Lúc nào cũng vui xuân, mùa nào cũng thấy có xuân, chỉ có những
người đă giác ngộ, như các thiền sư đời Lư đời Trần… chẳng hạn.
Các ngài có nhiều bài thơ xuân tuyệt diệu. Như:
Dương liễu hoa thâm điểu ngữ tŕ,
Hoa đường thiềm ảnh mộ vân phi..
Khách lai bất vấn nhân gian sự
Chỉ bạng lan can khán thuư vi.
Đó là bài thơ tức cảnh của 1 nhà sư phái Trúc Lâm đời Trần.
Tạm dịch là:
Dương liễu đầy hoa
Dịu dàng chim ca.
Thềm hoa ánh nguyệt
Mây chiều bay qua.
Khách t́m đến chơi
Hỏi chi việc đời
Lan can đứng tựa
Ung dung nh́n trời.
Thật là thanh thoát! Thật là đầy thi vị lẫn đạo vị!
Mà muốn hưởng đạo vị trong những bài thơ đầy thi vị của các
thiền sư đắc đạo đời Lư, Trần…, thiết tưởng cũng nên biết qua
thế nào là Xuân theo tinh thần giác ngộ.
Trong Kinh Pháp Hoa có câu rằng:
Chư pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng.
Nghĩa là “ Tất cả các hiện tượng và các loài hữu h́nh cùng vô
h́nh trong vũ trụ (chư pháp), xưa nay vốn tồn tại trong bản thể
tịch diệt”.
Một thiền sư giác ngộ, tập thêm hai câu nữa rằng:
Xuân đáo bách ba khai,
Hoàng oanh đề liễu thượng.
Ư nói: “ Xuân kia là h́nh bóng của bản thể tuỳ duyên mà hiển
hiện ra hoa thắm, liễu biếc, oanh vàng…”
Như thế, XUÂN theo tinh thần giác ngộ, là cái ĐẸP bất diệt, cái
ĐẸP thường trú của Bản thể, tức là của Pháp Thân, tức là của
Chân Tâm, tức là của Chân Như vậy.
Cái ĐẸP ấy, lời nói không thể diễn tả, chỉ tự ḿnh thể hội lấy
mà thôi:
Chỉ bạng lan can khán thuư vi.
Muốn thể hội được cái ĐẸP thường trú, cái ĐẸP bất biến kia, th́
phải nh́n sâu vào hiện tượng trước mắt để đạt đến Bản Thể nhiệm
mầu. Khi đă đạt đến rồi, th́ cái ĐẸP hiện ra ở mọi h́nh thức
trong vũ trụ: Lúc nào ta cũng thấy Xuân, nơi nào ta cũng gặp
Xuân.
Ngài Giác Hoàng Điều Ngự đời Trần, có bài thơ rằng:
Niên thiếu hà tằng hiểu sắc không,
Nhất xuân tâm sự bách ba trung.
Như kim khám phá đông hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn khán truỵ hồng.
Tạm dịch:
Tuổi trẻ mô hồ lẽ sắc không,
Vui xuân ḷng gởi khoảng trăm bông.
Chúa Đông rày đă tầng quen mặt,
Thong thả ngồi xem nhánh rụng hồng.
Lúc chưa rơ bản lai diện mục của Xuân, th́ chỉ thấy xuân trong
thời hoa nở, nghĩa là chỉ nhận thấy cái Đẹp trong mùa xuân. Đến
khi đă chứng ngộ Bản thể rồi, th́ trông thấy xuân cả trong thời
hoa rụng, nghĩa là nh́n thấy cái Đẹp ở cả ngoài mùa xuân, bỡi v́
cái Đẹp của Pháp Thân tồn tại qua thời gian và tràn khắp mọi
không gian.
VIÊN CHIẾU thiền sư đời Lư, nh́n thấy Xuân trong tiếng c̣i luồn
qua khóm trúc, trông thấy cái Đẹp ở trong bóng núi đeo trăng
vượt khỏi bức tường:
Giốc hưởng tùng phong xuyên trúc đáo,
Sơn nham đái nguyệt quá tường lai.
Thiền sư c̣n trông thấy xuân, trông thấy Đẹp ở trong những giọt
mưa rơi rụng khoảng hoa ngàn, ở trong tiếng gió thoảng đưa nơi
sân trúc:
Vũ trích nham hoa: Thần nữ lệ,
Phong xao đ́nh trúc : Bá Nha cầm.
Và Ngộ An thiền sư ( cũng đời Lư) nhận thấy xuân cả trong nơi
than hừng lửa cháy. Thiền sư có câu:
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị càn.
Nghĩa là:
Ngọc cháy đầu non không đổi chất,
Sen sanh trong lửa vẫn tươi màu.
“Ngọc cháy đầu non, sen sanh trong lửa” là Xuân là Đẹp, là h́nh
bóng của Bản Thể thanh tịnh, là chân tướng của Pháp Thân bất
diệt, nằm dưới những hiện tượng xấu xa do ác nghiệp cấu tạo.
Nhưng một khi đă “ khám phá Đông Hoàng diện” rồi, th́ chất trong
của ngọc, màu tươi của sen, cái Đẹp của Pháp Thân, cái Xuân của
Bản Thể vẫn hiển hiện ra trước mắt trong mọi lúc ở mọi nơi.
Cho nên một nhà thơ đă hiểu được lẽ sắc không, th́ ở trong hoàn
cảnh nào cũng trông thấy cái Đẹp, ở trong cảnh ngộ nào cũng thấy
an nhàn tự tại mà vui hưởng cái Xuân, cái ĐẸP bất diệt bất biến
của Pháp Thân, cái xuân thường tồn thường trú của Bản Thể. Khi
ấy những bài thơ viết ra đều đượm sắc xuân, và thơ Xuân không
phải đợi mùa xuân của thế gian về mới nảy nở./.