Ngày
xuân, tôi nghĩ cho dù là đang ở trong giai đoạn nào của lịch sử
của đất nước - chiến tranh hay ḥa b́nh, suy tàn hay thịnh vượng,
tự do hay kềm kẹp - Ư nghĩa của ngày Xuân dân tộc vẫn thế, vẫn là
ngày trọng đại của mọi người dân Việt ở trong nước cũng như những
người Việt lưu lạc xa xứ. Có khác chăng chỉ là tâm trạng của người
đón Xuân - hân hoan hay lo lắng, nhớ hay quên…
Tôi làm sao quên và sẽ không bao giờ t́m
thấy lại cái tâm trạng háo hức đón Xuân của thời thơ ấu - khi mà
thêm một tuổi đời là thêm
sự khôn ngoan
chứ không như bây giờ đang cảm nghiệm
thêm tuổi đời bớt tuổi sống.
Đă có bao mùa Xuân êm đềm hạnh phúc đi qua trong đời tôi… nhiều
nhưng có lẽ không nhiều lắm, v́ khi tuổi thơ tôi chớm biết lắng lo
tôi đă hiểu rằng nơi đây miền quê Dục Mỹ đang yên vui đón tết th́
nhiều nơi khác trên quê hương Việt nam người dân đang phập phồng
lo sợ hay đang ch́m trong lửa đạn. Tôi vẫn nhớ măi mùa xuân năm đó
(1968) tôi được bảy tuổi. Không như những mùa Xuân khác, Ba tôi bị
“ cấm trại trong đồn”, Má tôi và Bà ngoại th́ nỗi lo sợ hoảng hốt
hiện trên nét mặt (Bà ngoại tôi từ Buôn Mê Thuột về Dục Mỹ ăn tết
với gia đ́nh tôi). Khi anh em tôi và trẻ con hàng xóm đang dùng
que củi để đốt những viên thuốc đạn được bọc trong giấy bạc của
gói thuốc lá (v́ tôi nhớ năm đó cấm không được đốt pháo). Th́ bà
ngoại tôi hớt ha hớt hăi chạy ra dập lửa rồi la bọn con nít tụi
tôi Trời chiến tranh gặc
giă mà cứ ác lă ác cụi. Mấy đứa
bạn hàng xóm ngơ ngác không hiểu bà tôi nói ǵ nhưng cũng đoán
được là không được chơi như thế nữa. C̣n anh em tôi th́ hiểu bà
tôi nói ǵ “ trời chiến tranh giặc giă mà cứ nghịch lửa nghịch
củi” nhưng anh em tôi không thể hiểu tại sao bà tôi lại quá lo
lắng hoảng hốt như thế. Không lâu sau tết chúng tôi coi thấy trên
tivi của nhà hàng xóm, cảnh tang tóc đau thương của dân thành phố
Huế trong những ngày tết vừa qua và từ đó tôi - một đứa trẻ con đă
học thuộc được những bài hát
Chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người
Tôi đă thấy tôi đă thấy trên con đường người ta bồng bế nhau chạy
trốn
….
Chiều đi qua Băi Dâu hát trên những xác người
Tôi đă thấy tôi đă thấy những hố hầm đă chôn vùi thân xác anh em…
( Hát trên những xác người-TCS)
Xác người nằm trôi sông phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên nẽo đường quanh co
Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên Chùa
Trong giáo đường thành phố trên thềm nhà hoang vu…
Xác người nằm quanh đây trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu có xác c̣n thơ ngây
Xác nào là em tôi dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy, bên những vồng ngô khoai…
(Bài ca dành cho những xác người -TCS)
Lớn lên trong những biến cố đau thương và
những biến chuyển quan trọng cuả đất nước, tôi cũng đă được đón
Xuân với những sắc màu những tâm trạng khác nhau khó mà quên được
(xin xem Sắc Xuân trong Đặc san
Xuân năm Canh Dần)
Rồi sau nhiều năm đón Xuân trong thương nhớ ngậm ngùi nơi xứ
người. Năm ngoái với tâm trạng háo hức như bao người Việt hải
ngoại khác tôi trở về đón Xuân trên quê hương Việt Nam thân yêu.
Và trong cuộc hành tŕnh đó tôi đă học được một câu chí lư của
đồng bào hải ngoại về thăm quê “ khi đi túi nặng nhưng ḷng nhẹ
tênh, khi về túi nhẹ mà ḷng lại nặng trĩu” tất nhiên chúng ta
hiểu đi đâu và về đâu…
Tôi đă hưởng trọn một mùa Xuân êm đềm bên mẹ
già bên anh em bà con ruột thịt trên quê hương tôi. Tôi không c̣n
nh́n thấy trên khuôn mặt của những người dân nỗi phập phồng bất an
như Bà và Mẹ tôi từng có năm nào, v́ khói lửa chiến tranh đă tắt
hơn ba mươi năm. Nhưng nỗi lo lắng, hoang mang trước cuộc sống
ngày càng vất vả gian nan th́ bao trùm cả đời sống người dân trong
đó có cả tôi. Tôi chóng mặt v́ vật gia leo thang mà người nghèo là
tầng lớp phải gánh chịu hậu quả lớn nhất. Bởi khoảng cách giữa hai
tầng lớp giàu và nghèo quá lớn, tôi nghe đâu đó lời than của một
ông cán bộ nhà nước chia sẻ với phóng viên trong nước
năm ngoái tôi dành ra năm triệu để
mua hoa chưng ngày tết thế nhưng năm nay phải chi ra mười triệu
mới mua đủ hoa để chưng.
Tôi nghe mà ngậm ngùi cho thân phận
của người nghèo vất vả quanh năm mà chỉ ước có được 1% của số tiền
đó để mua bánh chưng bánh tét cho con ăn để có mùi vị ngày tết.
Đồng tiền mất giá vật giá leo thang như cái tḥng lọng đang xiết
dần cái cổ đă ốm trơ xương của người dân nghèo.

Chợ
tết Dục
Mỹ
Chợ Tết vẫn đông vẫn tưng bừng ngập tràn
hàng hóa
trái cây bánh mứt nhưng đa số là hàng Trung
Quốc. Lại thấy thêm nỗi lo lắng bất an sợ mua nhầm hàng Trung Quốc
như sợ bị đầu độc vậy. Thế c̣n bánh mứt hàng hóa của trong nước
th́ sao…cũng sợ luôn, v́ mức độ an toàn của nhiều thực phẩm không
được kiểm nghiệm đúng mức. Mỗi khi tôi cần sử dụng các phương tiện
giao thông trên đường mẹ tôi lại phập phồng lo sợ v́ tai nạn giao
thông xảy ra quá nhiều, hóa ra có quá nhiều nỗi lo lắng hoang mang
cho an nguy cuộc sống dù rằng chẳng c̣n tiếng súng. Ra đi tôi mang
theo tất cả những vui buồn lo lắng hoang mang tôi cảm được trong
mùa Xuân qua. Lời nguyện cầu cho Quốc thái Dân an vẫn nặng trĩu
trong ḷng mỗi mùa xuân đến. Và tôi mang cũng theo một câu chuyện
mà tôi sắp kể cho các bạn nghe đây
Trong một bữa cơm gia đ́nh một người thân quen mà tôi là khách
mời. Anh em trong gia đ́nh này tụ họp đông đủ, có người anh cả là
lính Cộng ḥa, có người em trai là Bộ đội từng đi đánh ở
Campuchia. Có chị đă từng ăn lương của Mỹ, có em đă lớn lên nhờ
sắn nhờ khoai của xă hội chủ nghĩa…Ngày Xuân mọi người sum họp vui
vẻ quanh mâm cơm gia đ́nh. Ban đầu là chuyện trong nhà, chuyện gia
đ́nh, chuyện làm ăn sinh sống, khi đă ngà ngà đi đến chuyện non
chuyện nước. Lúc này mới là lúc câu chuyện sôi nổi gây cấn, tôi
th́ theo phương châm im lặng là vàng chỉ lắng nghe. Câu chuyện nổ
rang như pháo tết chẳng c̣n ai biết dè dặt e sợ ǵ nữa hết. Những
năm đói khổ sau chiến tranh được nhắc đến, nhưng thất bại của
những năm tháng làm ăn tập thể được mổ xẻ. Rồi Thác bản Giốc, Ải
Nam quan, Hoàng sa, Trường sa được đem ra bàn căi, sau một hồi gây
cấn v́ nhiều ư khác nhau tôi nghe người em út trong nhà cho một
câu xanh zờn Trung Quốc giúp ḿnh đánh thắng Mỹ th́ bây giờ
phải trả nợ là chuyện hợp lư thôi. Người anh lớn hơn cũng là
đứa đă lớn lên bằng khoai sắn của Xă hội chủ nghĩa mắt đỏ ngầu gân
cổ căi lấy đất lấy biển đi trả nợ mà chú mày cho là được hả…Người
anh cả ít nói im lặng nghe từ đầu bấy giờ mới lên tiếng cho tôi
góp một ví dụ để các cô các chú tiện suy nghĩ nhé. Tôi chăm
chú lắng nghe anh và cả đám em của anh cũng thế, anh chậm răi
nghiêm trang nói
Cha mẹ chúng ta đă để lại cho hai anh em ta một
mảnh đất mà các ngài đă gây dựng bằng mồ hôi nước mắt và cả bằng
máu của các ngài. Mảnh đất bị chia hai v́ người anh không muốn
sống chung với người em. Không dừng ở đó, người anh c̣n muốn làm
chủ luôn cả mảnh đất dành cho em. Tranh chấp xảy ra kéo dài, người
anh đi nhờ người hàng xóm dữ dằn giàu có ở bên cạnh giúp đỡ để
kiện tụng người em. “Tổn thất” hai bên rất lớn cuối cùng người anh
thắng, người em mất đất. Tôi không kể hết nhưng đau thương xảy đến
cho người em sau đó, riêng người anh để thắng tranh chấp với em đă
mang nợ người hàng xóm quá nhiều. Và bây giờ cái giá phải trả cho
sự chiến thắng đó là phải bán đất cha mẹ để lại cho người hàng xóm
để trừ nợ. Không những bán một phần mà có nguy cơ bán hết. Thế các
cô các chú nghĩ sao về việc làm của người anh, đúng hay sai có c̣n
xứng đáng với tiền đồ cha mẹ đă để lại không.
Im lặng…im lặng kéo thật lâu tôi không thấy các em của anh tranh
căi ǵ nữa. Theo ánh mắt của anh tôi nh́n ra ngoài sân. Nắng xuân
vẫn dịu dàng, hương xuân vẫn man mác nhưng dường như thiếu vắng
những đóa mai vàng truyền thống cao quí. Chỉ có những bông mai Tứ
quí rẻ tiền nang nở đỏ rực ngoài kia. Nên trong tôi, trong anh và
trong ḷng người dân Việt vẫn c̣n thiếu lắm và mong lắm “Mùa Xuân”
với những đóa Hoa Mai Vàng rực rỡ nở rộ trên quê hương …