T Ô N S Ư T R Ọ N G Đ Ạ O
- Một khi Vua Hàm Nghi kính cẩn chào thầy cũ …
Sau đêm binh biến ( đêm 4/7/1885 – sáng 5/7/1885 ) Pháp chiếm trọn kinh
thành Huế. Quan Phụ chánh Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi ra lập
chiến khu ở Sơn pḥng Hà Tĩnh. Tại đây Vua Hàm Nghi ban hành Hịch Cần
Vương. Phong trào Cần Vương chống Pháp kéo dài được ba năm
1885-1888. Sau khi lập Vua mới ( Vua Đồng Khánh ) người Pháp mở nhiều cuộc
hành quân ở hai miền Quảng B́nh –Hà Tĩnh. Mục đích của các cuộc hành quân
nầy là bắt cho được Vua Hàm Nghi – Lănh đạo Phong Trào Cần Vương -. Việc
săn lùng t́m chỗ ở của Vua không dễ v́ bản doanh của phong trào kháng Pháp
luôn thay đổi. Đến cuối năm 1888 th́ Pháp mua chuộc được tên Trương
Quang Ngọc-người sắc tộc Mường-Ngọc vốn nghiện thuốc phiện nên mới nhận
tiền của Pháp để phản lại phong trào cần vương. Vai tṛ của Ngọc là
đưa lương thực từ nghĩa quân về cho bản doanh nên biết chỗ ở của Vua. Song
việc ra tay hành đông không phải dễ v́ quanh vua luôn có hai anh em Tôn
Thất Thiêp và Tôn Thất Đạm ( Hai con của Quan Phụ Chánh Tôn Thất Thuyết )
cùng một số vơ sĩ bao quanh. Cơ hội đến cho Ngọc đó là sáng ngày 1 tháng
11 năm 1888 nhân lúc Tôn Thất Đạm cùng toán vơ sĩ vắng nhà, Ngọc cùng 20
tên Mường khác xông vào giết Tôn Thất Thiêp và bắt sống Vua Hàm Nghi.
Khi bị bắt Vua đă nói với Ngọc : “ Mi hăy giết ta đi chứ đừng đem ta nộp
cho Tây “Đó là lời nói cuối cùng cho đến khi Vua bị lộ tung tích Bọn Ngọc
đem Vua nộp cho Pháp ở Thuân Bài ( thuộc Quảng B́nh ). Phần th́ Vua tịnh
khẩu nên không môt ai trong đám người đến xem nhận ra Vua, hơn nữa Vua rời
kinh thành lúc 15 tuổi, bị bắt lúc 18 tuổi. Nhà Vua giờ đây là một thanh
niên già trước tuổi v́ cuộc sống kham khổ nơi tiền sơn hẻo lánh. Viên sĩ
quan Pháp là Đại úy Boulangier tỏ vẻ nghi ngờ tính xác thực về lời khai
của Trương Quang Ngọc nên viên sĩ quan nầy chưa vội thông báo cho Ṭa Khâm
Sứ Pháp ở Huế, có lúc lại muốn thả đi. Thế rồi có một hôm trong đám người
đến xem “mặt Vua “ có một gia sư dạy học cho Vua ngày trước xuất hiện. Vua
chợt nhận ra thầy cũ, như một cái máy cất lời chào hỏi thầy cũ, thế là
tung tích bị lộ. Cử chỉ và lời chào hỏi thầy cũ biểu lộ t́nh nghĩa
sư đệ xuất phát từ trái tim nên Vua quên ḿnh đang đóng kịch “làm kẻ xa
lạ” v́ đại cuộc. Đó là câu chuyện cuối thế kỷ 19. Môt chuyện khác về
t́nh nghĩa thầy tṛ trong thời cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 : Đó là ông
Carnot –vốn là một nhà vật lư, nguyên lư Carnot- giờ đây ông là một ủy
viên trong chấp chánh đoàn đầy quyền lực đang lănh đạo nước Pháp (1). Một
hôm nhân một chuyến đi kinh lư về vùng quê t́nh cờ ông Carnot dừng chân
nơi trường cũ. Ngôi trường làng nầy là nơi ông ta theo lớp vở ḷng. Ông
giáo già đâu c̣n nhận ra cậu bé ê a a,b,c…ngày trước. Ông Carnot phải tự
giới thiệu,ông giáo già mới nhân ra …Dù đông hay tây giá trị t́nh thầy tṛ
có giá trị phổ quát về mặt đạo đức,do tính phổ quát nầy mà t́nh cảm đó như
được lưu truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác nó nằm sâu trong tiềm thức
của con người, khi có cơ hội th́ bùng phát như ngọn lửa.
- Nửa bó rau muống nơi trại tù ; mớ cá tươi biếu thầy nhân ngày hiến
chương nhà giáo 20-11.
Đó là hai câu chuyện về t́nh nghĩa thầy tṛ sau 30-4-1975 tại Việt Nam.
Tại trại tù khổ sai Nam Hà ở miền bắc Viêt Nam có hai người người tù vốn
một thời là thầy tṛ. Một người là giáo sư,rồi Nghị Sĩ Thương Nghị Viện
VNCH, một người tù khác là sĩ quan cấp tá thuộc quân lực VNCH. Người tṛ
đă biếu thầy nửa bó rau muống cho thầy có chất tươi để “cải thiện bữa ăn
“. Cá nhân tôi nhờ ở tù trong nam tuy đói mà ít rét. Tuy được gia đ́nh
tiếp tế mỗi tháng một lần nhưng suốt tháng ngày hai bữa sắn ( khoai ḿ ),
bo bo, cháo bắp xay, nên khi có được chén cơm từ gia đ́nh, tôi nhai nuốt
như đếm từng hột cảm thấy máu từ tim đưa lên bừng bừng cả mặt, th́ mới
thấy giá trị của chất tươi từ nứa bó rau muống, để thấy muôn vàn thiếu
thốn về dinh dưỡng trong hoàn cảnh cá chậu chim lồng ! Người ta có thể coi
thường, đó chỉ là chuyện b́nh thường, đó là giá trị vật chất trong cảnh cơ
hàn tù tội. Chuyện không c̣n b́nh thường nữa qua cách thức biết ơn
thầy sau đây : sau 30-4-1975 một giáo sư dạy chúng tôi hồi lớp đệ lục (
bây giờ gọi là lớp 7) được lưu dung ( không phải là lưu dụng ). Một
hôm nhằm vào ngày hiến chương nhà giáo 20-11, thầy đang đứng giảng bài th́
một công nhân viên trong ban đời sống của trường tiến gần thầy ngắt ngang
lời giảng rồi chỉ mớ cá tươi ở góc lớp học mà nói với thầy : nhân ngày
hiến chương nhà giáo biếu thầy cá để cải thiện bữa ăn. Đây là món quà cho
thầy nhân ngày tết nhà giáo. Phản ứng của thầy là sửng sờ…Hôm sau
thầy viết đơn xin nghỉ việc. Chuyện nầy thầy cũ chúng tôi không bao giờ
nhắc đến mỗi lần thầy tṛ gặp nhau, chúng tôi được nghe qua lời kể của một
vài anh chị trong gia đ́nh thầy. Người ta nói đó là chuyện b́nh thường của
một xă hội thời “tem phiếu”. Thậm chí một số người hôm nay sống trong giàu
sang không quên những ngày cũ bằng cách đem một vài vật dụng thời bao cấp
ra triển lăm để so sánh quá khứ và hiện tại cũng như tự hào dân tộc “đă
bước đi bằng cái hia bảy dặm” …. . chân đi dép lốp mà bước được lên tàu vũ
trụ (2). Với thầy tôi th́ khác thầy chưa quen cung cách tôn sư trọng đạo
của chế độ mới. Chúng tôi nói đùa với nhau như nhớ lúc trước năm học ở
trung học thầy đă dịch mấy câu chữ Hán ra chữ Việt như sau :
Dự thiện nhân như nhập chi lan chi thất,
Dự ác nhân như nhập bào ngư chi tứ
(chung đụng với người lương thiện như vào vườn nhà đầy hoa lan thơm ngát ;
chung đụng với người tính bất lương như vào chợ bán cá mùi hôi tóa khắp),
nên giờ đây thầy dị ứng với “ cá tanh hôi chăng” ? Nhắc đến cá tanh hôi
chúng tôi không thể quên chợ cá ở đường Trần Quốc Toản ( nay là đường 3
tháng 2 ) Saigon trước 1975. Những ngày hè chấm thi ở Saigon, thầy tṛ
chúng tôi có lúc phải di chuyển trên đại lộ đó, nếu không may qua chợ cá
đó mà phải dừng lại v́ đèn đỏ th́ đó là một cực h́nh. Thầy chúng tôi quên
đi chuyện cũ không phải hối tiếc v́ đă được dạy học ở thành phố Saigon mà
không chịu “vượt khó “ hoặc thầy cùng cô có cơ hội đổi nghề nơi thị tứ.
Hôm nay thầy chúng tôi có nhà cao cửa rộng, con cái đều thành danh ở trong
nước cũng như ở hải ngoại. Thầy chúng tôi cố quên đi không ngoài lư do :
Thầy chúng tôi dị ứng về cách biếu xén như thế dù xă hội mới bắt làm quen
với nếp sống mới. Thầy chúng tôi chưa quên lời rao giảng trong bài học môn
công dân giáo dục năm nào “cách cho hơn của cho “. Thầy cố quên nó đi như
người ta “ cố quên lỗi lầm lớn nhât trong đời “ (3). Thường t́nh
người ta cố quên đi những chuyện đáng buồn cứ ray rức măi trong ḷng:
Tôi muốn để thật lâu,
Những tờ ghi kỷ niệm
Và vội lật nhanh những tờ sầu ( Tấm lịch để bàn )
Thế nhưng chuyện nửa bó rau muống lại đươc một nhà giáo bậc đàn anh vừa là
sếp cũ của tôi nhắc đến trong môt kỳ hội ngộ liên trường. Sếp cũ của tôi
nhắc chuyện nầy trong hàn huyên tâm sự đầy cảm động v́ mỗi môt lần họp mặt
liên trường theo ḍng thời gian là một khám phá mới : thầy nhắc lai kỷ
niệm năm xưa với một cưu học sinh ( thầy không biêt tên ) đông thời cũng
là bạn tù t́nh cờ gặp trong lúc đi lao động. Chúng tôi vừa tŕnh bày những
biểu lộ ân t́nh giữa thầy tṛ dù ngăn cách về đia vị ( ông Carnot – ông
giáo già lớp vở ḷng ) hay trong hoàn cảnh nghiệt ngă ( vua bị lưu đày –
với vị gia sư ; hay giữa những bạn đồng tù ). Những ân t́nh đó như ấn tàng
trong lương tâm của con người biểu hiện khi có cơ hội. Cho nên t́nh sư đệ
có giá trị phổ quát và bùng phát như lửa bùng cháy khi cuộc đời cá nhân
lâm vào ngỏ cụt như những quân nhân công chức VNCH trước 1975 phải vào
trại lao cải mà không biết ngày về. Một cựu tù nhân nơi trại lao cải ngoài
miền bắc đă hiên ngang trong tư thế đối diện với cái chết : Thà làm một
viên ngọc nát, chứ không làm một viên ngói lành.
Ngọc nát vẫn hơn ngói lành, nhà tù ba chữ núi biển khóc, Thái sơn
nặng,lông hồng nhẹ, bàn luận ngh́n năm c̣n thấy sao sa trời sáng.
( Phan Bội Châu khóc Trần Quỉ Cáp )
Viên ngọc nát đó là nhà cách mạng Trần Quư Cáp. Nhà cách mạng nầy bị xứ
chém ngang lưng. Một trường trung học ở miền trung trước 1975 mang
tên vị danh nhân nầy.
Người cựu học sinh lớp đệ thất ( ngày nay gọi là lớp 6 ) nhớ lại lời của
thầy Hiêu Trưởng Tăng Dục trong bài diễn văn khai giảng có đoạn : Trường
chúng ta được hân hạnh mang tên Trần Quí Cáp. Cụ Trần là vị anh hùng ái
quốc. Thầy mong muốn các em chăm chỉ học hành, để sau nầy thành đạt, ra
giúp nước làm rạng danh cho trường.
Năm tháng trôi qua lời thầy năm xưa tưởng như không c̣n trong kư ức của
người tṛ nữa như theo cách nói : trả chữ lại cho thầy, nhưng không người
tù đối diện với nhục h́nh đưa đến cái chết vẫn hiên ngang bất khuất của
người quân nhân đặt Danh Dự Tổ Quốc trên hết. Tinh thần quả cảm nầy
khiến kẻ chiến thắng trong vai cai ngục phải chùn bước. Người tṛ
giờ đây không c̣n cơ hội gặp vị thầy năm xưa nữa v́ thầy đă khuất bóng
nhưng ḍng chảy tri ân thầy sẽ lưu truyền măi như ḍng nước thấm qua mạch
đất. Người cựu học sinh tri ân thầy qua hành động để người ta hiểu : Thế
mới biết, những người yêu nước có thể bị giết nhưng tinh thần ái quốc của
một dân tộc th́ bất diệt. Đó là cái đẹp và cao cả trong cách biết ơn
thầy cũ.
Một toán trưởng biệt kích bị lộ tung tích khi đang thi hành sứ mạng đăc
biệt trong vùng đất địch. Người toán trướng thoát chết nhưng khi điểm danh
thấy thiếu mất một đồng đội. Người toán trưởng nhất quyết trở lại nơi đă
xẩy ra giao tranh. Trong đêm đen anh toán trưởng biết đồng đôi ḿnh đă
chết, thay v́ bỏ xác bạn nơi chiến trường,anh nhất quyết mang xác bạn
theo,vượt đường rừng suốt đêm mới đến điểm hẹn xin máy bay trực thăng đưa
xác bạn về đến Quân Y Viện Duy Tân –Đà Nẳng. Người cựu học sinh nầy nghẹn
ngào kể lại chuyện nầy hơn 30 năm sau ngày tàn cuộc chiến với thầy cũ như
cách biết ơn thầy : năm xưa thầy đă kể chuyện Cầu Sông Kwai ( 4 ) cho các
em bớt ngủ gật do bài giảng sử địa khô khan nhiều sự kiện và con số. Thầy
không nhấn mạnh đến tinh thần đồng đội nhưng tṛ làm hơn thế nữa.
Người cựu hoc sinh kể lại :Trong những đêm đen nơi miền Hạ Lào hay nơi mật
khu của miền đất địch luôn đối diện với cái chết th́ h́nh ảnh trường cũ
thời trung học hiên ra : thầy cũ, bạn cũ,lớp học,sân trường. Tinh
thần đồng đội dâng cao từ trái tim cũng như khối óc nên người cưu học sinh
không bỏ lại đồng đội dù đồng đội giờ đây c̣n là xác chết. Hạnh phúc
ở chỗ,ba chục năm sau gặp lại thầy cũ –người thầy, người đă kế chuyện Cầu
Sông Kwai.
Đó là những câu chuyện về tấm ḷng biết ơn thầy cũ rất sống động. Giá trị
đạo đức của dân tôc luôn hiện hữu qua quá tŕnh chuyển biến trong xă hội.
Dân tộc ta vốn trong người đi học tất nhiên trọng người thầy : Cơm cha áo
mẹ chữ thầy …( ca dao ). Qua ư tưởng nầy người ta không thấy bóng dáng ông
Vua trong mối giềng Quân-Sư-Phụ ( Vua –Thầy –Cha ). Nói một cách khác đó
là truyền thống biết ơn thầy có trước khi hiến chương nhà giáo 20-11-1920
du nhập vào Viêt Nam sau năm 1975. Hiến chương nầy lên án điều mà hiến
chương nầy gọi là “không tôn trọng nghề dạy học” (?). Người ta áp dụng
Hiến Chương vào xă hội Miền Nam đang phải “đổi đời “. Xă hội đang chuyển
ḿnh trong hoàn cảnh nghiệt ngă. V́ thiếu lương thực và hàng tiêu dùng nên
mới có chế độ tem phiếu,mới có cái sầu muộn da diết như”mất sổ gạo “, đa
số trẻ em nơi thành thị suy dinh dưỡng (5). Do đó người “thầy lưu
dung “ làm sao khỏi tủi thân như phải nhận những món quà tưng tự như món
cá tươi như chúng tôi vừa nêu. Song từ sau thời kỳ đổi mới cuộc sống
sung túc hơn. Người ta đă “ăn ngon mặc đẹp “thay v́ “ăn no mặc ấm “như trẻ
thơ từng ước mơ có một bữa cơm trắng no bụng. Giờ đây ngày 20-11
hằng năm được tổ chưc tưng bừng và chu đáo. Ngày 20-11 được đánh giá ngang
với những ngày lễ lớn trong năm. H́nh ảnh “người giáo viên nhân dân “ cũng
thay đổi. Người giáo viên nhân dân với chiếc áo dài biến hóa rất hợp thời
trang cùng những cành hoa khoe sắc có thể sánh ngang với h́nh người mẫu
thời trang ! Đó là sự thành công về mặt thực dụng. Có thực mới vực được
đạo mà. Song sau cái hào nhoáng của ngày lễ hội, người thầy không khỏi
thao thức ưu tư khi người ta than thở nào là :
-Căn bệnh giả dối đang thống trị xă hội Viêt Nam, mà chủ yếu bắt nguồn từ
t́nh trạng thiếu trung thực của giáo dục nước nhà ( Nhà Văn Trần Mạnh Hảo
)
-T́nh trạng thiếu trung thực trong giảo dục là căn bệnh trầm trọng nhất.
-Số học sinh bỏ học ngày càng nhiều đa phần không đủ khả năng đóng học
phí.
-Thiếu trường giáo dục mầm non dư trường đại học và cao đẳng.
Số học sinh bỏ học ngày càng nhiều là chuyện không b́nh thường trong một
đất nước thanh binh hơn 37 năm. Bản thân chúng tôi đă trưởng thành
trong chiến tranh,viêc học có lúc phải gián đoạn do thời cuộc. Dạy
học giữa lúc cuôc chiến đến hồi ác liệt, chúng tôi mơ ước ngày thanh b́nh
như người sống trong khô hạn mong có trận mưa rào.
Thiếu trường mầm non, dư trường đại hoc có thể h́nh dung đó là h́nh tháp
ngược. Người ta ví von tập thể trẻ em từ mẫu giáo đến hết bậc tiểu học là
những chiến sĩ tí hon trong đoàn quân mà số quân đến hàng tỉ. Người cha so
sánh con ḿnh là môt tế bào trong hàng tỉ tế bào của cơ thể từ đó đưa ra
lời khuyên khi thấy con có lúc uể oải cắp sách đến trường, người cha ví
von cùng với con minh vào một buổi sáng hàng trăm triệu trẻ em như con
trên thế giới cùng đến trường nếu không may đoàn quân đó biến mất th́ nhân
loại sẽ rơi vào tăm tối hay trớ lại thời kỳ đồ đá cho nên con phải hăng
hái tiến bước tới trường như người lính tí hon trong đoàn quân khổng lồ (
dựa theo Edmond Amicis –Les Grand Coers ). Cho nên viêc thiếu trường
mầm non có nghĩa là Số Quân của Đoàn Quân Thiếu Nhi đang giảm ! Đó là
chuyện đáng báo động.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn xem đó như là hiện tượng. Như hiện tượng đă
xẩy ra vào đầu thế kỷ 20 :
Cái học chữ nho đă hết rồi,
Mười người theo học chin người thôi ( bỏ học )
( Trần Tế Xương )
Bởi v́ chúng tôi vững niềm tin c̣n rừng cây lá th́ lá vẫn xanh như t́nh
nghĩa thầy tṛ của một ngôi trường đă mất tên. Ngôi trường nơi thành phố
miền thùy dương cát trắng đă mất tên hơn 37 năm, thế nhưng thầy tṛ đầu đă
bạc họp mặt nhau được 18 lần ( đều đặn mỗi năm một lần ) và hứa hẹn gặp
nhau lần thứ 19 sang năm ( năm 2013 ). Nơi họp mặt lần thứ 18 không xa
ngôi trường cũ ( giờ đă đổi tên ). Hơn mười vị thầy tuổi ngoài bảy
mươi, cựu học sinh từ trong nước và ngoại quốc tham dự hơn một trăm. Tấm
ảnh mặt tiền trường cũ hơn 37 năm trước được phóng to và đặt nơi cao trong
hội trường. Thầy tṛ có cảm tưởng đây là ngày một ngày khai trường
năm nào. Ông giáo già nh́n những cựu học sinh trung niên như cái
nh́n ngược thời gian. Từ đó thầy tṛ có cảm giác như lớp học đang tái
hiện. Khung cảnh tái hiện vô cùng cảm động. Đặc biệt người cựu học sinh
nhận được cái huy hiệu mang tên trường cũ. Cái huy hiệu bằng vải, kích
thước nhỏ bằng ngón tay trỏ. Cậu bé ngày trước cách nay hơn 40 năm ( giờ
là cựu học sinh ở độ tuổi trung niên ) rất vinh dự được mang cái huy hiệu
đó. Cậu bé hay cô bé với đôi mắt trong đen ngơ ngác nh́n quang cảnh sân
trường lớp học như lạc vào thiên đàng của tuổi thơ. Hôm nay họ nhận được
tấm huy hiệu có thể đă bạc màu, nhưng tấm huy hiệu nầy đă trở thành kỷ vật
thiêng liêng. Miếng vải bé tí nầy sau hơn 40 năm lưu lạc như châu về Hơp
Phố đă trở lại. Người ta có cảm tưởng như hồn thiêng của trường cũ
dù đă mất tên về với ngày hôi ngộ Trong khung cảnh trang nghiêm mà thân
t́nh đó t́nh thầy tṛ và đồng môn được trân trọng.
Theo tác giả Học Tṛ Thời Ấy th́ những đồng môn với tác giả hơn 40 năm
trước được Giàu Sang và Hạnh Phúc (5) Tác giả so sánh khi tác giả có dịp
đến các thành phố lớn : trường học là những nhà cao tầng có máy lạnh bên
ngoài bảo vệ đồng phục đi lại trông oai vệ và nhiêm trang. Nếu không có
bảng hiệu tên trường th́ người ta có thể cho đây là cơ sở kinh tế của một
tập đoàn kinh doanh. Vào giờ tan trường các cậu ấm cô chiêu được
rước lên những chiếc xe du lịch sang trọng. Có cô cậu c̣n được ông nội hay
ngoại ǵ đó đang là chủ tịch nước ngồi chờ sẵn nữa, c̣n bạn của tác giả
thời niên thiếu th́ săn sàng bỏ guốc dép chạy chân đất đuối bướm hái hoa
hay tung tăng chạy khắp sân trường vào giờ chơi thế mà gọi là giàu sang và
hạnh phúc. Nhiều người không đồng ư cách so sánh nầy. Họ có
thể cho tác giả quá hoài cổ, thời trước khác bây giờ khác, người ta lại
muốn chúng tôi trở lại thời kỳ thắp đèn dầu leo lét chăng hoăc xa hơn nữa
là noi gương ông Châu Trí gom đom đóm làm đèn để đọc sách ? Sự giàu sang
và hạnh phúc ở đây mang ư nghĩa khác. Ở đây chúng tôi cũng không đề cập
đến mặt trái loại h́nh trường học “Quốc Tử Giám của Thế kỷ 21 “ vươn lên
cao ngạo giữa những thành phố lớn v́ chúng tôi xem đó là mặt trái của
chiếc huy chương. Thời niên thiếu chúng tôi có Giàu Sang và Hạnh
Phúc v́ chúng tôi tận hưởng ba tháng hè với bầu trời cao trong xanh trong
nắng hạ,có hoa phưọng tung bay trong gió. Đó là tài sản quí giá mà dồi dào
v́ không ai nở chiếm hữu và tàn phá :
Kho trời chung mà vô tận của ḿnh riêng
( Nguyễn Công Trứ )
C̣n có một kho báu khác : trong không gian trầm lắng của ngày hè, những
cánh cửa lớp học tạm khép kín những mộng đời chưa hề tan vỡ, những lời rao
giảng c̣n âm vang, h́nh ánh chiếc roi mây của ông giáo hiền nhưng nghiêm
đă chuyển hướng cuộc đời của Đào Duy Từ hay Lê Quí Đôn “ rắn đầu biếng
học“. Nơi nầy môt xă hội lư tưởng đươc h́nh thành. Nơi nầy cung cấp
hành trang vào đời. Hành trang vừa dồi dào vừa quỉ báu. Cho nên có
thể nói thời niên thiếu cuả chúng tôi giàu sang và hạnh phúc.
Sau cùng mỗi buổi hội ngộ liên trường, từng đơn vị trường hay đơn vị lớp
là khúc trường ca. Đó là những lớp học được tái hiện, những kỷ vật ngày
xưa xuất hiện. Tấm huy hiệu được gắn lên áo, học bạ cũ,thẻ học sinh được
trưng bày,âm thanh của lời hàn huyên thăm hỏi như là âm thanh tiếng rao
giảng vọng về từ quá khứ. Đó là khúc trường ca về t́nh đồng môn,
nghĩa thầy tṛ. Âm vang của khúc trường ca vọng xa về tương lai.