấp nhị nguyên cùng tất cả rối ren và vướng mắc. Rồi Phật kết luận:

 

[...] dầu là sắc chất nào, dầu ở quá khứ, vị lai hay hiện tại, dầu ở trong hay ở ngoài, dầu thô hay tinh, dầu tiện hay quư, xa hay gần, sắc nào cũng phải quán như thực trong ánh sáng chánh trí, nghĩa là quán thấy như vầy:

“Cái này không phải của tôi,”

“Tôi không phải là cái này”

“Cái này không phải là tự ngă của tôi”

Bốn uẩn c̣n lại là thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy đó. Người nào quán thấy thế gian như vậy là thoái ly tất cả dục vọng tai hại, chứng đến tự do. Đó là ngựi chướng ngại gạt bỏ xong, hào lũy lấp cạn hết, là người đả bạt trừ, đă tự do, đă hoàn tất cuộc chiến, đă trút bỏ gánh nặng.

 

Vậy là người ấy đă trút bỏ được gánh nặng của cái khổ làm người.

 

Cũng để tṛn bổn phận đối với bản thân, người đọc dường thấy Nguyễn Du sống theo một nếp sống, nh́n theo nhăn quan mà Trang Tử, để đạt tới mức :[46]

 

   

Chí nhân vô kỷ

      

thần nhân vô công

     

thánh nhân vô danh. 

 

nghĩa là:

 

Chí nhân không v́ ḿnh

thần nhân không v́ công

thánh nhân không v́ danh

 

không phải để bước ra ngoài đời ngao du sơn thủy, và nói theo Bạch Cư Dị, cũng chẳng phải sống nơi khói ráng như những nhà tiểu ẩn, mà để t́m ra cho ḿnh niềm an lạc như một nhà trung ẩn nơi biên trấn hay làm giảm những trói buộc với cuộc sống của những nhà đại ẩn nơi kinh thành. Đó là nếp sống vừa xuất lại vừa xử, không để bên nào trọng hơn bên nào.

 

Để đạt tới mục đích đó, như đă thấy qua ba tập thơ Việt Âm, Nguyễn Du đă thành công trong việc quên lăng danh, quên lăng lợi, khiến không c̣n lo sợ không c̣n đau khổ và thản nhiên đón cái chết. Giới nghiên cứu về cái khổ của con ngựi cho biết là một khi đạt đưọc tới mức đó, con người đạt được an lạc của cuộc sống.

 

H́nh ảnh thường dùng để mô tả một con người đạt được tới cơi an lạc là h́nh ảnh một ngựi biết chắc là ḿnh sẽ chết nay mai, nhưng vẫn vui vẻ trồng một cây táo, như ‘chẳng có truyện ǵ sẽ xẩy ra’

 

Đó là h́nh ảnh Nguyễn Du trong hai câu kết bài Tạp Ngâm, kỳ I: 

 

庭  植  孤  松  高  百  尺

Đ́nh thực cô tùng cao bách xích

不  知  青  帝 奈  人  何

Bất tri thanh đế nại nhân hà 

 

nghĩa là:

 

 

Trồng thông trăm thước trưóc sân

Mặc cho trời đất xoay vần chẳng lo.

 

Khi buông bỏ được chính ḿnh, công danh của ḿnh,  con người đạt tới được cơi an lạc cho tâm thần, bằng ḷng với thân phận con người, bằng ḷng cả với cái vô dụng của kiếp người, tóm lại như vậy là tạm buông bỏ đưọc nỗi khổ làm người.

 

Trang Tử đưa ra h́nh ảnh cái quên tháo bỏ gông cùm cho cái tâm, bằng câu [47]:

 

忘  足 , 履  之 適  也

Vong túc, lư chi thích dă

忘  腰 ,帶   之 適  也

Vong yêu, đái chi thích dă

      ,      

Tri vong thị phi, tâm chi thích dă

[...]    

 

Nhượng Tống dịch là [48]:

 

Quên chân, thế là giầy vừa

Quên lưng thế là đai vừa

Quên phải trái, thế là ḷng vừa.

 

Quên chân, quân lưng là quên được chính ḿnh, khiến không c̣n bị vật ngoài như đôi giầy không vừa chân, chiếc đai không vừa lưng làm dao đông cái tĩnh của thân, cũng như quên cái phải cái trái, cũng là vật ngoài làm nhiễu động cái tĩnh của tâm.

 

Không bị vật ngoài làm dao động cái tĩnh của thân và của tâm là tới mức mà Trang Tử gọi là [49]:

 

故  善  吾  生  者

Cố thiện ngô sinh giả,

乃 所  以  善  吾  死  也

năi sở dĩ thiện ngô tử dă.

 

và Nhưọng Tống dịch là:

 

Khéo nuôi cái sống của ta

tức là khéo liệu cái chết của ta.

 

Nhà phê b́nh Nam Hoa Kinh Lâm Tây Trọng giải rằng [50]:

 

[...] cái mà chân nhân dùng để biết, cái mà chân nhân nuôi dưỡng chẳng phải là cái quên của cơi ḷng sao? Duy kỳ ḷng đă quên rồi, cứ thế mà suy: từ ḷng đến thân; từ thân đến đời; thông với thời; hợp với vật, cũng chẳng qua là thế. Cho nên ḷng mà chưa quên, th́ việc làm thường gây nên cái tệ hữu tâm: ra ǵ hạng ấy! Ḷng mà biết quên th́ ở đời có lắm nhưng tài kiêm tế: chi thiếu tṛ hay! Ḷng của chân nhân không dùng thiên, cho nên trong đó trời với người không bên nào thiên cả. Cái thật là biết của chân nhân là thế, thế nên mới có thể nói rơ về truyện sống, chết ở đời. Sống với chết, cũng như ngày với đêm. Ấy là số mệnh. Ấy là thế tất nhiên.

 

Nhuợng Tống bàn rộng thêm, tóm tắt như sau:

 

Trang Tử bày ra một quan niệm về nhân sinh: vừa nhập thế vừa xuất thế. Nhập thế là xử thế như mọi người, nhưng mà làm đó mà vẫn tiêu dao như không làm, dù cho công trạng kịp tới muôn đời, cũng quên ḿnh không kể tới công danh. C̣n xuất thế chẳng phải là truyện ẩn cư tu hành mà vẫn ở trong đời, vẫn gánh vác việc đời. Cùng nhăn quan đó, Sống với chết chỉ là một thể, chẳng qua là sự rất thựng, chẳng đáng để lọt vào ‘kho thiêng’.

 

Xuất trong khi xử, tại một phiên trấn, là cảnh trung ẩn, xuất trong khi xử tại đế đô là cảnh đại ẩn.

 

Suốt hoạn lộ Nguyễn Du hoặc sống như một trung ẩn khi c̣n ở cấp huyện cấp phủ; thăng chức vào kinh ông vất vả hơn, sống đời đại ẩn, rồi lại thăng chức làm Cai Bạ Quảng B́nh, ông lại có thêm bốn năm vui đời trung ẩn.

 

Cuối cùng là hai năm đi xứ, rồi lại thăng chức và lại phải sống đời đại ẩn rồi mất. Đúng như lời bàn của Nhượng Tống cái chết đến với Nguyễn Du rất thường, chỉ là một thể với cái sống. Ông đă suốt một đời khéo nuôi cái sống  của ông, thế nên ông đă thực khéo liệu cái chết của ông. Thật đúng như lời sách Nam Hoa Kinh [51]:

 

[...] “khối lớn” làm mệt ta bằng sự sống, cho ta rỗi bằng tuổi già, để ta nghỉ bằng cái chết.

 

Cái chết của Nguyễn Du khác với cái chết của nhà vua trong vở kịch Le Roi se Meurt của Ionesco. Nhà vua này chết chưa kịp sống: suốt đời ngài c̣n phải lo làm vua. Đối mặt với thần chết nhà vua tiếp tục làm vua: ra lệnh cho thần chết phải để cho ngài bắt đầu cuộc sống. Thần chết trả lời ngài: “Tâu bệ hạ, quá muộn mất rồi” [52] .

 

Cái chết của Nguyễn Du, cái chết của ngựi khéo lo cái sống gợi cho ngựi đọc bài dụ ngôn của Hồng Y Giáo Chủ Richelieu, tóm tắt sơ lược như sau [53]:

 

Je descends le fleuve de ma vie comme si j’étais embarqué sur un esquif léger et fragile. Un jour, je le sais, je déboucherai dans l’océan qui m’engloutira, et ma petite embarcation, renversée et culbutée, me jettera dans la mort. Mais d’ici là, il m’est donné de descendre de tout son long le fleuve de ma vie.

 

Il y a deux manières de descendre ce fleuve. La première c’est de rester à l’avant de la barque, les yeux facinés par le moment où tout culbutera vers la mort. Je ne pense pas que ceci soit souhaitable.

 

La deuxième manière, c’est de s’assoir à l’avant de la barque mais en tournant le dos à la mort qui vient, c’est à dire à l’aval du fleuve vers lequel on descend. Ainsi, adossé à la mort, je regarde la barque qui est là devant mes yeux. Et dans la barque, il y a ceux qui sont embarqués avec moi. Je m’accule à la mort qui vient pour mieux ouvrir les bras au présent de la vie. Et je me hâte de vivre l’essentiel au milieu des futilités.

 

Cái chết của Nguyễn Du, chép trong sách Chinh Biên Liệt Truyện như sau [54]:

 

Khi tiên sinh phải bệnh nặng, không chịu uống thuốc. Lúc gần mất, sai người sờ tay chưn xem c̣n nóng hay lạnh. Người nhà nói đă lạnh cả rồi. Tiên sinh nói rằng: được! Nói xong th́ mất, không có một lời nào dặn ḍ đến việc sau.

 

Chi tiết “bệnh nặng không chịu uống thuốc” cho người đọc thấy là Nguyễn Du muốn có một cái chết an lạc. Điều thứ hai là Nguyễn Du “không có lời nào dặn ḍ đến việc sau” chứng tỏ rằng ông dă khéo nuôi cái sống để khéo lo liệu cái chết của ông, đúng như lời Trang Tử Nam Hoa Kinh. Đồng thời cho thấy niềm an lạc của Nguyễn Du đă không bị cái chết làm dao động.

 

Phải chăng điều đó chứng tỏ là Nguyễn Du đă có một cuộc sống an lạc, và một cái chết an lạc? Như vậy,  phải chăng ba cuốn thơ Việt Âm, không những chỉ là ba tập nhật kư sâu kín của Nguyễn Du mà c̣n là ba tập sách cho biết kinh nghiệm của một người dă thành công trong việc tương nhượng và thỏa hiệp với chính ḿnh để đối đầu với cái khổ làm người?


 

[1] Trần Trọng Kim, Truyện Thúy Kiều, sách đă dẫn, tr. XIII.

[2] Đào Duy Anh, Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn Học, Hànôi, 1988, tr. 33.

[3] Georges Minois Histoir du Mal de Vivre de la mélancolie à la dépression, Édiditions de la Martinière, Paris 2003.

[4] Cité par Georges Minois: Ibid. p. 92

[5] Cité par Georges Minois: ibid. p. 426.

[6] Cité par Georges Minois, ibid, p. 153.

[7] Cité par Georges Minois, ibid. p. 154.

[8] Emmanuel Kant, Observations sur le bon sens du beau et du sublime, dans Werke, Berlin, E. Cassier (éd), 1912, t. II, pp. 258s.

[9] Cité par Georges Minois, ibid. p. 217.

[10] Réné Le Senne, Traité de la Caractérologie Paris, PUF, 1957.

[11] Georges Minois, Histoire du Mal de Vivre, Éditions de la Martinière, Paris 2003, p.373-380.

[12] Khổng Tử, Luận Ngữ, Vi Chánh, IV,bản dịch của Lê Phục Thiện nhà xuất bản văn học, Hà Nội 1992, tr. 34.

[13] Khổng Tử, Luận Ngữ, Hiến Văn, III, sách đả dẫn, tr. 487

[14] Khổng Tử, Luận Ngữ,  Lư Nhân, VIII, sách đă dẫn, tr. 106.

[15] Julia Kristeva, Soleil noir: dépression et melancholie, Paris, Gallimard, 1987, p. 17.

[16] Aristote, Problème XXX, 1, Traduction francaise de F. Durand Bogaert et L. Evrard, parue dans R. Klibansky, & Al. Paris, Gallimard, 1989, p. 52.

[17] Đào Uyên Minh Thi Tuyển, sách đă dẫn, tr. 136-142.

[18] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, sách đă dẫn, tr. 330.

[19] Trang Tủ Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, sách đă dẫn, tr.  274.

[20] 孟子, 卷  之 五, 萬  章,  章  句 下, 弟  八 章, 二, 泛  美  圖  書,  香  港  1977, 葉 756.

Xem Mạnh Tử, tập hạ,  bản dịch Đoàn Trung C̣n, Nhà Xuất bản Thuận Hoá Huế, 1996, tr. 138.-139

[21] 白居 易  集 , 中  華  書  局  出  版 , 北  京 1979,葉 490.

Bạch Cư Di Tập, Trung Hoa Thư Cục xuất bản, Hương Cảng 1979, tr. 490

[22] Cité par Michel Delon, La voie nouvelle d’un promeneur pas si solitaire, Magazine Littéraire, Hors Série, Octobre-Novembre 2007, p.44

[23] Cité par Michel Delon, ibid. p.44

[24] 李  白  詩  選, ibid. 葉 78.

[25] Cité par Georges Minois, ibid, p.298.

[26] Cité par Georges Minois, ibid. p. 8.

[27] Tư Mă Thiên, Sử Kư, Khuất Nguyên Liệt Truyện, sách đă dẫn, tr. 542-548.

[28] Luận Ngữ, Nhan Uyên, chưong XXIII, sách đă dẫn, tr. 438-439.

[29] Đào Duy Anh, Thơ chũ Hán Nguyễn Du, sách đă dẫn, tr. 33

[30] Tư Mă Thiên, Sử Kư, Sách đă dẫn, Nam Việt Úy Đà Liệt Truyện, tr.743 ff.

[31] Mạnh Tử, Thiên Lương Huệ Vương, Chương III, trích theo Nghiêm Toản, Lăo Tử Đạo Đức Kinh, tập II, sách đă dẫn, tr. 245

[32] R.L. Wing, The Tao of Power, Doubleday Inc, Gaeden City, New York, 1986, Chp, 61.

[33] R. L. Wing, ibid. chp. 8.

[34] TrầnTrọng Kim, Việt Nam Sử Lược, II, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Trung Tâm Hôc Liệu, Saigon 1971, tr.184.

[35] Georges Minois, Histoire du Mal de Vivre, ibid.Chap IX, p. 269-311.

[36] Tuồng Đào Tấn, tập I, Đỡ Đẻ, lớp IX, Vũ Đ́nh Liên Biên Dịch, Nhà Xuất Bản Sân Khấu, Sở Văn Hóa Nghĩa B́nh, 1987, tr.151

[37] D. T. Suzuki, Thiền Luận, tạp hạ, bản dịch của Tuệ Sĩ, Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ,tr. 81.

[38] D.T. Suzuky, Ibid. tr. 83.

[39] The Saying of Chuang Tzu, James R. Ware chinese text, Confucius Publishing Co, Republic of China, 1959.p. 90.

[40] The Saying of Chuang Tzu, ibd. p. 97.

[41] 陶  淵  明  詩  選, ibid. 葉 136-142.

[42] Lăo Tủ Đạo Đức Kinh, bản dịch của Nghiêm Toản, sách đă dẫn, tr. 387.

[43] Keith Weller Taylor, The Birth of Vietnam, Univerty of California Press, Berkley, 1983, Appendix M, p. 342-343.

[44] Lư Tế Xuyên, Việt Điện U Linh, Văn Học, Hà Nội, 1972, Bản dịch của Trịnh Đ́nh Rư và Đinh Gia Khánh, tr. 43.

[45] Trích theo D.T. Suzuky, Thiền Luận Tập thượng, bản dịch của Trúc Thiên, Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ, trang 233-237.

[46] The Saying of Chuang Tzu, James R. Ware, ibid, p. 5

[47] James R. Ware, The Saying of Chuang Tzu, ibid. p. 229

[48] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, sách đă dẫn, tr. 300

[49] James R. Ware, The saying of Chuang Tzu, ibid. p. 69.

[50] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, sách đă dẫn, tr. 143-147.

[51] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhưọng Tống, sách đă dẫn, tr. 128.

[52] Cité par Alain Houziaux, Dix questions simples sur la vie, Albin Michel, Paris 2007, p.229-230.

[53] Cité par Alain Houziaux, ibid. p. 231-232.

[54] Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, Nguyễn Du, Truyện Thúy Kiều, Đại Nam tái bản, tr.  X.

     

 

***

 

LÊ PHỤNG
2/2015

 

 

 

   

    

 

 

 

 

   

 

 

 

 



 
www.ninh-hoa.com

Trang XUÂN 2015- Văn Học Nghệ Thuật Và Quê Hương