Mục Lục

 

Trang B́a
     
Ban Biên Tập
 Lá TXuân
      Lê Thị Đào
 S Táo Quân
     
Lê Thị MChâu
 Câu Đối Tết
      Tư Nguyên & Vinh H

 

TVi


  TVi Năm Giáp Ngọ 2014
      
Phạm Kế Viêm
 Vận Hạn Năm Giáp Ngọ 2014 Của Những Người Tuổi Ngựa
      
Phạm Kế Viêm

 

Xuân Giáp Ngọ
 


Hoài Tết
     
Ngọc Anh
Giao Thừa Hoài Niệm
     
ĐThị Hương B́nh
Chúc Tết - Được Lời
     
 Liên Khôi Chương
Khai Bút
     
Cù Hà
Xuân Giáp Ngọ 2014
     
THải
Chào Xuân Giáp Ngọ 2014
     
Nguyên Kim
Giáp Ngọ 2014
     
Bạch Liên
Đầu Xuân Khai Bút -
Chúc Xuân

     
Lâm Ngọc
Đón Mừng Xuân
     
Nguyễn Thị T
Chợ Dinh Ninh Ḥa Trong Những Ngày Gần Tết Giáp Ngọ
     
Trần Anh Tuyến
Tân Niên Cung Chúc
T
iểu Vũ Vi

 

Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa
 

Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa
Nguyễn Chức
Tây Sơn NThần Mă
    Quách Giao    
Năm Giáp Ngọ KChuyện Xe Thổ M
   Việt Hải Los Angeles
Năm Ngọ Tản Mạn VNgựa
    Vinh H
Những Huyền Thoại Ngựa
    Vinh H
Con Ngựa Q Tôi
   Nguyễn Xuân Hoàng
Tản Mạn Năm Giáp Ngọ

Nguyễn Văn Thành

 

Tết KChuyện
 

Lịch
     
 Loan Anh
 Cuộc Viếng Thăm Gia Đ́nh Anh Chị Lê Phụng Chữ  -  Nguyễn Thị Lộc
Lê Ánh
Kư c Nơi Góc Bếp
     
 Lê Thị M Châu
Qua Cầu T́nh Xa
     
 Liên Khôi Chương
Lo Tết
     
 Nguyễn Hiền
Tết KChuyện Chơi Chim
     
 Nguyễn Hiền
Buổi Tiệc Cuối Năm
     
 Mai Thị Tuyết Hồng
Mùa Xuân Trong Tim
     
Bạch Liên
Những Mẩu Chuyện Đêm Giao Thừa
     
 Trần N Phươmg
Con CLu
     
 Phạm Thị Thục
Tết Ninh Ḥa
     
 Phạm Thị Thục
Bạn Và Tôi
     
 Hà Thị Thu Thủy
 

 

T Xuân
 


Mơ Một Ngày Mai
     
 Liên Khôi Chương
Viết Cho Năm Nhuần
     
 Nguyễn Hiền
Chúc Mừng Năm Mới
     
 Song H
Chùm THaiku
       Vinh H
Vịnh Chiến Mă
       Vinh H
 Đón Xuân Giáp Ngọ
      Phan Phước Huy
 Miên Man Hồng
Nguyễn Thị Khánh Minh
Nhớ Xuân Nào?
     
 Lê Văn N
 Xuân V B Ngọn Sầu Đông
      Kim Thành


 

XUÂN Ca Hát


  Nhạc Xuân Và Q Hương

     
Lan Đinh, Lan Hương, Lư H
Lương L Huyền Chiêu,
Hà Thị Thu Thủy
 

 

Cắm Hoa Trang T



  Nghệ Thuật Cắm Hoa

 
     Lê Thị Lộc

 

 

Hoa Xuân
N
gày Tết
 

  H́nh nh Hoa Xuân
Hải Lộc


 

Tản Mạn
Hoa Xuân
 


 
Hoa Cúc Trong Đời Sống Của Con Người
    Vơ Hoàng Nam
Mùa Xuân, Hoa Và Con Người
    Vơ Hoàng Nam



 

d_bb
Đ.H.K.H
 


  Cung NTriều Tống
    Đàm Quang Hưng
  Thanh Phong Thi Tập-171
     
 Vũ Tiến Phái
 
 Phật Bà Quan Âm
      
Lê Phụng
 Thanh - Tâm Tài - Nhân Thi - Tập T
      Nguyễn Hữu Quang
  Alice Munro, Giải NOBEL Văn Học 2013
       Nguyễn Đức Tường
 
 TVi Năm Giáp Ngọ 2014
      
Phạm Kế Viêm
 Vận Hạn Năm Giáp Ngọ 2014 Của Những Người Tuổi Ngựa
      
Phạm Kế Viêm



 

Biên Khảo
Kinh Tế
 

Việt Nam

  Tổng Kết T́nh H́nh Kinh Tế
Việt Nam Năm 2013

Nguyễn Văn Thành


H
oa Kỳ/Thế Giới

  Tổng Kết T́nh H́nh Kinh Tế
M Quốc & Thế Giới Năm 2013

Nguyễn Văn Thành

 

 

Sinh Hoạt Với
Câu Lạc B
 
T́nh Nghệ Sĩ

 

 Video Clips / H́nh nh      Sinh Hoạt
Ninh-HoaDOTcom
 Một Chuyến Xuôi Nam Cali Đầu Năm 2014
Trâm Anh
 Nhật Kư Tháng 9/2013
Trâm Anh
 
 Chuyến Đi Orange County, California
Lê Ánh
 
 Gặp GNha Sĩ Cao M. Hưng
Lê Ánh
 Buổi Ra Mắt Sách "Thuở Phiêu Bồng" Tại Nam Cali 5/1/2014
Trần Thị Chất 
 Lời Cảm TSau Ngày Ra Mắt Sách Thuở Phiêu Bồng
Phạm Thanh Khâm
 Tóm Lược Sinh Hoạt Trang Web Ninh-HoaDOTcom
Lê Văn N

 

Văn Hóa
m Thực



Bếp Đô Thị
Loan Anh
Rượu Chuối
Loan Anh
 Tản Mạn Hương VQN
Hoàng Bích Hà 
 Tản Mạn Món QTBàn Tay M
Hoàng Bích Hà
Nước Dừa Dâng Trời
     
Bạch Liên
Cách Làm Dưa G
   Bắp Ḅ Kho Gừng

    Hà Thị Thu Thủy
 

 

Sức Khỏe

      

 Bệnh Suyễn
Bs Lê Ánh
Thuốc Ngừa BCG

      
BS Nguyễn Vĩ Liệt
 

 

Du Lịch

      

 
Las Vegas, Tour Hội Ngộ

      Nguyễn Thị Lộc

 


Viết v
ninh-hoa.com




 Tôi Thương
      Trần Thị Chất
 Mùa Xuân KNiệm
      Phan Phước Huy

 

 KNiệm V
Trường:

 

  Trường Minh Văn Ngày y
      Mai Thị Hưng Hồng
 
 Hành Tŕnh Đi Học Trường Chu Văn An
Phạm Thanh Khâm
Nhớ Xuân Trường Xưa
     
Bạch Liên
Mùa T Ơn Năm 2013

      Trần Hà Thanh
Mùa Xuân Tản Mạn V Đặc San Hội Ngộ 2007

      Người XVạn
 

 

Văn Học
Nghệ Thuật
 


 
Cho Chữ Ngày Xuân - Một Nét Văn Hóa

      
Mục Đồng
Một Chút TVăn Năm Ngựa

      
Trần Việt Hải
  
Bắc Hành Tạp Lục:
      
Bài Số: 38-39

      Dương Anh Sơn
  Họa Bài Thơ: " Sáng Ngời Tâm Bút"

Lư Hoàng Oanh
  Di Lặc Chơn Di Lặc

      
TBửu Nguyễn Thừa
  Đêm Qua Sân Trước - Một Cành Mai

      
TBửu Nguyễn Thừa
Duyên Dáng Mùa Xuân
T
iểu Vũ Vi

 

 

T

 

   Mùa Xuân Này Có Ai VQua Đó
Loan Anh
 TPháp
Thu Bốn
Ninh Ḥa Năm Nào
     
 Liên Khôi Chương
 Tiếng Xuân
Lê Thị Đào
 Trái Tim Tôi
Lê Thị Mộng Điệp
 CThành Oanh Liệt
Thủy Khánh Điền
 Chạm Vào Mùa Xuân
Hoàng Bích Hà 
 Chờ
Lê Thị Ngọc Hà
 VLại Trường Xưa
Lê Thị Ngọc Hà
Mai Tươi
     
Việt Hải LA
 Biển Tím -Qua Biển T́nh Sầu
Nguyễn Thị Phương Hiền
Khúc Miên Trường
    NGH(NH) Nguyễn Văn Ḥa
Xuân Ơi
     
 Lư H
Mùa Xuân Trên Non Cao
     
 Nguyễn Tường Hoài
 Câu Chuyện Đầu Năm
      Phan Phước Huy
 Nha Trang Biển Hẹn
      T Kim Huy
Tặng Ngoại Đóa Mai Vàng
     
 Cao Minh Hưng
 Ngậm Ngùi Kư Văng
      Nam Kha
 Đuốc Chân Lư
      Phạm Văn K
 T́nh Xuân-Xuân Hạnh Phúc
      Hoàng Công Khiêm
Biển Nha Trang, Mùa Xuân Và Nỗi Nhớ
  Nguyễn Thị Lộc
 Thấp Thoáng Xuân
Thạch Lựu
 Mai Trắng
Nhất Chi Mai
 NTrăng Đêm Trừ Tịch
Nguyễn Thị Khánh Minh
Mùa Xuân Và Em
    Vơ Hoàng Nam
Tôi Gặp Anh, Người Lính Địa Phương Quân
    Lê Thị Hoài Niệm
 Mùa Xuân KNiệm
Thụy Nguyên
Xuân Hoa Cảnh
    Trương Khắc Nhượng
Xuân Về - Xa N
Lê Văn Phan
T́nh Cuối
Lương LBích San
Nha Trang Phố Biển
Nguyễn Đông Sanh
Ngóng Chờ Mùa Xuân Mới
Dương Anh Sơn
 Nghe Mưa Nhớ Người
      Kim Thành
 Xuân
      ThiThi
Mừng Xuân Với Nhất Chi Mai

      Huỳnh T́nh
 Đào Thắm
      Hp-TnP
Thành Kính PHẬT Đài
    Nguyễn Thị Thanh T
Tháng Giêng Anh Đă Thấy Xuân V Hay Chưa
    Tiểu Vũ Vi
Biển Hẹn
    Lê Vũ

 

Văn

 

  THăm Ba Đă Nghe Ḷng Nguyên Đán
Loan Anh
 
 Vẫn C̣n Đó Mùa Xuân Trong Tôi
Vân Anh
Cuối Năm Sao Mà Nhớ...
     
 Lê Thị M Châu
Thời Gian Tựa Cánh Chim Bay
Lương LHuyền Chiêu
 Những Con Đom Đóm
Khuất Đẩu
 Đà Nẵng Trong Tôi...
Lê Thị Mộng Điệp
 Khóm Thiết Mộc Lan
Quách Giao
 Con Sông Tuổi T
Hoàng Bích Hà
Chuyện Con Đốm
     
 Nguyễn Hiền
Giọng Khổ
     
 Nguyễn Hiền
 
 Những Sân Ga
Nguyễn Thị Phương Hiền
Hoài Niệm Xót Xa
     
 Nguyễn Tường Hoài
Cái Đẹp Của Xuân
     
 Lư H
Xuân Ḷng
     
Phan Phước Huy
Nó...
     
 Đinh Thị Lan
GXuân
     
Bạch Liên
Xuân VMang Nỗi Nhớ Với Suy Tư
 
 Hải Lộc
Mùa Xuân Và Ḍng TCũ
     
HThoại M
Không KTrước Tết Của NTôi
Lê Văn Phan
Đừng Nên Phóng Đại Nghịch Cảnh
     
Lê Văn Quốc
Hoài Niệm - Kư c Ninh Ḥa
     
Trần Đ́nh Nguyên Soái
 Cưng Chồng
Mai Thái Vân Thanh
 Dă Quỳ Ơi !
Tiểu Thu
 Mưa Chiều KNiệm
Lư Ṭng Tôn
 

 

Tưởng Niệm
 

 Ngậm Ngùi Thương Tiếc
Nguyễn Văn Thành
 Vĩnh Biệt Anh SXương Hải
Nguyễn Thị Thanh T

 

 

 

 

Thư từ, bài vở, h́nh ảnh hoặc
ư kiến xây dựng, xin liên lạc:



diem27thuy@yahoo.com

 



 

 


 

 

 

 

 


 

 

 

 

                                         

N

hững trang sau đây đối chiếu truyện thơ Quán Âm Thị Kính, một truyện thơ rất quen thuộc trong đông đảo người Việt Nam, với kinh sách cùng những truyện cổ tích truyền kỳ mang mầu Thiền về Bồ Tát Quán Thế Âm, của chung những dân tộc vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Đại Hàn.

 

Trước tiên là Phật danh Quán Thế Âm, đọc tắt là Quán Âm, người Trung Quốc phiên âm thành Kuan Yin, người Nhật Bản đọc là Kwannon hay Kannon. Quán Âm là vị Bồ Tát, đă đạt tới mức nghe bằøng mắt nh́n bằng tai, ngài lắng nghe người thế đắm ch́m trong biển khổ niệm tên ngài mà đến tế độ. Trong sách Phật học, Bồ Tát danh này đă từ lâu là một đề tài tranh biện. Theo Đường Huyền Trang (602-664) người từng từ Trung Quốc băng qua sa mạc sang Tây Trúc thỉnh kinh th́ Phật danh đó là một lầm lỗi dịch thuật, đúng ra phải đọc là Quán Tự Tại, dịch nghĩa chữ Phạn Avalokitesvara. Quán Tự Tại là danh hiệu của một vị bồ tát được nhắc tới trong câu đầu của bản Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh, bản dịch chữ Hán của Đường Huyền Trang gồm 262 chữ. Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh là bài giảng cho ngài Xá Lợi Phất về kết quả thực hành Bát Nhă Ba La Mật Đa của Bồ Tát Quán Tự Tại. Kinh gồm một chuỗi phủ quyết rồi kết thúc bằng một câu vô đẳng chú. Bản dịch tiếng Việt Nam của Tuệ Sĩ bắt đầu bằng câu:

Khi Bồ Tát Quán Tự Tại thực hành Bát Nhă Ba La Mật sâu xa, soi thấy rằng có năm uẩn, và thấy rằng năm uẩn đó không có tự tánh trong chúng. 

và tận cùng bằng câu thần chú:

yết đế, yết đế,ba la yết đế ba la tăng yết đề, bồ đề tát bà ha.

Tuệ Sỹ dịch là:

Này Bodhi, đi qua, đi qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia, Svàha.

Đó là một bản kinh không những tín đồ Chân Tông nhận làm tâm kinh mà giới Thiền giả cũng hàng ngày tụng đọc.

Đoạn kinh Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh trên soi sáng danh hiệu bồ Tát Quán Thế Âm. Thiền sư Phạn Kỳ viết: 

Bằng tâm không dấy, tất cả lục quan không động, h́nh thanh chẳng c̣n là h́nh thanh.

Huệ Hồng theo đó viết:

Theo kinh Pháp Hoa, Quán Thế Âm Bồ Tát [...] xem xét tiếng [niệm danh ngài] tức thời mọi chúng sinh [niệm danh ngài] đều đượïc giải thoát, là bởi Bồ Tát Quán Thế Âm nh́n thấy tiếng niệm danh và nói với chúng sinh bằng mắt. 

Trong tiếng Việt Nam, sáu chữ: xem, nghe, nếm, ngưỉ, sờ và nghĩ, sáu chữ nối con người với thế giới bên ngoài đều kèm theo chữ xem, hay quán theo chữ Hán, thành sáu chữ kép: xem xem, nghe xem, nếm xem, sờ xem và nghĩ xem. 

Phải chăng v́ vậy, cao đồ Qúy Kư (632-683) của Đường Huyền Tăng, dịch giả bài kinh Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh, từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc, dịch Bồ Đề danh Quán Tự Tại là Quán Âm? 

Đằêng khác, theo Trừng Quán (738-839) th́ hai Bồ Đề danh Quán Thế Âm và Quán Tự Tại viết theo chữ Phạn là hai chữ khác nhau. Gần đây, năm 1927, trong một bản viết tay trên lá bối, mà giới nghiên cứu cho là viết từ thế kỷ thứ 5, người đọc t́m thấy năm lần Bồ Đề danh Avalokitasvra, dịch là Quán Âm. Giả thiết có lầm lỗi trong việc sao chép như vậy đă không c̣n đứng vững, và N.D. Mironov trong bài Buddhist Misscellanea, Journal of the Royal Asiatic Society sốâ tháng Avril 1927, kết luận là Quán Thế Âm hay Avalokitasvara là chữ Phạn nguyên thủy, sau đó mới viết thành Avalokitesvara hay Quán Tự Tại. 

Trên một hướng khác, xét theo thời gian, bộ kinh được coi là ấn tống sớm nhất trong đó giới học Phật t́m thấy Bồ Đề danh Quán Âm là bộ Thành Chân Quang Minh Định Ư Kinh, ấn tống từ năm 185.

H́nh tượng Bồ Tát Quán Âm, thờ tại các chùa lớn nhỏ, cũng có nhiều điểm đáng lưu ư. Riêng một cuốn The Buddha Scroll, đầu đề chữ Hán là Pháp Giới Nguyên Lưu Đồ, do Thomas Cleary giới thiệu, nhà sách Shambhala, Boston & London phát hành năm 2000, gồm 96 bức họa h́nh tượng Phật, trong có muời lăm bức ảnh Bồ Tát Quán Âm khác nhau. Cuốn tranh này hoàn tất năm 1767 dưói triều vua Càn Long nhà Thanh, vẽ lại theo một bộ tranh Phật của nước Đại Lư, một nưóc nhỏ trong thời Nam Triều (738-902) thuộc địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày nay. 

Trong số 15 bức ảnh tượng đó có ba bức Cô Tuyệt Hải Ngạn Sơn Quán Thế Âm, Phạn Tăng Quán Thế Âm và Lục Tư Quán Thế Âm là h́nh tượng Phật ông, mười hai bức kia đều là h́nh tượng Phật bà. Câu truyện Phật Quán Âm là Phật ông hay Phật bà cũng là một câu hỏi lớn trong giới học Phật. Dựa vào các h́nh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, nhiều nhà nghiên cứu cho là nguyên thủy tượng Bồ Đề Quán Âm đều là những bức tượng Phật ông, tại Ấn Độ, Tây Tạng cùng tại nhiều nơi khác trong cơi Đông Nam A,Ù cũng như tại Trung Quốc trước đời nhà Đường (618-907) t́m thấy trong những động Phật tại Đôn Hoàng. Tại Tích Lan, Cao Miên và Tây Tạng, ảnh tượng Bồ Tát Avalokitesvara ngày nay đều là h́nh tượng Phật ông. Tới cuối nhà Đường, sang đầu nhà Tống ảnh tượng Bồ Đề Quan Âm Trung Quốc mới bắt đầu đổi thành những h́nh tượng Phật bà. 

Theo rơi sự biến đổi h́nh tượng Bồ Đề Quán  Âm, giới Phật học nh́n ra sự biến đổâi của Phật Giáo trong thời kỳ truyền bá từ Tây Trúc qua vùng bờ biển Thái B́nh Dương, đặêc biệt là địa vị của tín nữ trong việc thành đạo. Gần đây, năm 1930 I.B. Horner xuất bản cuốn Women under Primitive Buddhism, do nhà Routledge & Kean Paul tại London phát hành, rồi tới năm 1980, Diana Mary Paul xuất bản cuốn Women in Buddhism do nhà Lancaster-Miller Publishers tại Berkley phát hành. Mục đích của cả hai cuốn sách là nghiên cứu về hoàn cảnh của người phụ nữ đă xuất gia hay c̣n tại gia phải chịu đựng trong xă hội Phật giáo Ấn Độ. Kết quả công cuộc nghiên cứu này cho thấy là thủa đức Phật Thích Ca c̣n hành đạo, th́ cả nam và nữ phái cùng có thể thành đạo. Tiêùp đó là thời kỳ Phật Giáo chia rẽ thành trong ngoài hai mươi giáo phái, th́ phái nữ vô phương thành đạo, chỉ có phái nam mới có hy vọng thành Phật. Phải tới đầu kỷ nguyên, qua huệ nhăn Bát Nhă Ba La Mật Đa, với chủ thuyết không tách biệt không phân biệt, coi tất cả là Không, người tín nữ mới lại có hy vọng thành đạo như người thiện nam.

Đằng khác, Suzuki viết trong Thiền Luận, bản dịch của Trúc Thiên, tập thượng, tr. 116 bản phóng ảnh của cơ sở xuất bản Đại Nam, California: 

Nét đặc thù là vai tṛ của phái nữ được đề cao ở nhiều trựng hợp khác nhau. Không những các bà có đủ biện tài trí huệ, mà c̣n đứng ngang hàng với phái nam. Trong số năm mươi ba vị triết gia hoặc đạo trưởng mà Thiện Tài Đồng tử đến tham vấn, trên đường hành cước, có nhiều cô nhiều bà sống trong những điều kiện mưu sinh khác nhau, trong đó có cả gái giang hồ, người nào cũng biện luận đầy minh triết với vị đồng tử chí tâm cầu đạo. Thật khác hẳn ngày nào phụ nữ chỉ được miễn cưỡng nhận vào hội tăng già. 


Trích dẫn trên cho thấy Suzuki chỉ nói tới hoàn cảnh tín nữ Trung Quốc khi bộâ kinh Bát Nhă Ba La Mật Đa đă phổ cập sâu rộng trong đông đảo tín chúng.

Tiến tŕnh này phản ánh qua một số kinh thựng tụng niệm. Kinh Trường A Hàm, quyển 4, phần 1, kinh Du Hành thứ 2, đoạn 3, bản dịch của tỳ kheo Thích Thiện Siêu, Phật học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1986, có đoạn:

A Nan bạch Phật,
- Sau khi Phật diệt độ, có kẻ đàn bà con gái đến thụ giáo th́ làm sao?

Phật dậy:

- Chớ cho gặp.
- Giả sử phải gặp th́ sao?
- Chớ cùng nói chuyện.
- Giả thử phải cùng nói chuyện th́ sao?
- Hăy lo nhiếp tâm ư.

Trong lời tựa, tỳ kheo Thích Thiện Siêu cho biết là kinh A Hàm ít phổ cập trong các nước theo Đại Thừa và phản ảnh trung thực t́nh trạng xă hội đương thời tại Ấn Độ. Đoạn kinh trích dẫn chứng tỏ rằng đương thời người nữ gặp khó khăn ngay từ việc gia nhập giáo hội.

Kinh Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật Đa, phẩm Hằng Già Đề Ba, do tỳ kheo Thích Trí Tịnh dịch sang tiếng Việt Nam từ bản dịch chữ Hán, chùa Khánh Anh phát hành, có đoạn sau:

Bấy giờ trong đại chúng có một nữ nhân tên Hằng Già Đề Bà từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo vai hữu, gối hữu chấm đất, chắp tay bạch Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Tôi sẽ hành sáu ba la 
mật để tịnh Phật quốc độ đúng như lời dậy của đức Phật trong Bát Nhă Ba La Mật. [...]

Khi đó đức Phật biết rơ thâm tâm của nữ nhân nên liền mỉm cười, đúng như cách thức của chư Phật[...] 

Ngài A Nan từ chỗ ngồi đứng dậy qùy gối hữu chấp tay thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên ǵ mà đức Phật mỉm cười? Theo pháp của chư Phật không bao giờ vô cớ mà cười.

Đức Phật phán:

- Này A Nan! Hằng Già Để Bà này sẽ thành Phật ở đời vị lai trong kiếp tinh tú, hiệu là Kim Hoa Phật. Này A Nan! Nữ nhân này sau khi chết sẽ thọ thân nam tử sanh về nước Diệu Hỹ của đức Phật A Súc. Ở nước Diệu Hỷ đó tu phạm hạnh thanh tịnh.


Đoạn trích dẫn trên cho thấy rằng thời đức Phật 
truyền đạo, nữ nhân đă có mặt trong hàng giáo chúng, nhưng muốn được thành chánh quả phải qua một kiếp thọ thân nam tử. Điều này c̣n thấy trong kinh Pháp Hoa, quyển IV, phẩm XII, Đề Bà Đạt Đa. Kinh chép trong đoạn 7, tỳ kheo Thích Trí Tịnh dịch sang tiếng Việt Nam, Chùa Khánh Anh phát hành:

Bấy giờ, ngài Xá Lợi Phất nói với Long Nữ [con gái của Long Vương] rằng:

- Ngươi nói không bao lâu chứng được đạo vô thượng, việc đó khó tin. V́ sao? V́ thân gái nhơ uế chẳng phải là pháp khí, thế nào có thể thành vô thượng Chính giác? Đạo Phật xa rộng phải trải qua vô lượng kiếp cần khổ chứa nhóm công hạnh, tu đủ các độ, vậy sau mới thành được. Lại thân gái c̣n có năm điều chướng: một chẳng được làm Phạn Thiên Vương, hai chẳng đươc làm Đế Thích; ba chẳng được làm Ma Vương; bốn chẳng được làm Chuyển Luân Thánh Vương; năm chẳng được làm Phật. Thế nào thân gái được mau thành Phật?


Lúc đó Long Nữ có một hột châu báu giá trị bằng cơi tam thiên đại thiên đem dâng đức Phật. Phật liền nhận lấy. Long Nữ nói với Trí Tích Bồ Tát cùng tôn giả Xá Lợi Phất rằng:
- Tôi hiến châu báu, đức Thế Tôn nạp thọ việc đó có mau chăng?

- Rất mau

Long Nữ nói:

- Lấy sức thần của các ông xem tôi thành Phật lại mau hơn việc đó.

Đang lúc đó cả chúng hội đều thấy Long Nữ thoạt nhiên biến thành nam tử, đủ hạnh bồ tát, liền qua cơi Vô Cấu ở phương Nam, ngồi ṭa sen báu thành bậc Đẳng chính giác, đủ ba mươi hai tướng, tám mươi món đẹp, khắp v́ tất cả chúng sinh trong mười phương mà diễn nói pháp mầu.


Theo khuynh hướng Phật Giáo Đại Thừa, vượt ra khỏi tu viện, thơng tay vào chợ đời, phổ hiện lư Giác Ngộ trong đại chúng, không nhất thiết phải ĺa bỏ gia đ́nh, theo đoàn khất sĩ mới cầu được Chánh Giác. Tâm thanh tịnh là điều cần cho cuộc sống đạo không cần xuất gia tín mộ. V́ thế cư sĩ chẳng khác ǵ tu sĩ. Tiêu biểu cho nếp sống đó là Duy Ma Cật, tác giả bộ kinh Duy Ma Cật. H́nh ảnh Long Nữ, người tín nữ, trong đoạn kinh Pháp Hoa trích dẫn trên đây, vớiù tư tưỏng thâm diệu, quảng đại và tinh tế cùng một tài hùng biện hiếm có, biến hóa trên đường thành Chánh Giác thấy rơ trong đoạn sau, trích từ phẩm Quán Chúng Sinh, kinh Duy Ma Cật, bản dịch của tỳ kheo Thích Huệ Năng, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1999:

Bấy giờ trong nhà ông Duy Ma Cật có một Thiên Nữ thấy các vị Trời, Người đến nghe pháp, liền hiện thân ra tung răi hoa trên ḿnh các vị bồ tát và đại đệ tử khi hoa đến ḿnh các vị bồ tát đều rơi hết, c̣n đến ḿnh các đại đệ tử đều mắc lại. Các vị đại dệ tử dùng hết thần lực phủi hoa mà hoa cũng không rớt. Lúc ầy Thiên Nữ hỏi ngài Xá Lợi Phất:

- Tự sao mà phủi hoa?

- Hoa này không như pháp nên phủi.

Thiên Nữ nói:

- Chớ bảo hoa này không như pháp. Hoa này nó không có phân biệt, tự Nhân giả phân biệt đó mà thôi! Nếu ngựi xuất gia ở trong Phật pháp có phân biệt là không như pháp, nếu không phân biệt là như pháp. Đấy xem các vị bồ tát hoa có dính đâu? V́ các vị bồ tát đoạn hết tưởng phân biệt. [...] Ngài Xá Lợi Phất nói:

- V́ sao ngươi không chuyển thân nữ kia đi?

Thiên Nữ nói:

- Mười hai năm nay tôi kiếm măi cái tướùng nữ nhân mà không thể đặng, phải chuyên đổi cái ǵ? Ví như nhà huyễn thật hoá phép sinh ra một ngựi huyễn nữ, nếu có kẻ hỏi rằng sao không chuyễn thân nữ đó đi? Vậy th́ người hỏi đó có đúng chă kẻ

Ngài Xá Lợi Phất nói:

- Không đúng! Huyển hóa không có tướng nhất định c̣n phải chuyển đổi ǵ nữa.

Thiên Nữ nói:

- Tất cả các pháp cũng như thế, không có tướng nhất định, Tại sao lại hỏi sao không chuyển thân nữ.

Tức thời Thiên Nữ dùng sức thần thông biến ngài Xá Lợi Phất thành ra Thiên Nữ và tự hoá ḿnh thành ra giống ngài Xá Lợi Phất, mà hỏi rằng:

- Tại sao ngài không chuyển thân nữ đi?

Mang h́nh tượng Thiên Nữ, ngài Xá Lợi Phất đáp rằng:

- Ta nay không biết làm sao biến thành thân đàn bà này?

Thiên Nữ nói:

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nếu ngài chuyển được thân đàn bà đó thời tất cả người nữ cũng sẽ chuyển được . Như ngài Xá Lợi Phất không phải người nữ mà hiện thân nữ, thời tất cả người nữ cũng như thế, tuy là thân nữ mà không phải là người nữ đâu. V́ thế, Phật nói: tất cả các pháp không 

phải đàn ông không phải đàn bà.

Bấy giờ Thiên Nữ thu nhiếp thần lực, thân ngài Xá Lợi Phất trở lại như cũ. Thiên Nữ hỏi ngài Xá Lợi Phất:

- Tướng đàn bà bây giở ở đâu?

Ngài Xá Lợi Phất đáp:

- Tướng đàn bà không ở một nơi đâu mà ở tất cả mọi chốn.

Đoạn kinh Duy Ma cật trích dẫn trên cho thấy hai điểm dưói đây:

Một là dưới mắt ngài Xá Lợi Phất, người nữ muốn thành Phật trước đó phải biến thành người nam. Giới nghiên cứu đào sâu vấn đế này và thấy rắng tại Trung Hoa cũng như tại Nhật Bản, cho tới thế kỷ thứ XIX, người nữ bị trói buộc bởi ngũ ám tam ṭng. Tam ṭng trong giới Phật tử Đông Á giống hễt như tam ṭng theo sách Lễ Kư và sách Khổng Tử Gia Ngữ: tại gia ṭng phụ, xuất giá ṭng phu, phu tử ṭng tử. Chữ tam ṭng này giới nghiên cứu t́m thấy trong bộ Ngọc Nữ Kinh, một bộ kinh dịch từ bản gốc chữ Phạn. Như vậy nề nếp tam ṭng cũng thịnh hành tại Ấn Độ. Ngũ Chưóng, theo lời Xá Lợi Phất dậy trong phẩm Phổ Môn, kinh Pháp Hoa, gồm có: Phật, Duyên Giác, Thanh Văn, Phạm Vương, và Đế Thích. Giới Phật học giải thích lư do người tín nữ không thể tu thành một trong năm thân tướùng này, nếu không hóa thân thành người thiện nam, là bởi lẽ cả năm h́nh tượng nêu ra đều là h́nh tượng nam tử. Riêng h́nh tượng Phật gồm ba mươi hai tướng tốt đẹp, trong số đó có âm mă tàng tướng, mà tỳ kheo Thích Huệ Hưng trong lời chú kinh Duy Ma Cật dịch là nam căn ẩn kín, một tướng chỉ riêng thuộc phái nam.

Đằng khác, điều người tín nữ trên đường thành chánh quả phải biến đổi thành thiện nam cũng c̣n chép trong kinh Vô Lượng Thọ, trong lời nguyện thứ 35 trong số 48 điều nguyện của Phật A Di Đà, theo bản dịch của tỳ kheo Thích Đức Niệm và cư sĩ Minh Chánh Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1998, như sau:

Khi con thành Phật, nước con không có phụ nữ. Nếu có nữ nhân nào nghe danh hiệu con, thanh tịnh tin tưởng, phát tâm bồ đề, chán ghét nữ thân, mạng chung liền hóa thân nam tử sanh về nưóc con. Các loại chúng sanh ở mườùi phương, sanh về nước con đều hóa sanh trong hoa sen thất bảo. Nếu không được như thế, nguyện không thành Chánh Giác.

Hai là theo kinh Duy Ma Cật, mượn lời Thiên Nữ, tất cả đều không có h́nh tướng nhất định, theo chữ Không trong ḍng tư tưởng Bát Nhă, như đức Thế Tôn dậy trong phẩm Phật Mẫu, mà Suzuki tóm tắêt trong cuốn Thiền Luận tập hạ, và Tuệ Sị dịch, ấn quán Thăng Long xuất bản năm 1973 tại Saigon, như sau:

[...] tịnh hay bất tịnh, nhiếp tâm hay loạn tâm, nhiễm tâm hay ly nhiễm tâm, tất cả đều không tự tánh, không thủ trước, không phân biệt. Đấy được coi là nh́n vạn hữu trong chân như tướng của chúng, trong đó mọi sai biệt tan biến hết, đồng thời tự hiển lộ tự thân như thực trong ánh sáng của trí Bát Nhă.

Dưới ánh sáng của trí Bát Nhă, trong kinh phẩm 

Đại Phương Tiện, kinh Bát Nhă Ba La Mật, 
có lời Phật dậy:

Này Tu Bồ Đề! Như những loài chim nhiều mầu sắc, đến kế bên núi Tu Di th́ đều đồng một mầu.

Giới nghiên cứu phật học đồng ư rằng, trong ánh sáng Bát Nhă, chúng sinh cũng không tự tánh, là thân nữ hay là thân nam về tới nước Phật hẳn cũng như đàn chim về tới núi Tu Di, thẩy cũng là một, thế nên người nữ đâu c̣n cần chuyển thân thành người nam trước khi thành chánh quả. 

Thế nên, phải chăng trong ánh sáng Bát nhă đó người con Phật Á Đông đă chuyển biến h́nh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, dũng mănh trượng phu thành h́nh tượng đức Phật bà Quan Âm từ bi hỉ xả? Phải chăng qua h́nh tượng Phật Bà Quán Âm người Đông Á khác người Ấn Độ, tin rằng nguời nữ không cần phải hoá thân thành người nam để trở thành đạo. 

Người đọc kinh sách Phật học c̣n thấy h́nh ảnh ngươiø nữ thành Phật trong kinh Thắng Man Sư Tử Hống Nhứt Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng Kinh, bản dịch chữ Việt Nam và chú giải của tỳ kheo Thích Đức Niệm, Viện Phật Học Quốc Tế ấn tống năm 1990, tại Sepulveda, California, Hoa Kỳ. Hai chữ Phương Quảng minh xác bản kinh là một bản kinh Đại Thừa. Năm chữ Nhứt Thừa Đại Phương Tiện biểu thị thông danh kinh sách Đại Thừa tam quy nhứt giáo. Danh xưng Thắng Man Sư Tử Hống là bởi kinh này do phu nhân Thắng Man thuyết, và ba chữ Sư Tử Hống kế tiếp hàm ư vô úy và quyết định bằng h́nh ảnh sư tử, không hề sợ hăi, thẳng tiến không chút quanh co. Nói cách khác bộ kinh này nghĩa lư rơ ràng, một mạch rốt ráo. Kinh này do pháp sư người Thiên Trúc, tên chữ Phạn là Gunabhadra, phiên âm của người Trung Quốc đọc theo âm Việt Nam là Cầu Na Bạt Đà La, và người Trung Quốc c̣n dịch là Công Đứùc Hiền, dịch sang hoa văn vào dưới triều vua Lưu Tống (420-479). 

Trong phần Tự, kinh chép:

[...] Khi ấy vua Ba Tư Năc và Mạt Lợi phu nhân, tin Phật chưa lâu, nói rằng:

- Thắng Man phu nhân là con gái ta, thông 
huệ mọi căn, mẫn cán, dễ lĩnh ngộ, nếu gặp
được Phật th́ quyết chóng thấu hiểu giáo pháp,
tâm đạt không ngại. Vậy nên hợp thời khiến tin
để phát đạo tâm.

Mạt Lợi phu nhân nói:

- Nay chính phải lúc.

Vua và phu nhân viết thư cho Thắng Man, đại lược ca ngợi Phật công đức vô lượng. Liền sai cung nhân là Hàng Dề La mang thư đến nước A Du Xà vào thẳng nội cung, kính cẩn tŕnh dâng phu nhân Thắng Man.

Thắng Man được thư , khởi tâm hoan hỷ, đảnh lễ tiếp thọ, đọc tụng xong, thọ tŕ, sanh tâm ngưỡng mộ hy hữu.

Thắng Man phu nhân hướng trưóc Hàng Đề La nói kệ rằng:

- Ta nghe danh tiếng Phật là bậc chưa từng có trên đời. Lời nói trong thư là chơn thật, nên ta cúng dường cho ông. Ngưỡng mong Phật Thế Tôn khắp v́ thế gian mà xuất hiện, cúi xin ngài dủ ḷng thương xót khiến cho con được trông thấy ngài.

Liền khi Thắng Man khởi niệm này, th́ đức Phật hiện ra trên không trung phóng hào quang sáng 
khắp cả thấy rơ kim thân Phật tuyệt vời không ai sánh kịp. Thắng man và quyến thuộc đầu mặt sát đất lễ chân Phật, dâng trọn ḷng thanh tịnh ca ngợi Phật thật vô lượng công đức.

Hính ảnh đầu mặt sát đất lễ chân Phật, trong giới học Phật biểu thị sự việc phu nhân Thắng Man lấy tâm Bồ Đề làm chu,û tương ứng với vô lậu tâm, lấy công đức làm quyến thuộc, khế hợp cùng với như như pháp thân.

Sang phần chánh tông, phu nhân Thắng Man cung kính tán thán công đức Phật đoạn dâng lời thỉnh cầu quy y. Nhận lời thỉnh cầu tín kính của Thắng Man phu nhân, đức Phật phán:

- Ngươi tán thán Như Lai chơn thật công đức, do thiện căn này sẽ ở vô lượng kiếp a tăng kỳ, trong loài trời người làm Tự Tại Vương, sanh ra chỗ nào cũng thường được thấy ta, tán thán ta như hiện nay không khác. [...] Rồi sẽ được thành Phật, hiệu là Phổ Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. 

Đoạn kinh Thắng Man trích dẫn trên đây cho thấy là phu nhân Thắng Man, là một người nữ không xuất gia, do thiện căn nhiều kiếp trước rồi ra sau nhiều kiếp tu tập sẽ được thành Phật. Tuy nhiên, khác với việc thành Phật của Hằng Đà Bà Già chép trong kinh Bát Nhă Ba La Mật Đa cũng như trong việc thành Phật của Long Nữ chép trong kinh Pháp Hoa, Phật không cho biết trên đươnøg thành đạo, phu nhân Thắng Man có phải biến thân thành người nam hay không, nhưng Phật cho hay là phu nhân Thắng Man sẽ làm Vua Tự Tại trong loài trời người. Qua ba chữ Tự Tại Vương, phải chăng người đọc kinh vẫn phải hiểu làThắng Man phu nhân trước khi thành Phật cũng phải sống qua nhiều kiếp làm thân nam? Giải đáp câu hỏi này, tỳ kheo Thích Đức Niệm, trong lời Huyền Luận Kinh Thắng Man viết:

Sau khi tỳ kheo ni Ma Ha Ba Xa Ba Đề viên tịch, đức Phật đem xá lợi của bà đối trước đại chúng mà nói rằng:

- Nếu nói là đại trượng phu th́ Ma Ha Ba Xà Ba Đề là đại trượng phu. [Bởi lẽ] những ǵ bậc đại trượng phu làm th́ bà đều làm tới cả.

Tỳ kheo Thích Đức Niệm viết tiếp:

Điều này có thể thấy rằng đại trượng phu không 
phải chỉ câu nệ tại h́nh thức, mà hay y Phật Pháp thực hành, làm đến nơi đến chốn những ǵ phật pháp cần làm, không luận nam hay nữ đều được danh xưng là đại trượng phu.

Như vậy h́nh ảnh Hằng Đà Bà Già, Long Nữ cũng như Thắng Man nghe Phật nói Pháp, chuyển nữ thân thành nam tử trước khi thành Phật, phải chăng là hiển thị việc người tín nữ gánh vác Phật Pháp chẳng khác ǵ những vị dũng mănh trượng phu để thành Phật?

Để t́m ư nghĩa h́nh tượng đức bồ tát Quán thế Âm, người đọc kinh khởi đầu từ kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi ngắn là kinh Pháp Hoa, một bộ kinh rất phổ cập tại các nước Đông Á. Chữ Liên Hoa nghĩa là hoa sen, h́nh ảnh của nhà Phật không những chỉ biểu thị cho sự thanh khiết:

gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

mà trong hoa sen c̣n có hạt sen, trong hạt có nhân sen ba h́nh ảnh tiêu biểu cho hiện tại,  tương lai và quá khứ thu vào một niệm, một quan niệm về thời gian chung cho nhiều tôn giáo, mà giới nghiên cứu gọi là thời gianđứng thẳng, vertical time, trong đó Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai cùng là một. 

Trong kinh có phẩm thứ XXV mang tựa đề Phổ Môn gồm 2062 chữ Hán, chép lời Phật tả rơ h́nh ảønh Bồ Tát Quán Thế Âm để trả lời câu Bồ Tát Vô Tận Ư hỏi về Bồ Tát Quán Thế Âm . Chữ Phổ Môn, nghĩa là cửa chung cho mọi chúng sinh, dường như gốc của thành ngữ cửa Phật là cửa rộng trong tiếng Việt Nam. Giới Phật học hiểu chữ rộng không phải là căn cứ trên kích thưóc, mà là một cửa không hạn định cho mọi chúng sinh: mỗi chúng sinh đều như nhau, tựa như hai giọt nước trong biển nước. Phẩm này c̣n được chép riêng thành Quán Âm Kinh hay c̣n gọi là Kinh Phổ Môn. Trong kinh Phật dậy:

1. Nếu chúng sinh dưới ách khổ năo, niệm danh Bồ Tát Quán Thế Âm th́ ngài sẽ nghe thấu và tới giải thoát. Niệm danh Bồ Tát Quán Thế Âm th́ nhờ thần uy BoÀ Tát vào lửa không sợ chết cháy, xuống nưóc sâu không sợ chết đuối, gặp qủy dữ cũng thoát. 

2. Người sắp bị nạn dao gậy, niệm Bồ Tát Quán Âm th́ dao gậy gẫy ra từng khúc, Người bị gông cùm xiềng xích, niệm Bồ Tát Quán Thế Âm th́ gông cùm xiềng xích đều tan ră. Khách buôn lạc vào đường hiểm trở, niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm cũng được thoát khỏi oán tặc.

3. Chúng sinh nào nhiều ḷng dâm dục, niệm Bồ Tát Quán Thế Âm liền được ly dục. Người nhiều giận hờn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm cũng dập tắt được lửa sân. Kẻ ngu si niệm Bồ Tát Quán Thế Âm cũng ĺa ngu si. Người nữ muốn cầu con trai sinh con trai phúc đức trí tuệ, cầu con gái sinh con gái xinh đẹp. 

Phật c̣n cho Bồ Tát Vô Tận Ư biết ba mươi hai hóa thân mà Bố Tát Quán Thế Âm xử dụng để tùy từng chúng sinh niệm danh ngài mà nói pháp chứng độ chúng sinh đó ra khỏi biển khổ. Trong số những thân tướng đó đứng đầu là thân Phật, tiếp theo thân Duyên Giác, Thanh Vân, Phạm Vương, Đế Thích, kể cả thân phụ nữ của Trưỏng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn. Phép biến hóa thân tướng của Bồ Tát Quán Thế Âm cốt để giúp người niệm danh ngài cảm thấy gần gận với ngài khi được ngài tế độ. Kết cục, Phật khuyên các Bồ Tát phải cùng một ḷng cúng dàng Bồ Tát Quán Thế Âm. Phẩm Phổ Môn chấm dứt bằng lời Bồ Tát Vô Tận Ư nguyện cúng dàng Bồ Tát Quán Thế Âm.

Niệm Bồ Tát Quán thế Âm để được báo ứng là một truyện chép trong sách Thái B́nh Quảng Kư và Lê Qúy Đôn có ghi trong sách Kiến Văn Tiểu Lục, quyển IX tựa đề Thiền Dật. Truyện như sau:

Vương Huyền Mô nhà Tống, trái quân luật trong khi đi đánh phương Bắc, chiếu theo quân pháp đáng phải xử tử. Một đêm, Huyền Mô nằm mộng thầy có người nữ đến bảo:

- Cứ tụng Quán Âm đủ một ngàn lần sẽ thoát nạn.

Huyền Mô nói: 

- Tính mạng ta chỉ c̣n trong chốc lát, làm 
sao tụng kinh đủ mộât ngàn lần.

Người trong mộng dậy Huyền Mô tám câu như sau: 

Nam mô Quán Thế Âm Phật, dữ Phật hữu nhân, 
dữ Phật hữu duyên, thường lạc ngă tĩnh, triêu niệm Quán Thế Âm, mộ niệm Quán Thế Âm, niệm niệm ṭng tâm khởi, tự nhiên Phật bất ly thân.

Nghĩa là: Nam Mô Quán Thế Âm Phật, cùng Phật có nhân, cùng Phật có duyên, thựng lạc ngă tĩnh. Sớm niệm Quán Thế Âm, chiều niệm Quán Thế Âm, niệm từ tâm phát hiện, tất nhiên Phật chẳng ĺa.

Huyền Mô y lời tụng tám câu này đủ một ngàn lần và khi lươi dao đao phủ gần đến cổ là gẫy nát, nhờ vậy thoát nạn. Kết luận này cho thấy là đúng như lờiø kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Quán Thế Âm luôn luôn lắng nghe chúng sinh niệm danh hiệu của ngài và sẵn sàng tới cứu nạn. Lê Qúy Đôn chép truyện truyền kỳ trên đây chứng tỏ rằng không riêng ở Trung Quốc mà cả tại Việt Nam người ngựi hằng niệm danh Bồ Tát Quán Thế Âm để mong được độ tŕ ra 
khỏi cảnh ngặt nghèo. 

H́nh ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm xuất hiện trong lịch sử Việt Nam vào đời vua Lư Thái Tôn (1028-1054) vị vua thứ hai trong triều nhà Lư, một triều đại rất sùng đạo Phật. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, bản dịch của Cao Huy Dụ, nhà xuất bản Khoa Học Xă Hội, Hà Nọâi 1967 chép: 

Mùa đông [năm 1049] tháng 10 dựng chùa Thiên Hựu. Trước đấy vua chiêm bao thấy Phật Quán Âm ngồi trên ṭa sen, dắt vua lên ṭa. Khi tỉnh dậy vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có ngựi cho là điềm không lành. Lại có tỳ kheo Thiền Tuệ khuyên vua dựng chùa một cột ở giữa ao làm ṭa sen của Phật trên cột, giống như đă trông thấy trong mộng, cho các nhà sư đi quanh tụng kinh cầu an cho vua. V́ thế gọi là chùa Thiên Hựu. 

Đúng như lời Phật dậy trong kinh Pháp Hoa trích dẫn trên đây, Bồ Tát Quán Thế Âm nói với kẻ niệm danh ngài bằng ngôn ngữ cuả kẻ đó. Người Đông Á, Trung Quốc Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam đều coi cha là nghiêm phụ và mẹ là từ mẫu. Phải chăng v́ thế và bởi h́nh tượng Bồ Tát Quán thế Âm là h́nh ảnh từ bi hỉ xả, nên người Đông Á, từ đời Đường, khi Phật Gíao đă bắt sâu rễ trong chúng nhân thời h́nh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cũng chuyển biến thành h́nh tượng Phật Bà? Trải qua hơn mười hai thế kỷ, h́nh tượng Quán Thế Âm như một vị Phật bà vẫn hằng thay đổi tùy theo kẻ niệm danh ngài. Sau đây là bốn h́nh tượng quen thuộc nhất, qua những truyện cổ tích hằng lưu truyền trong giáo chúng:

1. Diệu Thiện Quán Âm,
2. Bạch Y Quán Âm
3. Nam Hải Quán Âm
4. Mă Lang Phu Quán Âm

Những truyện này tùy theo địa phương thay đổi ít nhiều so với những bản chép trong sách Bảo Quyển, của người Trung Quốc. Một điều đáng để ư là khi niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, giáo chúng thường gọi tắt là Phật hay Phật Bà Quán Âm, thay v́ Bồ Tát Quán Thế Âm. 

Sự tích Diệu Thiện Quán Âm là một đề tài nghiên cứu của nhiều nhà Phật học: tại Nhật có Trủng Bản Thiên Long, Tsukamoto Zenryu (955); ở khối tiếng Anh có Glen Dudbridge (1878,1982) tiếp tới Rolf A. Stein (1986) trong khối tiếng Pháp. Tại Việt Nam có Hoàng Trọng Miên, Việt Nam Văn Học Toàn Thư, tập II, không ghi năm in, nhà sách Như Ư phát hành, chép truyện Bà Chúa Ba như sau:

Ngày xưa, có một ông vua sinh liên tiếp hai người con gái đầu ḷng. Không có con trai, vua lo lắng không kẻ nối ngôi, ngày đêm cầu khẩn Trời Phật cho hoàng hậu sinh ra hoàng nam. Nhưng đến khi đứa con thứ ba ra đời, cũng vẫn là con gái. Vua lấy tên thứ ba mà đặêt cho công chúa út. Giận các đấng thiêng liêng đă không phù trợ ḿnh đạt được ư nguyện. Tuổi thọ đă cao, vua muốn cho công chúa thứ ba lấy chồng, định sẽ truyền ngôi cho pḥ mă.

Trái với hai chị, là Diễu Thanh và Diệu Âm, công chúa Ba không đắm ḿnh trong cung vàng điện ngọc mà chỉ say mê tiếng kệ câu kinh, rồi quyết tâm theo đạo Phật. Nàng nhất quyết không chịu lấy chồng, khiến vua và hoàng hậu nổi giận, bắt giam nàng ở riêng bên vườn sau hoàng cung.


Một hôm vua cùng hoàng hậu ngự thăm vườn, công chúa Ba chạy đến đón xa giá. Vua lại phán bảo nàng bỏ ư định tu hành để tính việc trăm năm song nàng vẫn một mực từ chối, và xin phép vua cha xuất gia đầu Phật. Vua giả vờ chiều theo ư con, cho nàng đến tu ở chùa Bạch Tước, đồng thời ra lệnh cho các nhà sư phải khuyên nhủ công chúa Ba trở về cung để lấy chồng. Nếu việc không thành th́ chùa sẽ bị thiêu cháy và tất cả sư săi trong chùa đều bị chém đầu.

Các nhà sư sợ hăi t́m đủ mọi cách để làm cho công chúa xiêu ḷng mà hồi tục, nhưng đều vô hiệu. Vua hay tin liền nổi cơn thịnh nộ ra lệnh cho đốt chùa để giết luôn cả công chúa v́ đă không tuân lệnh vua cha, nhưng ngọn lửa vừa ùn ùn nổi lên bao vây cả bốn phía chùa th́ trời đang tạnh ráo bỗng tuôn mưa xối xả dập tắt ngay. Vua bèn cho bắt công chúa Ba để xử tử, nhưng trời lại nổi cơn bảo táp dữ dội, sét đánh văng lưỡi dao của đao phủ nhắm bổ vào cổ công chúa. Vua vẫn chưa nguôi giận, ra lệnh xử giảo nàng. Quân lính đang sửa soạn dây treo cổ nàng th́ bỗng đâu một con cọp phóng qua hàng rào binh sĩ cướp mất công chúa Ba, cơng nàng đưa đến chùa Hương Tích. tu hành [...] Các thú dữ trong rừng núi được cảm hóa đến nghe kinh, rồi chia nhau chim hái trái, nai lấy nước, khỉ vo gạo, rồng thổi lửa nấu cơm...hầu hạ công chúa ngày 
đêm.

Vềâ triều, vua cha phát bệng phong ghê gớm. Các danh y được mời đến đều bó tay trước chứng bệnh nhà vua. Da thịt vua sần sùi lở lói, các ngón tay ngón chân dần dần rơi rụng, vua cha mất cả hai tay và hai mắt. Công chúa Ba tu hành đắc đạo, khoác áo ni cô về kinh, thấy vua cha bị bệnh thê thảm, liền tự moi hai mắt và chặt hai tay làm thuốc cứu chữa cho vua cha lành mạnh. Sau đó công chúa hóa về Niết Bàn.

Tục truyền công chúa Ba là hiện thân của Phật Bà Quán Âm. Sự tích này truyền bá khắp thiên hạ. Hàng năm vào tiết đầu xuân thiện nam tín nữ nô nức đi chẩy hội chùa Hương trong khoảng từ đầu tháng giêng đến cuối tháng ba âm lịch. 

Ngựi đọc truyện truyền kỳ nhận ra qua h́nh ảnh Bà Chúa Ba nhiều h́nh ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm chép trong phẩm Phổ Môn, kinh Pháp Hoa. Trước hết là h́nh ảnh bà Chúa Ba khăng khăng cưỡng lời vua cha và hoàng hậu, không chịu lấy chồng phải chăng là h́nh ảnh 
của một người đă ly dục. Chi tiết sét đánh văng lưỡi dao đao phủ khi chém gần đến cổ bà Chúa Ba, dường như nhắc lại đoạn kinh Pháp Hoa sau đây:

Nếu lại có người sắp bị hại, xưng danh hiệu 
Quán Thế Âm Bố Tát, thời dao gậy của kẻ sát nhân liền gẫy ra từng khúc, người ấy được thoát nạn.

H́nh ảnh con cọp bất thần xuất hiện cướp bà Chúa Ba giữa pháp trường đưa về Chùa Hương cũng gợi cho người đọc truyện một đoạn kế tiếp trong kinh Pháp Hoa:

Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, bị gông cùm xiềng xích, trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thẩy đều đứt ră, liền được thoát khỏi.

Sau hết h́nh ảnh bà Chuá Ba móc mắt cắt tay làm thuốc chữa cho vua cha phải chăng là biểu tượng ḷng đại từ đại bi của Bồ Tát Quán Thế Âm? H́nh ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm, c̣n thờ tại nhiều chùa lớn nhỏ, phải chăng không những tượng trưng cho ḷng từ bi hỉ xả vô hạn của Bồ Tát mà c̣n cho thấy sức tŕ diệu thần thông cùng phương tiện vô lượng của bồ tát dùng cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh?
Hoàng Trọng Miên không cho biết ông đă ghi chép sự tích Phật Quán Âm Diệu Thiện trên đây từ nguồn gốc nào. Đối chiếu với những tài liệu Trung Quốc về sự tích Phật Bà Quán Âm, th́ người Trung Quốc chép sự tích đức Phật Bà Quán Âm trong Hương Sơn Bảo Quyển. Về t́nh tiết th́ khi Phật Bà Quán Âm hiện ra cứu bệnh cho vua cha th́ hiển tướùng thành Phật Ngàn Mắt Ngàn Tay. Ngày nay tại Chùa Hương Tích Việt Nam vẫn c̣n thờ tượng Phật Quán Âm Ngàn Máêt Ngàn Tay, dưới danh hiệu Đại Bi Quán Thế Âm. Tượng Phật Quán Âm thờ tại chùa Đại Bi Hương Sơn Trung Quốc cũng là tượng Phật Ngàn Mắt Ngàn Tay. 

Trong một truyện truyền miệng khác với một nội dung tương tự như truyện trên đây, nhưng Phật Bà Quan Âm hiện ra tay cầm cành dương tay kia cầm lọ nước cam lồ. H́nh tượng này mang tên là Cứu Khổ Quán Thế Âm. Giới nghiên cứu Phật học đồng ư là h́nh tượng Cứu Khồ Quán Âm là h́nh tượng Phật Bà, tạc từ thế kỷ thứ VIII, và ngày vía Phật Bà Quán Âm là ngày 19 tháng hai âm lịch.
Sách Nam Hải Quán Âm Toàn Truyện cũng chép sự tích Phật Bà Quán Âm tương tự như sự tích Phật Bà Diệu Thiện Quán Âm nhưng đổi địa danh Hương Sơn thành Phổ Đà. H́nh tượng Phật Bà Nam Hải Quán Âm thường có Thiện Tài và Long Nữ theo hầu, mặêc dầu theo kinh sách đức Phật Quán Âm chỉ có gặêp riêng rẽ hoặc Thiện Tài hoặc Long Nữ, và không có kinh nào chép việc đức Phật Quán Âm đồng thời gặp cả hai Thiện Tài và Long Nữ. 

Long Nữ là một thiên nữ xuất hiện trong các đoạn kinh Pháp Hoa và Duy Ma Cật trích dẫn trên đây. Thiện Tài là một đồng tử t́m học đạo với 53 vị triết gia đạo trưởng chép trong kinh Hoa Nghiêm. Giới nghiên cứu đối chiếu sự hiện diện của Thiện Tài và Long Nữ theo hầu Phật Bà Nam Hải Quán Âm với sự hiện diện trong tranh Đạo Giáo của Kim Đồng và Ngọc Nữ theo hầu Ngọc Hoàng Thượng Đế. 

Khác hẳn với h́nh tượng Diệu Thiện Quán Âm, Cứu Khổ Quán Âm và Nam Hải Quán Âm, h́nh tượng Ngư Lam Quán Âm, hay c̣n gọi là Mă Lang Phu Quán Âm hoặc Tỏa Cốt Quán Âm có một sự tích phức tạp như sau. Dưới triều nhà Đường, khi Phật giáo đă thịnh hành tại vùng trung nguyên Trung Quốc, th́ dân chúng vùng Đông Nam vẫn c̣n chưa có duyên may thấm nhuần đạo lư. Vào khoảng chừng năm 809 có một cô gái nhan sắc tuyên bố là cô sẽ kết hôn với người nào trong một đêm có tài học thuộc ḷng được phẩm Phổ Môn trong bộ kinh Pháp Hoa. Sáng hôm sau, có hai mươi người đạt được điều kiện này. Cô gái nói là cô không thể làm vợ tất cả hai chục người, và cô đổi điều kiện là cô sẽ làm vợ người nào trong một đêm có thể học thuộc ḷng toàn thể bộ kinh Kim Cương. Sáng hôm sau có ngoài mười người vượt nổi qua thử thách này. Một lần nữa cô gái đổi điều kiện là cô sẽ thành hôn với ai trong ba ngày học thuộc ḷng toàn thể bộ kinh Pháp Hoa. Lần này chỉ có một chàng họ Mă vượït qua nổi thử thách. Chàng họ Mă tức tốc xin làm lễ đón dâu. Về tới nhà trai, cô dâu bỗng ngă bệnh và xin được vào pḥng nằm nghỉ. Trước khi họ hàng nhà trai nhà gái ra về th́ cô dâu từ trần. Chỉ trong chốc lát th́ xác nàng bắt đầu tan rữa nên phải tức tốc làm đám táng. Vài ngày sau, có một vị sư già tới gặp chàng họ Mă và xin chàng dẫn tới phần mộ của người vợ vắn số. Tới mộ nhà sư cho mở mả, và gióng gậy tầm xích trên nắp áo quan. Nắp áo quan bật mở, thịt người quá cố đă rữa hết chỉ c̣n bộ cốt bó gọn bằng chỉ vàng. Nhà sư cho mọi ngựi dự đám biết là cô gái chính là hiện thân của một vị bồ tát xuống thế để cứu vớt người người ra khỏi cơi u minh. Sau khi rửa sạch bộ cốt, nhà sư buộc bộ cốt vào gậy tầm xích rồi bay lên trời biến mất. Từ đó người người trong vùng nô nức quay về cửa Phật . 

Thần thoại trên đây, lúc đầu không nối danh Phật Quán Âm vói vợ chàng họ Mă. Với thời gian, thần thoại lưu truyền trong dân chúng và trở thành tên Phật Kim Sa Than Mă Lang Phu Quán Âm, tức Phậât Quán Âm hiện thân thành vợ chàng Mă tại bến nước Cát Vàng. Người đời sau, trải qua các triều đại nhà Tống nhà Minh và nhà Thanh đều ít nhiều thêm bớt chép lại thần thoại này. Trong ngôn ngữ Thiền, h́nh ảnh Mă Lang Phu Quán Âm là h́nh ảnh lấy độc trị độc: 

lấy sắc đẹp diệt sắc dục.

Theo một truyền thuyết khác, Mă Lang Phu Quán Âm c̣n có h́nh tượng mang danh hiệu Duyên Châu Phụ. Tục truyền nàng cũng là một thiếu phụ có nhan sắc mặên ṃi, săn sàng hiến thân cho bất kỳ ai tới cầu cạnh nàng. Thế nhưng nếu ai hễ đă giao hoan với nàng th́ từ đó không c̣n ham muốn sắc dục. Năm 24 tuổi nàng mang tiếng hoang dâm mà từ trần, xác táng nông bên đường. It lâu sau có một nhà sư từ phía Tây đi tới, thắêp hương khấn vái bên mộ nàng. Dân làng ngạc nhiên hỏi v́ sao nhà sư c̣n đoái hoài tới một thiếu phụ không chồng sống một đời dâm đăng. Nhà sư cho hay là nàng đă hành động như vậy là v́ đức đại bi, và cho hay là nay nàng đă trở thành bồ tát. Nhà sư cho mở mả thiếu phụ và thấy xương nàng như có chỉ vàng bó liền với nhau. Truyền thuyết trên đây, theo nhiều nhà b́nh giải, dường như dựng theo một câu trong phẩm Phổ Môn, kinh Pháp Hoa:

Nếu có chúng sinh nào nhiều ḷng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được ly dục.

Tuy nhiên, truyện Duyên Châu Phụ không thấy c̣n chép trong những bảo quyển phát hành trong những đời sau. 

H́nh tượng Kim Sa Than Mă Lang Phu Quán Âm hay Duyên Châu Phụ thường c̣n gọi là 
Ngư Lam Quán Âm. H́nh tượng Ngư Lam Quán Âm vẽ h́nh Phật trong tay có một giỏ đựng duy nhất một con cá. Căn nguyên của h́nh tượng naỳ đọc thấy trong chương thứ 49 truyện Tây Du Kư, bộ tiểu thuyết thuật lại những mối 
gian truân của thầy tṛ Đường Huyền Tăng trên đường qua Tây Trúc thỉnh kinh. Truyện tóm tắt như sau:

Trên đựng thỉnh kinh, Đường Huyền Tăng cùng ba đồ đệ là Chư Bát Giới, Tôn Ngộ Không và Sa Tăng giúp dân giao chiến cùng Linh Cảm Đại Vương, một thủy thần hàng năm bắt dân phải cúng đồng nam đồng nữ cho thần ăn thịt. Linh Cảm Đại Vương thua lớn, lập qủy kế bắt đươc Đường Tam Tạng. Tôn Ngộ Không phải đằng vân tới núi Phổ Đà câu cứu Phật Quán Âm. Phật Quán Âm y lời xách giỏ đi giúp ba đồ đệ Huyềân Tăng giải cứu cho thầy. Tới bên sông, Phật Quán Âm niệm thần chú:

Tử đích khứ. Hoạt đích trụ

nghĩa là: con nào chết th́ đi, con nào sống th́ vào giỏ. Niệm bẩy lần th́ trong giỏ hiện ra một con kim ngư, đôi mắt sáng ḷa, vẩy vi vàng chói. 

Phật bảo Tôn Ngộ Không:

- Hăy mau xuống thủy phủ cứu thầy.

Tôn Hàng giả nói:

- Bồ Tát chưa bắt được yêu quái, làm sao bọn con cứu nổi thầy?

Phật Quán Âm nói:

- Con yêu ấy ta đă bắt nhốt vào giỏ đây.

Sa Tăng và Bát Giới qùy thưa:

- Con cá đó v́ đâu lại thần thông phép tắc như vậy?

Phật Quán Âm nói:

- Nó vốn là kim ngư ở trong hồ sen của ta, thường ngày nổi lên nghe kinh đă lâu năm, Sau nó tu nhiều đời, nên có phép luyện búp sen thành ra trái đấm, thừa nước lớn, thoát ra hồ lội xuống đây. Sáng hôm nay, không thấy nó, bấm độn biết được việc này vội đan giỏ đi bắt.

Tôn Hành Giả nói:

- Vậy xin Bồ Tát nán lại đây giây lát, con xin vào xóm làng, gọi dân ra lậy mừng, tạ ơn bồ tát đă trừ yêu cứu đời.

Phật Quán Âm nói:

- Được! Ngươi đi mau kẻo trễ.

Bát Giới, Sa tăng nghe nói, vội chạy vào xóm la lớn:

- Ai muốn xem Bồ Tát Quán Âm giáng thế th́ ra đây gấp

Trong xóm, gái trai, già trẻ đều chen nhau chạy đến, qú lậy bồ tát.. Có người vẽ giỏi đă họa h́nh bồ Tát Quán Âm lúc đó và gọi là Ngư Lam Quán Âm. Tượng h́nh ấy c̣n lưu truyền tới nay. 

H́nh tượng phổ thông nhất trong các h́nh tượng Phật Bà Quán Âm là h́nh tượng Bạch Y Quán Thế Âm. Nhiều nhà nghiên cứu như Henri Maspero (1928) hay Kenneth Chen (1964) cho rằnh h́nh tượng này chuyền biến từ h́nh tượng, một vị Phật mặc áo trắng của ngươiø Tây Tạng. Gần đây Rolf A. Stein căn cứ trên các truyện truyền kỳ của người Trung Quốc và bác giả thuyết của Maspero và Henri 

H́nh tượng Bạch Y Quán Âm phổ cập sâu rộng trong giáo chúng Trung Quốc v́ø người Trung Quốc tin tưởng rằng Bồ Tát Quán thế Âm, như Phật dậy trong phẩm Phổ Môn, kinh Liên Hoa:

Nếu có người nữ, giả sử cầu con trai, lễ lậy cúng dàng Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ.

Niềm tin này giúp người Trung Quốc sống yên ḷng với tập tục bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại nghĩa là bất hiếu có ba điều, không con nối giơi là một điều hệ trọng. H́nh tượng Phật Bà Quan Âm, trong mắt người đi cầu tự, mang tên là Tống Tử Quán Âm. H́nh tượng này thường là h́nh tượng Phật Bà mặc áo trắng tay bế một đứa bé traiù kháu khỉnh. Sự tích phép thần thông của Phật Bà Quán Âm Tống Tử, mang con tới cho người niệm danh ngài để cầu tự, chép trong Bạch Y Đại Sĩ Ngữ Ấn Tâm Đà La Ni Kinh.
Vào khoảng những thế kỷ XVII và XVIII, nhiều giáo sĩ Công Giáo đă nhầm tưởng coi h́nh tượng Tống Tử Quán Âm là h́nh tượng Đức Bà Maria bồng chúa Jesus của người Trung Quốc.
H́nh tượng Bạch Y Quán Âm thường là đề tài của nhiều họa sĩ và thi sĩ, cùng nhiều truyện truyền kỳ không riêng ǵ người Trung Quốc mà chung cho cả những dân tộc khắp vùng Đông Á. Người Trung Quốc có cuốn Diệu Anh Bảo Quyển chép nhiều truyện truyền kỳ về Phật Bà Bạch Y. Trong những truyện này, Phật Bà Bạch Y Quán Âm thường báo mộng báo cho vai chính trong truyện một sự tốt lành. Việc tốt lành hoàn tất, vai chính đúc chuông tô tượng hoặc xây chùa tạ ơn. 

Tiêu biểu cho loại truyện truyền kỳ kể trên là truyện thái tử Tiềân Lưu (851-932) nước Ngô Việt thời Ngũ Đại, Trung Quốc, chép trong phổ kư chùa Thiên Trúc tại Hàng Châu. Trong một giấc mơ, Tiền Lưu gặêp một thiên nữ áo trắng nguyện sẽ phù hộ thái tử cùng gịng giơi hậu duệ, bởi lẽ thái tử giầu ḷng từ bi và không hiếu sát. Thiên nữ c̣n hẹn tái ngộ cùng thái tử tại núi Thiên Trúc hai chục năm sau. Hai chục năm sau thái tử dựng nên nước Ngô Việt, và tới thăm chùa núi Thiên Trúc, nh́n thấy tượng Bạch Y Quán Thế Âm, giống như h́nh ảnh thiên nữ trong giấc mơ ngày trước bèn phát thiện tâm cho xây Thiên Trúc Khán Kinh Viện. Ngày nay viện này vẫn c̣n là một thắng cảnh tại Hàng Châu.

Mô thức này hệt như mô thức truyện vua Lư Thái tôn xây chùa Một Cột trích dẫn trên đây. Một điểm đáng chú ư khác là trong những truyện truyền kỳ này thường có kèm theo những bài chú hoặc bài kinh ngắn, tỷ như bài kinh mười câu trong truyện Huyền Mô đờiø Tống mà Lê Qúy Đôn đă sao chép vào Sách Kiến Văn Tiểu Lục, trích dẫn trên đây. Những bài chú như bài Bạch Y Quán Âm Thần Chú, Quán Âm Thập Cú Chú, Quán Âm Mộng Chú ngày nay c̣n là những bài thông dụng. Những bài kinh ngắn thường đọc kèm với những bài chú nói trên là những kinh lưu truyền từ thế kỷ thứ V như Quán Âm Bảo Sinh Kinh, Quán Âm Cứu Sinh Kinh. 

Đó là sơ lược h́nh ảnh Phật Bà Quán Âm trong ḷng tin của người Đông Á. Câu hỏi kếù là tại sao người Đông Á lại biến hóa một đức Phật ông thành một đức Phật Bà?

Chun Fan Yu giải thích rằng sự biến hóa này là bằng chứng người Đông Á tin tưởng ở đức Phật Bà Quán Âm. Ḷng tin đó biến hóa đứùc Phật Quán Thế Âm thành Phật Bà v́ trong tín ngưỡng của đại chúng Trung Quốc đă có sẵn nhiều vị nữ thần như Thiên Hậu, Bích Hà Nguyên Quân, Vô sinh Lăo Mẫu v.v... Những nữ thần đó thường không chỉ là những vị thần linh ứng mà thường là hiện thân hay hóa thân của đức Phật Bà Quán Âm. Như vậy h́nh ảnh đức Phật Bà Quán Âm gần gận với người Trung Quốc hơn. 

Giải thích trên đây dường như cũng đúng đối với người Việt Nam. Truyệân Man Nương là một truyện truyền kỳ chép sự tích v́ linh ứng mà Man Nương thành Phật Mẫu, nay c̣n thờ tại chùa Pháp Vân . 

Trong văn học Việt Nam, kể lại sự tích Phật Bà Quán Âm t́m trong cuốn Di Sản Hán Nôm Việt Nam Thư Mục Đề Yếu của Trần Nghĩa và Francois Gros, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội Hà Nộâi, 1993, có những truyện thơ sau đây:

1. Quán Âm Chân Kinh Diễn Nghĩa, do Gia Liễu Đường xuất bản năm 1916. Truyện 
thơ kể sự tích Phật Quán Âm theo thể lục bát, truyện tương tự như truyện Diệu Thiện Quán Thế Âm.

2. Quán Thế Âm Thánh Tượng, in tại chùa Diên Khánh, Hà Nội, năm 1916. Truyện tương tự như truyện Diệu Thiện Quán Thế Âm, với một chi tiết khác biệt là công chúa Ba bị chết cháy khi vua Diệu Trang cho lệnh đốt chùa, sau đó lại được tái sinh về tu tại chùa Hương Sơn. Vua Trang Vương mắêc bệnh nặng, nhưng cũng được qua khỏi, hội ngộ cùng hoàng hậu về tu tại chùa Hương Sơn, gặêp lại công chúa Ba. Cuối cùng công chúa Ba thành Thượng Phật và cùng cả nhà siêu nhập cơi tiên. cuốn Quán Thế Âm Thánh Tương Chân Kinh cũng giống cuốn Quán Thế Âm Thánh Tượng nới trên.

3. Quán Âm Quá Hải Kinh, của tỳ kheo Thanh Quyết giám thị chùa Thiên Trù hiệu san, in năm 1898, bản lưu tại Quán Âm Các chùa Hương Tích. Sách kể sự tích Phật Quán Âm và khuyến cáo người đời dốc ḷng tu tỉnh tụng niệm ḥng tránh tai họa trong cơi trần ai. 
4. Quán Âm Chú Giải Tân Truyện, Thịnh Văn Đường in năm 1886. Truyện thơ theo thể lục bát kể sự tích Quán Âm Thị Kính, con gái Măng ông, người nước Cao Ly, lầy chồng học tṛ tên là Sùng Thiện Sĩ, con nhà khá giả. Một đêm học khuya, Thiện Sĩ ngủ quên, Thị Kính ngồi khâu bên cạnh, thấy có sợi râu mọc ngược, cho là điềm không lành, sẵn dao trong tay nàng tính cắt bỏ sợi râu. Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, tưởng là vợ toan hăm hại, bèn lớn tiếng hô hoán. Thế là Thị Kính bị gia đ́nh nhà chồng đuổi ra khỏi nhà. Bị oan ức, Thị Kính cải trang thành con trai, lên chùa Vân TưÏ xin xuống tóc đi tu, được vị sư chủ tŕ đặt pháp danh là Kính Tâm. Trong làng có Thị Mầu, vốn con gái nhà giầu, nết lẳng lơ, lên chùa thấy chú tiểu Kính Tâm, đem ḷng say đắm. Trước sự thờ ơ của chú tiểu Kính Tâm, lại không nén nổi ḷng dâm dục, Thị Mầu ăn nằm cùng một gia nhân và mang thai. Bị hào lư trong làng căn vặn, Thị Mầu khai là cha bào thai chính là chú tiểu Kính Tâm. V́ vâïy vị sư chủ tŕ đuổi Kính Tâm ra khỏi chùa nhưng lại thương t́nh cho ngụ tại tam quan. Ít tháng sau, Thị Mầu sinh con trai, đem vứt ngoài tam quan chùa Vân Tự, nói trao trả chú tiểu Kính Tâm. Thương trẻ lọt ḷng, Kính Tâm ngày ngày bồng trẻ đi xin sữa xin cơm suốt ba năm ṛng ră. Thế rồi Kính Tâm kiệt sức chết. Khi khâm liệm mọi người mới hay Kính Tâm là người nữ. Nỗi oan của nàng được giải tỏ. Đức Thế Tôn bỗng hiện ra truyền cho Kính Tâm được phi thăng làm Phật Quán Âm. 

Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội phát hành năm 1994 cuốn Quán Âm Thị Kính do Thiều Chửu giải thích. Nội dung t́nh tiết trong truyện tương tự như nội dung cuốn Quán Âm Chú Giải Tân Truyện tóm tắt trên đây. Năm 1995, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội c̣n phát hành tập thơ nôm Truyện Đức Phật Bà, Sự Tích Phật Nam Hải Quán Âm Diễn Ca, gồm 1440 câu. nội dung bản diễn ca theo sát truyệân Nam Hải Quán Âm của Trung Quốc, chuyển vị Hương Sơn Trung Quốc thành Chùa Hương Việt Nam. Đối chiếu sâu rộng sự tích Đức Phật Nam Hải Quán Âm Trung Quốc và Việt Nam tạm để ngỏ để chờ các nhà nghiên cứu. 

Đối chiếu cấu trúc truyện Quán Âm Thị Kính với cấu trúc của truyện vua Trần Anh Tôn thử thách đạo hạnh của Tam Tổ Huyền Quang phái Trúc Lâm là chủ đích của đoạn kế tiếp.

Câu truyện vua Trần Anh Tôn thử thách đạo hạnh Trúc Lâm Tam Tổ Huyền Quan chép trong sách Tam Tổ Thực Lực dưới tựa đề Tổ Gia Thực Lực. Theo giới nghiên cứu văn học, trong lời cuối sách, th́ cuốn sách Tam Tổ Thực Lực đă bị Tướng Nhà Minh, Hoàng Phúc, vào cuối đời nhà Hồ lấy đem về Bắc Kinh. Măi đến đời Gia Tĩnh, Tô Xuyên Hầu Lê Quang Bí (1509-?) đi sứ Minh, gặêp người cháu bốn đời của Hoàng Phúc là Hoàng Thừa Tổ, t́nh cờ nói về truyện cướp sách và được Hoàng Thừa Tổ trao trả tập sách. Tô Xuyên Hầu gửi sứ bộ mang về nước chuyển giao cho Tŕnh Tuyền Hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). 

Tam Tổ Huyền Quang (1254-1334) người làng Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, từ nhỏ đă có khiếu văn chương, năm 20 tuổi đỗ khoa thi hương, năm sau đỗ khoa thi hội. Từng được trọng dụng trong Viện nội hàn, tiếp sứ Bắc, và nổi tiếng hay thơ. Nhưng ông xin từ chức đi tu. Được Trúc Lâm Đại Đầu Đà, tức vua Trần Nhân Tôn trọng vọng, giao cho Trúc Lâm Nhị Tổ Pháp Loa hướng dẫn. Sau đó ông trở thành Trúc Lâm Tam Tổ. Thơ Tam Tổ Huyền Quang được người đờiø khen tặêng là ư th́ tinh tế cao siêu và lời th́ bay bướm phóng khoáng. Qua thơ, Tam Tổ Huyền Quang có nét thi nhân rơ rệt hơn nét tu sĩ. Có người cho rằng bằng vào thi tài của Tam Tổ Huyền Quang, vua Trần Anh Tôn (1293-1214) đă phái cung nhân của ngài là Nguyễn Thị Điểm Bích (?-?) lên núi Yên Tử thử thách đạo hạnh của Tam Tổ Huyền Quang. 

Nguyễn Thị Điểm Bích người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, lộ HồÀng Châu, nguyên là kết quả của mối t́nh qua đường giữa mẹ nàng, một cô gái nghèo, với một ngựi mà không ai rơ tên tuổi. Điểm Bích được một nhà hào phú trong làng nhận làm con nuôi. Sau nhờ nhan sắc và có biệt tài làm thơ nôm Điểm 
Bích đưỡc tiến làm cung nhân vua Trần Anh 
Tôn.  

Sách Tam Tổ Thực Lực chép:

V́ không lung lạc nổi Tam Tổ Huyền Quang. Điểm Bích làm bài thơ nôm dưới đây: 

Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người ḥa tươi tốt cảnh ḥa lạ
Mâu Thích Ca nào thửa hữu t́nh.

tâu vua Anh Tôn là thơ của Tam Tồ Huyền Quang và lấy làm bằng chứng là Tam Tồ Huyền Quang đă giao động trước nhan sắc cũa nàng.

Sau vua Trần Anh Tôn biết Tam Tổ Huyền Quang bị vu oan, giáng Điểm Bích xuống làm thị nữ, quét chùa trong cung Cảnh Linh

Câu truyện Điểm Bích thử thách đạo hạnh Tam Tổ Huyền Quang không có chép trong quốc sử, khiến nhiều người nghi ngờ thực giả. Phạm Đ́nh Hổ (1768-1839) tự Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu Đông Dă, tục gọi là Chiêu Hổ, người xă Đan Loan, huyện Đường An, nay là huyện Cẩm B́nh, tỉnh Hảøi Hưng, tác giả cuốn Vũ Trung Tùy Bút cũng từng có ư nghi ngờ, nhưng ông c̣n viết thêm:

C̣n nhớ khi mới bẩy tám tuổi, thường theo bà 
tiên cung nhân ta sang hầu bà ngoại là bà chính thất quan Thiêm Sư Vơ Công, người làng Mộ Trạch. Khi các bà ngồi rỗi nói chuyện, có nói tới nàng Điểm Bích, ta mới biết quả có người đó thâït Bà phu nhân kể rằng: mộ nàng Bích ở làng Hoạch Trạch; buổi đầu trào Cảnh Hưng, có kẻ đào lên th́ thấy quan tài vẫn c̣n sơn son y nguyên, mở ra xem, quan tài đầy nưóc trong veo, hương thơm ngào ngăt, bèn phải đậy lại.


Vin vào đoạn trích dẫn trên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Thị Điểm Bích là một nhân vật có thực.

Trong phần Tựa giới thiệu cuốn Quán Âm Thị Kính, Đức Bồ Tát Quán Âm vốn là một đấng nam nhi, tu hành đă qua chín kiếp, đức Phật Mầâu Ni hiện xuống trần hóa làm một mỹ nữ tới tống t́nh để xét đạo hạnh đức bồ tát. Đức Quán Âm trả lời là truyện tơ duyên để dành  kiếp khác, kiếp này người tu hành nên phải  lánh điều trăng hoa. Bởi lời đó mà đức Quán Âm lại phải đầu thai kiếp thứ mười làm Thị Kính, con gái Măng ông tại quận Lũng Tài, huyện Bắc, Hồ Nam, nước Cao Ly. Nguyên bản văn vần như sau:

Vốn xưa là đấng nam nhi
Dốc ḷng từ thủa thiếu th́ xuất gia
Tu trong chín kiếp hầu qua
Bụi trần rũ sạch thói tà rửa không
Đức Mầu Ni xuống thử ḷng
Hiện ra một ả tư dung mỹ miều
Lần khân ép dấu nài yêu
Người rằng vốn đă lánh điều trăng hoa
Có chăng kiếp khác họa là
Kiếp này sợi chỉ chót đà buộâc tay
Nào ngờ phép Phật nhiệm thay
Nhớ lời mà lại vin ngay lấy lời
Trở sang kiếp khác vẹn mười
Thử xem đầy đọa một đời xem sao
Cơi trần mượn cửa thác vào
Hóa sinh sinh hóa lẽ nào cho hay
Cao Ly là nước lớn thay
Đại bang thành vốn xưa nay gọi là
Lũng Tài quận ấy bao xa
Hồ Nam huyện Bắc có nhà Măng ông
Gia tư thời cũng bậc trung
Chỉ hiềm trước cửa treo cung c̣n chầy
Vết Kim Liên kể thiêng thay
Báo điềm mộng nguyệt măn ngày treo khăn


Người đọc truyện t́m trong thư viện trường đại  học Mc Gill và đại học Montréal, trong những cuốn sách Phật học cũng như truyện cổ tích của Đại Hàn viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, t́m kiếm trong những tài liệu liên quan tới Phật Quán Âm, không thấy mộât tài liệu nào xa gần tương tự với nội dung truyện Quán Âm Thị Kính. Vậy nên nguyên lai truyện Quán Âm Thị Kính c̣n là một vấn đề để ngỏ chờ giới nghiên cứu giải quyết.

Truyện đức Phật Mầu Ni hiện ra làm mỹ nữ đễ thử thách bồ tát Quán Âm Thị Kính, đối chiếu về cấu trúc, có nhiều điểm tương tự như truyện Tổ Gia Thực Lực chép trong sách Tam Tổ Thực Lục vềâ truyện vua Trần Anh Tôn sai Nguyễn Thị Điểm Bích lên núi Yên Tử thử thách đạo hạnh Tam Tổ Huyền Quang phái Trúc Lâm. 
Xét những động lực chuyển biến diễn tiến trong hai truyện cho thấy:


· Kẻ bị thử thách cùng là người tu hành, người đi thử thách cùng là mỹ nữ.

· Người tu hành dầu không bị lung lạc nhưng dường như cùng chưa trọn vẹn rũ sạch nghiệp chướng: bồ tát Quán Thế Âm Thị Kính c̣n hẹn gặp lại mỹ nữ trong kiêùp sau, Tam Tổ Huyền Quang c̣n phóng khoáng bay bướm lời thơ, khiến cả hai cùng bị hàm oan

· Đứa con hoang của Thị Mầu oan uổng buộc tội bồ tát Quán Thế Âm Thị Kính; bài thơ nôm của Điểm Bích oan uổng buộc tội Tam Tổ Huyền Quang.

· Phép Phật mầu nhiệm cả hai nhà tu hành hàm oan đều được giải oan.


Khác với sách Tam Tổ Thực Lực không chép việc Tam Tổ Huyền Quan được giải oan ra sao, truyện thơ Quán Âm Thị Kính tả cảnh Thị Kính được giải oan thành Phật Quán Âm như sau:


Ai hay phép Phật nhiệm mầu
Có khi nước Trúc ở đâu cũng gần
Giữa trời một đoá tường vân
Đức Thế Tôn bỗng hiện thân xuống đàn
Vần vần tỏ dáng tường loan
Tràng phan bảo cái giao hoan âm thầm
Truyền cho nào tiểu Kính Tâm
Phi thăng làm Phật Quán Âm tức th́
Lại thương đến đứa tiểu nhi
Lên tay cho đứng liền khi bấy giờ
Ḱa th́ Thiện Sĩ lờ đờ
Cho làm chim vẹt đứng nhờ một bên
Độ cho hai khóm xuân huyên
Ra tay cầm quyết bước lên trên ṭa
Siêu thăng thoát cả một nhà
Từ đây phúc đẳng hà sa vô cùng
...

H́nh ảnh Kính Tâm thành Phật mô tả trên đây có hai điều đáng chú ư. 

Một là h́nh ảnh này là h́nh tượng Phật Bà Quán Thế Âm bồng hài nhi trên tay, có con vẹt trắng kế gần, là một h́nh ảnh quen thuộc của những h́nh tượng Tống Tử Quán Thế Âm hay Nam Hải Quán Thế Âm hay Phổ Đà Quán Thế Âm hay Bạch Y Quán Âm thường thấy trong các h́nh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm của Trung Quốc. Ngoài ra h́nh tượng đó không có Thiện Tài và Long Nữ theo hầu mà lại có song thân hiện diện. Sự hiện diện của song thân Quán Âm Thị Kính gợi lên h́nh ảnh Bồ Tát Địa Tạng như tác giả truyện thơ Quán Âm Thị Kính đă nhắc tới trong trong lời Tựa:

Rằng Địa Tạng dốc ḷng tu
Độ cho cũng được thoát tù đấng thân

để tóm tắt truyện bồ tát Địa Tạng tu tập để cứu mẹ ra khỏi hỏa ngục, theo kinh Địa Tạng.

Điểm đáng chú ư thứ hai là điểm Thị Kính là thân gái mà thành Phật không cần cải biến thành thân nam tử như Long Nữ trong kinh Pháp Hoa, hay Bát Nhă hay Thắng Man Sư Tử Hống, dẫu tác giả truyện thơ Quán Âm Thị Kính không nhắc đến tên Thị Kính mà gọi nàng bằng pháp danh Kính Tâm mà sư chủ tŕ chùa Vân Tự đạêt cho nàng khi nàng cải trang làm trai đến chùa xin xuống tóc. 

Điểm này phải chăng chứng tỏ là giáo chúng Việt Nam, trước cửa Không, chẳng c̣n phân biệt nam nữ, cả hai cùng là Phật thân. Thế nên, tín nữ về mọi mặt trên đường học đạo chẳng khác ǵ thiện nam? 

Phải chăng qua hai nhận xét trên đây, truyện thơ Quán Âm Thị Kính cũng như kiến trúc chùa Một Cột, sơ lược biểu thị đường nét Việt Nam trong ḍng văn học mang mầu Thiền pha sắc Đạo Giáo, dựng quanh sự tích Bồ Tát Quán Thế Âm? 

Truyện Quán Âm Thị Kính không những chỉ phổ quát trong giới con Phật mà c̣n là một đề tài nghiên cứu của hai tác giả theo đạo Công Giáo. Một là Petrus Trương Vĩnh Kư hai là Thanh Lăng.

Theo Dương Quảng Hàm, Trương Vĩnh Kư (1837-1898) người thôn Cái Mong, xă Vĩnh Thành, huyện Tân Ninh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre), tinh thông Pháp văn Hán văn cùng nhiều thứ tiếng ngoại quốc. Năm 1863 được cử làm thông ngôn trong sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp. Lúc về được bổ làm giáo viên, rồi làm đốc học Trường Thông Ngôn, Collège des interprètes, sau làm giáo viên Trường Cai Trị, Collège des stagiaires ở Sài G̣n. Năm 1886 Đại Sứ Paul Bert triệu ông ra Huế cho xung vào Cơ Mật Viện, để giúp việc giao thiệp của hai chính phủ Pháp và Nam. Được ít lâu ông xin lui về nghỉ ở Nam Kỳ để chuyên việc trước tác đến lúc mất. Tác phẩm: 

Chuyện đời xưa (1866), Chuyện khôi hài (1882), Misscellées ou Thông Loại khoá tŕnh (No. 1-12, 1888-1889), Grammaire de la langue annamite (1883), Petit dictionnaire francais annamite (1884), Cours dhistoire anamite, 2 vol. (1875-1877), Voyage au Tonkin en 1876, Chuyến đi Bắc kỳ nănh (No. 1-12, 1888-1889), Grammaire

Trong tờ Thông Loại KhóaTŕnh số 6, tháng 6 năm 1888, Petrus Trương Vĩnh Kư chép truyện Quan Âm như sau:


Quan-âm là con ông Măng-ông ở nước Cao-quận Long Tài, huyện Hồ-nam, thành Đại-bang, tên thủa nhỏ là Tiểu Kính Tâm, lớùn lên làm bạn với chàng Thiện-sĩ là con Sùng ông, là con ḍng cân đai, chuyên nghề văn thi, vợ chồng vềø ăn ở với nhau như bát nước đầy, vợ th́ kim chỉ, chồng th́ bút nghiên. Bữa kia Thiện-sĩ đọc sách khuya, mỏi lưng liền nằm kề trên vế nàng mà ngủ. Nàng ngó thấy râu mọc ngược dưới cầm, vô t́nh nàng lấy làm xấu mới lấy dao màhớt phứt đi. Động chàng giựt ḿnh thức dậy, thấy nàng cầm con dao th́ sanh ḷng nghi vợ muốn cắt họng mà giết ḿnh đi. Liền vọt miệng la lên, ông bà chạy đến hỏi th́ nàng cũ–âm là 
thiệt mà khai, cho mời cha nàng tới làm tờ để giao con lại. Nàng oan ức khóc mùi, ra lạy tạ từ giă ra về.

Nghĩ ḿnh vô duyên bạc phận, nên mới giả trai lên chùa mà đi tu. Vào chùa lạy sư bạch tỏ nguồn cơn, xin nương cửa Phật, độ tấm thân. Đêm ngày niệm Phật tụng kinh, chẳng c̣n mộng tưởng sự đời nữa, ở chùa thầy đặt tên lại là Diệu Thường.

Vậy mà chưa yên phận, nạn này vừa hết lại tới nạn khác. Trong làng kia gần chùa có phú ông có một đứa con gái tên là Thị Mầu, vô ra đi cúng chùa, liếc thấy Diệu Thường tốt trai lịch sự, th́ phải ḷng. mà thấy lân la trọc ghẹo hoa hoa cũng vô t́nh, đêm ngày tưởng nguyệt mơ hoa, sóng t́nh nổi lên túng mới trai gái với thằng Thương đầu mà có chửa ra, củ trướng càng ngày càng hiện lớn, cha mẹ hay đặng mới tra hỏi. Nó 
có tích oán ve Diệu Thường không được, nó nhè đó khai xả vô cho bơ ghét. Làng xóm tới tra hỏi đầy nhà đông dầy dầy, hỏi nó cứ khai rằng:

Xưa nay ở chốn thâm quê, 
Dẫu ong hay bướm chưa hề biết ai
Phải khi lên chốn thiền trai
Kính Tâm tiểu ấy gặp ngoài cửa bia
Quá yêu chót lỡ nguyện thề
Nhị hoa phú mặc bướm kia ra vào

Làng dạy đ̣i tiểu Kính Tâm ra đôi co. Sư vâng lụm cụm tay lần hột miệng niệm kinh, dẫn tiểu ra, hỏi th́ Diệu Thường thưa rằng: ḿnh đă quyết đi tu; c̣n như trau dạ trần ai, th́ xin có đức Như Lai trên đầu, cứ thề thốt hoài. Làng cứ lời Thị Mầu khai mà xử, đem tiểu tăng ra mà đánh đ̣n; cứ la oan măi, mười phương Phật chín phương trời, chẳng thấu đâu là đâu, ôm bụng mà chịu.

Thị Mầu tới kỳ, đẻ ra một thằng con trai, ẵm đến giao cho nàng nuôi lấy. Nàng Quan Âm cũng cắn răng mà chịu. Tay bồng con người miệng niệm kinh.

Lật bật tháng lụn ngày qua, thằng nhỏ tuổi đă lên ba. Quan Âm cứ một ḷng nhịn nhục oan mặc ḷng, Trời Phật cảm đức người, nên mới định rước hồn nàng về. Khi thay đồ mà liệm th́ văi mới biết là con gái giả trai đi tu. Vào bạch sư hay, sư mới cho mời làng vào mà khám nghiệm cho tường. Quả nhiên làm vậy, mới biết là người chân tu. Làng đ̣i Thị Mầu với cha mẹ Thị Mầu ra; mà bắt tội phao phản cho người.

Khi chết nàng đă có viết thư trần t́nh cầm nơi tay. Sư mở ra đọc cho thiên hạ nghe. Thị Mầu chưng hửng sững sờ; lại bày gian ra, thiên hạ đàm tiếu nhạo cười. Thiện Sĩ và cả nhà cũng hỡi ôi, biết người ngay mà ḿnh gian, ăn năn th́ việc đă rồi.

Ấy là gương nhơn đức nhịn nhục hiền lành, làm cho ta biết, hễ ngay th́ ra ngay, mà gian th́ ra gian, v́ lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt vậy.

Petrus Kư không nói rơ đă viết truyện Quan Âm Thị Kính căn cứ theo văn bản nào. Nhưng, sáu câu lục bát trích dẫn, giống hệt sáu câu tương ứng trong bản Quán Âm Thị Kính do Thiều Chửu chú thích, ngoạïi trừ ba chữ viết chính tả khác nhau. Sáu câu đó trong bản Thiều 
Chửu như sau:

Xưa nay ở chốn thâm khuê
Dù ong hay bướm chưa hề biết ai
Phải khi lên chốn thuyền trai
Kính Tâm tiểu ấy gặp ngoài sau bia
Quá yêu đă chót nguyện thề
Nhị hoa phó mặc bướm kia ra vào. 


Mọi t́nh tiết trong áng thơ do Thiều Cửu chú giải và bản văn xuôi của Petrus Kư đều giống nhau, ngoại trừ một vài chi tiết tỷ như, theo Pétrus Kư, Tiểu Kính Tâm là tên gọi Quán Âm Thị Kính khi c̣n nhỏ, và Diệu Thường là Phật danh của Thị Kính khi cải trang đi tu và theo bản thơ th́ Kính Tâm là pháp danh do sư cụ đặt cho thị Kính:

360Kính Tâm tên đặêt từ nay gọi thường

Như vậy phải chăng có thể kết luận rằng Petrus Trương Vĩnh Kư đă thuật lại truyện Quan Âm theo bản Quán Âm Thị Kính mà sau đó Thiều Chiểu đă chú giải?

Chín mươi chín năm sau, Thanh Lăng trở lại truyện Quan Âm Thị Kinh với mục đích Thử Thiết Lập Một Hồ Sơ về Hai Người Con Gái, Một Con của Phật, Một con của Chúa. Hồ sơ này xuất bản nhân dịp kỷ niệm ngày giỗ thứ mười của Thanh Lăng, 17 tháng 12 năm 1998. 

Tác phẩm cuối cùng này của Thanh Lăng đối chiếu Truyện Quán Âm Thị Kính do Phi Nham Đĩnh Gia Thuyết đính chính và chú thích, Tân Việt xuất bản năm 1953 với Truyện Tiêu-Du-La (Theodora). Truyện này là một truyện viết bằng chữ nôm, gồm 1533 chữ, trích trong số gần 500 truyện các thánh Công Giáo, do Geronimo Majorica, J.S. (1591-1656), nguời Ư, biên soạn vào khoảng năm 1632-1638 tại Kẻ Rùm Nghệ An. Kư hiệu B13 hoặc 14395 Mass, Or., lưu trữ tại Thư Viện Quốc Gia Paris, Pháp. Bộ sách Truyện Các Thánh này gồm 1673 trang do Vũ Văn Kính cộng tác cùng Thanh Lăng dịch âm sang chữ quốc ngữ. Bản dịch chưa được xuất bản và bản nôm cũng không được nhắc tới trong bộ Di Sản Hán Nôm Việt Nam Thư Mục Đề Yếu của Trần Nghĩa và Francois Gros.
Trích lời sách Truyện Nước Annam Đàng Ngoài Cho Chí Đàng Trong, Lisboa, 1822 của Philiphê Bỉnh, một nhà chép giáo sử Việt Nam, rời Đàng Ngoài năm 1795 tới Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1797 và sống tại đó tới năm 1830, Thanh Lăng cho hay là Majorica biên soạn 48 tác phẩm bằng tiếng Việt, với sự cộng tác của một nhà sư mà ông gọi là Ḥa Thượng Chùa Thành Phao. Một trong những tác phẩm đó là bộ Truyện Các Thánh. Tung tích Ḥa Thượng chùa Thành Phao không mấy rơ rệt, quê quán cùng tên thật cùng năm sinh năm mất của Hoà Thượng không ai biết. Riêng Philiphê Bỉnh cho hay là Hoà Thượng là tác giả bài kinh chữ nho tục gọi là kinh Phục Dĩ, hayVăn Tế Cầu Hồn, hay nôm na là kinh Cầu Cỗ. 

Về tác giả cuốn truyện thơ Quan Âm Thị Kính, Thanh Lăng không biết chắc là ai, và phỏng đoán là một tác giả thuộc thế hệ của Nguyễn Du, Phạm Thái cùng Nguyễn Huy Lượng. Thanh Lăng c̣n trích dẫn Nguyễn Huệ Chi, không cho biết từ tài liệu nào, thuật lại rằng tác giả Quan Âm Thị Kính là Nguyễn Cấp, đậu khôi nguyên khoa thi Hương Qúy Dậu (1813), từng làm tri phủ Thiên Trường vào những năm 1829, v́ vợ bị t́nh nghi liên can đến một vụ án, nên Nguyễn Cấp bị kết án oan uổng vào tội xử giảo. Trốn khỏi ngục, ông từng lưu lạc sang Trung Quốc, rối bị trục xuất về nước, sau đó được Nguyễn Công Trứ lúc ấy làm tham tán quân vụ Lạng Giang (1833-1835) che chở. Trong khi sống lén lút, Nguyễn Cấp đă viết ra truyện Quán Âm Thị Kính. Thanh Lăng đặt câu hỏi:

Vậy người con Phật Thị Kính là do ông [Nguyễn Cấp] lần đầu tiên sinh hạ, hay ông chỉ là người giám hộ c̣n để lại một hồ sơ lư lịch của người con gái này?

Tự Điển Văn Học Việt Nam cũa Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường, do nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, 1995, cho biết tiểu sử Nguyễn Cấp, tác giả Quan Âm Thị Kính, với những chi tiết giống hệt như bản của Nguyễn Huệ Chi và cũng không cho biết xuất xứ. Điểm đáng chú ư là sách Quốc Triều Hương Khoa Lục có chép tiểu sử của Nguyễn Đ́nh Cấp, giải nguyên khoa thi hương năm Quư Dậu là Nguyễn Đ́nh Cấp, ghi rơ là ông bị cách chức tri phủ Thiên Trường v́ báo cáo man, và không ghi ông bị xử giảo.

Thư viện Quốc Gia Pháp tăi Paris có bản Quán Âm Thị Kính do Nguyễn Ngọc Xuân dịch sang quốc ngữ và phát hành tại Hà Nội năm 1922,  nhưng không cho biết tác giả bản nôm này là ai. Sách Di Sản Hán Nôm Việt Nam Thư Mục Đề Yếu cho biết có 3 bản Quán Âm Chú Giải Tân Truyện do Thịnh Văn Đường in vào năm 1868, 1878, và 1886, cùng hai bản khác không rơ năm in, cũng không cho biết tác giả là ai.

Trở lại bản Quan Âm Thị Kính của Phi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính và chú thích, Thanh Lăng cho hay bản này có 788 câu thơ lục bát. Bản Quán Âm Thị Kính do Thiều Chửu chú giải, có 796 câu thơ lục bát. Bản do Nguyễn Ngọc Xuân dịch giống hệt bản do Thiều Chữu chú giải, nhưng dài hơn bốn câu. Người viết hiện không có bản do Đinh Gia Thuyết đính chính và chú thích nên không trực tiếp đối chiếu bản đó với bản do Thiều Chửu chú giải. Tuy nhiên qua những câu Thanh Lăng trích dẫn, thời thấy những câu này hệt như những câu tương ứng trong bản do Thiều Chửu chú giải. Như vậy, phải chăng có thể nói được rằng Pétrus Trương Vĩnh Kư, Nguyễn Ngọc Xuân, Thiều Chửu và Đinh Gia Thuyết đều dùng chung một văn bản? Người viết hiện có phóng ảnh bản Quan Âm Chú Giải Tân Truyện do nhà Thịnh Văn Đường khắc lại và in năm Tự Đức Mậu Th́n 1868 mang mă số B 71 của Thư Viện Quốc Gia Paris. Việc phiên âm bản nôm này đang tiến hành, kết quả sơ khởi cho thấy bản Quốc Ngữ của Nguyễn Ngọc Xuân và Thiều Chửu, dường cùng là những bản phiên âm từ bản nôm này. Đi t́m bản Quan Âm Thị Kính bằng chữ nôm, của Nguyễn Cấp, theo phát hiện của Nguyễn Huệ Chi, là một vấn đề của giới văn bản học. 

Khởi đầu việc đối chiếu thánh tích Tiêu-Du-La hay Theodora với truyện Quán Âm Thị Kính, Thanh Lăng đưa ra bản dịch thánh tích TiêuDu-La như u–Du-La

Tháng Chín, ngày mùng hai: Bà Thánh Tiêu-Du-La truyện:

Bà thánh này là gương cho kẻ phạm tội được xem mà quê người sinh ra ơ ûthành A-lê-san-ri-a, trong nước Y Chi Tô, là con nhà sang trọng. Đến khi đă lớn lấy chồng, cũng là người sang trọng, mà ở cùng nhau lâu năm, th́ một ḷng một ư, Song le ma quỷ thấy hai vợ chồng thờ phụng Đức Chúa Trời cùng yêu nhau làm vậy, th́ nó giục ḷng thằng kia dỗ bà ấy làm lỗi nghĩa vợ chồng. Đến khi phạm tôïi đoạn th́ bà ấy lo buồn lắm, thiếu một ít nữa mà chết. Nhưng mà Đức Chúa Trời đă chọn người làm thánh cả, th́ mở ḷng lấy tội làm bậc mà lên thiên đàng. Chồng thấy vợ khó mặt th́ chẳng biết ư, lại an ủi hết sức cho bớt được sự lo. Nhưng mà vợ thấy chồng hiền lành làm vậy, càng hổ ngươi đau đớn lắm mà chẳng dám ngửa mặt lên xem trời, nghĩ là chịu phạt khốn chẳng bằng tội ḿnh làm. Bỗng chốc có một ngày ấy, cắt tóc đi cùng mặc áo đàn ông mà đi nhà thờ ngoài thành mười tám dặm đường, là nơi thầy tu hành trên rừng vắng vẻ, mà xin vào đấy dâng ḿnh cho Đức Chúa Trời. Song le các thầy nghĩ đàn ông th́ muốn thử ḷng mà chẳng cho vào nhà thờ ban đêm, để ở ngoài ngơ, th́ người chịu sự ấy, chẳng nề liều ḿnh cho sư tử ăn thịt. Đến sáng ngày, thầy cả bảo người rằng: Mày muốn ở th́ phải làm mọi việc hèn trong nhà này, làm bếp, kín nước, coi sóc cùng làm nhiều việc khác. Người chịu làm việc ấy cho được đền tội ḿnh làm vậy tám năm, Người chịu lụy trong nhà, mà vui mặt liên, cho các thầy thấy làm vậy th́ hăi mà khen. Chồng thấy vắng mặt vợ th́ lo buồn, phần th́ nghi sự trái cho người, phần th́ chẳng dám nghi sự ǵ, v́ biết vợ là kẻ thật thà, có nết na. Ban đêm thấy thánh thiên thần bảo rằng, sáng ngày th́ mày vào nhà thờ mà gặp ai trước hết, th́ nh́n mặt người ấy cho tỏ. Cùng một ngày ấy, thầy cả bảo người vào thành mua đí ǵ, chồng liền gặp trước hết mà chào nhau. Song le vợ biết mặt chồng mà chồng chằng biết mặt vợ, v́ bởi ăn chay gầy guộc th́ đă khác mặt. Nhưng (ǵ) mà thánh thiên thần lại bảo người rằng: "Chớ lo sự vợ làm chi, v́ nó giữ nết chẳng có lỗi ǵ đâu"

Phiêu-rô-la chẳng những giữ phép trong nhà thầy, lại giữ phép hơn nữa, hay ăn chay đánh tội cùng lấy áo lông ngựa lót thịt, chịu nhăm ḿnh liên, cho nên bảy ngày ăn chay một lần mà thôi, hằng khóc lóc ăn năn tội xưa. Mà Đức Chúa Trời cũng cho thiên hạ biết, người có công nghiệp đẹp ḷng Đức Chúa Trời. Như một lần ấy có con rồng ở trong hồ ấy hay ăn thịt người ta, chẳng ai dám kín nước nơi hồ ấy, mà thầy cả khiến người đi kín nước nơi hồ ấy, th́ người vâng. Đến khi thấy con rồng th́ cưỡi nó mà đi kín nước giữa hồ. Đoạn bà ấy bước lên khỏi nước th́ nó liền chết. Người ta thấy làm vậy th́ kính người lắm, mà quỷ thấy thiên hạ khen cùng biết người hay giữ đạo. Nên có một lần ma quỷ hiện đón người mà đe người rằng: Ngày sau tao làm mày mất tiếng tốt mà chớ. Vậy thày cả dạy người đem ca-mê-lô đi mà mua gạo cho các thầy ăn, ví bằng chẳng có về đến nhà th́ đỗ nhà thờ ở giữa đường. Khi người mua gạo về th́ đă tối, mà phải vào nơi nhà ấy mà ngủ đỗ ban đêm, th́ nằm tầu ca-mê-lô ở, coi sóc giữ nó, Bấy giờ gái kia nghĩ là đàn ông liền t́m mà giục làm sự chẳng nên, th́ người mắng lắm. Nó liền hổ ngươi mà đi t́m kẻ khác, ác nghiệp cùng. Đến khi có thai th́ nó chờ đến ngày sinh mà đem con đến trước mặt các thầy, mà cáo thầy ấy là kẻ người ta khen xưa có nết, rầy làm điều xấu hổ cho các thầy làm vậy. Người nghe sự ấy lẽ th́ chối, song le muốn chịu khó cho được phúc hơn nữa, th́ ở lặng chẳng chối, nên các thầy giận xua người ra mà trao thằng bé ấy cho nuôi. Bấy giờ người chịu xấu hổ làm vậy, nhưng mà chẳng dám ĺa nơi nhà thờ, làm một chút lều ngoài ngơ mà ở nơi các thầy ra vào, chịu nhiếc nhục xấu hổ. Thằng bé th́ xin sữa chiên mà nuôi, ḿnh th́ ăn những rau cỏ trên rừng, đói khát liên, nước mắt chảy ra, cho nên gầy guộc vơ vàng lắm. Bởi người đi nắng th́ đen như mựïc, mà quỷ thấy người mạnh sức làm vậy, th́ nó làm nhiều chước cho bỏ lều mà về nhà quê. Có khi xui ḷng nhớ sự sang trọng nhà ḿnh xưa, cùng tưởng chồng ḿnh hăy c̣n trông vợ về, mà chồng những khóc chẳng có khi nào đừng, v́ chẳng biết tin vợ ở đâu. Có khi ma quỷ lấy h́nh sư tử muốn ăn thịt người. Có khi lấy h́nh quan trọng cưỡi ngựa có nhiều quân quốc hầu hạ, mà khiến kính lậy ḿnh, th́ người chẳng nghe, mà quỷ liền đánh lắm, cho nên nằm đất như chết vậy. Có kẻ thấy làm vậy th́ nghĩ là chết thật, xin thầy cả dạy kẻ đi cất xác, song le Đức Chúa Trời lại cho giăn, th́ thầy cả mới thương, v́ ở ngoài ngơ ấy được bẩy năm trọn, những chịu khó cực làm vậy. Các thầy lại cho vào nhà thờ cùng con với, mà dạy ở một pḥng chẳng cho đi đâu. Người ở làm vậy được hai năm. Đoạn người biết ngày ŕnh khỏi xác, th́ một ngày ấy nói cả tiếng cùng thằng nhỏ ấy. Thầy cả dậy kẻ đi nghe lời người nói, thấy nói rằng: Con tôi đă đến ngày cha ŕnh sinh th́, phó con cho cha ở trên trời, v́ là cha thật kẻ mồ côi, cùng phó cho thầy cả giữ nhà này, mà con xem các thầy bằng anh vậy, chớ muốn cho người ta khen con. Đức Chúa Trời khen th́ hơn. Con muốn sự ấy th́ chịu người ta làm xấu hổ mới được, chớ mê ngủ cùng ăn uống, yêu mặc áo xấu xa, chớ yêu sự thế gian, sốt chớ làm biếng đọc kinh lần hạt, chớ cáo sự trái cho anh em bao giờ, ai nói con sự ǵ th́ thưa có nết, mà cúi đầu xuống xem dưới đất; thấy ai phạm sự ǵ lỗi, th́ chớ chê cười làm chi. Muốn khỏi sự phiền, th́ khóc lóc cùng Đức Chúa Trời. Thấy ai chẳng giữ đạo, th́ nguyện cho người ấy, năng đi viếng kẻ liệt, làm việc các thầy như tôi tá vậy. Bao giờ mà quỷ cám dỗ con, th́ nguyện xin sức bề trên mà cho khỏi nó. Đoạn linh hồn trọng ấy ra khỏi xác, sinh th́. Con thấy làm vậy nghĩ là cha ḿnh th́ khóc lóc cả tiếng, mà các thầy đă nghe lời khi trước, th́ bảo thầy cả cho được hay. Song le Đức Chúa Trời tỏ mọi sự người ra cho thầy cả biết, cùng cho thấy phúc đức đă được trên trời. Bấy giờ thầy cả nói sự ấy cùng các thầy, liền vào pḥng mà làm phúc cho người. Thiên hạ mới biết là đàn bà, th́ thương mà kính người lắm, khen phúc đức cùng tiếc để bẩy năm chịu những sự khốn khó, mà chẳng ai thương. Các thầy mọi nhà thờ chung quanh, mắng tiếng sự ấy liền đến, mà hôn cùng cất xác. Khi ấy thầy cả cắt một người đi bảo chồng cho được hay, th́ người đă biết trước, mà thánh thiên thần đă bảo, mà thấy kẻ mười bẩy năm trông xem mặt, mà rầy đă chết, th́ khóc lóc than thở những lời thương khó, cho nên kẻ ở đấy thấy người khóc lóc th́ cầm nước mắt chẳng được. Đoạn người xin phó ḿnh cho nhà Đức Chúa Trời, mà ở một pḥng bà ấy đă sinh th́. Đoạn ở đây cho đến trọn đời. Thằøng bé kia nghe lời bà thánh Phiêu-rô-la dạy, th́ nên người mà ngày sau cai các thầy. Ơn Đức Chúa Trời cho kẻ yếu đuối sức mọn th́ được ăn năn tội nên, giữ nết làm vậy, cùng khỏi hết chư rằng: “Ngày sau 

Từ Đức Chúa Giê-su ra đời đến bà thánh này khỏi bốn trăm mười bẩy năm.

Thanh Lăng đối chiếu truyện Quan Âm Thị Kính, bản của Phi Nham Đinh Gia Thuyết với Truyện Thánh Tiêu-Du-La hay Theodora và đề ra mười lăm điểm tương ứng, tóm tắt như sau.

1. Quê Quán:

Quan Âm Thị Kính quê quán tại nước Cao Ly: 

27Cơi trần mược cửa thác vào
Hóa sinh sinh hóa lẽ nào cho hay
Cao Ly là nước lớn thay
Đại bang thành vốn xưa nay gọi là
Lũng Tài quân ấy bvao xa
32Hồ Nam huyện Bắc có nhà Lăng Ông
 

Tiêu-Du-La quê quán tại thành Alexandria, nước Ai Cập

2. Cha Mẹ Gia Cảnh:

Quán Âm Thị Kính: "có nhà Măng Ông, gia tư th́ cũ: “có trung".  Tiêu-Du-La là "con nhà sang trọng"

3. Hôn Nhân:

Quan Âm Thị Kính lấy anh học tṛ tên Thiện Sĩ, con trai nhà họ Sùng, theo đúng tục lệ Việt Nam.
Tiêu-Du-La lấy chống cũng là người sang trọng, vợ chồng ăn ở cùng nhau một ḷng một ư.

4. Biến Cố Chính Gây Đổ Vỡ:

Quán Âm cầm dao toan cắt sợi râu mọc ngược cho chồng đang ngũ gật, Thiện Sĩ chợt tỉnh dậy kêu la Thị Kính toan ám hại ḿnh:

Thất thần nào kịp hỏi han
Một lời la lối rằng toan giết chồng.

Tiêu-Du-La bị Ma Quỷ quyến rũ vào ṿng ngoại t́nh: Ma qủy thấy hai vợ chồng thờ phụng Đức Chúa Trời cùng yêu nhau làm vậy th́ nó giục ḷng thằng kia dỗ bà ấy làm lỗi nghĩa vợ chồng.

5. Diễn Biến Sau Biến Cố Chính:

Thị Kính cố t́nh minh oan nhưng rồi cũng bị nhà chồng buộc tội ngoại t́nh: 166Nay Trương mai Lư thế gian hiếm ǵ.

Tiêu-Du-La bị lương tâm cắn rứt muốn tự tử mặc dầu chồng không hay biết tội lỗi của nàng và vẫn một ḷng chiều chuộng.

6. Cải Trang Thành Con Trai Bỏ Nhà Ra Đi:

Bị trả về nhà cha mẹ ruột, Thị Kính một ḷng:


 

271Xuất gia quyết một gan liền
Phụ t́nh đới nguyệt bước lên dặm đường
Quần chân áo chít dịu dàng
Giả h́nh nam tử ai tường căn nguyên
.

Tiêu-Du-La: Bỗng chốc có một ngày ấy cắt tóc đi cùng mặc áo đàn ông mà đi nhà thờ ngoài thành 18 dăm đường là nơi thầy tu hành trên rừng vắng vẻ.

7. Đi Tu Tại Miền Đất Xa Xôi:
Sau nhiều ngày đường Thị Kính tới nơi:

313Chân Tời đất khách đă lâu
Chiêm bao lẩn thẩn ở đâu quê nhà
Hỏi thăm dặm liễu dần dà
Ngờ đâu văn tự chẳng là ở đây
Bốn bề phong cảnh lạ thay
318Bồng lai th́ cũng thế này mà thôi.

Tiêu-Du-La đi nhà thờ ngoài thành mười tám dặm đường là nơi thầy tu hành trên đường vắng vẻ mà xin vào đấy dâng ḿnh cho Đức Chúa Trời.

8 . Thử Thách Trước Khi Nhận Cho Tu: 

Sư Cụ hỏi Thị Kính lư do xin xuống tóc đi tu:


 

331Sư rằng này đạo từ bi
Rộng đuờng phổ độ hẹp ǵ trần duyên
Nhưng sao đương độ thiếu niên
Nh́n xem phong thể cũng nên con người
Cớ chi nhà lối xa khơi
336Đem ḿnh đài các vào nơi lâm tuyền?

Thế rồi Thị Kính cũng được sư cụ nhận đặt pháp danh là Kính Tâm và nhận cho ở chùa tu hành:


 

368Kính Tâm tên đặt từ nay gọi thường. 

Tiêu-Du-La cũng qua một cuộc thử thách:
Các thầy ngỡ đàn ông th́ muốn thử ḷng mà chẳng cho vào nhà thờ, ban đêm để ở ngoài ngơ th́ người chịu sự ấy chẳng nề liều ḿnhcho sư tử ăn thịt. Đến sáng ngày, thầy cả bảo người rằng: mày muốn ở th́ phải làm mọi việc hèn trong nhà này: làm bếp, kín nước, coi sóc mọi việc.

9. Cuộc Sống Nơi Tu Tŕ.

Chú tiểu Kính Tâm dốc ḷng tu tập, dẫu đôi khi c̣n thoảng vướng ḷng trần:


 

369Vâng lời nương cảnh thượng phương
Khêu đèn Bát Nhă gióng chuông tham thuyền
Chân kinh ghi chữ tâm truyền
Trực ṭa Long Nhiễu vui miền Hổ Khê
Đ̣i cơn tưởng nỗi hương quê
Người đi ngàn dặm ḷng về năm canh
Sự ḿnh ḿnh ngỏ với ḿnh
Nặng t́nh cũng phải nén t́nh làm khuây
Này gươm trí tuệ mài đây
Bao nhiêu nỗi khổ cắt ngay cho rồi
Hương xông pháp giới ngùi ngùi
380Thông rung trống kệ trúc hồi mơ kinh

Thế rồi run rủi, Tiểu Kính Tâm gặp Thị Mầu, con gái một phú ông, tính nết vốn lẳng lơ đa t́nh, những ước mơ cùng Tiểu Kính Tâm:


 

407Nếu không phải kiếp Châu Trần
Th́ xin một trận phong vân cũng nhờ.

Tiểu Kính Tâm đạo hạnh hững lờ với Thị Mầu, khiến Thị Mầu:


 

419Trong nhà sẵn đứa thương đầu
Quyền uy một chút dễ hầu ai hay

Thế rồi bụng Thị Mầu mỗi ngày một to, bị cha mẹ tra hỏi, rồi bị làng bắt vạ. 

Tiêu-Du-La sống tám năm trong ḍng khổ tu, ăn chay, đánh tội, chịu lụy, khóc lóc ăn năn tội xưa. Đă có một lần gặp mặt chồng cũ, song le vợ biết mặt chồng mà chồng chẳng biết mặt vợ. Tuy nhiên, Tiêu-Du-La cũng được một lần tôn vinh. Dó là dịp Tiêu-Du-La đi kín nước tại hồ giữa rừng hoang mà lại có rồng dữ, nhưng con rồng dữ đưa lưng cho Tiêu-Du-La cưỡi, đưa ra tận giữa hồ kín nước, rồi lại đưa vào bờ, vào đến bờ th́ rồng lăn ra chết, khiến người quanh vùng không c̣n lo rồng làm hại, và Tiêu-Du-La được tôn vinh

10. Bị Vu Cáo Thông Dâm 

Bị làng bắt vạ, Thị Mầu khai:


 

493Phải khi lên chốn thuyền trai
Kính Tâm tiểu ấy gặp ng̣ai sau bia
Quá yêu đă chót nguyện thề
Nhị hoa phó măc bướm kia ra vào.


Lời khai này khiến tiểu Kính Tâm bị làng đánh đ̣n, nhưng tiểu vẫn chẳng mở miệng nói sự thực cốt giữ trọn đường tu, dầu thân thể bị hành 
hạ,ï thanh danh bị ô nhục, 


 

531Thằng roi đứa nọc tức th́ truyền mau
Làm cho chín khúc cũng đau
Đào nhăn nhó mặt liễu cao có mày.

Thầy bề trên sai Tiêu-Du-La mang tiền cỡi lạc đà đi mua gạo đường xa. Tối đến phải ngủ trọ dọc đường ngay trong tầu lạc đà. Một nàng lẳng lơ t́m đến cám dỗ thầy ḍng trẻ. Bị thầy ḍng mắng mỏ, cô gái mất nết trao thân cho một tên lưu manh.

11. Trục Xuất Khỏi Nơi Tu Tŕ

Sợ tiểu Kính Tâm chết dưới trận roi làng, sư cụ mở lượng từ bi bảo lănh:


 

547Áo xiêm xem đă tơi bời
Thương thay sư mới cất lời van lơn
Thưa rằng làm phúc nào hơn
Mở ḷng Bồ Tát dẹp cơn lôi đ́nh
Khoán làng xin nộp phân minh
Dại khôn xin hăy thử t́nh một phen

Về chùa sư cụ bảo Kính Tâm:


 

562Rằng con đă mắc tiếng người chê bai
Tam quan ra ở mái ngoài
Kẻo e miệng thế mỉa mai đến thầy. 

và Tiểu Kính Tâm:


 

569Vâng lời ra ở tiền môn

để 


 

571Nương ḿnh bên cụm cúc hoa
Một hai trồi trúc năm ba khóm tùng

với:


 

576Quyển kinh trăm lá ngọn đèn một hoa 

làm thú giải phiền và suy ngẫm:


 

591Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm ḥa
Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu

Rồi tới ngày:


 

597Tiểu đương tụng niệm khấn nguyền
Bỗng nghe tiếng trẻ khóc lên giật ḿnh
Ngoảnh đi th́ dạ chẳng đành
Nhận ra th́ hóa ra t́nh chẳng ngay

Gớm thay mặt dạn mày dầy


 

612Trân trân rằng trả con đây mà về 

Trước cảnh đó, tiểu Kính Tâm đă lựa chọn:


 

613Cơ thuyền kể đă khắt khe
Khéo xui ra đứa mà rê riếu ḿnh
Nhưng thời trong dạ hiếu sinh

Phúc thời làm phúc dơ đành chịu dơ
Cá trong vại nước bơ vơ
Thời nay chẳng cứu c̣n chờ khi nao
Chằng sinh cũng chịu cù lao
620Xót t́nh măng sữa nưng vào trong tay.

Lựa chọn này của tiểu Kính Tâm, khiến sư cụ cũng phải nghi ngờ ḷng trong trắng của tiểu:


 

621Bữa sau sư cụ mới hay:
Dạy: như thế ấy th́ thầy cũng nghi
Nếu như khác máu du th́
624Con ai mặc nấy can ǵ đa mang


và t́nh đời:


 

639Đến đâu ai cũng chê cười
Tiểu kia tu có trót đời được đâu.

tiểu Kính Tâm vẫn lo nuôi con nhện chu tuyền.

Về phía Tiêu-Du-La, người con gái mất nết, sinh nở xong mang tới cửa nhà thờ ném con trả thầy Tiêu-Du-La. Thầy ḍng Tiêu-Du-La im lặêng không một lời gỡ tội v́ thế bị đuổi ra khỏi  tu viện:


 

Các thầy giận xua người ra mà trao thằng bé ấy cho mà nuôi. Bấy giờ người chịu xấu hổ làm vậy, nhưng mà chẳng giám ĺa nơi nhà thờ, làm một chút lều ngoài ngơ mà ở nơi càc thầy ra vào chịu nhiếc nhục xấu hổ. Thằng bé ấy th́ xin sữa chiên mà nuôi, ḿnh th́ ăn những rau cỏ trên rừng, đói khát liên, nước mắt chẩy ra làm cho nên gầy guộc vơ vàng lắm ... 

Bẩy năm ḍng dă, nuôi con người trong túp lều đầu ngơ nhà thờ, thầy ḍng Tiêu-Du-La c̣n tiếp tục bị ma quỷ đến trích thuật dụ dỗ:

Quỷ nó thấy người sức mạnh làm vậy th́ nó làm nhiều chước cho người bỏ lều ấy mà về nhà quê, có khi xúi ḷng người nhớ sự sang trọng nhà ḿnh xưa cùng tưởng chồng ḿnh hăy c̣n trông vợ về mà chồng những khóc lóc chẳng có khi đừng, v́ chẳng biết vợ ở đâu, có khi ma quỷ lấy h́nh sư tử muốn ăn thịt người, có khi lấy h́nh quan sang trọng cỡi ngựa có nhiều quân quốc hầu hạ mà khiến người kính lậy ḿnh th́ người chẳng nghe mà qủy liền đánh lắm cho nên nằm đất như chết vậy.


12. Thư Minh Oan Và Lời Trối Trăngï

Ṭ ṿ nuôi nhện đến ngày nhện sởn sơ, th́ cũng là ngày tằm đă kéo hết tơ. Biết ḿnh đă tới ngày tận số, tiểu Kính Tâm


 

667Gọi con từ giă mọi đường
Bút hoa mới viết ba hàng văn nguyên
Phong thư dạy dỗ cần quyền
670Cầm tay rồi đoạn t́m lên quê nhà

rồi liền đó:


 

673Dứt lời thoát đă chia tay
Hương hồn đă sẵn xe mây rước về.

Tiểu Thị Kính viên tịch, lá thư minh oan tới tay sư cụ. Sư cụ cho người đưa thư này về song thân Thị Kính. Tinnày loan ra, Thị Mầu xấu hổ liều ḿnh như vợ thầy Trang. 

T́nh tiết trong truyện Tiêu-Du-La, tương ứng với đoạn Quán Âm Thi Kính trên đây, chuyển tiếp theo một hướng khác. Thầy ḍng Tiêu-Du-La ŕnh biết ḿnh đến phút sinh th́, goị người con nhện đến bên trối trăng. Thầy không một lời nói tới bản thân, mà chi một mực nhắm vào đứa con qua ba diều di chúc. Một là: phó con cho cha ở trên trời, v́ là cha thật kẻ mồ côi, cùng phó cho thầy cả giữ nhà này mà con xem các thầy bằng anh em vậy. Hai là: Chớ muốn cho người ta khen, Con Đức Chúa Trời khen th́ hơn. Con muốn được sự ấy, th́ chịu người ta làm xấu hổ mới được, chớ mê ngủ cùng ăn uống, yêu mặc áo xấu xa, chớ yêu sự thế gian sốt, chớ làm biếng đọc kinh lần hạt. Ba là: Chớ cáo sự trái cho anh em bao giờ, ai nói con sự ǵ th́ thưa có nết mà cúi đầu xuống xem dưới đất, thấy ai phạm sự ǵ lội th́ chớ chê cười làm chi. Muốn khỏi sự phiền th́ khóc lóc cùng Đức Chúa Trời. Thấy ai chẳng giữ đạo th́ nguyện cho người ấy. Năng đi viếng kẻ liệt, làm việc các thầy như tôi tá vậy. Dứt lời th́ linh hồn trọng ấy ra khỏi xác sinh th́.

13. Thân Nữ Hoàn Thân Nữ.

Từ lúc biết tin


 

681Kính Tâm chầu Phật đi rồi

Sư cụ nghĩ thương t́nh, cho người xem sóc cứ theo lẽ thường, văi bà mới hay tiểu Kính Tâm chính là người nữ.


 

689Săi vào nói với làng ngay
Quả nhiên xóm nọ thôn này đổ ra
Thiện nam tín nữ lăo bà
Đều rằng tu thế mới là chân tu.

Với Tiêu-Du-La, các thầy vào pḥng mà làm phúc cho người: thiên hạ mới biết là đàn bà, th́ thương mà kính người lắm, khen phúc đức cùng tiếc để bẩy năm chịu những sự khốn khổ mà chẳng ai thương, các thầy mọi nhà thờ ở chung quanh mắng tiếng sự ấy liền đến mà hôn cùng cất xác. 

14 Tôn Vinh.

Kính Tâm không c̣n là một chú tiểu bị mọi người chê cười, mà được:


 

750Đức Thế Tôn hiện toàn thân xuống đàn
Vần vần tỏ dáng tường loan
Tràng phan bảo cái giao quan âm thầm
Truyền cho nào tiểu Kính Tâm
Phi thăng làm Phật Quan Âm tức th́

Thầy ḍng Tiêu-Du-La bỗng trở thành thánh nữ Tiêu-Du-La, làm gương cho kẻ phạm tội được xem. Sách Truyện Các Thánh ghi: từ Đức Chúa Giê Su ra đời cho đến bà thánh này khỏi bốn trăm bẩy mươi bốn năm.

15. Ban Thưởng Cho Thân Nhân.

Khi Đức Thế Tôn hiện thân xuống đón tiểu Kính Tâm phi thăng làm Phật Quán Âm th́ cả nhà Thị Kính, cùng đứa tiểu nhi cũng được thăng  thoát:


 

785Lại thương đén đứa tiểu nhi 
Lên tay cho đứng liền khi bấy giờ
Ḱa như Thiện Sĩ lờ đờ
Cho làm chim vẹt đứng nhờ một bên
Độ cho haio đám xuân huyên
790Ra tay cầm quyết bước lên trên ṭa

Người chồng cũ của Thánh Tiêu-Du-La được mời tới gặp mặt vợ: Thầy cả cắt một người đi bảo cho chồng đuợc hay th́ người đă biết trước mà thánh thiên thần đă bảo mà thấy kẻ mười bẩy năm trông xem mặt mà rầy đă chết th́ khóc lóc than thở những lời thương khó cho nên kẻ ở đấy thấy người khóc lóc th́ cầm nước mắt chẳng được. Đoạn người xin phó ḿnh ở nhà Đức Chúa Trời mà ở một pḥng bà ấy đă sinh th́.

Đứa con hoang mà thánh nữ Tiêu-Du-la nuôi nấng sau đó trở thành thầy cả bề trên.

Tiếp theo phần đối chiếu truyện Quàn Âm Thị Kính với truyện thánh nữ Theodora, mà Thanh Lăng dịch ngược sang tiếng Pháp từ tên nôm Tiêu-Du-la, theo quy tắc ngữ học chữ nôm dùng phiên âm các tên thánh. Thanh Lăng dùng hai cuốn tự điển, một là cuốn Dictionnaires des Saints, hai là cuốn Dictionnaire Petit Robert, phần Histoire et Géographie, cả hai cùng không đề cập tới thánh nữ Theodora. Ngoài ra, Thanh Lăng tiếp tục tham khảo cuốn Fleurs des Saints, một cuốn truyện các thánh. Sách này có đề cập tới thánh nữ Theodora, nhưng thánh tích không chút tương đồng với truyện thánh Theodora, mà Thanh Lăng gọi là Theodora Việt Nam, chép trong sách của Majorica và do Hoà Thượng chùa thành Phao chép lại bằng chữ 
nôm.

Tiếp tục công tŕnh nghiên cứu của Thanh Lăng, là mục tiêu của phần kế tiếp. Từ phát hiện của Thanh Lăng dịch ngược tên thánh Tiêu-Du-La thành Theodora, người viết cảo luận, qua máy điện toán của thư viện trường McGill, đă t́m ra được cuốn Women of the Gilte Legende: A Selection of Miđle English Saints Lives của Larissa Tracy, do nhà xuất bản D.S. Brewer, Cambridge, phát hành năm 2003. Sách này tŕnh bày truyện tám vị thánh nữ công giáo, trong số đó tác giả chọn lựa năm vị thánh nữ cùng cải trang thành đàn ông, và trong số năm vị nữ thánh đó có ba vị bị cáo gian về tội thông dâm trong thời gian cải nam trang, và tu tŕ trong tu viện. Cả ba vị thánh nữ này cùng im lặng chịu đựng h́nh phạt và việc hàm oan này chỉ được phơi bày sau khi các vị thánh đó đă về nước Chúa. Ba vị nữ thánh đó là Thánh Theodora, Thánh Marina và thánh Margaret Pelagia. 

Larissa Tracy cho biết sách Gilte Legende, viết bằng tiếng Anh cổ, xuất xứ từ sách Legenda Aurea của Jacobus de Voragine nguyên bản bằng tiếng La tinh. Giới nghiên cứu sách công giáo thời trung cổ cho hay Jacobus de Voragine (1231-1298) là Tổng Giám Mục tại Genoa, Ư Đại Lợi (1292-1298), được phong thánh vào năm 1897. Trong khoảng thời gian từ 1470 tới 1530 sách Golden Legend từng là một trong những cuốn sách được xuất bản nhiều nhất tại Âu Châu, sau hai cuốn Cựu Ước và Tân Ước. Ngày nay giới nghiên cứu về văn bản cho biết có hàng ngàn cuốn Golden Legend c̣n tàng trữ tại các thư viện hay tu viện lớn. Sách Golden Legend được dịch sang tiếng Ư, Pháp, Provencal, Catalan, Đức, Ḥa Lan, Anh, Bohémien, Irlandais, Ả rập cùng nhiều thứ tiếng khác. 

Larissa Tracy cho biết Jacobus de Voragine đă viết sách Legenda Aurea từ những tác phẩm của các Thánh Ambroise và Thánh Jerome, và tư liệu chính là sách Ecclesiatical History của Eusebius, sách Tripartite History của Cassio-dorus và sách Scholastic History của Peter Comestor, cùng những truyện truyền miệng trong dân gian. Ngoài ra c̣n nhiều sự tích các thánh khác do chính ông viết ra. 

Đề sách Legenda Aurea, dịch sang tiếng Anh là Golden Legend , tiếng Pháp là La Légende Dorée, cùng hàm nghĩa là sách quư như vàng, tương tự như sách chép truyện truyền kỳ Trung  Quốc mang tựa đề là Bảo Quyển. 

Nhiều người dịch sách tự ư đưa vào trong sách dịch thêm nhiều truyện vốn không có trong nguyên bảnTrong nguyên bản chỉ có 182 truyện, sang tới bản in năm 1470 có 280 truyện. Bản dịch tiếng Pháp năm 1480 có 440 truyện, bản dịch tiếng Anh của Caxton gồm 448 truyện. Bản chữ nôm của Marjorica viết trong khoảng 1632-1638 gồm ngoài 400 truyện. Bởi thế có sự tích thánh này chép trong bản dịch này có thể không t́m thấy trong bản dịch khác.

Ảnh hưởng của Legenda Aurea rất lớn mạnh tại Âu Châu trong hai thế kỷ XIII và XIV. Sách này là nguồn cảm hứng cho nhiều họa sỉ nổi danh: ngày nay có người đă t́m ra được trong ngoài 6000 họa phẩm, không kể hàng ngàn bức họa bằng kính mầu tại các nhà thờ. Ngoài ra c̣n nhiều văn bản và kịch bản dựa trên sách này. Sau đó suốt sáu trăm năm kế tiếp, sách của Jacobus de Voragine ch́m trong quên lăng tại Âu Châu. Trong quên lăng đó Majorica và Ḥa Thượng Thành Phao đă có công đưa Truyện Các Thánh, qua chữ Nôm, vào ḍng văn học Truyền Thống Việt Nam. Hiện nay, trong thế kỷ XXI, đang có phong trào t́m đọc và dịch lại sách Legenda Aurea tại Âu Châu.

Sự tích ba thánh nữ Theodora, Marina và Margaret Pelagia do Larissa Tracy dịch sang tiếng Anh đều dịch từ bản tiếng Anh cổ, mang số mă MS Harley 630 của British Library và bản mang số mă MS Harley 319 của Dublin Library. Bản dịch này là một phần trong luận án tiến sĩ của Larissa Tracy tại Trinity College, Dublin.

Sự tích của ba Thánh Nữ này có nhiều chi tiết khác nhau, măc dầu có chung một cốt truyện dựng trên hai điểm chính:

· vai nữ chính cải trang thành đàn ông để đi tu,

· bị cáo gian tội thông dâm và được giải oan sau khi về nước Chúa và thành thánh.

 

Truyện ba nữ Thánh này như sau. 


TRUYỆN THÁNH MARINA

Thánh nữ Marina là một trinh nữ, con gái độc nhất của một nhà quí tộc. Sau khi mẹ chết, cha nàng cải trang nàng thành đàn ông và cùng ông vào tu trong đền thánh. Mọi người đều nghĩ nàng là trai. Thân phụ nàng xin thầy cả bề trên cho này cùng tu vói ông v́ ông không c̣n đầu con nào khác. Cả hai cha con cùng được nhận và 
nàng thành sư huynh Marinus.

Marina sống một cuộc sống thánh thiện, theo trọn đức vâng lời. Khi nàng hai mươi bẩy tuổi, cha nàng đau nặng và cảm thấy sắp đến lúc sinh th́. Ông gọi con gái tới trối trăng, bắt nàng hứa là không bao giờ cho ai biết nàng là con gái. Thế rồi ông về nước Chúa. Marina tiếp tục cuộc đời tu hành cùng các sư huynh, không ai ngờ nàng là gái giả trai.
Nàng thường cùng các sư huynh đánh xe ḅ vào rừng đốn củi rồi tải về đền thánh. Như thường lệ, mỗi lần đi đốn củi, mấy thầy ḍng đều về trọ qua đêm tại nhà một giáo hữu. Giáo hữu có một người con gái đang mới mang thai cùng một vệ binh nhà vua. Khi không c̣n giấu diếm nổi nữa, người con gái mất nết đoan kết với cha nàng là sư huynh Marinus là cha bào thai. Cha mẹ người con gái mất nết tin con, đau sót cùng đến gặêp thầy cả bề trên tŕnh bày sự việc. Thầy cả bề trên, phần xấu hổ phần đau đớn cho gọi sư huynh Marius lên hỏi tội tầy trời này. Sư huynh Marinus nhẫn nhục trả lời: "Tŕnh cha, con cầu xin Chúa thương xót con đă phạm tội". Thầy cả bề trên nghe vậy, nổi giận và ra lệnh đuổi sư huynh Marinus ra khỏi đền thá huynh

Sư huynh Marinus dựng một túp lều ngoài cổng đền thánh và ở dó suốt ba năm, hàng ngày các thầy trong đền thánh vứt cho sư huynh một mẩu bánh Khi đứa trẻ ra đời, người ta bồng lên đền thánh trao cho sư huynh bề trên, người ra lệnh trao cho sư huynh Marinus và bắt sư huynh phải nuôi dưỡng quư tử do sư huynh đă sinh ra. Sư huynh Marinus nhẫn nhục kiên tŕ nuôi dưỡng đứa trẻ, hôn hít, nựng nịu và cám ơn Chúa đă ban cho người mọi sự. Sau hai năm, các thầy trong ḍng tu, cảm kích về đức nhẫn nhục và kiên tŕ của thầy Marinus, cùng xin sư thầy cả trên tha thứ và cho thầy trở về đền thánh. Sau rồi thầy cả bề trên cũng mềm ḷng thuận theo lời cầu xin của chư huynh, nhưng vẫn giao cho sư huynh Marinus mọi công việc khó nhọc nhất trong đền thánh. Sư huynh Marinus vẫn dốc ḷng nhẫn nhục kiên tŕ đảm nhiệm mọi việc giao phó cho tói ngày sinh th́.

Chư huynh lên xin chỉ thị thầy cả bề trên để tống táng sư huynh Marinus. Thầy cả bề trên ra lệnh cho chôn sư huynh Marinus ngoài khuôn viên vườn thánh, v́ Marinus đă phạm trọng tội, nên không được chôn cất cùng chỗ với chư huynh 
khác.

Theo thông lệ, phải rửa ráy xác sư huynh Marinus, lúc đó mọi người mới hay sư huynh Marinus là thân gái. Chư huynh ngạc nhiên vội chạy lên tŕnh thầy cả bề trên: "Tŕnh cha xin cha xuống xem sự lạ của Chúa" Thầy cả bề trên ngỡ ngàng trước lời tŕnh. Đến khi nh́n rơ thấy thi thể sư huynh Marinus là thi thể phụ nữ, th́ người vội quỳ gối ăn năn , xin Marina tha thứ cho người v́ những h́nh phạt người đă bắt Marina phải chịu đựng. Nước mắt dàn dụa ngày nói:"Ớ nữ tỳ thánh thiện của Chúa tôi, tôi thực lầm lớn đă dám cất lời dạy bảo một đấng trinh nữ thánh thiện. Xin tha tội cho tôi, tôi thực có tội với Chúa và với người! Người đă nói 'Tŕnh cha con đă phạm tội'. Nhưng bởi ta nhầm lẫn, nên đă nói rằng xác người phải mang vù: “Tŕnh nơi uế tạp. 

Trinh nữ thánh thiện! Người xứng đáng ngự nơi cao trọng thanh tịnh nhất trong đền thánh này, v́ người là niềm vui, ngưởi là đấng tôn sùng của chúng tôi". Thế nên, chư huynh rửa rấy tẩm liễm xác Marina rồi rước sang nhà nguyện. Lúc đó chuông nhà nguyện không người kéo bỗng reo vang cho tới khi thánh thể chôn sâu trong ḷng đi.”

Thiếu phụ đă cáo gian thánh nữ Marina bị quỷ hành, phải tới trước mộ thánh Marina thú tội mới lành bệnh. Nhiều người tới bên mộ thánh nữ đồng trinh Marina cầu nguyện khen ngợi Chúa. Nhiều phép lạ đă thực hiện. Ngày thánh Marina về với Chúa là ngày 14 tháng bẩy. Đến đây chấm dứt truyện thánh Marina.


Giới nghiên cứu t́m thấy nhiều dị bản Truyện Thánh Marina tàng trữ tại nhiều thư viện lớn trên thế giới. Theo Moubarak, trước khi sinh th́ thánh Marina viết một bức thư gửi chư sư huynh. Thư rằng: "Tôi là một người nữ. Tôi vào ḍng tu cùng cha tôi. Tôi bị cáo gian. Tôi tự nguyện nuôi hài nhi này. Xin chư sư huynh đừng cởi bỏ y phục của tôi". Tiếp tới làrằng:


TRUYỆN THÁNH THEODORA

Theodora là một phụ nữ ḍng quư tộc tại Alexandria, dười triều hoàng đế Zeno. Nàng thành hôn với một nhà cự phú và nhờ ơn Chúa sống trong nhung lụa. Ghen với nàng được ơn Chúa, quỷ Satan xui khiến một nhà cự phú khác say mê nàng, gửi quà cáp t́nh thư để quyến rũ nàng. nàng quyết không nhận thư cùng quà cáp. Nhà cự phú say mê nàng không nản ḷng tiếp tục chinh phục nàng, khiến nàng như có phần siêu ḷng. Sau hết, nhà cự phú đó khiến một người khéo nói tới găp nàng, xin nàng thương hại và thuận t́nh cùng ông đó. Khi nghe nàng nói là nàng không thể nào phạm tội trước mắt Chúa, th́ người mối nói rằng "Tôi biết rơ là Chúa nh́n thấy mọi điều chúng ta làm lúi rằng thiên bạch nhật. Khi tối, tắt ánh sáng mặt trời th́ Chúa không nh́n thấy ǵ xẩy ra nữa Theodora nói với người mối: "Người không nói thực" Người mối nói: "Tôi nói thực." Theodora tin lời ngưởi mối và hẹn găp nhà cụ phú vào buổi tối và nàng sẽ cho người ấy thoả nguyện. Được lời người mối, nhà cự phú vui mừng khôn xiết. Đúời hẹn dến gặp nàng, hợp hoan rồi ra đi. 

Khi Theodora tỉnh giấc, nàng khóc tấm tức, tự tát vào mặt, thổn thức: "Khốn nạn cho tôi, khốn nạn cho tôi v́ tôi đă để mất linh hồn và làm nhơ nhọ tên tuổi". Chồng nàng về tới nhà và thấy vợ đau đớn khóc lóc mà chẳng biết duyên do. Chàng lên tiếng dỗ dành, nhưng nàng chẳng muốn nghe. Ngày hôm sau nàng đến tu viện các nữ tu và hỏi mẹ bề trên rằng đêm tối Chúa có nh́n thấy con người phạm tội hay không. Mẹ bề trên cho nàng hay là chẳng có việc ǵ là có thể giấu Chúa được v́ Chúa nh́n thấy, Chúa biết rơ mọi việc người ta làm, ngày cũng như đêm. Theodora càng khóc tức tưởi và nói: "Xin mẹ cho con cuốn Tân Ước để con chọn lựa con đường con đi". Nàng mở cuốn Kinh Thánh và đọc ba chữQuod scripsi scripsi, nghĩa là điều ǵ viết ra là đă viết ra. Nàng quay về nhà, rồi nhân buổi chồng đi vắng, nàng cải trang thành đàn ông và đi tới một đền thánh cách nhà chừng bẩy dặm, và xin đi tu. Người ta hỏi tên nàng khai là o 

Nàng tuân hành mọi điều sai phái và làm tất cả mọi việc giao phó, ai ai cũng đều hài ḷng với công việc nàng làm. Một năm sau, cha bề trên sai nàng đánh xe ḅ ra tỉnh mua dầu. Trong thời gian đó, chồng nàng nghĩ là nàng bỏ nhà đi theo người khác. Thiên thần của Chúa hiện xuống nói với ông: "Sáng mai dậy sớm ra đứng tại ngă tư đường các Thánh Tử V́ Đạo Phero và Phao Lồ và người mà mi gặp đó là vợ mi". Theodora cỡi lạc đà đi trên đường, nhận ra chồng và tự nhủ: "Khốn nạn cho ông chồng tốt của tôi, làm sao cho tôi chuộc lại nổi tội lỗi tôi đă phản bội chàng?"  Khi chàng đi đến gần nàng th́ nàng lên tiếng chào: "Cầu Chúa tôi cho ngài được an lạc". Nhưng chồng nàng không nhận ra được nàng. Chàng chờ thêm một lúc lâu rồi chán nản bỏ về. Có tiếng nói với chàng: "Người lên tiếng chào mi sớm nay chính là : vợ mi".

Thánh nữ Theodora đầy ơn phúc nên tạo ra nhiều phép lạ: thánh nữ cứu người bị thú dữ cắn xé ra từng mănh, nhưng lời cầu nguyễn cũa thánh nữ đă khiến người này sống lại, và thánh nữ đuổi theo con thú dữ, nguyền rủa nó và con thú lăn ra chết. Ma quỷ ghen với thánh nữ v́ thánh nữ được hưởng ơn phúc, hiện ra và nói rằng: "Ngươi là một mụ đàn bà đốn mạt ngoại t́nh, ngươi bỏ chồng tới đây làm rộn ta. Với quyền phép của ta, nếu ta không làm cho ngươi chối bỏ Chúa của ngươi th́ chẳng xứng với tên Satan mà chúng gọi ta". Thánh nữ làm dấu, quỷ bèi rằng: ?Ngươi

Một ngày nọ, cỡi lạc đà trên đường từ tỉnh về, Theodora phải vào trọ trong một lữ điếm, một cô gái hầu trong lữ điếm tới gặp và nói rằng; "Ngủ với em đêm nay". Theodora từ chối, cô gái bỏ đi ngủ với người khác và mang thai. Khi bụng nàng đă khá to, người ta hỏi nàng có thai với ai th́ nàng nói là nàng có thai với thầy ḍng Theodore. Khi nàng sanh, cha mẹ nàng gửi hài nhi tới thầy bề trên nhà ḍng. Thầy bề trên trách mắng thầy Theodore và thầy nhẫn nhục xin tha tội. Thầy bề trên giao hài nhi cho thầy Theodore, đuổi thầy ra khỏi nhà ḍng để trông nom nuôi nấng hài nhi, kết quả tội lỗi do thầy gâi rằng;

Suốt bẩy năm ṛng ră, Theodora nuôi hài nhi bằng sữa thú. Quỷ ghen tức với đức kiên nhẫn của nàng, hiện h́nh thành người chồng cũ của nàng và nói vơiù nàng: "Ḿnh làm ǵ ở đây? Ta khổ sở thương nhớ ḿnh. Về với ta, ḿnh là nguồn sống của ta. Dẫu ḿnh có ngoại t́nh ta cũng tha thứ cho ḿnh". Nàng ngỡ bóng ma đó là chồng nàng và trả lời: "Em không thể trở về với chàng v́ em chót thất thân cùng hiệp sĩ con trai Sir John, em đă chót phạm tội với chàng". Rồi nàng bắt đầu cầu nguyện. Con quỷ biến mất và nàng biết là Satan đă hiện h́nh thành chồng nàg:

Một lẫn khác, quỷ hiện lên dọa nàng, biến h́nh thành ba con ác thú. Có tiếng người nói với bầy thú: "Ăn thịt ác phụ này". Nàng cầu nguyện th́ ác thú biến mất. Một lần khác, cả một đoàn hiệp sĩ hiện ra, dẫn đầu là một ông hoàng, cả đoàn người nào cũng như người nấy quỳ lậy nàng. Rồi một hiệp sĩ lên tiếng: "Theodora người hăy quỳ lậy trước hoàng tử". Nàng trả lời: Tôi chỉ có quỳ lậy Chúa tôi mà thôi. Khi người hiệp sĩ thuật lại lời đó th́ hoàng tử ra lệnh mang nàng ra hành hạ tàn nhẫn, tới khi đoàn hiệp sĩ tưởng nàng đă chết th́ tất cả bỏ đi. Lại một lần khác, nàng đang đi th́ thấy vô số vàng. Nàng làm dấu Chúa, trao ḿnh cho Chúa rồi quay đi. Một lần khác nữa, nàng nh́n thấy một ngư ?Ăn mang một rổ đầy mọi thứ thịt tới bảo nàng: "Chúa của chúng ta, người đă từng đánh đ̣n mi nay gửi thịt này cho mi đây và truyền là mi phải nhận và phải ăn mớ thịt này, v́ mi đă phạm trọng tội mà chẳng ai biết". Nàng làm dấu chúa và người đó : “Chúa

Bẩy năm trôi qua, thầy cả bề trên, cảm kích đức kiên tŕ của thầy Theodore, giảm tội cho thầy và cho thầy cùng con nhỏ vào sống trong đền thánh. Hai năm sau, khi đă chu toàn mọi việc trao phó, nàng gọi con vào pḥng riêng đóng kín cửa. Khi thầy cả bề trên biết truyện này, thầy phái một thầy kín đáo ŕnh nghe nàng nói ǵ với con. Nàng ôm con vào ḷng, hôn con nói rằng: "Con yêu dấu, ta sắùp đến lúc sinh th́, và ta trao con cho Chúa để Chúa sẽ là cha con và cứu vớt con. Con phải cố gắng tu tập và phục vụ chư huynh". Nói đoạn nàng trao thần khí và yên ngủ trong tay Chúa, năm đó là năm 470 sau năm Chúa giáng sinh. Đứa nhỏ thấy vậy đau đớn khóc ló rằng:

Đêm đó, thầy bề trên nằm mộng thấy một lễ phong thánh rất lớn, với đầy đủ thiên thần, tiên tri, thánh tử v́ đạo cùng các thánh khác. Giữa những vị thánh đó có môt người nữ vẻ mặt sung sướng không sao tả xiết. Chư thánh đều suy tôn thánh nữ này, rồi thầy cả bề trên nghe thấy như có lời truyền: "Đây là Theodora, người từng bị cáo gian tộâi thông dâm. Đă tới lúc thanh tẩy tội ngoại t́nh xưa của Người". Thầy cả bề trên bừng tỉnh, xúc động và đi sang pḥng các sư huynh, th́ thấy thánh Theodora đă sinh th́. Thầy cả bề trên vào pḥng thánh Theodora, cho thay y phục và thấy rơ Theodora là một ngư ?Đây là.

Thầy cả bề trên cho gọi cha của người đàn bà đă cáo gian Theodora và nói rằng "Xem đó, người mà con gái ông tố cáo nay đă chết. Khi thay áo để khâm liệm mới hay người đó là một người nữ". Ai ai biết truyện cũng đều xúc động. Rồi Thầy cả bề trên lại nghe thấy thiên thần của Chúa nói: "Dạy mau lấy ngựa phi về thành, gặp người nào th́ đưa người ấy về đây". Thầy cả bề trên y lời và gặp một người chạy về phía ông. Thầy bề trên hỏi người đó định đi đâu. Người ấy trả lời: "Tôi đi nh́n măt vợ tôi mới chết". Thầy cả bề trên chùo người đó lên cỡi chung ngựa và phi vềâ đền thánh. Tơi nơi, người đó khóc ḍng. Rồi đám tang Theodora được cử hành trọng thể. Người chồng cũ của Theodora xin ở lại đền thánh trong pḥng của vợ và sau đó người sinh th́ và về với Chúa. Tu tŕ thánh thiện, nên tới khi thầy cả bề trên qua đời th́ đứa con Theodora nuôi dưỡng được chọn làm thầy cả bê trên cai quản đền thánh. Đến đây chấm dứt truyện thánh nữ Theodora.

Jacobus de Voragine không cho hay ông chép truyện thánh Theodora từ sách nào. So với truyện thánh Marina, th́ truyện thánh Theodora có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên lư do khiến hai vị nữ thánh này bước vào nhà tu hoàn toàn khác nhau. Thánh Marina là một trinh nữ, cải trang vào vào nhà tu tuân theo ư thân phụ. Thánh Theodora tự ư cải trang vào nhà tu để chuộc tội ngoại t́nh phản bội chồng. Điểm khác biệt thứ hai là thánh nữ Marina lúc sinh th́ để lại thư minh oan và thánh nữ Theodora im lặng về nước Chúa. So với truyện thánh Tiêu-Du-La của Majorica thời hai truyện dường như một ngoại trừ một vài chi tiết. 

Truyện thứ ba dựng trên hai nét chính: cải trang thành người nam để vào tu viện rồi bị vu oan tội thông dâm là:


TRUYỆN THÁNH MARGARET PELAGIA

Margaret hay c̣n tên là Pelagia là một trinh nữ quư phái giầu sang. Nàng được nuôi dưỡng theo nền nếp qúy tộc, khiến lời ăn nếp ở theo đúng khuôn phép. Nàng trân trọng giữ ǵn tiết hạnh và đức chân thật, từ chối mọi đường việc gặp gỡ người nam. Nhưng rồi có một nhà qúy phái trẻ tuổi muốn cưới nàng làm vợ và hai họ sửa soạn một đám cưới sang trọng. Tới ngày cưới, tân lang và tân giai nhân sánh bước tới trước pḥng tân hôn trang hoàng lộng lẫy th́ trinh nữ thánh thiện này, theo ư Chúa, bỗng chợt nghĩ tới nỗi tai hại của sự mất trinh tiết. Nàng quỳ xuống đất, nước mắt ḍng ḍng so sánh những phần thưởng dành cho người giữ vẹn trinh tiết và những nỗi buồn khổ theo sau lễ cưới, khiến nàng thấy mọi vui thú của hôn nhân là vô nghĩa. Đêm đó, nàng giữ ḿnh xa chồng, rồi tới nửa đêm nàng cắt tóc, cải trang thành người nam, trốn tới đền thánh, tụ xưng là Pelagian, xin nhập ḍng tu. Tại đền thánh, nàng gắng gỏi tu tŕ khiến đẹp ḷng thầy cả bề trên. Nàng cư xử thánh thiện hợp theo đạo Chúa.

Khi thầy cả bề trên một ḍng nữ tu gần đó về 
nước Chúa, theo lởi khuyên của thày cả bề trên bên đền thánh, Pelagian dẫu có thác từ, cũng phải vâng lời nhạân chức thầy cả bề trên ḍng nữ tu đó. Dưới sự coi sóc của Pelangian, các nhữ tu về phần xác cũng như phần hồn cũng đều được hàng ngày dùng đủ. Ma quỷ ghen ghét tài đức của Pelagian bèn nghĩ cách làm nhơ danh người bằng vài hành động tội lỗi. Ma quỷ khiến một tu nữ phạm tôi ngoại t́nh, ph́nh bụng, chẳng bao lâu không dấu diếm nổi nữa. Mọi nữ tu đồng trinh đều lấy làm xấu hổ, và các thầy cả bên đền thánh cũng không biết xử trí ra sao. Bởi Pelagian lại là cha tinh thần và thân cận với người nữ tu đó, nên ai ai cũng ngỡ rằng Palagian đă tạo nên nghiệp chướng này. Thế là Pelagian bị cất chức, chẳng biết v́ nông nỗi nào, và bị nhốt xuống hầm kín. 

Thầy ḍng ác nghiệt nhất đền thánh được trao việc trừng trị Pelagian. ngày ngày chỉ cho Pelagian một mẩu bánh khô và chút nước. Từ khi bị giam cầm, Pelagian bị chư sư huynh quên lăng. Pelagian chỉ c̣n biết nhẫn nhục kiên tŕ chiu đựng mọi bất công, nhưng vẫn dốc ḷng cám ơn Chúa và giữ ḿnh theo gương các thánh.

Sau hết, biết ḿnh sắp đến giờ sinh th́, Pelagia viết thư gửi thầy cả bề trên cùng các sư huynh như sau: "Con vốn ḍng quư phái, tên thật ngoài đời là Margaret. Bởi ḷng con muốn tránh cạm bẫy thế gian nên con đổi tên là Pelagian. Con thật t́nh là người nữ. Con không cố t́nh nói dối bởi con từng chứng tỏ là con có đức hạnh như người nam, và con có thể phạm trọng tội như con đă bi vu cáo, và đă từng bị trừng phạt. Nên con xin cha bề trên, cùng tất cả những ai không biết cho con là người nữ, để cho chị em nữ tu thánh thiện chôn xác con, để cái chết của con rửa sạch tên tuổi con, và để chị em nữ tu biết rằng con là một trinh nữ, mà họ đă coi con như kẻ mắc tội thông dâm". Khi thầy cả bề trên biết truyện này, các thầy ḍng cùng càc tu nữ, chạy tới căn hầm giam Pelegia, và các nữ tu biết là Pelagia hằng là trinh nữ, chưa từng có người nam nào động chạm tới. Tất cả đều xám hối đă cư xử lầm lỗi với Pelagia, rồi làm lễ an táng cùng thờ phượng Pelagia cùng các thánh đồng trinh. Đến đây kết thúc truyện thánh Pegalia

Giới nghiên cứu cho biết là ngoài sách của Jacobus de Voragine, không có sách Truyện Các Thánh nào khác chép sự tích Pelagia,  và Jacobus de Voragine cũng không cho biết là ông chép truyện thánh Pelagia từ tư liệu nào. So với truyện các thánh Marina và Theodora, thánh Pelagia trốn vào tu viện không phải do phụ thân quyết định như thánh Marina hay để chuộc tôi như thánh Theodora, mà để trốn việc lấy chồng. Thánh nữ Pelagia cũng cải trang thành người nam để đi tu, rồi được cử cai quản một nữ tu viện để rồi bị một người nữ tu mất nết vu cáo tội thông dâm. Khác với thánh Theodora và cũng như thánh Marina (theo một dị bản), thánh Pelagia dùng thư để minh oan khi biết ḿnh sắp đến giờ sinh th́. 

Không chủ tâm đối chiếu chi tiết truyện các thánh Marina, Theodora và Pelagia với sự tích Quán Âm Thị Kính, nhưng qua những trang trên đây, người đọc cũng đă thấy truyện thánh Theodora có nhiều điểm tương đồng với truyện Quán Âm Thị Kính, hơn hai truyện thánh Marina và Pelagia. Người đọc c̣n nhận thấy, ngoài những điểm tương đồng giữa truyện thánh Theodora và truyện Quán Âm Thị Kính, như Thanh Lăng đă bàn trên đây, c̣n một điểm tương đồng quan trọng khác là Quán Âm Thị Kính phải cải nam trang, phải lên chùa di tu rồi chịu nỗi oan do Thị Mầu vu cáo cũng để chuộc lại một lầm lỗi. Lầm lỗi này không phải là một tội phạm như danh từ dùng trong truyện các thánh công giáo, lầm lỗi này là khẩu nghiệp theo ngôn ngữ cửa Không. Bản Quán Âm Thị Kính do Thiều Chửu chú giải chép:

11Lọ là đức hạnh tuyệt vời 
Đức Quán Âm ấy truyện đời c̣n ghi
Vốn xưa là đấng nam nhi
Dốc ḷng từ thuả thiếu th́ xuất gia
Tu trong chín kiếp hầu qua
Bụi trần rũ sạch thói tà rửa không
Đức Mầu Ni xuống thử ḷng
Hiện ra một ả tư dung mỹ miều
Lần khân ép dấu nài yêu
Người rằng vốn đă lánh điều trăng hoa
Có chăng kiếp khác gọi là
Kiếp này sợi chỉ chót đà buộc tay
Nào ngờ phép Phật nhiệm thay
Nhớ lời rồi lại vin ngay lấy lời
Trở sang kiếp khác vẹn mười
26Thử cho đầy đọa một đời xem sao.


Như vậy, Đức Phật Quán Âm Thị Kính cũng như thánh nữ Theodora v́ muốn chuộc tội, khác với thánh nữ Marina v́ lời trối trăng của thân phụ và khác với thánh nữ Pelagia v́ ḷng ước muốn trọn đời đồng trinh mà cùng nhẫn nhục chịu đựng hàm oan cho đến chết. 

Điểm thứ hai trong phần đối chiếu truyện thơ Quán Thế Âm với Truyện Thánh Theodora là bức thư trần t́nh của Tiểu Kính Tâm sau khi từ trần. Trong truyện thánh nữ Theodora, người về nước chúa không một lời minh oan. Phải chăng v́ vậy mà Thanh Lăng đề nghị là coi bức thư trần t́nh của Tiểu Kính Tâm gửi về song thân là do người đời sau thêm vào. Giả thiết trên của Thanh Lăng không phải là thiếu khả năng thuyết phục. Thật vậy, nguyên văn bức thư đó như sau:


Ơn sơn hải một chút chi chưa báo, ở sao đành mà đi có sao đành? Phận liễu bồ mười đấy cũng là không, sống cũng tủi dẫu chết th́ cũng tủi. Trăm sự nhớ bỗng xẩy ra muôn kiếp; một tấm ḷng xin gửi lại mươi hàng.

Thị Kính này: hổ phận nữ lưu, nhờ nền phúc ấm. Từ kết tóc sớm trao dây tú mạc, ba thu vừa mới ấm chăn loan; v́ cắt râu nên nổi sóng ngân hà, một phút nào ngờ tan nhịp thước. Ṭa Ngưu nữ đôi nơi cách trở; khóm xuân huyên hai đóa bồi hồi. Chốn phấn hương thẹn với nước non, đặt gánh hiếu phải xa rời phận khách; miền bát nhă t́m vào mây khói, nương bè từ cho thoát khỏi sóng mê. Đuốc quang minh mong đốt cháy thành sầu; bể khổ hạnh bỗng chẩy lên bến giác. Cảnh Vân tự mừng vui miền Thứu Lĩnh. Rảy cành dương chằng bợn chút trần ai; ả Thị Mầu dâm dật truyện Vu Sơn, gầy vóc liễu đă cam ḷng dạ sở. Thủa làm vợ để chồng ngờ thất tiết; lúc giả trai cho gái đổ oan t́nh. Nên nghĩ ơn chín chữ cù lao, xa xôi chốc đă sáu thu, cách trở bận ḷng khi đán mộ. Nghĩ đến nỗi đôi nơi ly biệt, nuôi nấng gọi là một chút, viếng thăm gặp mặt lúc thần hôn. Muôn phần bội bạc đă cam rồi, trăm lậy nghiêm tư xin ở lại.


Lời thư là dọng văn biền ngẫu, khác hẳn lởi thơ sáu tám mộc mạc của áng thơ diễn ca Truyện Quán Âm Thị Kính. Người đọc truyện có thể nghĩ như Thanh Lăng là bức thư là tác phẩm của một người sở trường về lối văn cử nghiệp, và áng thơ diễn ca là tác phẩm củơa một người sở trường về thể thơ đại chúng. 

Đằng khác, đối chiếu truyện Quán Âm Thị Kính với truyện Pelagia, cùng theo dị bản truyện thánh Marina th́ t́nh tiết Thị Kính có thư minh oan gửi về cha mẹ tương ứng với t́nh tiết thánh nữ Pelagia có thư minh oan với thầy cả bề trên, người từng nhận cho thánh nữ vào đền thánh tu tập và cũng như thánh Marina có thư trần t́nh cùng các thầy cùng tu. Như vậy điều hiển nhiên là nhiều t́nh tiết trong truyện Quán Âm Thị Kính tương đồng với t́nh tiết trong cả ba truyện ba thánh nữ Marina, Theodora và Pelagia. 

Khó có thể giải thích minh sác được sự tương đồng giữa bốn truyện trên đây. Nhưng phải chăng có thể tin được rằng sự tương đồng này biểu thị ḷng sùng kính Phật, Thánh của con người đều tương tự như nhau, không phân biệt, ngôn ngữ tôn giáo cùng chủng tộc? Sự tương đồng này phải chăng cũng giống như sự tương đồng giữa những t́nh tiết biểu thị cái nh́n của con người vềâ truyện mẹ ghẻ con chồng, qua trong ngoài 3000 truyện loại truyện Tấm Cám, hay Lọ Lem, của nhiều ngôn ngữ nhiều sắc dân khắp năm châu, do kết quả côơng tŕnh khảo cứu của giới nghiên cứu truyện dân gian cho biết là khó bề truy cứu ra được nguyên lai?

Nh́n vào ḍng văn học đại chúng, người đọc thấy truyện Quán Âm Thị Kính chuyển biến thành chèo cổ Quan Âm. Chèo bản này nguyên chép bằng chữ nôm, Quảng Thịnh dịch sang quốc ngữ, in lần thứ hai vào năm 1924 tai nhà in Ngô Tử Hạ, Hà Nộâi. Vở chèo theo sát truyện Quán Âm Thị Kính. 

Ngôn ngữ trong vở chèùo là biến dạng của ca dao.Trong bài giáo đầu có đoạn hát nguyên văn là một bài sẩm như sau:

Ông giăng khuyết ông giăng lại tṛn, con gái tơ quá lứa cái má ṃn, má ṃn không xinh. Lắng tai nghe tiếng nói, tiếng nói hữu t́nh. Con chim lồng khôn nhẽ cất ḿnh, cất ḿnh bay cao. Gớm cho là cái số hoa, hoa đào, gỡ ra rồi lại buộc vào, buộc vào như chơi...

Trong chuyển biến từ truyện thơ sang chèo, tác giả vở chèo, ngoài vai giáo đầu, đă cho một vài vai phụ lên tiếng để tạo ra nét hư lộng, 
burlesque, của vở chèo. 

Tỷ như đoạn Thiện Sĩ ra mắt Trưởng giả, cha của Thị Kính:

Thiện Sĩ nói:

Dám thưa cụ, tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa, nghe cụ có gái hiền ḥa, tôi sang làm bán tử cho cụ.

Trưởng giả nói:

Sao mày khôn mấy, ở nhà mày không chết, mà mày sang bán cái chết cho tao?

Thiện Sĩ nói

Dám thưa cụ, tôi muốn sang làm con dể cụ.

Ngoài ra tác giả vở chèo, để tăng nét hư lộng, đưa lên sân khấu một vài vai hềâ. Tỷ như vai Cu Cậu, trong cảnh tế tơ hồng ngày cưới Thiện Sĩ và Thị Kính.


Cu Cậu đọc chúc

Duy ... Tơ Hồng nguyệt lăo thiên tiên, có muốn lấy tiền th́ xuống tầu tây, giời th́ cho lúa tốt như mây, duyên tơ hồng đỏ se vào gốc dạ. Giầu gặp sang đôi bên hỷ hả, lễ nhạn nay Tấn đă hợp Tần, thiên chi địa chi tơ hồng nguyệt lăo chứng chi, phu thê ḥa hợp cho được bách niên giai lăo ... Cẩn cáo

Lại sưóng tế:

Bái ... bái... bái... bái...hưng ...hưng...hưng...hưng

Lại nói

Lễ tân hôn đă đủ rồi, hôn đi cho tao, vợ chồng vẹn chữ vu quy, để cậu về pḥng trong nghỉ mát.


H́nh ảnh Thị Mầu trên sân khấu cũng mô tả bằng lời ca dao:


Thị Mầu nói:

Chị em ôi, có ai lên chùa nghe tôi kể hạnh th́ đi. Hạnh tôi kể rằng: chốn Phật Tổ từ bi quảng đại, chốn lam thuyền rộng mát thảng thơi, tu hành tôi nhờ đức Phật Như Lai, thuyền Bát Nhă 
cứu người trần khổ.

Lại nói

Chị em ôi, người ta lên chùa từ bao giờ, tôi lên chùa từ thủa mười ba, thấy sư mười bốn, ối a, có văi già mười lăm, mà tôi muốn cho một tháng đôi rằm, trước là lễ Phật, ối a, để sau thăm sư già, mà tôi lên chùa lễ Phật trở ra, lễ vua Tam Thế, ối a, đề có cha Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng. Chẳng giấu ǵ, tôi tên gọi Thị Mầu, con gái phú ông, tuổi mười tám gieo cầu chửa xứng. Tiết tháng tư bác tôi sai đội gạo lên chùa, bạch sư cụ sai người ra cất lấy,. Lễ này phúc đẳng hà sa.

Tuy nhiên, nét hư lộng dần dần đổi sang nét bi 
thảm trong cảnh thị mầu trả con, 


Thị Mầu trả con than:

Cấm đoán tôi chi, thầy mẹ ôi cấm đoán tôi chi, mười lăm mười tám chẳng cho đi lấy chồng. T́nh tính tinh. Con ôi, mẹ sinh con chẳng nuôi con được, t́nh mẹ con xa cách biết làm sao, mẹ đặt con xuống, như dao cắt ruột mẹ ra. Trăm sầu ngh́n thảm chất đà nên non:

Ca

Cắt ruột mẹ ra, ối con ôi, ấy mấy trăm sầu ngh́n khổ chất đà nên non. nay đă vuông tṛn, ong về vườn cũ, bướm c̣n bướm c̣n ngẩn ngơ. Thiếp xin chàng đừng trông ngóng đợi chờ, nh́n xem diện mạo thực là ai đây, thiếp xin chàng sơi miềng trầu này.

Trong vở chèo, Thị Kính giữ vai chính trên sân khấu, xuất hiện cảnh cuối. Lời Thị Kính trối trăng với con trước khi xuôi tay như sau:


Thị Kính lại nói

Con ơi, cha nuôi con đă được sáu thu, nay cha mừng con đă u ơ biết nói, đêm qua thấy căm căm gió thổi, hay Giời Phật đă vời cha về Tây 
Trúc Quốc. Cha viết cho con một bức thư này, con đem vào bạch sư hay, hoặc người kiếm tuần trai sám hối.

Vở chèo kết thúc bằng cảnh sư cụ đọc nguyên 
văn bức thư Thi Kính gửi cha mẹ trước khi nhắm mắt.

Truyện Quán Âm Thị Kính, biến thể thành những truyện thơ nôm quen biết giữ nguyên mô thức một người nữ cảøi dạng thành nam để đi học đi thi, để minh oan cho gia đ́nh. Hai truyệân tiêu biểu là, truyện thứ nhất là:


Truyện Phương Hoa

Họ Trần và họ Trương là hai nhà quyền quư thủa đó. Phương Hoa là gái họ Trần, tài sắc vẹn toàn, đă đính hôn cùng Cảnh Yên trai họ Trương. Gian thần họ Tào tới hỏi Phương hoa làm vợ. Bị khước từ họ Tào khép Trương Công vào tội phản vua bán nước, xử chém và tịch biên tài sản. Cảnh Yên phải đưa mẹ cùng gia đ́nh trốn tránh lánh nạn. Bẩy năm sau, Phương Hoa ḍ ra tung tích nhà họ Trương, và t́m cách giùp đỡ. Một ngày kia, nàng hẹn Cảnh Yên tới lâm viên trao tiền bạc áo quần. Chẳng may bị gian nhân Hồ Nghi biết chuyện, lẻn tới chỗ hẹn, chém chết cô hầu của Phương Hoa, cướp của. Cảnh Yên tới sau, giẫm phải vết máu, bị bắt bỏ ngục vềâ tội giết người. Quá đau sót Trương phu nhân qua đời. Phương Hoa thay Cảnh Yên lo liệu ma chay. Rồi nàng xin cha mẹ lên kinh mở hàng buôn bán kén chồng. Tại kinh đô, nàng cố công dùi mài kinh sử, lấy tên là Cảnh Yên đi thi. Kết quả nàng đậu tiến sĩ. Vào thi hội, giữa triều đ́nh, nàng cởi bỏ mũ áo cân đai bên ngoài, hoàn thành gái, tâu lên vua nỗi oan của gia đ́nh họ Trương. Kết cục họ Tào bị tru di tam tộc, Hồ Nghi bị xử chém. Cảnh Yên được đặc cách đỗ tiến sĩ, cùng Phương hoa xum vầy.


Truyện thứ hai là:


Truyện Nữ Tú Tài

Triều Tống bên Trung Quốc, có cô gái tên Phi Nga, cảøi trang thành trai, lấy tên là Tuấn Khanh, và kết bạn cùng Ngụy Soạn Chi và Đỗ Tử Trung. Cả ba người cùng đi thi đỗ tú tài. Tuấn Khanh ngầm bắn một mũi tên, để chọn một trong hai bạn làm chồng. Tử Trung bắt đưộc mũi tên, nhưng sau đó mũi tên lọt vào tay Soạn Chi. Tuấn Khanh nói có chị là Phi Nga hứa làm mối cho Soạn Chi. Đến khoa thi hội, Tuấn Khanh sợ bị lộ không đi thi. Soạn Chi và Tử Trung đều đỗ cao. Nghe tin thân phụ bị vu cáo làm phản, Phi Nga lại cải trang thành Tuấn Khanh đi cứu bố. Tới kinh, nàng chỉ gặêp Tử Trung, và được Tử Trung giải oan cho thân phụ. Biết Tử Trung chính là người bắt được mũi tên ngầm kén chồng ngày trước, Phi Nga hoàn gái lấy Tử Trung làm chồng và làm mối một cô bạn gái cho Ngụy Soạn.


Nh́n vào ḍng văn học cận đại, người đọc truyện thánh Nữ Marina không khỏi liên tưởng tới cuốn truyện ngắn Yeltl The Yeshiva Boy, của Isaac Bashevis Singer (1904-1991) nguyên văn viết bằng tiếng Do Thái, Yiddish, xuất bản năm 1962, và Marion Magid cùng Elisabeth Pallet dịch sang tiếng Anh năm 1988. Truyện ngắn này đă được Leach Napolin chuyển tác thành một vở kịch tŕnh diễn tại Chelsea Theater, Brooklin, New York năm 1984, và sau đó Barbara Streinsand dùng làm truyện phim Yentl năm 1988, phim này chiếm nhiều giải Oscar. Isaac Bashevis Singer gốc người Do Thái, sinh trưởng tại Ba Lan, cho tới đầu thế chiến II di tản sang Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ ông tiếp tục viết bằng tiếng Do Thái. Phần lớn tác phẩm của ông đă được dịch sang tiếng Anh. Ông là con một vị giáo sĩ đạo Do Thái, rabbi, cháu nội một rabbi, cha vợ cũng là rabbi. Thế nên, việc đọc kinh thánh Tora là hoạt động quan trọng đối với toàn thể gia đ́nh ông. Ông đoạt giải Nobel về văn chương năm 1978.

Cuốn truyện ngắn Yentl the Yeshiva Boy là tác phẩm Isaac sáng tác khi ông mới vào nghề viết văn, nhưng là tác phẩm được đại chúng ưa thích nhất. Câu truyện xẩy ra tại nước Do Thái trong thập niên 1950, nhưng có một số t́nh tiết tương đồng với truyện thánh nữ Marina thời trung cổ. Nội dung truyện ngắn tóm lược như sau:


Yentl là môt cô gái Do Thái, mồ côi mẹ và ông bố cô lấy việc đọc kinh thánh Tora là việc hệ trọng . Do đó Yentl cũng ham đọc kinh thánh, nhưng luật Do Thái thủa đó không cho con gái vào trường ḍng học thành rabbi. Cô cải trang thành người nam, lấy tên là Anshel đểâ được nhận vào trường rabbi. Trong thời gian tu học, Yentl gặp Avigdor, một bạn cùng học, và yêu Avigdor mà không dám thổ lộ. Trớù trêu là Avigdor có một cô bạn gái, tên là Hadass, nhưng v́ khác biệt tôn giáo nên cuộc hôn nhân không thành. Avigdor giới thiệu Hadass với Yentl, và chàng cưới một bà góa làm vợ. Yentl biết là Avigdor và Hadass vẫn c̣n yêu thương nhau. Nàng hỏi cưới Hadass, cốt giữ Hadass cho Avigdor. Gia đ́nh Hadass nhận lời. Nhưng chỉ trong ít ngày cuộc hôn nhân giữa Avigdor và bà góa tan vỡ. Đồng thời Yentl thú nhận với Avigdor là nàng chính là một cô gái giả trai và bỏ đi biệt tích sau khi ly dị với Hadass. Hadass thành hôn cùng Avigdor liền sau đó. Cặp vợ chồng này có một đứa con trai, ngày làm lễ cắt b́ cho hài nhi, ai cũng bảo đứa bé giống Anshel, tên giả trai của Yentl, và ai cũng ngạc nhiên v́ Avigdor đặt tên con là Anshel.


Đối chiếu truyện Yentl với truyện thánh nữ Marina, ngưới đọc thấy Yentl cũng như thánh nữ Marina đều cùng chịu ảnh hưởng của thân phụ mà cải trang giả trai vào tu viện. Việc tu tập của Yentl cũng như của thánh nữ Marina đều gặp khó khăn v́ t́nh yêu của một cô gái với một thầy tu giả trai. Cái thai hoang của cô gái mất nết trong truyện thánh nữ Marina tạo ra sự hành hạ thánh nữ. Tương ứng với cái thai hoang này là mối t́nh thầm lặng của Yentl với Avigdor dầy ṿ Yentl. Đằng khác, người đờøi coi đứa con của Avigdor và Hadass là con của Ashel, một cô gái giả trai. Sau hết thánh nữ Marina cho biết ḿnh giả trai khi sinh th́, và Yentl cho biết ḿnh giả trai để đi biệt tích. Sự tương đồng này phải chăng là t́nh tiết giả trai để đi tu tập thời trung cổà đă biến thểà thành việc giả trai đi học trường rabbi, như trong truyện Yentl? Phải chăng v́ sự tích thánh nữ Marina đă đi vào tiềm thức đại chúng, từ thời trung cổ tới nay, khiến sự tương đồng này đă dễ nối kết được tác phẫm với độc giả? Phải chăng v́ lư do này mà vở kịch cũng như phim Yentl đă chiếm được sự hâm mộ của khán giả? 

Trên một hướng khác, nút chính trong truyện Quán Âm Thị Kính cũnh như trong ba truyện ba thánh nữ Marina, Theodora và Pelagia là có một người đàn bà mất nết vu oan cho môt người tín nữ giả trai đi tu tập, rồi khi sinh con th́ mang con đến cho người nữ hàm oan nuôi dương. T́nh tiết này là một t́nh tiết đối xứng với t́nh tiết trong một truyện cổ tích về Đức Phật Thích Ca. Truyện kể rằng có một thiếu phụ độn bụng vu cáo đức Phật là cha bào thai. Thế rồi nhờ một đàn chuột do Trời Đế Thích sai xuống cắn rách cái bụng độn, làm lộ âm mưu của ngựi đàn bà, xấu hổ thiếu phụ đó bỏø chạy, gặp chỗ đất nứt ra, rớt xuống địa ngục. Truyện đàn chuột của Trời Đế Thích trích dẫn trên đây mở đầu bài kệ số 176 trong kinh Pháp Cú. 

Đối chiếu riêng chuyển biến, giữa hai nút chính trong truyện cổ tích về đứùc Phật Thích Ca và trong truyện Quán Âm Thị Kính cho thấy rằng cái thai giả vu cáongười nam rồi kẻ vu cáo sa xuống địa ngục, trong truyện đức Phật Thích Ca chuyển biến thành cái thai thật vu cáo người nữ để rồi người nữ bị vu cáo vào niết bàn, thành Phật, trong truyện Quán Âm Thị Kính. Người đọc truyện thơ Quán Âm Thị Kính không khỏi thấy, như dưới ánh sáng Bát Nhă, nh́n từ bờ bên kia, thật giả phải chăng là một; nam nữ phải chăng là một; địa ngục hay niết bàn phải  chăng cũng là một?

 

 

 

LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

       

 

  

 

 

 

 

 

 



 

www.ninh-hoa.com

Trang XUÂN 2014- Văn Học Nghệ Thuật Và Quê Hương