
Hiện nay
(tháng 12/2014) muốn biết lịch sử h́nh thành và phát triển
Văn miếu Diên Khánh như thế nào, chúng ta chỉ cần vào Google
gơ lên bàn phím cụm từ “Văn miếu Diên Khánh” th́ sẽ nhận
được khoảng gần 10 bài viết và 1 youtube. Mở đầu loạt bài
liên quan đến Văn miếu Diên Khánh là bài viết : Văn miếu
Diên Khánh – Wikipedia tiếng Việt.
Nội dung bài viết ấy: “ Năm 1803,
vua Gia Long ra chỉ dụ lập Văn miếu tại xă Phú Lộc, huyện Ḥa Châu- thị
trấn B́nh Ḥa… Tuy nhiên do lũ lụt, lở đất nên được di chuyển đến vị trí
khác và từ năm 1853 Văn miếu mới được xây dựng với quy mô lớn và đến năm
sau th́ cơ bản hoàn thành.
Khu Văn miếu đă trải qua 4 lần tu bổ
vào các năm 1892, 1904, 1941. Năm 1948 bị Việt Minh đốt trụi trong chiến
dịch “Tiêu thổ kháng chiến”. Đến năm 1959 được phục dựng lại tại vị trí
mới.
Hiện tại Văn miếu chỉ c̣n giữ được 2
tấm bia đá thời Tự Đức 11 (1858) giúp ta hiểu biết hơn về lịch sử, văn
hóa, sinh hoạt của nhân dân Khánh Ḥa và quá tŕnh hoàn thiện khu văn miếu
năm 1854. Ngoài ra c̣n có một bài Minh ở bái đường nói rơ hơn về sự đỗ đạt
của các vị văn vơ, khoa bảng, hào mục, chức sắc và các học sinh địa phương
từ đầu triều Nguyễn cho đến thời Tự Đức”.
Hầu hết các bài viết kế tiếp (kể cả 2nhatrang.com – Văn
miếu Diên Khánh – Youtube do Châu Lê Thịnh và Nguyễn Duy Lam biên tập, Đài
Phát thanh Truyền h́nh Khánh Ḥa thực hiện) đều rập khuôn như nội dung của
Wikipedia tiếng Việt, cũng : Năm 1803, vua Gia Long ra chỉ dụ lập Văn miếu
tại xă Phú Lộc, huyện Ḥa Châu- thị trấn B́nh Ḥa…; Hiện tại Văn miếu chỉ
c̣n giữ được 2 tấm bia đá…; Ngoài ra c̣n có một bài Minh ở bái đường…
Để hiểu rơ thực hư có đúng như thông
tin trên, chúng ta cùng ngược ḍng thời gian để t́m hiểu quá tŕnh h́nh
thành và phát triển của Văn miếu Diên Khánh.
Trước khi di dời về dựng tại ấp Phú
Lộc, xă Diên Thủy (nay thuộc Tổ dân phố Phú Lộc Tây I, Thị trấn Diên
Khánh), Văn miếu Diên Khánh đă được thay đổi địa điểm nhiều lần.
Trước năm 1844, ở vùng đất Khánh Ḥa chỉ có duy nhất một
nơi thờ tự Đức Khổng tử và các bậc tiên hiền, tiên nho mà thôi, đó là Văn
miếu tỉnh Khánh Ḥa (năm 1803 gọi là Văn miếu dinh B́nh Ḥa, tháng 7 năm
Mậu Th́n[1808] đổi gọi là Văn miếu trấn B́nh Ḥa và đến năm Nhâm
Th́n[1832] gọi là Văn miếu tỉnh Khánh Ḥa) được lập năm 1803 tại xă Phú
Lộc, huyện Hoa Châu, trấn B́nh Ḥa (Trong quá khứ trên vùng đất Khánh Ḥa
không có huyện Ḥa Châu, thị trấn B́nh Ḥa như trên Wikipedia tiếng
Việt và một số bài viết đă viết, chỉ có huyện Hoa Châu, trấn B́nh Ḥa
mà thôi) Sau năm 1832 tỉnh Khánh Ḥa có 2 phủ là phủ Diên Khánh coi 2
huyện là Phước Điền và Vĩnh Xương và phủ Ninh Ḥa coi 2 huyện là Quảng
Phước và Tân Định. Năm 1844 Văn chỉ huyện Tân Định (nay gọi là Văn chỉ
Ninh Ḥa) được thành lập, kế đến năm 1846 là Văn chỉ huyện Phước Điền và
năm 1849 là Văn chỉ huyện Vĩnh Xương.
Văn chỉ huyện Phước Điền tại địa điểm
xứ Phật Tỉnh xă Phú Ân
Văn chỉ huyện Phước Điền (tiền thân của Văn miếu Diên
Khánh) do quan Bố chánh tỉnh Khánh Ḥa là Ngô Văn Địch và quan Tri phủ,
phủ Diên Khánh là Đặng Trọng Dật khởi xướng xây dựng vào năm Bính Ngọ
(1846). Địa điểm tại xứ Phật Tỉnh, xă Phú Ân (nay thuộc xă Diên An, huyện
Diên Khánh). Xứ Phật Tỉnh nằm dọc bờ nam sông Cái Nha Trang. Bia đá khắc
năm 1858 hiện dựng ở sân Văn miếu Diên Khánh có nhắc đến việc xây dựng
này: “ Thiệu Trị lục niên[1846- TG], tỉnh đường Bố chánh sứ đại nhân Ngô
Văn Địch, Phủ quan Đặng Trọng Dật thủy xướng thiết từ vọng…đệ nhất sơ
doanh kiến vị đắc tráng quan”. Lần xây dựng đầu tiên chưa được đẹp lắm (đệ
nhất sơ doanh kiến vị đắc tráng quan).
Ngoài ra ở bảng chữ Hán khắc gỗ năm 1892
treo trong Văn miếu Diên Khánh cũng nhắc lại sự kiện này: “ Thiệu Trị lục
niên thiết lập từ vũ, dĩ vi Chí Thánh Tiên Sư xuân thu tự sở. Nguyên tỉnh
Phiên đường Ngô Văn Địch dữ Phủ quan Đặng Trọng Dật xướng thủy, vu Phú Ân
xă, Phật Tỉnh xứ cấu tạo”
Trong bài viết Văn miếu Diên Khánh của
nhà nghiên cứu Nguyễn Man Nhiên đăng trên trang mạng ninhhoatoday.net cho
biết là Văn chỉ huyện Phước Điền “khởi xướng xây dựng tại ấp Phật Tỉnh
xă Phú Ân (ở chỗ nay là Cây Da làng Phú Ân)”
Cây Da làng Phú Ân thuộc xứ Thanh Tự chứ không phải thuộc
xứ Phật Tỉnh. Địa điểm Cây Da là nơi cụ Đỗ Thúc Tĩnh cho di dời Văn chỉ
huyện Phước Điền từ xứ Phật Tỉnh sang. Sau khi di dời Văn chỉ huyện Phước
Điền lên G̣ Ṣng, xă Phước Thành th́ tại nền cũ Văn chỉ người dân địa
phương lập nên ngôi miếu thờ Thiên Y Thánh mẫu. Hiện nay người dân gọi
ngôi miếu thờ Thiên Y Thánh mẫu ấy là miếu ấp Thanh Tự Đông hoặc miếu Cây
Da hoặc miếu Tư Văn ( Văn chỉ Phước Điền đă di dời nhưng tên Tư Văn vẫn
c̣n lưu truyền đến nay)
Địa điểm xứ Thanh Tự, xă Phú Ân.
Năm Quư Sửu (1853) quan Tri
phủ, phủ Diên Khánh là cụ Cấn Trai Đỗ Thúc Tĩnh là người giỏi về môn phong
thủy đă hội ư với quan Giáo thọ phủ Diên Khánh là Trương Đức Lân, triệu
tập văn thân trong phủ di dời Văn chỉ huyện Phước Điền về dựng ở phía đông
của phủ lỵ thuộc xứ Thanh Tự cũng trong xă Phú Ân ( phủ lỵ Diên Khánh nay
là khu vực trụ sở xă Diên An, xứ Thanh Tự trải dài dọc theo phía nam đường
Nha Trang – Thành). Lần này Văn chỉ được lợp ngói. Công việc xây cất kéo
dài đến mùa đông năm Giáp Dần (1854) mới hoàn thành. Bia đá khắc năm 1858
ghi lại sự kiện này: “ Tự Đức lục niên[1853- TG] ngô châu Thái thú tư hiện
thăng lănh tỉnh đường Án sát sứ Cấn Trai Đỗ Thúc Tĩnh… viên mưu chi phủ
giáo quan hiện thăng lănh Ninh Ḥa phủ Tri phủ Trương Đức Lân tề tập ngô
châu văn thân di kiến thị từ vũ phủ lỵ chi đông…cấu tân từ vũ cái dĩ ngơa.
Thất niên Giáp Dần đông từ vũ cáo thành” (1).
Cây xuyên giữa chánh điện Văn miếu Diên
Khánh có ḍng chữ Hán khắc nổi: “Tự Đức thất niên, tuế thứ Giáp
Dần, lục nguyệt cát đán, Phước Điền huyện văn hội đồng tu tạo” (Ngày
tốt tháng 6 năm Giáp Dần [1854- TG] Tự Đức năm thứ 7, Văn hội huyện Phước
Điền cùng tu tạo).
Văn chỉ huyện Phước Điền tại xứ Thanh
Tự được xây cất xong vào mùa đông năm Giáp Dần (1854) nhưng măi đến năm
Mậu Ngọ (1858) mới khắc vào bia đá. Hiện bia đá ấy dựng ở sân Văn miếu
Diên Khánh. Ở mặt trước của tấm bia đá khắc vài ḍng nói về việc di dời
Văn chỉ từ xứ Phật Tỉnh sang xứ Thanh Tự, kế đến là danh sách những người
trong Văn hội đóng góp xây dựng Văn chỉ năm 1854, mặt sau của tấm bia đá
là danh sách những người ngoài Văn hội đóng góp xây dựng Văn chỉ năm 1854.
Xin nói rơ là Văn miếu Diên Khánh chỉ
có một tấm bia đá duy nhất mà thôi chứ không phải “Hiện tại, Văn miếu
c̣n giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức 11 (1858)” như thông tin của
Wikipedia tiếng Việt và một số bài viết khác.
Cũng trong năm 1858 quan Tri phủ, phủ
Diên Khánh lúc bấy giờ là Cung Thế Dự (2) có làm một bài Minh
khắc trên bảng gỗ, hiện treo ở giữa bái đường Văn miếu Diên Khánh. Bài
Minh ấy gồm 32 câu, mỗi câu 4 chữ. Nội dung bài Minh là ca ngợi Đạo Thánh
(đạo Nho): “ Đại tai Thánh Đạo/ Công đức như thiên/ Lập ngă nhân cực/ Hữu
khai tất tiên…”(Lớn thay đạo Thánh/ Đức sánh trời cao/ Lập ngôi cùng
cực/Khai hóa trước tiên…). Nội dung bài Minh hoàn toàn không có chi tiết
nào “nói rơ hơn về sự đỗ đạt của các vị văn vơ, khoa bảng, hào mục,
chức sắc và các học sinh địa phương từ đầu triều Nguyễn đến thời Tự
Đức” như thông tin trên trang Wikipedia tiếng Việt và một số bài viết
cả!
Tháng 3 năm Nhâm Th́n (1892) tu bổ lại
Văn chỉ: “ Bản niên tam nguyệt khởi công, diệc tu văn biến khuyến hạt
nhân, trợ ngân biện quyên điền thổ, bị biện vật liệu tăng mỹ cung tường,
ngật nhĩ đại quan thùy chi bất hủ” (Tháng 3 năm nay [1892] khởi công, soạn
văn thông khuyến người trong hạt, giúp đỡ quyên góp tiền của, ruộng đất
đầy đủ vật liệu, tăng thêm vẻ đẹp cung tường, sừng sững thành một đại
quan, để lại muôn đời không mục nát). Công việc tu bổ Văn chỉ được khắc
ghi trên cây xuyên ở bái đường : “Thành Thái Nhâm Th́n niên, tam
nguyệt cát đán hựu cải tạo” và hai bảng gỗ vào năm 1892, hiện treo ở
bái đường Văn miếu Diên Khánh (một bảng khắc tên những người trong Văn hội
đóng góp, một bảng khắc tên những người ngoài Văn hội đóng góp)
Địa điểm G̣ Ṣng, xă Phước Tuy.
Khoa thi Hương Đinh Mùi (1847) tại
trường thi Gia Định, sĩ tử đất Diên Khánh có một người đỗ cử nhân, đó là
ông Nguyễn Tấn Ích (3) người xă Phú Lộc, huyện Phước Điền. Sau
khoa thi này, sĩ tử đất Diên Khánh chẳng có ai đỗ cử nhân nữa cả! Do vậy
năm Thành Thái thứ 8 (1896), quan Đốc học tỉnh Khánh Ḥa là cụ Hy Trai Hồ
Thúc Nguyễn công (theo lời các cụ già, Nguyễn công là cụ Nguyễn Liễn
(4)người xă Minh Hồ, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, đỗ cử nhân khoa
Bính Tư [1876] cùng khoa với Cao Xuân Dục và Phan Đ́nh Phùng) là bậc mô
phạm lại giỏi về phong thủy, xem được cuộc đất tại Sùng Cương (G̣ Ṣng),
xă Phước Thành, tổng Vĩnh Phước (nay là vườn nhà của ông Lê Tui, thôn
Phước Tuy, xă Diên Phước) và cho cuộc đất ấy là “cát địa” cho nên di dời
toàn bộ kết cấu cũng như bia đá của Văn chỉ từ xứ Thanh Tự, xă Phú Ân lên
G̣ Ṣng (Sùng Cương), xă Phước Thành (Thành Thái bát niên
[1896-TG], quyên cựu chỉ bốc tân cơ vu Phước Tuy (5) chi
Sùng Cương…tư thời giả bổn tỉnh Đốc học quan Hy Trai Hồ Thúc Nguyễn công
mô phạm, hựu thiện y phong thủy tương thử đắc viết cát –
Bảng tự tích chữ Hán khắc bảng gỗ do cụ Cử nhân Nguyễn Lương soạn năm
1904, treo ở Văn miếu Diên Khánh).
Chọn được “cát địa” rồi, các cụ trong
Văn hội mới điều đ́nh với hai chủ đất giáp ranh với nhau là Lư trưởng Phan
Cang, xă Phước Thành cúng 1 sào 5 thước đất và nguyên học sanh Lê Thiện
người xă Thạnh Ninh (6), tổng Ninh Phước cúng 7 thước 5 tấc
đất để di kiến Văn chỉ. Trong giấy cúng đất bằng chữ Hán của Lư trưởng
Phan Cang : “Tư bổn huyện Văn thuộc tương đắc thử thổ, di kiến Văn chỉ.
Ti t́nh nguyện trích xuất giá thổ nhất cao ngũ xích đông cận …;tây
cân…;nam cận…;bắc cận… quy đông hướng. Phụng cúng Văn chỉ đắc tiện cấu tạo
miếu vũ, tịnh tài thực hoa quả vĩnh vi Văn chỉ tự sở. Nhược hậu
phản ngôn hà t́nh cam thụ trọng cữu” (Nay nhóm Văn thuộc bổn huyện
cùng mong được đất ấy để dời cất Văn chỉ. Chúng tôi t́nh nguyện trích đất
ấy ra 1 sào 5 thước đông cận…;tây cân…;nam cận…;bắc cận… về hướng
đông…Dâng cúng cho Văn chỉ để được tiện việc dựng miếu và trồng hoa quả,
làm chỗ thờ của Văn chỉ lâu dài. Nếu sau nói ngược ư ǵ, th́ chịu lỗi
nặng). Giấy cúng đất của ông Lê Thiện ghi: “Ti t́nh nguyện trích xuất
giá thổ thất xích ngũ thốn đông cận…;tây cận…;nam cận…;bắc cận…quy tây
hướng”. Giấy cúng đất của hai ông được làm vào ngày mùng 8 tháng 9 năm
Thành Thái thứ 8[1896].
Không biết đất G̣ Ṣng (Sùng Cương) có phải là nơi “ thử
địa viết cát” hay không, nhưng sau khi di kiến Văn chỉ từ xứ Thanh Tự lên
vùng đất G̣ Ṣng vừa xong th́ sĩ tử đất Diên Khánh lều chơng ra thi Hương
khoa Đinh Dậu (1897) tại trường thi B́nh Định th́ cụ Nguyễn Lương (7)
đỗ cử nhân với vị thứ 11/18. Trong bảng tự tích bằng chữ Hán khắc gỗ năm
1904 do cụ Cử nhân Nguyễn Lương soạn có nhắc đến sự kiện này này: “Văn
từ ngật thành, việt minh niên Đinh Dậu khoa du dự hương giải, chiếu đăng
khoa lục tự Thiệu Trị thất niên chí thử”(Văn từ sừng sững hoàn thành,
qua năm sau khoa thi hương Đinh Dậu, tôi dự vào hạng trúng giải. Xét đăng
khoa lục từ năm Thiệu Trị thứ 7 đến nay mới thấy). Từ năm 1847 đến
năm 1897 là 50 năm đất Diên Khánh mới có người đậu cử nhân trở lại.
Năm 1904 Văn chỉ lại được tu bổ. Công việc ấy được khắc ghi
bảng gỗ hiện c̣n lưu giữ ở Văn miếu Diên Khánh.
Vào
năm Duy Tân tam niên, cửu nguyệt, sơ cửu nhật (5.9 Kỷ Dậu [1909]) văn hội
huyện Phước Điền có san lục lại bản điều lệ nội quy bằng chữ Hán với câu
mở đầu: “Phước Điền văn chỉ, văn sĩ đẳng”. Điều mục chót trong bản điều lệ
nội quy: “…Phàm tất cả mọi người kể từ ấm sanh,
học sanh trở lên những bậc đă thành đạt, bổn chỉ khuyên phải nên nhớ biết
đến nguồn gốc, đồng tâm bồi thực căn cơ, c̣n nếu như vong nghĩa, tham mạo,
vô sỉ, bất luân, đă giáo dục mà không nghe th́ cộng đồng văn hội sẽ đánh
trống trục xuất”
Ngày mùng 7 tháng 7 năm Khải Định nguyên niên (1916), Văn
chỉ Phước Điền có làm tờ kê khai tự điền để quan Tuần vũ phê làm bằng
chứng, gồm có tự điền tại xă Nghiệp Thành (nay thuộc xă Diên B́nh) nguyên
trưng 4 mẫu, đạt thắng (đo đạc lại) 5 mẫu 3 sào 10 thước. Tự điền tại xă
Vơ Dơng (nay thuộc xă Vĩnh Trung) nguyên trưng 3 sào, đạt thắng 5 sào. Tự
điền ở xă Phú Ân (nay thuộc xă Diên An) nguyên trưng 1 sào, đạt thắng 3
sào.Tự thổ tại xă Phước Tuy (nay thuộc xă Diên Phước) do hai ông Phan Cang
và Lê Thiện cúng, nguyên trưng 1 sào 12 thước 5 tấc, đạt thắng 6 sào.
Năm 1941 lại tu bổ Văn chỉ : “ Tư kỳ
Văn miếu đại hành tu bổ sự hoàn thành, điện bái đường nhị ṭa, phí ngân
lục bách tứ thập nguyên, tây vu nhất ṭa phí ngân nhất bách ngũ thập
nguyên” (Nay nhân kỳ tu bổ làm cho Văn miếu rộng lớn, công việc hoàn
thành, chánh điện bái đường hai ṭa, ngân phí 150 đồng, nhà Tây một ṭa,
ngân phí 640 đồng). Bảng khắc gỗ c̣n lưu giữ ở Văn miếu Diên Khánh.
Hiện nay khu đất có Văn chỉ Phước
Điền ở G̣ Ṣng đă bán cho tư nhân từ năm 1959, nhưng nơi đó vẫn c̣n âm
hưởng của Văn chỉ với cái tên thân thương, đó là Xóm Tư Văn.
Địa điểm ấp Phú Lộc, xă Diên Thủy
Địa điểm Văn chỉ Phước Điền ở G̣ Ṣng
sơn thủy hữu t́nh : “ đông cận Lê Thiện tư thổ; tây cận Phan Cang
tư thổ; nam cận liên tŕ; bắc cân trường giang, hựu cận Phan Châu tư thổ
hữu tiểu sơn” (Phía đông gần đất tư của ông Lê Thiện; phía tây gần đất tư
của ông Phan Cang; phía nam gần ao sen; phía bắc gần trường giang lại gần
đất tư của ông Phan Châu, có ḥn núi nhỏ - Trích từ giấy khai lại
ruộng đất bằng chữ Hán của Văn chỉ Phước Điền vào ngày mùng 7 tháng 7 năm
Khải Định nguyên niên [1916]) nhưng do chiến tranh nên Văn chỉ rơi
vào cảnh điêu tàn: “Vào thời kỳ chiến tranh năm Ất Dậu (1945) trở đi
th́ Văn miếu thành ra cấm địa, họ làm bót gác trước bái đường không hề hỏi
ai hết. Chúng tôi phải cung nghinh thánh vị tôn trí nhà ông Lê Dĩnh gần
đó, ngày tế tự đến nhà ông Lê Dĩnh hậu bái mà thôi”
Chiến tranh làm Văn chỉ điêu tàn cùng
với đường đi cách trở nên các cụ trong Văn hội lại quyết định di dời Văn
chỉ lần nữa: “ Thời gian qua, v́ chiến tranh nên Văn chỉ bị hư hao tồi
tệ. Vả lại tùy thời th́ nơi ấy viễn cách không hợp, khó bề phụng thủ thờ
phượng. Nếu không tu bổ và dời đi nơi khác th́ e về sau không khỏi điêu
tàn” (8)
Địa điểm các cụ trong Văn hội nhắm tới để di dời không nơi
nào tốt hơn, đó là nền cũ của Văn miếu tỉnh Khánh Ḥa, nằm bên tả ngạn
sông Cái thuộc ấp Phú Lộc, xă Diên Thủy.
Văn miếu tỉnh Khánh Ḥa được dựng tại
xă Phú Lộc vào năm 1803 và đầu năm 1948 bị thiêu rụi hoàn toàn theo chính
sách “tiêu thổ kháng chiến” của Việt Minh. Từ năm 1948-1958 khu vực Văn
miếu tỉnh Khánh Ḥa trở thành phế tích, những viên gạch vồ của Văn miếu
được những người dân Công giáo gần đó đem về sử dụng ( Vừa qua tôi có một
anh bạn Công giáo, nhà cách khu vực Văn miếu tỉnh Khánh Ḥa xưa khoảng nửa
cây số, sửa lại nhà, lớp vôi vữa bên ngoài được đập ra để tô lại th́ thấy
hiện ra nguyên bức tường nhà phía sau xây toàn gạch vồ. Tôi mới hỏi anh ta
có biết xuất xứ những viên gạch vồ ấy ở đâu không? Anh ta ngẩn người
ra[anh ta sinh 1962]. Tôi mới giải thích những viên gạch vồ ấy là của Văn
miếu tỉnh Khánh Ḥa. Khi ấy anh ta mới “ngộ” ra). Diện tích đất xung quanh
Văn miếu tỉnh Khánh Ḥa là 3 mẫu 4 sào được sung vào công thổ của làng Phú
Lộc.
Sau khi các cụ trong Văn hội, hội ư
cùng các vị bô lăo và chính quyền xă Diên Thủy và được sự đồng ư của Quận
trưởng Diên Khánh là Trần Bá Lộc (9), vào đầu tháng 11 năm Mậu
Tuất (1958) công việc di dời Văn chỉ được tiến hành và chỉ gần một năm sau
(1959) việc xây cất được hoàn thành.
Để có kinh phí để di dời, ngoài tiền
quyên góp, Quận hội Khổng học Diên Khánh phải bán tự điền ở xă Phú Ân, xă
Vơ Dơng, toàn bộ khu đất ở Phước Tuy do hai ông Phan Cang và Lê Thiện
cúng và trích một số diện tích tự điền ở Nghiệp Thành. Hiện nay tự điền
của Văn miếu Diên Khánh ở Nghiệp Thành được HTX Nông Nghiệp xă Diên B́nh
hoán đổi đến địa điểm khác. Giấy quyền sử dụng đất do ông Ngô Văn Ba
(nguyên Trưởng Ban Quản lư Văn miếu Diên Khánh) đứng tên.
Dưới thời vua Duy Tân, để tinh giảm bộ
máy hành chính, phủ lỵ nào đóng trên địa bàn của huyện nào đó, th́ xóa bỏ
đơn vị hành chánh của huyện đó. Phủ lỵ phủ Diên Khánh đóng trên địa bàn
huyện Phước Điền cho nên xóa bỏ đơn vị hành chánh huyện Phước Điền, quan
Tri phủ trực tiếp cai quản. Từ đó địa danh Phước Điền dần dần đi vào quên
lăng, nên các cụ trong Văn hội đă đổi danh xưng Diên Khánh Văn miếu
thay cho Phước Điền Văn chỉ.
Ơn qua nghĩa lại, Văn miếu Diên Khánh phải thiết lập thêm
một án thờ Hội Đồng với 34 đạo sắc phong của làng Phú Lộc gởi để
Văn miếu Diên Khánh lo việc hương khói (Miếu Hội Đồng được thành lập vào
năm Gia Long thứ 15 [1816] tại xă Phú Lộc [nay là khu vực Trường Tiểu học
số 2 Thị trấn Diên Khánh – cách Văn miếu Diên Khánh khoảng 200 mét đường
chim bay]. Sau năm 1945, chế độ phong kiến cáo chung, không ai coi sóc
miếu nên miếu bị hủy hoại dần theo thời gian. Sau năm 1954 miếu Hội Đồng
được triệt hạ để xây dựng Trường Tiểu học Phú Lộc. Riêng 34 đạo sắc phong
được làng Phú Lộc phụng thủ. Năm 1959 chuyển giao cho Văn miếu Diên Khánh
phụng thủ. Hiện nay từ ngoài cổng đi vào, án thờ đầu tiên ở Hữu vu chính
là án thờ Hội Đồng do làng Phú Lộc gởi.
Năm 1958 Tỉnh hội Khổng học tỉnh Khánh
Ḥa được thành lập và kể từ năm 1967, Văn miếu Khánh Ḥa ở đường Lữ Gia
(nay là Lê Hồng Phong) trở thành nơi tế tự và sinh hoạt của Tỉnh hội. Dưới
cấp Tỉnh hội là Quận hội. Văn miếu Diên Khánh thuộc cấp Quận hội và địa
điểm Văn miếu Diên Khánh là nơi tế tự và sinh hoạt của Quận hội Diên
Khánh.
Năm 2007 Văn miếu Diên Khánh được Nhà
nước đầu tư 3612 triệu đồng để trùng tu tôn tạo. Ngày 18.07.2007 UBND tỉnh
Khánh Ḥa ra quyết định số 1257/QĐ- UBND về việc phê chuẩn báo cáo kinh tế
kỹ thuật xây dựng công tŕnh trùng tu tôn tạo di tích lịch sử Văn miếu
Diên Khánh. Ngày 13.12.2007 tổ chức lễ khởi công trùng tu tôn tạo Văn miếu
Diên Khánh.
Văn miếu Diên Khánh không liên quan ǵ đến
mặt trận Nha Trang- Khánh Ḥa.
Qua các dữ liệu trên cho thấy Văn miếu Diên Khánh chính là
ḍng chảy liên tục với sự khởi đầu được xây dựng năm 1846 tại xứ Phật
Tỉnh, xă Phú Ân, sau đó dời qua xứ Thanh Tự, xă Phú Ân, rồi dời lên G̣
Ṣng, xă Phước Thành (sau đổi thành Phước Tuy), cuối cùng dời về cất trên
nền cũ của Văn miếu tỉnh Khánh Ḥa đă bỏ hoang vu từ 1948-1958. Toàn bộ
kết cấu kiến trúc cột kèo, bia đá, hoành phi, câu đối…hiện nay ở Văn miếu
Diên Khánh đều là của Văn chỉ Phước Điền. Ấy vậy nhưng khi viết về Văn
miếu Diên Khánh nhiều nhà nghiên cứu lại cứ lẫn lộn giữa Văn miếu tỉnh
Khánh Ḥa và Văn miếu huyện Diên Khánh mà không có sự phân minh rạch ṛi.
Vào 01.04. 2003 Tiến sĩ Nguyễn Công
Bằng có bài viết “Văn miếu Diên Khánh” đăng trên Báo Khánh Ḥa điện tử có
đoạn: “ Ngay sau khi nhân dân tỉnh nhà giành được chính quyền trong
Cách Mạng Tháng Tám 1945, Văn miếu Diên Khánh là nơi luyện tập quân sự của
thanh niên trong thôn và là địa điểm tập kết lương thực, thực phẩm để cung
cấp cho chiến sĩ ta chiến đấu ở mặt trận Nha Trang”
Bài viết Văn miếu Diên Khánh trên
trang Wikipedia tiếng Việt viết: “Năm 1948 Văn miếu bị Việt Minh đốt
trụi trong chiến dịch “tiêu thổ kháng chiến”. Đến năm 1959 được phục dựng
lại tại vị trí mới”.
Những thông tin trên được sao chép từ nội dung tấm bia
treo ở bên tay trái cổng vào Văn miếu Diên Khánh :
“ Văn miếu Diên Khánh có giá trị về lịch sử văn hóa giáo
dục, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Một trong những nét
đẹp văn hóa của dân tộc ta. Cùng với giai đoạn lịch sử Văn miếu đă đóng
góp rất lớn trong công cuộc chống Pháp xâm lược. Là nơi cất giấu vũ khí,
lương thực, luyện tập quân sự để chi viện cho mặt trận Nha Trang
1945-1946. Chính v́ những ư nghĩa đó, ngày 13 tháng 2 năm 1998 UBND tỉnh
Khánh Ḥa ra quyết định số 291/UBQĐ về việc bảo vệ di tích lịch sử văn hóa
và ngày 15.10.1998 Bộ VHTT ra quyết định 04/1998 QĐ-VHTT công nhận Văn
miếu Diên Khánh là di tịch lịch sử quốc gia”.
Đến
năm 2004 tấm bia ấy được thay bằng tấm bia khác với nội dung:
“Miếu được xây dựng năm 1846 (đời vua Thiệu Trị thứ 6).Đây là di tích có
giá trị nhiều mặt về kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, giáo dục
truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, đây là nơi cất giấu vũ khí, lương thực, luyện tập quân sự chi viên
cho mặt trận Nha Trang- Khánh Ḥa( 23.10.1945-02.02.1946)”
Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận Văn miếu Diên Khánh chứ
không phải Văn miếu Khánh Ḥa là di tích lịch sử cấp quốc gia (Văn miếu
Khánh Ḥa dựng năm 1803 c̣n đâu nữa mà công nhận!). Mặt trận Nha Trang-
Khánh Ḥa xảy ra từ ngày 23.10.1954- 02.02.1946 th́ khi ấy Văn miếu Diên
Khánh c̣n ở G̣ Ṣng, Phước Tuy chưa di dời về địa điểm hiện nay th́ lấy ǵ
“là nơi cất giấu vũ khí, lương thực, luyện tập quân sự chi viện cho mặt
trận Nha Trang” ?.Và Văn miếu Diên Khánh chưa hề bị “tiêu thổ kháng
chiến”.
Thiết nghĩ để được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia đâu phải nhất thiết có liên quan đến chống ngoại xâm hoặc với
cách mạng mới được công nhận! “Phải chăng lịch sử toàn những chuyện
chống ngoại xâm c̣n văn hóa dân tộc không thuộc phạm trù lịch sử ?”
(10). Chớ nên đem thành tích của Văn miếu Khánh Ḥa gán ghép
cho Văn miếu Diên Khánh, như thế là không chính danh! Cần phải thay tấm
bia di tích lịch sử trước cổng Văn miếu Diên Khánh bằng một tấm bia di
tích đúng với sự thật lịch sử của Văn miếu Diên Khánh.
Văn miếu Diên Khánh là Văn miếu
cấp huyện hay cấp tỉnh ?
Do
sự hiểu biết mập mờ giữa Văn miếu Khánh Ḥa và Văn miếu Diên Khánh nên có
một số nhà nghiên cứu xác quyết Văn miếu Diên Khánh là Văn miếu cấp tỉnh
chứ không phải cấp huyện (11). Ông Phó Giám đốc Trung tâm Quản
lư Di tích- Danh lam Thắng cảnh Khánh Ḥa (nay là Trung tâm Bảo tồn Di
tích Khánh Ḥa) lập luận: “ Do vậy, hiện nay thường gọi Văn miếu Diên
Khánh nhưng không phải là Văn miếu cấp huyện mà chính là Văn miếu cấp tỉnh
(Văn miếu trấn B́nh Ḥa hay Khánh Ḥa ngày xưa). Tên gọi Văn miếu Diên
Khánh hiện nay cần phải xem xét điều chỉnh lại cho đúng với lịch sử.
(12)
Trong bài viết Văn miếu Diên Khánh, nhà nghiên cứu Nguyễn
Man Nhiên lập luận: “ Như vậy, tuy gọi là Văn
miếu Diên Khánh nhưng đây không c̣n là Văn miếu cấp huyện mà chính là Văn
miếu cấp tỉnh mà tiền thân nó là Văn miếu trấn B́nh Ḥa xưa, lập năm Gia
Long thứ 2 (1803)”
Sáng ngày 31.08.2010 tại Văn miếu Diên
Khánh có cuộc “ Hội thảo do Trung tâm Quản lư Di tích và Danh lam Thắng
cảnh tỉnh Khánh Ḥa báo cáo quá tŕnh h́nh thành Văn miếu của tỉnh tại Văn
miếu Diên Khánh” (nội dung giấy mời do ông Trần Thuyết- Trưởng Ban Quản lư
Văn miếu Diên Khánh kư), riêng tôi cũng nhận được giấy mời nhưng do ông
Trần Văn Trân – Trưởng Pḥng Văn hóa và Thông tin huyện Diên Khánh kư.
Giấy mời của tôi có nội dung : “ Nghe Trung tâm Quản lư Di tích và Danh
lam tỉnh Khánh Ḥa báo cáo về quá tŕnh h́nh thành Văn miếu”.
Hội thảo liên quan đến một di tích
lịch sử cấp quốc gia nhưng lại vắng bóng các nhà nghiên cứu lịch sử mà chỉ
thấy thân hữu của Văn miếu Diên Khánh và đại diện Ban Quản lư một số đ́nh
làng mà thôi. Ông Đặng Chí Thiệu, Phó Pḥng Thông tin Văn hóa huyện
Diên Khánh tuyên bố lư do buổi Hội thảo. Kế đến ông Nguyễn Văn Thích, Phó
Giám đốc Trung tâm Quản lư Di tích- Danh lam Thắng cảnh Khánh Ḥa tŕnh
bày quá tŕnh phát triển Văn miếu nhưng lại thiên về Văn miếu tỉnh Khánh
Ḥa hơn là Văn miếu huyện Diên Khánh hầu dẫn dắt cử tọa không am tường
lịch sử vào mục đích đă vạch sẳn.
Chưa có phản biện trong hội thảo nhưng
ông Đặng Chí Thiệu vội đưa ra biểu quyết: Ai đồng ư Văn miếu này (tức là
Văn miếu Diên Khánh- TG) là Văn miếu Khánh Ḥa th́ đưa tay lên. Gần 90% cử
tọa đều đưa tay đồng ư, mặc dù họ chẳng hiểu lịch sử h́nh thành Văn miếu
Diên Khánh như thế nào cả. Sau đó ông Đặng Chí Thiệu nói: Ai đồng ư Văn
miếu này là Văn miếu Diên Khánh đưa tay lên. Và duy nhất chỉ có một ḿnh
tôi đưa tay lên mà thôi. Có vài người cũng am tường v́ muốn “dĩ ḥa vi
quư” nên không đưa tay biểu quyết. Tôi vừa hạ tay xuống th́ ông Đặng Chí
Thiệu tuyên bố: Vậy th́ thiểu số phục tùng đa số. Tôi phản đối quyết định
này và xin có ư kiến phản biện nhưng ông Đặng Chí Thiệu không chấp nhận.
Nhận thấy Hội thảo không có dân chủ nên nhà giáo Ngô Văn Ban đề nghị phải
để cho tôi phát biểu chính kiến của tôi. Sau khi tôi nêu ra những dẫn
chứng lịch sử là Văn miếu Diên Khánh mà tiền thân của nó là Văn chỉ huyện
Phước Điền chứ không phải Văn miếu tỉnh Khánh Ḥa hoặc trấn B́nh Ḥa.
Ngay bản thân cái tên Phước Điền hoặc Diên Khánh cũng đủ biết đó là
cấp huyện rồi! Sau phát biểu của tôi, cuộc hội thảo được giải tán và chẳng
có một biên bản nào cả và cho tới nay vấn đề nâng cấp Văn miếu Diên Khánh
thành Văn miếu Khánh Ḥa rơi vào quên lăng ( Văn miếu tỉnh Khánh Ḥa hiện
c̣n tại 30 Lê Hồng Phong, Nha Trang. Từ tháng 4.1975 cho đến nay được sử
dụng làm UBND phường Phước Hải).
Hiện nay trước bái đường Văn miếu Diên
Khánh có 4 đại tự “Diên Khánh Văn miếu” bằng chữ Hán nhưng ngoài cổng
trên 4 đầu trụ cổng lại đắp 4 chữ “Khánh Ḥa Văn miếu” cũng bằng chữ Hán.
Thiết nghĩ cần phải xóa 4 chữ Khánh Ḥa Văn miếu trên đầu 4 trụ cổng để
cho tên Văn miếu Diên Khánh được chính danh.
Ngoài ra Tiến sĩ Nguyễn Công Bằng c̣n có
một lầm lẫn trong bài viết Văn miếu Diên Khánh đăng trên Báo Khánh Ḥa
điện tử vào ngày 1.4.2003: “ Phía tây Văn miếu có một ngôi miếu nhỏ gọi
là Khải miếu, thờ Khải Thánh công Lương Ngột và bà Nhan Thị Trưng Tại…”
Đây
là một lầm lẫn lớn, lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” v́ miếu Khải (gọi theo
như dân địa phương. Gọi một cách đầy đủ là Khải Thánh từ - đền Khải Thánh)
là của Văn miếu tỉnh Khánh Ḥa và đă bị “tiêu thổ kháng chiến” vào năm
1948.
Người xưa rất trọng thuyết CHÍNH DANH,
bởi v́ “ danh bất chính, tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận, tắc sự bất
thành”.
Nguyễn Văn
Nghệ
1/2015

Chú thích:
1- Văn chỉ huyện Phước Điền di dời về xứ
Thanh Tự xă Phú Ân và được hoàn thành vào mùa đông năm Giáp Dần (1854) khi
ấy cụ Đỗ Thúc Tĩnh đang giữ chức Tri phủ, phủ Diên Khánh; cụ Trương Đức
Lân đang giữ chức giáo thọ phủ Diên Khánh. Sự kiện di dời ấy măi đến năm
Mậu Ngọ (1858) mới khắc vào bia đá và khi ấy cụ Đỗ Thúc Tĩnh đă được thăng
lên chức Án sát tỉnh Khánh Ḥa và cụ Trương Đức Lân thăng lên chức Tri phủ
Ninh Ḥa.
2, 3, 4, 7 - Cao Xuân Dục, Quốc triều
hương khoa lục, Nxb TP.HCM, trg 199, 373, 432, 543
5- Năm 1896 vẫn c̣n địa danh xă Phước
Thành, năm 1904 đă đổi tên thành xă Phước Tuy.
6- Năm 1896 vẫn c̣n địa danh xă Thạnh
Ninh sau đó mới đổi thành xă Thanh Minh. Nay thuộc xă Diên Lạc.
8- Bài tường thuật việc di kiến Văn
miếu của cụ Tú tài Văn hội trưởng Phan Duy Tuần, hiện c̣n lưu ở Ban Quản
lư Văn miếu Diên Khánh.
9- Thời Việt Nam Cộng Ḥa, đơn vị hành
chánh dưới cấp tỉnh gọi là “Quận” chứ không gọi là “Huyện”
10 - Lê Quư Hiền, Lỗ hỏng trong
chương tŕnh lịch sử phổ thông, Báo Sức khỏe & Đời sống, Chủ nhật
06.04.2008, số 56 (2212), trg 2.
11- PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng – Cục Phó
Cục Di sản Văn hóa, Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Nho học thời
hội nhập, trg 5.
- Đường Ngọc Hà, T́m hiểu về quy
mô, cấu trúc và bố cục thờ tự của Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ Việt Nam,
trg 71.
- Lê Thị Quỳnh Hương, Văn miếu
Huế sự tiếp nối Văn miếu Thăng Long Hà Nội, trg 236.
Ba bài viết trên được in chung trong
tác phẩm Hội thảo khoa học “Văn miếu – Quốc tử giám Hà Nội và hệ thống di
tích Nho học ở Việt Nam” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội và
Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn miếu – Quốc tử giám xuất bản năm
2008.
12- Nguyễn Văn Thích, Đôi nét về Văn
miếu, Văn chỉ, Văn từ trên vùng đất Khánh Ḥa, đăng trên Tạp chí Nha
Trang số 166. 7-2009, trg 85.





