
Tháng Giêng ngon như cặp môi gần
Tôi sung sướng nhưng vội vàng
một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới
hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân
đang qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ
già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi
cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng
trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của
nhân gian,
………
(VỘI VÀNG -Xuân
Diệu )
UÂN
của đất trời, của hoa lá cỏ cây, chim muông, với Xuân Diệu
như cô gái trong độ XUÂN nồng, trinh nguyên phơi phới mà ta
phải ‘’vội vàng’’ chiêm ngưỡng, nắm bắt kẻo xuân thời đi
qua và ta ‘’cũng mất’’.Hơn thế, thi sĩ còn ‘’Hỡi xuân
hồng! ta muốn cắn vào ngươi’’ (THƠ THƠ -Xuân Diệu).
Thật là lãng mạn! Nhân cách hoá mùa Xuân với nàng Xuân
một cách tuyệt vời phải không nào.
Không chỉ có Xuân Diệu thời trai trẻ
nhìn mùa xuân như nhìn người con gái mơn mỡn tuổi xuân thì
mà nhiều thi sĩ, nhạc sĩ cũng tốn nhiều giấy mực hay bây
giờ mỏi tay, mỏi mắt trên vi tính (computer) để ca ngợi so
sánh mùa xuân đất trời với mùa xuân đầu đời của người
con gái trong độ tuổi ‘’trăng tròn lẻ’’. Nhưng tôi thích và
tâm đắt cái diệu
dàng, nhẹ nhàng, luyến láy,
uyển chuyển, pha chút gì luyến tiếc vấn vương, nhung nhớ
trong thơ xuân
của nhà thơ mang tên Xuân Diệu
hơn là của :
Nguyễn
Du:
‘’Ngày
xuân con én đưa thoi,
Thiều
quang chín chục đã ngoài sáu mươi,
Cỏ
non xanh dợn chân trời,
Cành
lê trắng điểm một vài bông hoa.’’
(KIỀU)
và
Hàn Mạc Tử:
̉"
Trong làn nắng ửng khói mơ tan,
Đôi
mái nhà tranh lấm tấm vàng,
Sột
soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên
giàn thiên lý- bóng xuân sang…."
(Mùa
Xuân Chín)
Mùa Xuân, mùa mở đầu cho một năm,
với chút lành lạnh còn sót lại của mùa Đông vừa đi qua,
với trăm hoa đua nhau mơn mỡn khoe sắc, đưa hương trên cành
lá xanh tươi, với ong bướm, chim muông bay lượn thưởng ngoạn
những hoa trái xanh tươi trên cành.Một bức tranh tuyệt tác
của thiên nhiên.
Người
con gái độ tuổi xuân nồng cũng mơn mỡn xinh xắn,
tươi mát, tung tăng nhảy nhót vui chơi, nhất là vui chơi
trong ánh xuân với “ dập diều ong bướm yến oanh’’.Quả
thật, một hình ảnh tuyệt vời của tuối thơ và rồi ‘’con
tạo xoay vần’’cho nên ‘’Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ GIÀ
‘’. Không ai qua được sự luân chuyển này của tạo hóa.
TẾT,
là những ngày đầu của mùa Xuân, là buổi giao mùa theo Âm
Dương Ngũ hành của Á Đông nói chung và của Việt Nam nói
riêng. Ba ngày Tết với người Việt ta ngày xưa rất là
thiêng liêng nên phát sinh ra nhiều điều cấm kỵ : không
nói và làm điều gì XẤU. Không to tiếng với nhau ngay cả
với gia cầm. Không hái hoa lá, trái cây khi chưa chưa cúng
TẾT NHÀ, TẾT VƯỜN. Xuất hành đầu năm phải xem giờ. Đạp
đất xông nhà ai, hay ai đạp đất xong nhà mình phải hạp
tuổi với gia chủ. Có tang nhất thiết không được đến nhà
ai trong những ngày đầu năm.
Tháng cuối năm của Âm lịch được gọi là tháng CHẠP, và
tháng đầu năm là tháng GIÊNG. Kể từ 23 tháng chạp đến ít
nhất là mùng bảy tháng giêng, ngày tháng Dương lịch hình
như đi khỏi bộ nhớ của không ít người Việt chúng ta trong
nước dĩ nhiên.
Kể từ 23 tháng Chạp, cũng là ngày
đưa Ông Táo về Trời, Ông cha ta dựng ‘’CÂY NIÊU’’ trước sân
nhà để chuẩn bị ăn tết, để cảnh báo quỷ dữ không được
phá rối vong linh của tổ tiên ông bà và ăn Tết với con
cháu. Không phải “ dựng niêu ăn chè” như Phi Nhung hát trên
Paris by Night. Ở chùa còn dựng ‘’CÂY PHƯỚNG’’ CAO HƠN cây
niêu, trên đó có treo cờ “ đuôi nheo”
và một “ lá triện’’
viết chữ Nho, như những lời cáo bạch với Thiên thần Thổ
địa giữ an lành cho dân làng trong năm.
Lúc
tôi 7-8 tuổi, đã mồ côi mẹ ở với Ba và các chị, ngày
Tết Ba tôi cũng cúng nhiều lần : cúng rước Ông Bà vào 29
hay 30 Tết (Những ngày cuối tháng chạp cũng được gọi như
ngày Tết), rồi làm sẵn 2 con gà treo lên để rạng sáng
mùng Một làm mâm cơm thịnh soạn cúng mừng Tổ Tiên Ông Bà
(vì ba ngày Tết không sát sinh), rồi thay nước, cúng bánh
trái hằng buổi, Cúng Tết nhà vườn cũng chỉ bánh trái.
Đến mùng 3 hay mùng 4 lại cúng cơm thịnh soạn gọi là đưa
tiễn Ông Bà. Tôi không bị ‘’hành’’ và “”sợ ngày Tết’’ như
anh Phạm ngọc Cửu, viết trong ĐS 3, tôi chỉ nôn nao, rạo
rực trong tiếng trống bài chòi như thúc dục, vọng lại từ
làng trên xóm dưới, mong cho Ba cúng xong, để được mặt áo
mới đi chơi Tết. Tuy vậy việc cúng kính, ăn uống, mất gần
hết buổi sáng mùng Một.
Sau
này, khi học Trung học và ở với anh chị tại Nha Trang, tôi
vẫn về Ninh Ḥa ăn Tết với người chị thứ NĂM tại làng
Bình Thành. Ba tôi đã qua đời từ khi tôi mới học lớp Ba
tại trường làng Bình Thành. Việc cúng kính do chị tôi
đảm trách nên cũng giảm nhẹ rất nhiều. Tôi hoàn toàn
không bị ràng buộc gì và có thể đi chơi Tết từ sáng
mùng Một. Đi chơi bài chòi, nghe hát bài chòi, xem hát bộ,
đi ăn Tết ở các nhà của các bạn trong làng kể cả các
làng bên, cũng có những trò chơi có tính đỏ đen, cờ bạc,
nhưng tôi không bao giờ tham dự. Những năm 1955-1963, xóm
làng thật thanh bình. Tôi rong chơi khắp nơi, cả ngày lẫn
đêm, với các thanh niên nam nữ trong làng mà không hề sợ
trấn lột, cướp giật hay bất cứ điều gì. Nhất là những
Tết ở nông thôn nhiều trò chơi và ra vẻ Tết hơn ở phố
thị. THẬT VÔ CÙNG SUNG SƯỚNG, THÚ VỊ được tận hưởng
một thời kỳ AN BÌNH thật sự.
Khi
tôi có gia đình, vợ, con, đi dạy học ở xa, tôi vẫn về ăn
Tết cùng chị và các cháu tôi tại làng Bình Thành-Ninh
Ḥa. Xóm làng vẫn ăn Tết với bánh tét, dưa hành, thịt
mặn..với tiếng pháo nổ đì đùng khắp làng trên, xóm dưới
và với trẻ em, cũng có cả người lớn xúng xình trong bộ
quần áo mới đi lại khắp nơi. Đặc biệt từ xưa, quê tôi
không ăn Tết với bánh chưng, không vui chơi bằng múa lân,
múa rồng và tôi cũng không thấy trẻ em nhận bao lì xì
màu đỏ. Có một cái Tết mà tiếng pháo giao thừa hình
như nhiều hơn, lớn tiếng hơn. Sáng mùng Một mới biết
có đánh nhau dưới quận, đồn lính gần cầu Đồn có xác
chết. Tôi đưa vợ con thoát khỏi Ninh Ḥa trên chuyến xe đò
cuối cùng vào Nha Trang vì sau đó cầu đường của tuyến
giao thông bị phá hỏng: Đó là biến cố Tết Mậu Thân. Một
thời gian khá lâu sau, tôi và gia đình không về quê ăn Tết.
Ngày
nay, chúng tôi ăn Tết tại Nha Trang, những cổ tục kiêng cữ
như xưa không còn nữa, mặc dù trong những kiêng cữ ngày Tết
có cái nhằm giáo dục sự thuần hậu cho con cháu cũng có
cái mang tính dị đoan mê tín. Cúng kính cũng không còn
nhiều. CHÚNG TÔI ĂN TẾT VỚI dưa hành, men chả, giò
thủ..và BÁNH CHƯNG, BÁNH TÉT, trước đây tự gói cho con
cái, bạn bè chúng châm lửa, vui chơi quanh nồi bánh suốt
đêm. Giờ đây mọi thứ đều mua hay đặt làm. Con cái vài đứa
làm việc tại Sài Gòn, mỗi Tết lại về tụ họp cùng
chúng tôi để sáng mùng một, con cháu dâu, rễ có đến 16
người, già trẻ, lớn, bé..chất dầy lên hai chiếc Inova 7
chỗ, xe cúa con từ Sài G̣n đem về, đi mộ, đi lễ chùa, rồi
thẳng tiến về Ninh Ḥa ăn Tết với các cháu.

Cây cỏ xanh tươi nơi công viên Nha Trang
sẵn sàng đón xuân mới.