Năm
nào cũng vậy, khi mùa mang về chút se se, lành lạnh nơi Sài Thành,
người ta rỉ tai nhau trong tiếng cười méo mó và đầy xuýt xoa : “
Hôm nay, trời lạnh quá”. “ Chưa bao giờ thấy lạnh buốt như bây
giờ”… Tôi lại thích thú, đất trời như điểm xuyến cho mùa, cho sự
giao thoa đi qua càng đậm nét rõ rệt.
Quê
tôi mùa này cũng lạnh, bởi những ngọn gió bấc tràn về, bởi mùa
đông ưỡn mình dài nhằng nhẵng. Thích thú nhất vẫn là cái lạnh của
mỗi buổi sáng, tắm mình trong cái nắng vàng rực rỡ nhưng người vẫn
run cầm cập. Xóm nhỏ nơi tôi sinh ra lại rộn rã, nhịp nhàng với
bao lo toan cho một mùa Xuân mới đang về.
Tôi
lớn lên từ nơi ấy, hẻm sâu hút từ đường cái lớn. Ở quê, con đường
đó người ta không có tên đường mà gọi là đường cái quang. Tôi
không hiểu vì sao người ta gọi thế, tới lứa mình, vẫn gọi y chang.
Ngộ
thiệt, hẻm xóm nhà tôi không ngoằn ngoèo, quanh co, khúc khuỷu,
nhưng lại cứ bó hẹp bởi cây me to đùng nhà bà Chín che phủ. Um tùm
cây và vệ đường đầy cỏ mọc. Hồi trước, ai xuống xóm tôi cũng sợ
run người. Nhất là những đêm trăng chưa tròn, mờ mờ, ảo ảo, gió
khe khẽ lay, người người thêu dệt bao câu chuyện hãi hùng khiến
con nít sợ chết khiếp.
Ngõ
nhà tôi, cái xóm nhỏ không có nhiều hộ. Chỉ một con đường ngắn và
tận cùng là rọoc. Người ta hay gọi ngõ ấy là ngõ rọoc. Con nít xóm
tôi không nhiều, từng lứa tuổi chỉ có tối đa nhiều nhất là bốn
đứa. Còn lại chỉ một, hai.
Xóm
nhỏ được cái người người thương nhau, nhà nhà đoàn kết. Ngày ngày
đi qua, ngõ nhỏ im lìm lặng lẽ, cái đói, lạnh của mùa Đông tràn về
khiến xóm điu hiu, cô quạnh. Chỉ mùa hè, rộn ràng nơi rọoc và
những đêm trăng về.
Cái
ngộ nữa ở xóm nghèo là khi người ta không còn tiền, còn bạc người
ta sang nhà này, nhà kia xin ít mắm, muối, đường, bột ngọt, có lúc
phải mượn gạo nấu cơm….Chắc chẳng ai tin nhưng xóm tôi lại có. Nhớ
năm đó, tháng ba, những ngọn nồm bắt đầu thổi mạnh, mùa cá ngừ
trúng quả. Xóm tôi rộn rã những bước chân thình thịch của các bà
từ biển đi về. Quai gánh kẽo kịt nặng trĩu trên vai, đi đầu đường,
cuối ngõ rao bán. Năm đó, H mua một con cá to mang vào, cằm cụi
làm cho một buổi tiễn đưa. Nhà hết mắm, hết đường, K lật đật chật
ù về nhà đem mỗi thứ một ít sang để nấu nướng. Chuyện đùa nhưng có
thật.
Tôi
vào Sài Gòn cũng gắn mình nơi những ngõ nhỏ. Lần đầu tiên nơi phố
xá một thứ sao chật chội và bức bối, nắng, gió cũng hiếm hoi, ngay
cả khi ông mặt trời thức hay ngủ cũng chẳng được mấy khi được ngắm
nhìn.
Loay
hoay kiếm tìm, cũng ba chìm, bảy nổi tôi trụ lâu nhất trong hẻm
nhỏ tĩnh lặng và yên bình hiện tại. Nơi cũng có khá nhiều người
công nhân nghèo, những căn phòng bé teo ngột thở. Được phần, những
người ở thuê yêu thương nhau, đùm bọc cả khi trái gió, trở trời.
Hôm bị tai nạn, một mình cô chủ chăm chiu từng bát cơm, chén nước.
Tối về, bọn nhỏ ào lên khiến căn phòng trở nên rộn rã. Phố mà. Tôi
đã từng tặt lưỡi chua chát, ngán ngẫm nhìn người đánh vỡ bát cơm.
Tình nghĩa keo sơn cũng có lúc tan tành, vụn vỡ như mảnh sành. Năm
đó, tôi đi nhiều qua những con hẻm khác, đời lang bạt ngấm vào
mình giữa dòng trôi.
Ngõ
nhỏ của tôi mỗi buổi sáng tinh mơ đón chào ngày mới bởi những chú
chim non reo ca vẫy gọi. Tôi thích nhất là tiếng gà gáy, cứ ngỡ
phố phường người ta bận bịu làm gì có rảnh mà chăm chút nuôi con
gà, con vịt. Như nét quê cũng bày biện trong tôi mỗi ngày.
Sài
Gòn có những ngày thật lạnh, cô chủ bảo nhớ về sớm khi ngày mưa
dông. Cây xào đầy quần áo chẳng ai trông nhưng vẫn ráo khô mỗi khi
cơn mưa vội. Bữa kẹt không còn tiền, Hậu í ới bảo: “ Chị ơi, em
hết tiền rồi, cho em mượn vài chục”. “ Nè lấy trăm đi, vài chục ba
anh em mày ăn được mấy bữa”. Trang xốc xếch chạy tìm bà Tám, hỏi
chuyện chi. Nó thở hển hởn bảo : “ Xe con hư gởi sửa ngoài đường
kìa, bà Tám cho con mượn năm chục”. “ Mồ tổ cha bây, năm chục nữa
là bao nhiêu rồi”. Nó cười : “ Hehe, Tám, tháng này lĩnh lương con
trả hết cho Tám”.
Xoay
vần những nợ nần ân nghĩa, hôm bé Mai sốt cao, cả nhà trọ nhốn
nháo. Người gọi taxi, kẻ bồng Mai chạy vội. Lên bệnh viện, cả đám
thức suốt đêm, tối về mắt quầng thâm như trái mồng tơi chín.
Chuyện “phình phường” ở huyện của những đứa đói không tiền, mì tôm
là thứ đặc sản quý giá nhất. Bà bán hủ tiếu hay đùa, tụi bây cứ ăn
đi chứ, cuối tháng tính lần cho tao. Những con người không thân
quen sao tình nghĩa quá đỗi ngọt ngào. Còn có người mang dòng máu
chung sao cứ lạnh lùng muốn buông bỏ. Máu nào cũng lạnh, người
dưng hóa thành người thân, còn người thân hóa nên xa lạ. Bởi thế,
cái xóm nghèo ngõ quê tôi ai cũng bỏ đi xa mưu sinh mong thay đổi
chút phận người cơ cực. Tuy thế, dù ở nơi xa quê, thi thoảng chúng
tôi gặp nhau, nấu bữa cơm mang đặc góc quê cho đỡ nhớ một thời
nghèo xác xơ.
Vẫn
thích nhất những ngày giáp năm, ngày mà nhà nhà, người người rộn
ràng với nồi bánh tét. Đi xin miếng lá chuối, cọng xống lá, một
chút hành…Rồi bếp nhà ai cũng bừng bừng ánh lửa, í ới bảo nhau: “
Bánh nhà mày chín chưa”. “ Nhà 6 chiều nay mới dớt…”. Muôn câu
chuyện tràn về cứ xôn xao xóm nhỏ, cực mà vui. Chừng đầu tháng 12
dương lịch, cả đám gọi nhau bảo mua vé xe về. Có đứa nhiệt tình đi
dò giá hết thảy các nhà xe về Hòn Khói, xem nơi nào mắc rẻ hơn vài
ba chục thì í ới, hẹn hò nhau đi về chung chuyến xe cho vui…..
Mùa
lại về, lòng tôi rũ mềm nơi phố khi bắt gặp những cơn gió lành
lạnh thổi vào ô cửa nhỏ. Nhớ đến nghẹn lòng muôn kỉ niệm cũ xa xôi
về nồi bánh tét, những trái dừa, me, chùm ruột, vài kí bột, đường,
chục hột vịt. Cái khuôn bánh thửng, bánh cuốn bừng cháy ánh lửa
bập bùng trong cơn gió rét. Xúm xít nhau, hì hục thức cả đêm cho
đến rạng sáng làm bánh, làm mứt dừa, đu đủ.
Nhớ
ba tôi cặm cụi rọc từng tàu lá chuối, đem phơi heo héo để gói bánh
tét. Ba mang củi trên rừng về cất đầy nhà bếp, mong ước nhỏ nhoi
cho một năm kế tiếp đủ đầy. Ước mơ đấy cứ vun cao chất thành đống
to mà cái nghèo, đói cứ vơi dần, vơi dần đến kiệt sức người.
Tết của ngày thơ, người ta không đem hoa bày biện khắp
nơi để bán. Nhà nhà đều trồng vạn thọ, hoa sống đời…Tết bây giờ,
tiện nghi và đơn giản. Không còn cảnh mua thịt heo về luộc treo
lủng lẳng trên xó nhà. Không kiêng cữ ngày đầu năm đừng quét rác.
Không nói cười rộn rã sáng mùng một tết, đêm giao thừa chẳng có ấm
áp ngồi gần nhau để nhắc nhở. Chợ tết bây giờ cũng xôn xao, rộn rã
hơn.
Nồi
bánh tét năm xưa gác trên xó bếp, mái chái nấu năm nào cũng chẳng
còn từ lúc ba đi. Mỗi năm về, cô Ba lại gói cho những đòn bánh tét
nhỏ xíu, xinh xinh. Con đường làng quê bắt đầu nhộp nhịp hơn từ 23
tháng chạp. Hoa đủ màu khoe sắc giữa nắng vàng, gió lạnh. Người
người sóng sánh nhau mua sắm cái bánh, cái mứt cho xôm tụ. Dù buốt
lạnh, hay khốn khó, năm hết, tết về cũng khiến cho lòng người nhẹ
nhàng.
Mùa lại về, Xuân ơi, bao người quen biết đã ra đi về cõi
vĩnh hằng. Những câu chuyện của đêm trăng rằm tháng Giêng, của bao
gương mặt hiền hòa nơi xóm nhỏ chỉ còn lại đâu đó trong kí ức mà
thôi. Xuân quê tôi, Xuân bây giờ như một thời khắc giao thoa mà
khiến lòng người xa quê không lúc nào thôi nhớ. Có người đã bao
mùa tết không về nơi chốn cũ để ngậm ngùi nuối tết mùa qua. Để khi
nhìn sắc vàng hoa mai nở, thấy lòng rộn rã như khúc giao mùa nhớ
một thời thưở ấy nên thơ. Mà thời gian nào có đợi chờ ai bao giờ?
Tôi
tự ví mình như chiếc lá
Mà
mùa đi rơi rụng biết nào hay
Khi
chiếc lá còn xanh treo trên cành phất phơ trước gió
Những
giọt nắng trêu đùa gợi tình trong nắng ấm
Nào
hay mùa về mang cái lạnh buốt tim
Một
ngày kia chiếc lá rơi bên thềm
Rong
rêu úa
Tan
vào đất mẹ
Những
kí sinh trùng lặng lẽ bám vào nhau cấu xé một miếng no tròn ngủ kĩ
Chiếc
lá xanh ngày xưa có bao giờ biết nghĩ
Rồi
ngày đi tàn phai như thế còn gì tồn tại mãi chi
Gối
đầu trong nỗi nhớ thầm thì những ước mơ không trọn
Giấc
mơ bầu trời xanh cuộc tròn mây trắng
Chiếc
lá ngủ ngoan lành bên hàng cây trống vắng
Nên
rét mướt nơi hồn
Thầm
lặng giữa chiều hoang
Chiếc
lá đi tìm
Mà
giấc mơ nào đâu có thật
Nàng
bật khóc trong chiều ngây ngất giữa mùa đi
Chiếc
lá ngày xưa có còn chi một thời mộng mị
Người
đi rồi hỡi dĩ vãng tàn phai
Mùa
Xuân ấy có bao giờ trở lại
***
Ta
thức đêm dài viết tặng riêng em và nước mắt lặng thầm rơi mãi
Người
con gái của một thời thơ dại
Giờ ở
chốn nào, bờ bãi, thiên đường
Có
còn chút tơ vương cho duyên tình ngày cũ
Hội
tụ về cùng ta - Xuân quê hương thiết tha mong chờ…người trở về.