
Ngày
Xuân ở Vạn Ninh cũng giống như mọi năm, mọi nơi.
Nhưng riêng ở Vạn Ninh, mùa Xuân phải có nét đặc thù của xứ Vạn chứ!
Cho phép T. được nói lên góc mô tả của mình. Có thể là chưa mô
tả hết:
Mở rộng Quốc lộ 1A; Từ đầu năm cho đến nay huyện Vạn Ninh cùng hòa nhịp
theo chiến lược cả nước : mở rộng Quốc lộ 1 A. Do đó đường xá bụi bặm
nhiều, đường khó đi lại, nhất là khi mưa gió. Đặc biệt hiện nay tại chắn
Giã, nơi có parrier chắn lại khi có xe lửa đi qua. Hôm nay đã có “cầu vượt
rồi”. Sắp đến tai nạn giao thông sẽ giảm đi rất nhiều.
Bà con Phật tử đi chùa rất đông. Vạn Ninh đến nay rất có nhiều chùa, tịnh
xá.
Bình quân có 3 chùa-tịnh xá/1 xã. Bà con Phật tử rất mộ đạo, phát nguyện
từ tâm làm nhiều điều thiện “tốt đạo-đẹp đời” ( kính mời quý vị xem thêm
video tài liệu: Y đức của một nhà Sư-Tuệ tỉnh đường Ngọc Vạn và một số
hình ảnh).
Riêng Noel năm nay cũng rất đông vui. Lễ Giáng sinh/Noel đã thể hiện được
niềm vui chung của bà con Giáo dân và cả cộng đồng.
Những nét vui, giải trí đầy chất “cổ kính”, “truyền thống” như Cà phê Lối
Xưa và một số quán cà phê khác như Đồng Dao…..tại thị trấn Vạn Giã đã gợi
cho T. nhớ lại câu thơ mà T.rất tâm đắc:
“…LỐI XƯA xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…”
Đâu đó tại thị trấn Vạn Giã vẫn còn các ngôi nhà cổ, đượm nét hoang sơ. Nó
vẫn tồn tại trong dòng đời bền bĩ. Nơi đây là “Chợ Giã” ngày xưa.
Trường cũ, tình xưa: Tình xưa còn đó, nó đang hòa quyện với không gian,
thời gian. Ai đó nói: nó đã tan biến. Nhưng T. nói nó không tan biến; Nó
chỉ ở đâu đó thôi; Trường Trung học Vạn Ninh ngày xưa, bây giờ là Trường
Tiểu học Vạn Giã 1.
Phía trước cổng trường là bệnh viện Vạn Ninh (trước 1975 là khu Quân
Y/VNCH). Đầu năm 2014 đã chuyển về thôn Tân Đức Đông xã Vạn Lương. Bệnh
viện Vạn Ninh hiện nay lớn lắm! với tổng số 100 giường bệnh.
Hội văn học-Nghệ thuật đã và đang cặm cụi viết những vần thơ/ văn. Đọc và
diễn ngâm các vần thơ của tiền bối:
Vần thơ thiền với tâm an lạc:
“Ta gọi xuân về, xuân bướm bay
Trang Sinh nằm mộng biết bao ngày
Thời gian dù có nghìn năm nữa
Xuân đến lâu rồi ai có hay.”
(Gọi Xuân Về-Huyền Không)
Với những dòng thơ đầy hưng phấn:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà.
Vài lời cung chúc tân niên mới.
Vạn sự an khang vạn sự lành
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.
Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN,
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG.
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC,
Công thành danh toại chúc VINH QUANG..
Nhưng Chế Lan Viên đượm nét băn khoăn:
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi Xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
Vần thơ của những tài nhân “chén tạc-chén thù”:
CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong.
Riêng T. rất quý trọng thơ Xuân của Mãn Giác Thiền Sư với “Nhất
Chi Mai”. Do đó, bài Nắng Xuân và Nhất Chi Mai là tấm lòng của T. xin cung
kính các bậc tiền bối và những “Tấm lòng cao thượng” đã và đang hiện hữu:
Nắng Xuân chan chứa ánh vàng
Trời xanh mây trắng dịu dàng chào Xuân
Niềm tin như ánh vầng dương
Trong xanh, minh bạch dẫn đường tương lai
Chiều Xuân nhớ “Nhất Chi Mai”
“Đình tiền tạc dạ” thương hòai ngàn năm
Ai ơi ! Về với VÂN PHONG
Thoảng cho đời mát chờ mong tình người.
HUỲNH THI CA
Và một Nhất Chi Mai đã hiện hữu ở Vạn Ninh:
Xuân đi hoa rụng ánh vàng
Xuân về hoa nở dịu dàng chào Xuân
Sự đời trôi mãi không ngừng
Trên đầu tóc bạc chiều Xuân liền kề
Trăm năm một cõi đi về
Bản lai diện mục bên lề nẻo xưa
Thương nhau biết mấy cho vừa
Kết duyên tự tại đại thừa Chân Như:
“Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”
Đâu đây đã thoảng chút hương trầm: “Khánh Hòa là xứ trầm hương.
Non cao biển rộng người thương đi về”. Tại Vạn Ninh, bà con nơi đây có một
bộ phận lớn đang sinh sống bằng nghề sản xuất trầm hương. Thủ phủ của nó
ngay tại xã Vạn Thắng. Bà con sản xuất các mặt hàng: Trầm nụ, nhang trầm,
cây hoa trầm…Nhờ trên 20 năm qua, một số nơi đã trồng được cây GIÓ tạo
trầm. Bà con thu mua về để sản xuất. Mùi trầm hương thoảng qua đã tạo đậm
hương ngày Tết:
“….Trầm hương ngào ngạt lan tràn
Thành tâm em niệm mơ màng Bổn Sư…”
Về mua sắm Tết: Đến nay (bài viết vào ngày 22/01/2015) chỉ mới hé mầm báo
hiệu, chưa thể hiện được nhộn nhịp, sôi động. Chợ Giã và các nơi khác chỉ
mới bẹo hàng sơ sơ thôi: hoa xuân, cây trái, các loại thịt, rau ngũ
quả…Việc này đến cận Tết ( khoảng 25 Tết) T. sẽ khám phá và mô tả cụ thể
hơn.
Du Xuân: Một số ít bà con làm ăn khấm khá; Nuôi tôm lãi lớn thì đi Thái
Lan, Singapore chơi. Một số bà con miền Bắc thì về quê Bắc ăn Tết và thăm
bà con. Các em sinh viên và người lao động từ sài Gòn về quê ăn Tết, chung
vui với gia đình, bạn bè, người thân. Số còn lại đi du Xuân lòng vòng
trong tỉnh, trong huyện. Một số bà con khác vẫn là nhậu vẫn là ca hát
Karaoke .
Đặc biệt, với Vịnh Vân Phong. Cụ thể là Đầm Môn và một số đảo nhỏ như Xuân
Đừng, Điệp Sơn, Bãi Bàng, Bãi Ông Nghi đi du thuyền bắt cá nhậu lai rai
rất vui.
Một phần đặc biệt nữa là du Xuân thắng cảnh Lam Hiền; Chúng ta có thể
viếng Tịnh xá Ngọc Vạn ( Vạn Phước), Chùa Giác Hải (Xuân Tự), Chùa Pháp
Hoa (Vạn Lương), Chùa Long Cảnh (Tuần Lễ-Vạn Thọ) vv..vv. Rồi đi uống
nước dừa xiêm tại thôn Tuần Lễ xã Vạn Thọ như tôi đã có lần trình bày vào
mùa Xuân năm 2014 ( về bài viết: Mùa Xuân ngắm cảnh và uống nước dừa).