1
Sương nói: “5 năm
năm rồi…”.
5 năm, lâu vậy sao?
Tôi nhớ tôi đă mượn của Sương một số tiền cũng lâu lắm rồi nhưng
c̣n thời gian bao nhiêu năm th́ tôi không nhớ rơ. Đúng hơn, tôi
đang sống với khái niệm thời gian ‘mới đó’, mới đó mà đă hết ngày,
mới đó mà đă hết tuần... Và để mặc năm tháng trôi qua cùng với
cuộc sống bấp bênh, không ngày mai.
Đây là lần thứ hai
Sương t́m tôi nhắc lại món nợ mà tôi đă mượn của Sương cùng với
câu hỏi: “Chừng nào…?”.
Chừng nào? Tôi không
có câu trả lời nhưng một lần nữa tôi phải hứa bừa với hy vọng mong
manh ở những tờ vé số mà tôi mua hàng ngày. Một tháng.
2
Mấy ngày nay, tôi
vật vờ với bệnh cảm cúm nhưng không có được cái quyền lười biếng
của một người bệnh và càng không may mắn có được cái quyền làm tội
làm t́nh con cái như sai rót ly nước, nấu miếng cháo, pha ly sữa…
bởi đơn giản, nói theo má tôi là ‘vợ con không có chó mèo cũng
không. Già ḅ ra giếng múc nước uống’.
Tôi ḅ ra giếng múc
nước uống thật. Tôi nằm mệt lă v́ không nuốt trôi chén cháo trắng
c̣n trơ hạt gạo mà đứa em nấu giùm và những ổ bánh ḿ nhai như
nhai rơm khô. Tôi cố nuốt cái mùi vị buồn buồn tủi tủi của cuộc
sống độc thân và nghĩ đến Nguyện.
Cuối cùng th́ tôi
cũng gượng dậy được, pha cho ḿnh ly mước chanh, kho chút thịt nạc
ăn cơm. Tuy nhiên phải mất hơn một tuần, chứng cảm cúm mới thật sự
hết hẳn.
3
Số phận? Số phận của
tôi h́nh như không thuộc về tôi.
Sương hỏi: “Ông định
chết…già ở đây sao?”
Lúc đầu, sau khi làm
ăn thất bại nợ nần, tôi trở về quê với ư định sống nhờ cha mẹ ít
lâu rồi tính tiếp. Nhưng cái ư định đó sớm bị phá sản khi cha tôi
bị tai biến nằm một chỗ không có người chăm sóc và quan trọng hơn
là tôi không biết đi đâu và làm ǵ với không một xu dính túi..
Tôi cố làm tṛn điều
mà người đời gọi là ‘chữ hiếu’, bất lực nh́n cái khái niệm thời
gian ‘mới đó’ trôi qua với hy vọng mong manh có thể thay đổi số
phận từ những tờ vé số mua hàng ngày. Nhưng cho đến khi cha tôi
qua đời sau hai năm ăn ngủ ỉa đái một chỗ, gánh nặng ‘chữ hiếu’
khác lại đè nặng lên vai tôi, đó là má tôi với chứng bệnh
Alzheimer.
Tôi lắc đầu: “Làm ăn
bây giờ khó quá…”.
Sương lại hỏi: “Hồi
đó thấy ông làm ăn cũng được lắm nhưng sao phá sản…?”.
4
Nguyện nhắn tin liên
tục: “Anh vào với em”. Tháng mười, những cơn mưa bất chợt đổ xuống
không báo trước và mới hết cảm nên tôi chùn chân trước quăng đường
vừa đi vừa về gần trăm cây số.
Nhưng h́nh như đó
chỉ là lư do biện minh cho một t́nh yêu đang cạn dần.
Tôi nghi ngờ Nguyện
không thật ḷng yêu tôi. Sự nghi ngờ có căn cứ bởi đơn giản mỗi
lần gặp nhau, điểm đến sau khi ăn sáng, uống cà phê thường là
những cửa hàng thời trang. Và chưa một lần Nguyện nói chuyện về
tương lai của cuộc sống chung cho dù cái gọi là t́nh yêu kéo dài
đă gần mười năm.
Mưa mà…Tôi hẹn rày
hen mai với Nguyện. Những cơn mưa có thật và không có thật kéo dài
cả tháng trời. Và thật ḷng mà nói, tôi rất biết ơn những nhà phát
minh ra cái công nghệ nói dối siêu hạng, điện thoại di động.
5
Tôi thấp thỏm lo âu
khi nghĩ tới lời hứa một tháng với Sương.
Và cũng c̣n chưa đầy
một tháng là tới ngày măn tang cha tôi.
Tôi lại lao vào tṛ
chơi ‘trời cho’ bằng cách mua vé số. Mua rồi xé. Kể cả thỉnh
thoảng đánh đề khi mơ thấy ǵ đó. Những đồng tiền dành dụm theo
những giấc mơ và những tờ vé số ra đi trong khi Nguyện nhẩn nha
với những con số ghi trên những tờ lịch nào là sinh nhật của em,
rồi Noel, rồi tết Tây…và em chưa mua sắm ǵ.
Bao nhiêu năm rồi
tôi có may cái quần, mua cái áo nào mới để mặc đâu. Toàn những bộ
đồ cũ dồn một cục trong tủ lôi ra mặc chẳng cần ủi. Hơn thế nữa,
những ngày lễ lộc, tết nhất đối với tôi đi chơi có nghĩa là ôm gà
đi tới trường gà cáp đá chơi một độ, không cáp được th́ coi gà
người khác đá. Không ai mặc đồ mới đên trường gà để chưng diện cho
gà coi.
Nhiều lúc nghĩ
thoáng một chút, tôi cũng tội nghiệp cho Nguyện. Nhu cầu chưng
diện, làm đẹp là bản tính của phụ nữ và không có cái gọi là đủ
trong khi thời trang thay đổi theo bốn mùa xuân hạ thu đông.
Nguyện thường nói:
“Em mặc cho anh…”. Có thể Nguyện đă đúng v́ khi ra đường gặp một
phụ nữ ăn mặc đẹp tôi đều nh́n như muốn ăn tươi nuốt sống.
6
Mẹ già như mít chín
cây…rụng lúc nào không biết.
Với những gia đ́nh
khác th́ tôi không biết nhưng với gia đ́nh tôi th́ mọi nười đều
khấp khởi mừng thầm đợi cái ngày măn tang cha đồng thời cũng hồi
hộp lo sợ má rụng lúc nào không biết. Đứa cháu nội đích tôn của
cha tôi đang gấp rút chuẩn bị cưới vợ, hai đứa em tôi cũng đang
tính ngày giờ, đứa th́ sửa nhà, đứa xây nhà mới…
Hai năm trang chế là
khoảng thời gian quá lâu cho những việc hệ trọng và không ai muốn
mất thêm hai năm nữa.
7
Tôi ngồi buồn một
ḿnh chờ sáng. Lạ thiệt. Chỉ vài tiếng đồng hồ nữa thôi, thói quen
từ 2 năm nay, chế dầu vào cho đầy cây đèn hột vịt, thay nước súc
miệng, pha b́nh trà mới rót đầy 3 cái chung, rồi thắp cho cha tôi
một cây nhang sẽ chấm dứt, lẽ ra tôi vui mới phải bởi theo một
nghĩa nào đó, ngày măn tang cũng là ngày ‘giải phóng’, trả lại sự
tự do, tháo bỏ cái ṿng kim cô những điều cấm kỵ theo phong tục lễ
giáo trong thời kỳ tang chế cho vợ (hoặc chồng), cho con cháu…
Cái bàn thờ riêng
của cha tôi lúc nào cũng lung linh sáng với giàn đèn chớp nháy và
thêm một chút âm u bởi cây đèn hột vịt sẽ được dẹp đi. Cha tôi sẽ
được ông thầy cúng làm lễ nhập vào từ đường cùng với ông bà, tổ
tiên.
Buồn. Trong hai năm
qua, ngày nào tôi cũng nh́n di ảnh của cha, nhiều lúc nghĩ cha c̣n
quanh quất đâu đây và bây giờ cha đă ra người thiên cổ theo đúng
nghĩa.
8
Không có phép màu
nào đến với tôi.
Má tôi rung rinh
nhưng văn chưa rụng. Món nợ của Sương vẫn chưa trả nỗi. T́nh yêu
nh́ nhằng giủa tôi và Nguyện cũng không có dấu hiệu kết thúc.
Con dốc đời vẫn dựng
đứng trước mặt c̣n tôi th́ hụt hơi trong mọi tṛ chơi.