
Tôi
dính vào cái nợ ‘viết lách’ khi c̣n khá trẻ. Năm 1965, 16
tuổi, tôi đă có thơ đăng trên Tạp chí Thứ Tư cùng với lời
nhắc nhở của cha tôi “Học không lo học... ở đó... mà thơ với
thẩn”. Cha tôi la cũng phải. Tôi học hành lơ ngơ, từ đệ thất
cho tới đệ tứ, năm nào cũng phải thi lên lớp. Năm đó tôi
đang học lớp đệ nhị, vài tháng nữa là thi tú tài I.
Tôi bỏ thơ bỏ thẩn và cuối cùng cũng lận lưng được mảnh bằng tú tài II để
bước chân lên Đà Lạt...
Đà Lạt lạnh và buồn. Tôi lang thang một ḿnh, ngồi cafe Tùng, gặm bánh ḿ
baguette, hút thuốc Basto xanh...và có thêm một số bài thơ đăng trên tạp
chí Đối Diện, Quần Chúng, rồi truyện ngắn đăng trên Tuổi Ngọc... Có điều,
hồi đó khi gửi bài cho các báo, thấy bài được đăng là ‘dzui’ rồi đâu có
biết c̣n cái gọi là tiền nhuận bút để trả công cho người viết.
Rồi sau ngày 30 tháng tư đen năm 75 chạy ‘tán loạn’, tôi dạt về Sài G̣n,
ngày ngày bám chợ trời kiếm cái ăn, đêm ngủ vỉa hè, bến xe, nhà ga..., rồi
dạt về quê được cha tôi ‘chân truyền’ nghề đan lát không phải để kiếm cơm
mà cho có công ăn việc làm kiểu hết ngày hết giờ, và cuối cùng là dạt về
lại Nha Trang sau gần 20 năm ra đi, cái nợ ‘viết lách’ tưởng như đă trả
xong không ngờ nó lại dai như đỉa...
Năm 1996, sau 21 năm không đụng tới cây viết, c̣n nhu cầu đọc chỉ là tờ
báo TT xuất bản định kỳ mỗi tuần 3 lần vào các ngày thứ hai, thứ tư và thứ
sáu và số báo chủ nhật. Cái thời buổi đói chữ, đói tin đă đành mà ngay cả
chuyện mua được tờ báo cũng không phải dễ bởi nó được chuyển từ Sài G̣n ra
bằng xe lửa chạy không đúng giờ với số lượng hạn chế trong khi người có
nhu cầu đọc báo th́ nhiều, v́ vậy không phải lúc nào cũng có thể mua được
tờ TT.
Hồi đó như tất cả những người nghiện đọc khác, cầm tờ báo lên là tôi đọc
cho ‘hết chữ’, đọc không sót một mục nào, ‘đọc cho đáng đồng tiền bát gạo’
chớ không giống như bây giờ sách báo, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết
ê hề trên mạng không có thời gian để đọc.
Và tôi đă đọc một bài viết về ‘Bảo hiểm’ trên báo TT của một tác giả c̣n
non tay so với chút kiến thức tôi có được trước năm 75, vậy là viết moi
móc một số ‘ngón nghề’ của ngành Bảo hiểm c̣n non trẻ tại VN lúc đó và gửi
đi. Vài ngày sau, bài đăng, cùng với tờ báo biếu là ‘phiếu lĩnh tiền
120.000đ’ tại Bưu Điện, một số tiền khá lớn vào thời điểm đó. Và là số
tiền nhuận bút đầu tiên trong đời tôi nhận được từ cái nghiệp ‘viết lách’.
Có bài đăng báo và quan trọng hơn là có tiền nhuận bút, tôi hăng hái viết
thêm một bài nữa, khai thác một số góc tối của bảo hiểm để người tham gia
bảo hiểm ‘biết và tránh’. Lần này, tôi nhận tới 200.000đ tiền nhuận bút.
Tôi không hiểu sao hồi đó báo TT lại hào phóng trả nhuận bút cao đến như
vậy bởi so với lần cuối cùng tôi nhận được tiền nhuận bút cách đây 2 năm
(2013) cho một bài viết trên một tờ báo lớn là KTNN chỉ có 250.000đ và một
truyên ngắn là 500.000đ.
Cái ǵ khai thác riết cũng cạn kiệt hoặc trở nên nhàm chán, hết ư về bảo
hiểm, tôi chuyển sang viết về du lịch nhưng lâu lâu mới rặn ra được một
bài. Rồi tôi gia nhập đội ngũ đi lấy tin cho một tờ báo ở Hà Nội có văn
pḥng đại diện tại Nha Trang nhưng cũng họa hoằn ‘rằm, mùng một’ mới có
được một tin lên báo.
Một lần nữa, cái ‘nghiêp viết lách’ tưởng chừng đứt đoạn th́ t́nh cờ tôi
‘lượm’ được một mẫu tin lạ bằng tiếng Anh của đứa em gái, thấy hay hay và
nảy ra ư định dịch gửi đăng báo. Hồi đó mảng dịch báo là ‘cánh đồng mẫu
lớn’ màu mở dành cho một số dịch giả ‘tên tuổi lớn’ có thể đếm được. C̣n
tôi, thú thực vốn liếng tiếng Anh thời trung học không được mấy chữ và sau
hơn 20 năm ‘văn không ôn’, chữ nhớ chữ quên vậy mà tính dịch báo đúng là
gan đầy ḿnh.
Tuy nhiên, tôi gặp may bởi cái mẫu tin chừng 20 chữ này có hơn một nữa là
những chữ tôi đă ‘biết rồi’. Vậy là cặm cụi dịch tới dịch lui nhưng phải
mất cả đêm tôi mới ‘dịch-diệt’ được sang tiếng Việt. Và sau khi đọc lại
nhiều lần thấy không đến nỗi nào, tôi quyết định chọn mặt gửi vàng ‘đứa
con dịch-diệt’ đầu tiên của ḿnh cho tờ Kiến Thức Gia Đ́nh.
Và sau gần nữa tháng đợi chờ... lại may, nó không bị quăng vào sọt rác mà
c̣n mở ra cơ hội đưa tôi bước vào con đường ‘dịch giả báo’ kiếm cơm. Và
15.000đ là số tiền tiền nhuận bút đầu tiên tôi kiếm được từ nghề mới:
“nghề dịch báo”.
Cũng nên nói thêm rằng, lúc đó, đứa em gái tôi đang chuẩn bị đi Úc và hàng
tuần nó nhận được cả gói tư liệu được cắt từ một số tờ báo như The
Australian, The Guardian, The Independent... do một người bạn bên Úc gửi
về giúp nó trau dồi thêm tiếng Anh. Đây là nguồn tư liệu vừa đa dạng vừa
phong phú từ kinh tế, chính trị, xă hội, khoa học, y học... và kể cả
chuyện lạ bốn phương không dễ ǵ t́m ở VN trong thời buổi ‘đói tin’. Sau
này, hàng tháng tôi có thêm tờ Reader’s Digest do một người bạn của cha
tôi ở Mỹ gửi về.
Như vậy, so với nhiều dịch giả thiệt, dịch giả ‘dỏm’ tôi có lợi thế hơn là
khỏi phải mất công t́m kiếm nguồn tư liệu nhưng khổ nổi mớ tiếng Anh ‘trời
ơi’ của tôi mới cầm những mảnh báo cắt rời đă thấy tối tăm mặt mày chớ
đừng nói chi tới chuyện chuyển ư, chuyển ngữ sang tiếng việt.
Nhưng đây là chuyện ‘cà phê, thuốc lá’ chớ không phải chuyện giỡn chơi...
Và trong lúc khó khăn, tôi kiếm được ly cà phê, gói thuốc... mỗi ngày có
thể nói là tôi chịu ơn nền giáo dục của miền Nam trước năm 75 không bắt
học sinh học thêm học bớt như hiện nay tạo điều kiện cho tôi, một kẻ học
hành lơ ngơ có thời gian đọc sách báo, đọc truyện... lượm lặt được một
chút kiến thức phổ thông và bây giờ có dịp lôi ra xài.
Trở lại chuyện ‘dịch-diệt’, bước đầu, tôi chọn những mẫu tin ngắn nhưng
‘lạ và độc’ để dịch. Tôi cần mẩn như con ong thợ, tra tự điển từng chữ
ngay cả chữ biết rồi cũng tra, và sau khi đă hiểu sơ sơ cái ư tôi bê
nguyên xi cái nghĩa vừa tra xong vào cái gọi là ‘bản dịch’ để rồi đọc lại
tôi thấy đó là ‘tiếng ǵ’ chớ không phải tiếng Việt.
Không chịu thua, tôi dịch đi dịch lại, dịch cho tới khi đọc không c̣n thấy
‘tiếng ǵ’ mà là tiếng Việt ‘chăm phần chăm’ mới thôi. Cuối cùng là viết
lại cho thật sạch, cho vào bao thư rồi ra bưu điện gửi. Hồi đó, máy vi
tính để bàn là cả một đống tiền đâu phải ai cũng có tiền để mua đâu giống
như bây giờ laptop chạy đầy đường từ thành thị tới thôn quê.
Và cũng xin cám ơn 3 tờ báo tôi cộng tác đầu tiên là Kiến thức Gia Đ́nh,
Kiến Thức Ngày Nay và Tuổi Trẻ Chủ Nhật đă không ném vào sọt rác những mẫu
tin ngắn mở ra cơ hội để tôi chen chân vào làng dịch báo.
Sau một thời gian chừng 3 tháng ăn ngủ với tự điển và những mẫu tin ngắn,
làm quen với tiếng Anh nhiều hơn cũng là lúc cô em gái tôi lên đường sang
Úc, ‘của cải’ để lại cho tôi một là ‘đống báo tiếng Anh’ cùng lời hứa qua
bên đó sẽ gửi tư liệu về cho tôi tha hồ dịch. Và nó đă giữ đúng lời hứa
cho tới khi ‘cánh đồng mẫu lớn’ dịch báo bạc màu v́ thời gian.
Rồi từ những mẫu tin ngắn chuyển sang dịch nhưng bài báo dài hơi, tôi gặp
không ít những khó khăn với những thuật ngữ chuyên ngành. Và tôi cần nhiều
hơn những quyển tự điển như Tự điển Sinh học, Y học, Khoa học và Kỹ thuật,
Tin học... và kể cả tự điển tiếng Việt.
Lúc này, tôi đă kiếm được cái máy đánh chữ gơ lạch cạch nên cũng đỡ mỏi
tay.
Từ cái thuở ban đầu dịch kiếm cà phê, thuốc lá, tôi bước thêm một bước nữa
là dịch kiếm cơm ăn áo mặc. Cánh đồng mẫu lớn dịch báo màu mở bây giờ có
thêm tên của một người là tôi. Và tờ báo tôi ăn chịu là tờ Kiến Thức Gia
Đ́nh không nhớ bao lâu cho tới một ngày t́nh cờ quen với một anh bạn Họa
sĩ Biếm.
Cũng giống như tôi, anh chàng họa sĩ biếm này là tay ngang, không tốt
nghiệp trường lớp hội họa nào mà chỉ vẽ theo năng khiếu. Lúc đó, ngoài
tiền ‘lương tháng’ lănh của tờ Tuổi Trẻ Cười, anh c̣n cộng tác cho rất
nhiều báo trên cả nước và là một chuyên gia săn lùng giải thưởng các cuộc
thi vẽ tranh biếm họa với đặc thù “ở đâu có cuộc thi là ở đó anh có giải
thưởng”.
Cà phê, tán dóc ít lâu, anh bạn họa sĩ chê tôi thật thà, không biết cách
kiếm tiền nhuận bút, kêu tôi nên ‘nhân bản vô tính’ các bài dịch và gửi
cho nhiều tờ báo khác nhau. Anh khẳng định “Báo hàng trăm tờ... ai hơi sức
đâu kiểm tra...” rồi đưa cho tôi danh sách địa chỉ của hàng trăm tờ báo
trên khắp nước.
Tôi trở thành thợ săn tiền nhuận bút từ đó. Và đúng như lời của anh bạn
họa sĩ ‘báo này không đăng th́ báo kia đăng hoặc nhiều báo cùng đăng một
bài cũng chẳng ai thắc mắc. Tệ hơn nữa, có một lần tôi phát hiện bản dịch
của tôi đă đăng trên số đặc biệt của tờ Giáo Dục & Thời Đại kỷ niệm “ngày
Nhà giáo VN 20/11) bị chôm chỉa đăng trên số báo Xuân của tờ CAND (hay
QĐND?), tức quá, tôi gửi thư hỏa tốc tới TBT mất hết hơn hai chục ngàn mà
không có được một lời xin lỗi. Sau đó, tôi phát hiện thêm nhiều bản dịch
khác của tôi được đăng trên một số tờ báo khác với cái tên cũng khác luôn,
tôi coi như chuyện đă rồi, không muốn mất thêm tiền tem và bao thư gửi đi
khiếu nại làm ǵ.
Và ở đời, có sinh có diệt, đó là quy luật tất yếu. Internet bùng nổ. Cánh
đồng mẫu lớn dịch báo không những bị bạc màu mà c̣n teo dần. Đầu tiên là
TT CN bỏ 2 trang chuyện lạ bốn phương, rồi tới tờ KTGĐ bỏ hẳn phần đất
dịch và lần lượt hết báo này tới báo khác cũng nối gót theo sau, chỉ c̣n
lại hai tờ báo là TGM và KTNN là c̣n đất nhưng quá chật chội, một bài dịch
phải rồng rắn xếp hàng tới mấy tháng trời mới được đăng.
Năm 2004, tôi chính thức bỏ nghề ‘dịch báo’ kiếm cơm. Thật ra, với hơn 6
năm từ năm 1998 đến 2004, từ một kẻ vốn liếng tiếng Anh ‘ba rọi’, tôi sống
vui buồn với nghề dịch báo, săn tiền nhuận bút cũng đủ lắm rồi. Và trong
nghề dịch báo với hàng trăm bài được đăng trên các tờ báo lớn nhỏ, kể cả
báo ngành, tôi chỉ mắc có một lỗi nhỏ đó là một mẫu tin đăng trên tờ KTNN
với cái tên viết tắt của ‘Hiệp hội cầu thủ bóng đá nhà nghề Úc’ nhưng tôi
đă dịch sai thành ‘Hiệp hội Lao động’. Lỗi này do một độc giả phát hiện và
ông TBT báo đă gửi thư nhắc nhở tôi.
Viết lách phải chăng là cái nghiệp?
Sau năm 2004, tôi không c̣n mặn mà với chuyện viết lách và đến năm 2007,
một lần nữa tôi dạt về quê đuổi gà, cuốc cỏ vườn tưởng là không c̣n phải
‘nặn ra chữ’ để kiếm cà phê, thuốc lá... nhưng giờ đây trong không khí
trầm lắng của những ngày cuối năm năm Giáp Ngọ, tôi lại lên kế hoạch chuẩn
bị cho năm Ất Mùi với một vài cái truyện ngắn...
NGUYỄN HIỀN
2/2015

