ôm nay
(21/12/2013) ngày giổ thứ 21 của phụ thân tôi. Tôi tuổi đă 80
mươi. Gia đ́nh v́ neo đơn nên ngày tưởng niệm chỉ sum vầy có con
cháu trong gia đ́nh. Tuy vậy cũng có nhiều bận rộn. Điện thoại vẫn
reo vang, bạn bè từ xa đă nhớ tưởng đến ngày giổ ân cần gọi đến.
Trái
cây và hoa tươi của bạn bè ấm áp bàn thờ.
Đó là
t́nh người.
Riêng
cây thiết mộc lan trước ngơ nở đầy hoa, ḥa chung vui với ḷng
người. Không cần tin nhắn hoặc lời mời, t́nh hoa vẫn thơm thảo như
xưa.
Tôi
nhớ đến một bài viết về khóm hoa thiết mộc lan này:
Hoa Thiết Mộc Lan
Trong
tập “Ghi Chuyện Thơ” (một trong những tập ghi chép của ba tôi) có
ghi:
Hoa Thiết Mộc Lan
Cháu Tony, con người bạn gái là Phụng Lữ, theo mẹ vào ở Sài G̣n đầu
năm 1979, đem tặng cho tôi một bụi Thiết mộc lan tí hon, cháu trồng
trong chiếc lon sữa ḅ. Tôi đem trồng nơi cổng nhà. Bụi lan mỗi ngày
mỗi lớn, mà chưa ra hoa.
Năm 1987, cây lan lên cao đến ba thước và thân cây lớn tày bắp chân
ông già và thịt cứng như cây khô. Không có vẻ ǵ là “lan” cả. Người
nhà muốn chặt đi cho rộng chỗ. Tôi không nỡ.
Chiều 11 tháng 01 năm 1988, tức Tiểu hàn năm Đinh Măo, thằng cháu
nội tôi là Nam Huân reo mừng:
- Nội ơi, cây lan ḿnh đă nở bông rồi! Thơm lạ!!!
Tôi ra xem: Hoa như hoa cau màu tim tím. Không đẹp, hương có hơi
gắt, bay rất xa. Một cơn gió nhẹ thổi, những người ở cách hàng nửa
cây số vẫn nghe mùi.
Tương truyền Thiết mộc lan ít khi ra hoa. Nhà nào có Thiết mộc lan
ra hoa thường xảy ra những điều không mấy tốt (Trái lại, người Tàu
lại tin rằng khi cây ra hoa th́ gia đ́nh phát tài nên gọi là cây
Phát Tài), nhà tôi có vẻ hơi lo. Tôi nghĩ trái lại: Đây là điềm
lành.
Hôm tháng 03 năm 1988, tôi về Qui Nhhơn, đi đường mắt bị nhiễm trùng
phải “múc” đi một con, c̣n lại một con th́ bị đục thủy tinh thể,
phải nằm bệnh viện điều trị gần hai tháng mới đi đứng được b́nh
thường. Tuy lành nhưng mắt lại không c̣n đọc được. Khi viết phải
viết ṃ theo quán tính, có câu nhiều lúc dư chữ hoặc thiếu chữ, nét
chữ nhiều khi dư nét hoặc thiếu nét. Nếu tai nạn này xảy ra sau khi
cây Thiết mộc lan ra hoa th́ “khóm Thiên Hương” này đă bị mang
tiếng oan là đem việc rủi vào nhà.
Đêm ấy – đêm Tiểu hàn 1988 – trời đă khuya mà tôi vẫn không ngủ
được, ra ngồi nơi lan can một ḿnh. Tâm hồn không được yên tĩnh. Để
khiển muộn tôi có một luật thôi xao:
Nhẹ nhẹ
cành buông giọt tiểu hàn
Dồn
canh gió lạnh đọng lan can
Mây
dằng dặc tiếng thiên biên nhạn
Sân
ngập ngừng hương Thiết Mộc Lan
Thấm
thía ân t́nh đôi mắt bệnh
Trở
trăn ưu ái tấm thân nhàn
Thôi
đừng thắp nến chi thêm lệ
Lặng lẽ
hồ khuya trăng chứa chan.
Ở Nha Trang tôi không có bạn thơ. Tôi chép bài “Tiểu Hàn” gởi vào
Sài G̣n tŕnh chính cùng ông bạn cũ Hồ Yêm. Hồ Quân hỏi:
- Sao anh không nói “tấm thân tàn” cho nổi ư với “đôi mắt bệnh”?
Tôi đáp:
- Mắt bệnh chớ thân đâu đă tàn. Tuổi tôi gần 80 là tuổi hoàn toàn
nghỉ ngơi, tuổi được quyền trọn hưởng thú thanh nhàn. Thế mà “thân
nhàn” mà tâm lại “không nhàn”. V́ t́nh cảnh chung của nước, hoàn
cảnh riêng của gia đ́nh, v.v...
Rồi Huyền Trang, cháu gái kêu tôi bằng cậu, cán bộ văn hóa tỉnh
Nghĩa B́nh vào thăm, đọc bài thơ rồi nói:
- Cứ mỗi lúc cậu thu hẹp ngoại cảnh vào nội tâm th́ cậu lại bỗng mở
rộng ở kết một cách đột ngột. Con nhận thấy tứ vị bài thơ có phần
loăng. Huống nữa hồ trước nhà đă bị lấp, sao cậu không dùng cái
giếng cổ c̣n y ở cạnh nhà vào thơ?
Tôi khen là “Hậu sanh khả úy”, rồi sửa:
“Giếng lặn trời khuya trăng chứa chan”.
¾¾//¾¾
Hoa Thiết mộc lan ra chỉ có một buồng như buồng hoa cau song không
nở bùng một loạt mà hoa lớp trên tàn rồi lớp dưới mới lần lần nở.
Cho nên gần một tháng mới héo hết hoa.
Đêm đêm tôi thường thơ thẩn bên gốc lan, muốn soạn riêng cho lan một
luật song tứ không nảy, t́nh không đọng. Đôi khi khóm lan trước mắt
lại biến thành khóm mai thủa xưa đă từng nở hoa bên thềm giếng lúc
xuân sang.
Hôm mồng 5 tháng Chạp năm Đinh Măo (1988), tôi ngồi nơi hiên nhà
nh́n ánh nắng vàng lần lần ngă màu xẫm. Một làn hương nhẹ thoảng
đưa, vừa có liền không.
Ḷng tôi nảy sanh trăm mối nghĩ, trăm cảnh, trăm chuyện xa xưa nổi
dậy trong kư ức... Tôi ch́m trong giấc mơ buồn buồn, lạnh lạnh...
Chợt có tiếng chim chớp mào kêu… Tôi bừng tỉnh giấc: Một mảnh trăng
vàng nằm lơ lửng trên nhánh mai già lơ lửng giữa không trung... Bồi
hồi, ảo năo, tôi khẩu chiếm được một luật:
Tấm
thân bảy chín giữ không tṛn
Đôi mắt
c̣n lưa được nửa con
Cuộc
sống hẩm hiu già lại bệnh
Chuyện
đời quờ quạng mực pha son
Hẹn ḥ
chín chục xuân chưa tới
Gắn bó
ba sinh đá nỡ ṃn?
Một
tiếng chim chiều kêu trước giạu
Mai già
nở lạnh bóng trăng non.
Mai thường đi về trong tâm hồn tôi là v́ thời gian từ 1935 đến 1945,
trong vườn nhà tôi có ba cụm mai, một cụm mai vườn trồng cạnh giếng,
một cụm mai biển và một cụm mai núi trồng trong hai chậu xi măng.
Mỗi bận xuân về, hoa vun đầy nhánh. Mỗi khóm có một cốt cách riêng,
một hương vị riêng. Tôi rất yêu quư.
Năm 1945, tôi cùng gia đ́nh tản cư về B́nh Định. Năm 1955, khi tôi
hồi cư về th́ vườn không c̣n mai, nhà không c̣n sách. May mắn, bên
giếng c̣n khóm mai vườn gầy gọ nhưng có vẻ hiên ngang. Mai sống cùng
tôi thêm được một thời gian th́ một trận lụt lớn đưa nước đầm trước
nhà vào vườn ngập suốt mấy ngày đêm. Nước rút đi th́ mai cũng chết.
Chính h́nh ảnh khóm mai vườn già cỗi này đă nở bóng trăng non của
trời tháng Chạp trước mắt tôi, trong thơ tôi!! Tôi đặt tên cho bài
thơ là Mai Già Nở Lạnh. Người bạn gái Mai Hồng Khương, con cụ Trần
Tuấn Khải ở Sài G̣n ra thăm tôi, đọc bài thơ vừa cảm động vừa vui
mừng:
- Thật buồn nhưng không ảo năo. Tứ thơ đi từ cảnh thực phũ phàng đến
cảnh mộng thanh thoát.T́nh đi từ chỗ thiết tha thấm thía đến chỗ
lạnh lẽo nhưng lâng lâng. Nhưng tôn huynh định tặng ai đây?
Tôi cười:
- Tặng cho những ai không chê “Bút Giang Lang không c̣n mộng”.
Hồng Khương bảo tôi chép kỹ bài thơ rồi mang về Sài G̣n làm quà Tết
cho các thi hữu quen biết tôi.
Cách mấy hôm sau tôi ngâm lại bài thơ, thấy cặp trạng chưa nói trọn
được nỗi ḷng, bèn sửa lại:
Dặm thế gập ghềnh tay vịn trúc
Trang ḷng quờ quạng mực pha son.
Sang năm Mậu Th́n tôi được 80 mươi tuổi. Ngồi nhắp chén trà Nguyên
Đán, tôi nhớ đến những ngày tháng đă qua, những ǵ đă qua cùng ngày
tháng. Rồi theo lệ thường tôi lấy giấy mực ra khai bút:
TÁM
MƯƠI XUÂN CẢM
Đông Kỷ
Dậu khóc chào đời
Xuân
Mậu Th́n mừng tám mươi
Cuộc
sống có may nhờ có rủi
Tuổi
già đi tới chẳng đi lui
Mây
trôi cố sự ḍng man mác
Trà rót
minh niên chén ngậm ngùi
Đường
trạm khó khăn không tiện gởi
Mai
vàng hương đọng nhánh cao côi.
Tôi chép thơ gởi cho Yến Lan ở B́nh Định. Yến Lan khen rằng thơ vẫn
giữ phong thái của Quách Tấn, chỉ tiếc câu: “Tuổi già đi tới chẳng
đi lui” ư thường quá.
Yến Lan và tôi là chỗ thâm giao. Quen thân nhau từ năm 1940, chúng
tôi coi nhau như ruột thịt. Năm 1955, Lang tập kết ra Bắc, tôi từ
giă B́nh Định vào trở lại Nha Trang. Xa cách ngót 20 năm trời, chúng
tôi vẫn thường nhớ nhau và ḷng nhau vẫn in sâu vào giấy mực. Sau
ngày đất nước thống nhất, Lang trở về B́nh Định song t́nh đôi bên
không c̣n nồng thắm như xưa. Người ít tới lui với nhau, thư từ cũng
ít qua lại với nhau.
Bài “Tám Mươi Xuân Cảm” là bài thơ đầu tiên tôi chép gởi cho Yến Lan
từ ngày tái ngộ.
Lời khen của Lang về bài thơ, tôi tin là lời chân t́nh. Song tôi
nghĩ không biết v́ Lang sơ ư hay v́ không nhận thấy chiều sâu của
câu: “Tuổi già đi tới chẳng đi lui” nên chỉ thấy nghĩa “thời gian
qua rồi không bao giờ trở lại”, chớ không nhận thấy ư “thân tuy mỗi
ngày mỗi suy song tâm không bao giờ thoái”. Đó là gián tiếp thích
thực của chữ Tấn (tên của tôi) để mua vui. Nhưng đó cũng là “tự kỳ,
tự nguyện” của kẻ đă được hưởng cao tuổi trời.
Mồng 07 tháng 07 năm Mậu Th́n
(18/08/1988)
Quách Tấn
Năm
1990, mắt ba tôi mù hẳn.
Một
hôm, vào buổi sáng như thường lệ tôi vào pha trà để ba tôi uống sớm
th́ ba tôi nói:
- Cây
Thiết mộc lan đă trổ bông.
Tôi
ngạc nhiên:
- Thưa
ba, đâu có lẽ nào cây Thiết mộc lan lại ra bông sớm vậy. Thường th́
sau lần trổ bông, phải chờ đến vài năm sau cây mới có hoa trở lại.
Năm vừa qua hoa đă nở. Thạnh, thơm lâu. Vậy sớm lắm cũng phải sang
năm hoa mới có.
Ba tôi
cười cười:
- Khi
hôm, vào nửa khuya lúc ba sắp thiu thiu th́ hương Thiết mộc lan chợt
thoảng đến. Thoáng một chốc rồi tan ngay. Như người đẹp thoảng qua
rồi để mùi hương ở lại. Con ra sân, t́m xem hoa nhú ở nhánh nào.
Ḷng
tôi ngờ vực nhưng chân tôi vẫn rảo bước ra sân.
Ba
nhánh Thiết mộc lan đang đong đưa trước gió. T́m một hồi lâu tôi
mới phát hiện ra mỗi nhánh Thiết mộc lan nơi gốc cây cách mặt đất
độ 2 thước có một chùm hoa mới nhú.
Tôi vội
chạy vào tin cho ba tôi. Hai cha con suy nghĩ măi mà không thể nào
lư giải được là nụ hoa mới nhú mà sao lại có hương thơm bay xa. Cuối
cùng tôi đành lư giải bằng cách lấy ư thơ mà giải thích t́nh hoa:
- Cây
Thiết mộc lan do ba trồng, ba nâng niu chăm sóc. Hoa nở lần đầu ba
đem tấm ḷng ra thưởng thức. Thơ và hoa đă thành bạn thân thương.
Năm nay
mắt ba mù nên khứu giác ba rất thính. Và hoa kia vốn sẵn tri âm nên
dù nụ hoa mới nhú mà t́nh hoa đă trở về. Trong không gian yên lặng
giữa đêm khuya, hồn hoa đă hóa thành hương hoa t́m đến thăm và báo
tin cho người tri kỷ.
Ba tôi
cười thích thú.
Hai hôm
sau ba chùm hoa Thiết mộc lan bừng nở tơ bông trắng xóa, đong đưa
trong gió và tỏa hương thơm ngát một vùng.
Riêng
trong pḥng ba tôi, ngày lẫn đêm mùi hương vẫn thoang thoảng như có
như không. Mỗi khuya, khi bước vào pḥng, nh́n thấy ba tôi ngồi yên
lặng trên giường tôi tự nhủ rằng hồn ba tôi đang thơ thẩn ngoài sân
dưới ba chùm hoa Thiết mộc lan và thân của người đang được hương
Thiết mộc lan ấp ủ.
Năm
1992, sau khi ba tôi mất, đến dịp làm tuần lần một trăm ngày mất,
khóm Thiết mộc lan lại trổ hoa. Hoa nở rất thạnh nhưng hương chỉ
thoang thoảng và chỉ nở có hai đêm rồi tàn:
Hai đêm hương ngát đầy sân
Ngậm ngùi nhớ bóng thi nhân hữu t́nh.
(Nha
Trang 21/12/1993.)
* *
*