-Kiểu miệng của rắn rất khéo như thế, nhưng trước khi nuốt
thức ăn, nó vẫn bóp, nặn thành sợi dài, khi nuốt nhờ răng hình
móc câu, giúp đưa thức ăn vào họng. Ngực rắn không có xương mỏ
ác xuyên tới xương sườn, nên xương sườn có thể cử động, vì vậy
thức ăn từ hầu đi xuống họng để vào thẳng bụng nơi da có thể
phình to, đồng thời tiết ra rất nhiều nước bọt để làm cho trơn
con mồi.
-Rắn ăn thịt chuột, thằn lằn, sâu bọ, cá, giun, trứng chim,
thú vật. Riêng rắn Lục chỉ ăn sâu bọ, rắn Cạp Nong, rắn hổ Kobra
thường ăn đồng loại. Rắn Đuôi Chuông sau khi sinh nở, đã ăn
trứng hư và rắn con, giống rắn cái này ác hơn hùm vì hùm cái
không ăn thịt con! Một số loài rắn có nọc độc giết chết con mồi
trước khi ăn. Một số loài rắn khác thì siết mồi đến chết, hay
nuốt sống con mồi.
-Sau khi ăn, rắn lười biếng, thụ động. Khi đang tiêu hóa
con mồi, nếu bị tấn công, rắn có thể nôn con mồi ra để đối phó.
Rắn tiêu hóa mọi thứ trừ lông và móng của con mồi. Có rắn không
ăn uống, ngủ liền một mạch tới 4 năm mà vẫn sống, hơn hẳn loài
gấu chỉ ngủ qua đông. Rắn ngủ mắt vẫn thao láo vì không có mí
mắt; có mũi nhưng không ngửi được bằng mũi mà phải nhờ bộ phận
khác, không có tay chân nên phải nuốt trọng đồ ăn; cũng không có
vành tai; thế mà vẫn sống tới 3 hay 40 năm. Tuy vậy rắn vẫn thua
loài gián, vì gián đầu lìa khỏi cổ mà vẫn sống thêm mấy ngày.
-Da rắn phủ kín bằng lớp vảy vô cùng
cứng. Vảy là chân để rắn trườn bò theo hình chữ
S. Khi rắn trườn thì những chiếc vảy
dựng lên, cà sát lên mặt đất đẩy rắn bò tới. Hầu hết rắn di
chuyển dựa vào lớp vảy này. Vảy cứng nên không thể phát triển
theo thân rắn được. Do đó, cứ vài tháng rắn lột da một lần. Rắn
lột da để lớn theo chu kỳ, nó cọ đầu và mũi vào những vật cứng
(như đá) cho tới khi da rách và chúng bắt đầu lột để trưởng
thành cũng để loại bỏ ký sinh trùng. Sự tái sinh này biểu hiện
cho một sự hồi phục.
-Có khoảng 160 tới hơn 400 đốt xương sống và xương sườn. Số
vảy bụng và hàng vảy lưng của nó tương ứng với số đốt xương
sống. Một số rắn đặc biệt có khả năng lướt nhanh. Có rắn có thể
“bay” 15 mét để sang cây khác, nhờ cách uốn mình trong không
khí. Rắn không có vành tai, nên thính giác kém. Mắt ở hai bên
đầu, nên nhìn cũng hạn chế. Mũi rất tốt. Khi bò rắn dùng cái
lưỡi có chẻ nhánh thò ra thụt vào để kiếm mồi. Có loài rắn trên
đầu có mào, sừng.
-Có loài còn phát triển một số cơ quan cảm giác đặc biệt,
như những lỗ nhỏ nằm giữa mắt và lỗ mũi, rất nhạy cảm là cơ quan
cảm nhiệt của rắn. Trong những lỗ nhỏ ấy có một lớp màng mỏng
nối liền với thần kinh ở bộ óc rất nhạy. Dù rắn mù mắt hay đang
ở trong bóng tối cũng phát hiện ra con mồi cách xa nửa mét.
Những cơ quan cảm giác nhạy cảm này đối với loài rắn là điều
kiện quan trọng để sinh tồn. Ngoài tác dụng dùng để săn mồi và
tránh kẻ thù, còn là phương tiện để con đực tìm con cái giao
phối. Rắn không thể điều chỉnh sinh lý như các loài động vật máu
nóng (như loài có vú, chim). Dù nhiệt độ bên ngoài thay đổi, rắn
vẫn giữ nhiệt độ trong cơ thể. Những vùng băng giá ở châu Âu,
rắn phải ngủ trong hang suốt mùa đông như gấu. Vùng nhiệt đới
thích hợp với rắn hơn.
-Rắn có đủ các màu sắc, bò rất nhanh, không gây tiếng động,
có thể bò ngang, thẳng, nửa dưới đất nửa thẳng đứng…
-Hầu hết các loài rắn đều đẻ trứng, chỉ trừ một vài loại
đẻ con như rắn Lục, Đẻn Kim, Đẻn Sọc Dưa.
-Ở Việt Nam có đầy đủ các loại rắn: rắn lục đầu đen, rắn
lục đầu đỏ, rắn lục, rắn cạp nia, rắn cạp nong, rắn đòn cân, rắn
gió, rắn giun, rắn khô mộc, rắn lai, rắn lục, hoa cải, rắn lục
núi, rắn lục sừng, rắn lửa, rắn mái gầm, rắn nước, rắn sọc đốm
đỏ, rắn sọc khoanh, rắn vú nàng, rắn xe điếu, rắn đẹn bụng vàng,
rắn đẹn cơm, rắn đẹn đuôi gai, rắn đẹn khoanh, rắn đẹn mỏ, rắn
đẹn mõm, rắn đẹn vết, rắn đẹn sọc dưa, rắn h ổ đất, rắn hổ lửa,
rắn hổ mang, rắn hổ mang chúa, rắn hổ trâu, rắn rồng…
-Đầu năm cầu chúc quý đồng hương có nội lực sung mãn, bền
bĩ, dẻo dai, nhanh nhẹn, uyển chuyển, chịu đựng, kiên nhẫn, dĩ
nhu trị cương và trẻ mãi không già như rắn vì có sức khỏe là có
tất cả.