Lời dẫn
Vào đầu thập niên 1980, tôi có tham dự vào một vài hội đoàn tị
nạn, như Chương Tŕnh Tương Trợ Việt Nam (Michigan), Hiệp Hội
Người Việt (San Diego)…Lúc này, người dân tị nạn ai cũng phải lo
chuyện làm sao sinh sống nơi quê hương mới, chuyên gia mọi ngành
c̣n t́m cách thi lại bằng hành nghề tại các quốc gia cho ngụ cư.
Nhiều Cộng Đồng Người Việt đang ở thời kỳ thành lập, các tài liệu
và sách vở tiếng Việt gần như không có. Sự truyền thông qua đài
phát thanh, báo chí, rất là phôi thai hoặc yếu kém. Nay có dịp t́m
lại một số những bài viết cũ, tôi muốn ghi lại hai bài đă phát
biểu, một lần nhân dịp Phát Giải Báo Chí Học Đường của niên khóa
1982-83 tại Quận Cam, California, và một lần nhân Ngày thành lập
Hội Phụ Huynh và Giáo Chức vào tháng 10, 1983 tại Quận San Diego.
Giải Báo Chí
Học Đường tại Quận Cam
(Niên khóa 1982-83)
Thưa quí vị quan khách,
Thưa các bạn,
Cùng các anh chị em Học Sinh, Sinh Viên,
Tôi xin thành thật cảm tạ Ban Tổ Chức đă dành cho tôi một chút th́
giờ trong buổi lễ phát Giải Báo Chí Học Đường năm nay. Vốn là một
nhà giáo dục và chưa từng đóng góp được một phần nhỏ nào vào lănh
vực văn hóa, tôi đă tạm nhận chức vụ Phó Chủ Tịch Chương Tŕnh
Tương Trợ Việt Nam không chỉ v́ t́nh bạn mà quí vị trong Ban Quản
Trị đă dành cho tôi, nhưng cũng chính v́ ḷng tin vào các tài danh
của nước Việt, với các học giả, tư tưởng gia, các văn nghệ sĩ
thuộc đủ mọi bộ môn mà tên tuổi tôi không thể kể hết được.
Kế hoạch Bảo Tồn và Phát Huy Văn Hóa Việt Nam tại Hải Ngoại đă
được soạn thảo bởi một nhóm anh em và do bạn Đỗ Tiến Đức tŕnh bầy
tại đại hội thường niên Chương Tŕnh Tương Trợ Việt Nam ở Michigan
vào tháng 10/1981. Sư tương quan giữa vai tṛ của văn nghệ sĩ với
cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại đă được nhà văn Nhật Tiến đề cập đến
trong đại hội nhị niên vào tháng 8/1982. Ưu tư của chúng ta là
làm sao tạo dựng được một lớp người trẻ, lănh trách nhiệm tiền
phong trong những hoạt động văn hóa ở giai đoạn chuyển tiếp hiện
tại. Các bạn trẻ này, ngoài sự hấp thụ những tinh hoa của thế giới
bên ngoài, c̣n được bồi dưỡng bởi những kinh nghiệm của các bậc
đàn anh, đă từng sống và hoạt động cho Việt Nam, trong khung cảnh
Việt Nam. Giải Báo Chí Học Đường nhằm khuyến khích phong trào sáng
tác của các anh chị em Học Sinh, Sinh Viên đă được tổ chức trong
tinh thần nói trên.
Các bạn Học Sinh, Sinh Viên,
Văn Hóa của một dân tộc là những nét hay, vẻ đẹp, có thể dùng để
đánh giá trị dân tộc ấy. Dáng kiêu kỳ của loài thông, mầu sắc rực
rỡ của hoa lá, tiếng hót vui tươi của chim muông; h́nh dạng, mầu
sắc, âm thanh thiên nhiên ấy, cộng thêm với các quan niệm về nhân
sinh và mỹ thuật, các kiến thức về khoa học và kỹ thuật, đă được
thể hiện qua những công tŕnh kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm
văn học, hội họa, thi ca nhạc kịch của con người.
Sản phẩm văn hóa, thông thường chịu ảnh hưởng của môi trường thiên
nhiên, và thể chất, tính t́nh của ṇi giống mà tạo hóa đă dành sẵn
cho dân tộc ấy. Văn Hóa Việt Nam bắt nguồn từ vùng châu thổ sông
Hồng với một lịch sử trải dài trên 4000 năm, và theo ḍng thời
gian phát triển nơi sông Hương núi Ngự cho tới miền trăng nước
Đồng Nai. Nền Văn Hóa ấy đă chịu ảnh hưởng nặng nề trong nhiều thế
kỷ của Trung Hoa cũng như của Ấn Độ, và gần đây nhất lại hấp thụ
thêm nền Văn Hóa Âu Tây, đặc biệt là Pháp, Hoa Kỳ và Nga Sô Viết.
Là nơi giao điểm của nhiều ư thức hệ và nhiều tư tưởng chống đối
lẫn nhau, Việt Nam qua nhiều thời đại vẫn giữ được một nền Văn Hóa
với những sắc thái độc đáo, chính là nhờ ở tinh thần hiền ḥa,
ḷng ham chuộng tự do của cha ông chúng ta, để có thể sống hoà hài
với các dân tộc khác. Chữ Nhân của thầy Khổng Tử (551-479 TTL),
ḷng Từ bi của đức Phật (563?-480 TTL), tính Bác ái của chúa Ki Tô
(4? TTL-29?), tất cả đều có thể phát huy được trong con người Việt
Nam.
Hiện nay ở trong nước, Cộng Sản định nghĩa con người Việt Nam như
một con người có ḷng yêu nước Xă Hội Chủ Nghĩa nồng nàn, với một
tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. Cộng Sản đă đề ra ba cuộc
cách mạng, về Quan hệ sản xuất, về Khoa học kỹ thuật, và về Văn
Hóa tư tưởng. Thật ra cả ba cuộc cách mạng đó đều phụ thuộc vào
con người, và vai tṛ Văn Hóa vẫn là tiền phong. Qua các sự kiện
đă và đang xẩy ra, chúng ta có thể khẳng định rằng sự xây dựng Xă
Hội Chủ Nghĩa này sẽ thất bại v́ không đáp ứng được những khát
vọng sâu sắc nhất của dân tộc.
Tại Hải Ngoại, mẫu của con người trong thế giới tự do là sản xuất
theo kỹ thuật, t́nh cảm theo khoa học, một con người đơn thuần duy
lư với một quyền lực gần như vô giới hạn của một nền văn minh cơ
giới. Mẫu người này, cố nhiên là không hoàn toàn, v́ nhân tính đă
được hạ thấp, sẽ quyến rũ và thử thách chúng ta về mọi mặt. Chính
v́ vậy, chúng ta phải trở về nguồn Văn Hóa dân tộc, để t́m hiểu
những điều hay lẽ phải mà ǵn giữ, cũng như cái dở điều trái mà
loại trừ. Sự tồn vong của một dân tộc nằm trong tay thế hệ trẻ.
Chúng ta hăy kiến tạo một mẫu người Việt Nam mới, với thể chất
lành mạnh, với tinh thần trong sáng và khoa học, với tư tưởng tiến
bộ và nhân bản, để trong nước có thể xây dựng một xă hội tự do
thanh b́nh và phú cường, và ở ngoài nước c̣n có thể tự hào về ḍng
giống Việt.
Các bạn Học Sinh, Sinh Viên,
Tư tưởng thường đi trước hành động. Nền văn minh nhân loại hiện
tại là kết tinh của một số tư tưởng lỗi lạc mà chắc chắn các bạn
trẻ có cơ hội học hỏi hơn lớp tuổi chúng tôi. Kể từ thời đại Phục
Sinh, hay đúng ra là thời đại Lư Trí, cái nh́n của con người vào
vũ trụ và vào bản thể của ḿnh đă được t́m hiểu cặn kẽ theo khoa
học. Một số thiên tài đă khám phá ra những phương thức kiểm soát
được các hiện tượng, hầu dành phần chủ động trong việc tạo lập
cuộc sống cho chính ḿnh thay v́ phụ thuộc vào thiên nhiên và phó
thác cho may rủi. Có thể kể Machiavelli (1469-1527) về chính trị,
Clausewitz (1780-1831) về quân sự, Newton (1642-1727) về thiên
văn, Einstein (1879-1955) về vật lư hạt nhân, Wienner (1894-1964)
và Mc Culloch (1898-1969) về điện toán.
Một số các tư tưởng gia khác sử dụng những hiện tượng có thể kiểm
soát được để xây dựng một thế giới đúng đắn và duy lư cho con
người, nghĩa là theo một trật tự kinh tế và một hệ thống xă hội
công b́nh. Voltaire (1694-1778) là một văn sĩ, thi sĩ, triết gia,
nhưng cũng là một nhà cải cách với kiến thức rộng răi hơn người
đương thời rất nhiều. Rousseau (1712-1778), một nhà xă hội học với
cái nh́n “nhân chi sơ, tính bản thiện”, đă kiếm ra những
định chế của xă hội dân chủ. Smith là một kinh tế gia đă đi trước
Marx trong lư thuyết kinh tế sử quan.
Từ những hiểu biết về quá khứ, một nhóm khoa học gia khác đă t́m
ra những chân trời mới. Darwin (1809-1882) cho ta biết tiến tŕnh
của con người từ loài thú, Hegel (1770-1831) khai triển sự trưởng
thành của tôn giáo, Freud (1856-1939) giảng nghĩa những diễn tiến
về tâm lư con người, Marx (1818-1883) đă coi lịch sử xă hội như
những đấu tranh giai cấp liên tục.
Những tư tưởng kể trên của phương Tây đều thiên về động, con người
xử sự hợp với Luận lư học, ưa phân tích rồi tổng hợp lại theo các
phương pháp của khoa học thực nghiệm. Ở phương Đông, trái lại con
người chuộng sự tĩnh mịch, hành động theo t́nh cảm, và hiểu biết
bằng trực giác. Tại phương trời này, trong đó có Việt Nam, cũng
không thiếu ǵ các triết gia, các tư tưởng gia, và Lăo Tử (570-490
TTL) Trang Tử (365-290 TTL), Mặc Tử (470-391 TTL), Khổng Tử
(551-479 TTL), Mạnh Tử (372-289 TTL), Phật Thích Ca (563?-480 TTL)
… phải chăng đă gây được một nền văn minh tinh thần dài mấy ngàn
năm? Dù theo Tây học, thánh Gandhi (1869-1968) của Ấn Độ, đă chứng
tỏ sức mạnh của tinh thần và của ḷng tin có thể chế ngự được bạo
lực, chính đă khai sinh ra sự tranh đấu bất bạo động? Đối
với những tư tưởng vĩ đại của nhân loại, tư tưởng Việt Nam khác
biệt ở chỗ nào? Tôi không có đủ thẩm quyền để trả lời. Con người
Việt Nam thường hướng về nội tâm, hiểu theo thường t́nh, hoạt động
thuận theo thiên nhiên, và không tin ở sự tuyệt đối của bất cứ chủ
thuyết nào. Người Việt Nam ưa thích sự nhàn hạ, không phải kiểu
"nhàn cư vi bất thiện", mà có thể là cái nhàn triết gia của
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), cái nhàn cao ngạo của Cao Bá Quát
(1809-1855), hay cái nhàn tài tử của Nguyễn Công Trứ (1778-1858).
Tư tưởng của chúng ta giản dị, mộc mạc, có thể t́m thấy bàng bạc
trong mọi tầng lớp dân chúng, qua các ca dao, tục ngữ, hoặc ẩn
hiện qua các tác phẩm văn chương bác học của Nguyễn Trăi
(1380-1442), Lê Quí Đôn (1726-1784), Nguyễn Du (1765-1820), Nguyễn
Khuyến (1835-1909).
Thưa quí vị quan khách,
Thưa các bạn,
Cùng các anh chị em Học Sinh, Sinh Viên,
Chúng ta đang sống một thời đại đầy thử thách. Người là một con
vật biết suy nghĩ theo Bacon (1561-1626), hay một cây sậy có tư
tưởng của Pascal (1623-1662), nay trở thành một bộ máy biết suy
nghĩ. Sự thông minh nhân tạo đă là một đề tài khảo cứu tại đại
học. Nỗi lo lắng của Malthus (1766-1834) về nhân số học đă không
ngăn được sự gia tăng khủng khiếp của dân số, trong khi phải cả tỷ
năm mới đạt được con số 4 tỷ người ngày nay, th́ chỉ cần thêm một
thế hệ nữa, thế giới sẽ đầy chật 8 tỷ người. Sự phê b́nh về sự
thuần lư của Kant (1724-1804), một triết gia chưa từng rời khỏi
nơi sinh quán quá 12 dặm, vẫn c̣n rất đúng với hiện tại. Pavlow
(1849-1936), ông tổ của ngành Sinh lư học Thực nghiệm với các phản
xạ có điều kiện, thay v́ mang lại được sự hoàn bị của trí óc, đă
chỉ đưa đến những cuộc tẩy năo, những buổi học tập và tự thú trong
các trại tập trung. Phải tới khi gần từ trần, Pavlow mới thấy rằng
con đường ḿnh theo đuổi càng ngày càng dài ra, khi nói rằng dân
Nga c̣n cần có tôn giáo và ḷng tin vào kiếp sống sau. Cái giá của
nền văn minh khoa học thật là quá đắt, nếu được dùng để đưa tới tư
lợi và giáo điều, làm sụp đổ đạo đức và t́nh tự con người.
Việt Nam cũng là vấn đề của thế giới hôm nay. Khi mà cuộc chiến
“tư bản-vô sản” dằng dai hơn một thế hệ ở vào mức tàn bạo
nhất, những bài hát trữ t́nh của Trịnh Công Sơn đă nói lên hoài
băo của người dân được sống trong cảnh thanh b́nh, và khi mà Cộng
Sản đă kiểm soát được toàn thể lănh thổ, th́ những cảnh thuyền
nhân liều chết trên biển cả lại nói lên khát vọng tự do của người
dân Việt.
Trong t́nh trạng đặc biệt bi thảm đó, của cái gốc Việt Nam c̣n
trông chờ một ngày mai tươi sáng, và của cái ngọn Việt Nam hiện
phiêu bạt khắp bốn phương trời, chúng tôi mong mỏi các học giả,
các văn nghệ sĩ, sẽ t́m hiểu và nói lên được sự thật Việt Nam, sẽ
sáng tác được những tác phẩm bất hủ để đời cho kho tàng Việt Nam
nói riêng và cho nhân loại nói chung.
Tôi xin cám ơn tất cả các bạn Học Sinh, Sinh Viên, đă tham dự vào
Giải Báo Chí Học Đường vả đồng thời cám ơn ban Giám Khảo cùng tất
cả quí vị đă đóng góp cho giải thưởng. Tôi cũng xin cám ơn sự lưu
ư của quí vị quan khách, của các bạn, của các anh chị em Học Sinh,
Sinh Viên, trong buổi lễ phát giải hôm nay.
Hội Phụ Huynh
và Giáo Chức
tại Quận San Diego
(Tháng 10, 1983)
Thưa quí vị quan khách,
Thưa các bạn,
Nhân ngày thành lập hội Phụ Huynh và Giáo Chức tại San Diego, mấy
anh em trong ban Vận Động có nhă ư mời tôi nói một câu chuyện hầu
quí vị. Tôi đă đề nghị một đề tài để chúng ta cùng suy nghĩ, đó là
vai tṛ của Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Ai cũng biêt rằng Giáo Dục là một vấn đề trọng đại. Những điều sai
lầm về Giáo Dục có ảnh hưởng lâu dài tới nhiều thế hệ, trong khi
sự sai lầm về chính trị và kinh tế có tác dụng ngắn hạn hơn nhiều.
Tuy nhiên tôi không thấy ngần ngại cho lắm. Tại sao vậy? Thứ nhất
là tại nơi đây, chúng ta chưa ở cái thế trực tiếp hoạch định về
Giáo Dục. Nhà giáo Việt Nam chỉ cần thực thi những chính sách sẵn
có để đào tạo lớp người mai sau phục vụ cho những xă hội mà chúng
ta đang sinh sống. Thứ hai là vấn đề đặt ra chỉ thu hẹp trong Cộng
Đồng Việt Nam mà thôi. Thế mà Cộng Đồng này có mặt rất trễ trên
thế giới, có thể coi là mới bắt đầu sau biến cố tháng 4/1975, hay
sau 200 năm lập quốc của Hoa Kỳ. Như vậy chúng ta chắc chắn có thể
thu lượm, lọc lựa, và áp dụng những bài học của các dân tộc ngụ cư
đi trước. V́ đề tài này được đưa ra như một suy tư chung, nên tôi
sẽ nói rất vắn tắt về vai tṛ của Giáo Chức Việt Nam, và xin để
th́ giờ tŕnh bầy về những khía cạnh tổng quát hơn của Giáo Dục.
Thế nào là Giáo Dục? Giáo là dạy dỗ, dục là nuôi dưỡng. Mục đích
chính của Giáo Dục là đào tạo các thanh thiếu niên để tiếp tục
cuộc sống với các giá trị tích lũy về con người, theo nhân sinh
quan hướng về chân thiện mỹ của các bậc đàn anh. Nhưng tư tưởng
của nhân loại không phải là bất biến, các xă hội cũng tiến triển
lần hồi theo thời gian, và mục tiêu của Giáo Dục cũng thay đổi để
thích nghi với các xă hội ấy.
Việt Nam là một nước nhỏ, nằm trong một vị trí rất đặc biệt, tựa
lưng vào dăy núi Trường Sơn, và ngoảnh mặt ra biển Đông Hải. Kể từ
thời vua Hùng Vương dựng nước, cha ông chúng ta đă gây được một
nền văn minh tinh thần rất cao. Nền Giáo Dục chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi giáo lư Khổng Mạnh, quả đă sao lăng về phần “cách vật
trí tri”. Dân thời đó, sống thuận theo thiên nhiên, chuyên về
nông nghiệp, ưa sự an cư và tin vào thần quyền. Việt Nam đă hoàn
toàn không chú trọng tới thế giới bên ngoài, và không hay biết ǵ
về nền văn minh cơ khí, có thể nói đă bắt đầu từ thời đại lư trí
khoảng năm trăm năm về trước. Khi bị xâm nhập bởi nền văn minh tây
phương này, chúng ta cũng có Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) và những
bản điều trần, Bùi Viện (?-1878) và những vận động với chính phủ
Mỹ. Nhưng thật là đáng tiếc, những con én đó đă không kéo nổi lại
mùa xuân ở các triều đại nhà Nguyễn.
Trong thế kỷ thứ 19, Việt Nam bắt đầu mất chủ quyền về Pháp kể từ
ḥa ước đầu tiên (1862); Trung Hoa, thánh địa của nền văn minh Á
Châu, bị thảm bại bởi Nha phiến Chiến Tranh (1840-1842), thủ đô bị
liên quân Anh Pháp lấn chiếm (1858-1860). Ấn Độ trở thành thuộc
địa của Anh (1877). Trái lại, Nhật Bản với chính sách Giáo Dục cải
cách thời Minh Trị Thiên Hoàng đă đột nhiên trở thành một cường
quốc sau một thời gian rất ngắn. Những sự kiện đó làm thức tỉnh
các sĩ phu Việt Nam trong việc dành lại độc lập và cổ vơ một nền
Giáo Dục mới. V́ thời thực dân c̣n đang quá thịnh, các nhà cách
mạng như Phan Chu trinh (1872-1926) với phong trào Duy Tân, Phan
Bội Châu (1864-1940) với phong trào Đông Du, đều gập toàn thất
bại. Tuy nhiên, sự dấn thân của nhiều nhà nho trong giai đoạn khó
khăn này đă là một điểm son của nền giáo dục cổ xưa, một nền giáo
dục không phải chỉ gồm toàn từ chương khoa cử, hay để xem hoa nở
và chờ trăng lên! Các cụ muốn xuất thế mà đă phải nhập thế. Các cụ
quên đi tùy kỳ thế, tùy kỳ ngộ, tùy kỳ cảnh để có gan đội đá vá
trời. Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895) có lẽ đă luận rằng một nước mạnh
hay yếu là do chánh giáo chứ không phải là tại lớn nhỏ: nên giữ
thuyết Khổng Mạnh làm nền tảng luân lư, lấy chủ nghĩa Dân Quyền để
tổ chức xă hội, học khoa học kỹ thuật Âu Tây để mở mang mọi ngành
nông, công, thương. Huỳnh Thúc Kháng (1876-1948) cũng quan niệm là
Việt Nam muốn tồn tại trong một thế giới đầy cạnh tranh tất phải
mạnh và giầu, mà sự giầu mạnh là kết quả của sự khôn ngoan do học
vấn mang lại.
Từ sau thế chiến thứ hai, nhờ ở sự may mắn có quốc ngữ, nền Giáo
Dục thuần túy Việt Nam bắt đầu phát triển nhanh chóng. Tuy đất
nước bị chiến tranh “ư thức hệ” tàn phá liên tiếp hơn mấy
chục năm trời, một nền Giáo Dục khai phóng có tính cách nhân bản,
khoa học và đại chúng đă được thực hiện trong mọi lảnh vực và ở
mọi cấp, từ Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cho tới Đại học.
Rất nhiều học giả và giáo sư đóng góp cho nền Giáo Dục này, nhưng
đặc biệt nhất phải kể Dương Quảng Hàm (1898-1946) và Hoàng Xuân
Hăn (1908-1996).
Tôi không muốn phê b́nh về nền Giáo Dục có tính cách giáo điều của
Cộng Sản. Nh́n vào các xă hội Cộng Sản, có thể thấy những khuyết
điểm của nền Giáo Dục này. Ở thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, nền Giáo Dục
Việt Nam c̣n bị ảnh hưởng rất nhiều của Pháp. Nền Giáo Dục của
Pháp có bề rộng, dạy cho Học sinh quá nhiều kiến thức về mọi mặt,
nên thiếu sự chuyên biệt. Dựa vào một hệ thống tuyển chọn thật là
khó khăn trước khi Sinh viên bước vào ngưỡng cửa Đại học, nền Giáo
Dục đó mang lại đặc quyền cũng như sự độc tôn cho các vị thành
đạt. Sự cạnh tranh hậu Đại học có thể coi như không có. Vào thời
Đệ Nhị Cộng Ḥa, ảnh hưởng của Giáo Dục Hoa Kỳ gia tăng nhanh
chóng. Nền Giáo Dục Hoa Kỳ có bề sâu, nặng về kỹ thuật, không nhằm
đào tạo cho Học sinh những khả năng tổng quát. Dựa vào một hệ
thống thăng tiến, các Sinh viên được nhập học Đại học dễ dàng, và
chuyên viên mọi ngành mọi lănh vực được sản xuất hàng loạt. Sự
cạnh tranh hậu Đại học trở thành vấn đề căn bản.
Chúng ta khó tổng kết được ảnh hưởng của các nền Giáo Dục Trung
Hoa, Pháp và Hoa Kỳ với Việt Nam. Nền Giáo Dục nào cũng có cái hay
cái dở, nhưng thường là được hoạch định sao cho thích hợp với xă
hội đă tạo ra nền Giáo Dục đó. Tuy nhiên, một số các nhân tài sau
khi tốt nghiệp tại các Đại học ở các nước tiền tiến và trở về phục
vụ đă không cứu văn nổi t́nh trạng suy sụp của quê nhà, quả là một
bài học cho chúng ta. Kiến thức nhiều cũng không đủ, phải có khả
năng tạo điều kiện áp dụng những kiến thức đó nữa.
Thế giới đang đi vào thời kỳ đầy nguy hiểm. Nền văn minh nhân loại
nay quá phụ thuộc vào khoa học, mà nhiều vấn đề nhân sinh lại
không thể dùng khoa học mà giải quyết thỏa đáng được. Không kể các
ngành khoa học nhân văn, nếu chỉ nói tới khoa học thực nghiệm,
theo thứ tự chính xác giảm dần, ta có Toán học, Vật lư, Hóa học và
Sinh học. Toán học, từ những định đề, định nghĩa và giả thiết, cho
những đáp số có thể chứng minh chắc chắn là đúng. Vật lư giảng
nghĩa và áp dụng được những hiện tượng thiên nhiên từ các nguyên
lư căn bản. Hóa học tiên đoán và kiểm soát được các phản ứng phân
tích và tổng hợp của vật chất dựa vào các thí nghiệm và định luật.
Sinh học phụ thuộc vào lư thuyết ít hơn và phát triển theo kinh
nghiệm nhờ vào sự quan sát các sinh vật. Cố nhiên các ngành Khoa
học này bổ túc lẫn cho nhau, như những tiến bộ Y khoa chỉ có thể
xẩy ra sau những kết quả đạt được từ các ngành Khoa học khác.
Nhưng trên tất cả Sinh học, Hóa học, Vật Lư và Toán học là Triết
học. Trong Triết học, tiền đề quan trọng hơn cả định luật. Chính
Triết học liên hệ trực tiếp tới bản chất, tư tưởng và hành động
của con người. Socrates (469-399 TTL) nhà hiền triết của Hi Lạp,
đă để cả cuộc đời t́m hiểu “sự thực” và “đức hạnh”,
và khổ công biện thuyết với những người trẻ để khuyên họ suy nghĩ
cho rơ ràng và hành động theo lẽ phải. Khổng Tử (551-479 TTL) dù
vất vả lập thuyết về sứ mệnh con người, cũng chỉ tới được “vi
nhân nan”. Lăo Tử (570-490 TTL) đă khuyên người trở về với
“đạo” để cuộc sống thuận theo tự nhiên như nước chẩy xuôi ḍng.
Cho tới ngày nay, cứu cánh của con người vẫn chưa được soi sáng,
dù Lecomte de Nouy (1883-1947) đă chứng minh bằng tính xác suất sự
có mặt của Thượng đế, khi lập ra thuyết viễn đích và khi
giải thích về định mệnh con người.
Tôi xin kể hầu quí vị một câu chuyện có thể không thật. Trên thiên
đàng, nàng Eva v́ ăn trái cấm, mới ư thức được là ḿnh có cái khác
với chàng Adam, nên vội lấy lá cây che dấu tấm thân ngà ngọc. Tư
hữu và vị kỷ từ đó bắt đầu, và cảnh hạ giới hiện ra với thế giới
nhị nguyên mà chúng ta đang sống, nơi mà sự vật như nam-nữ,
âm-dương, đại cường quốc-tiểu nhược quốc… và các sự việc như
hay-dở, phải-trái, thịnh-suy, tư bản-vô sản… dựa vào nhau mà tương
sinh, tương khắc, tương hóa.
Con người bằng xương bằng thịt chỉ là một thành phần tinh anh và
tiến bộ của sinh vật không thể mạo nhận là chúa tể của muôn loài.
Nền văn minh cơ khí thật ra rất có giới hạn. Nếu những phương tiện
dùng để cứu sống con người ngày nay tinh vi bao nhiêu, th́ những
khả năng dùng để hủy diệt con người càng mănh liệt bấy nhiêu. Các
thực hiện nhân tạo càng vĩ đại, th́ sự ô nhiễm thiên nhiên càng
gia tăng! Thật vô lư, không gian cho sinh vật th́ hữu hạn mà con
người cố nới rộng thêm ra, và thời gian th́ vô cùng mà con người
hấp tấp, vội vă như cố thu ngắn lại!
Khi con người ư thức được thân phận ḿnh, hiểu được những động lực
đối kháng tạo ra cảnh trần gian này, th́ may ra áp dụng hay hóa
giải được các động lực đó, để có một cuộc sống an lành và ḥa hài.
Nền Giáo Dục hướng về Chân Thiện Mỹ là t́m về lẽ phải tương đối,
sự tốt lành khách quan, và sự cao đẹp khiêm nhượng.
Trong một thế giới như vậy, Việt Nam khó tránh khỏi sa vào một
hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta miễn cưỡng phải chấp nhận cuộc tranh
đua về mọi mặt, nhất là về Khoa Học Kỹ Thuật. Quê nhà như cái gốc,
cần được lành mạnh hóa, đất được vun xới và bồi dưỡng. Hải ngoại
như cái ngọn, phải làm cho tươi tốt, giữ được bản sắc, và hấp thụ
được tinh hoa của bầu không khí bên ngoài. Chỉ khi nào cái gốc và
cái ngọn có thể hỗ trợ và bổ túc lẫn cho nhau, cái cây Việt Nam
mới có thể đâm chồi nẩy lộc được.
Vai tṛ của quí vị Giáo Chức tại hải ngoại như vậy rất là quan
trọng. Tôi xin góp ư vào một vài điểm sau đây:
Thứ nhất: Đặt trọng tâm của Giáo Dục vào giới trẻ.
Phần đông người Việt khi rời bỏ quê hương ra đi đều nghĩ là v́ con
cái, mong cho chúng có đời sống tự do và nhiều cơ hội hơn. Đó là
một quan niệm hợp t́nh hợp lư. Tương lai của Việt Nam cố nhiên ở
trong tay thế hệ trẻ. Tôi xin đọc lại một đoạn văn của Nguyễn Bá
Học (1857-1921):
Các anh em thiếu niên ta ơi! Xin các anh phải giữ lấy trí thông
minh, ḷng ái quốc, chầm chậm mà đi, thủng thẳng mà xét, biết một
việc lo chắc một việc, nói một câu cho đúng một câu, số phận nước
nhà ở trong tay các anh. Các anh chịu khó gia tâm một tí, t́m cho
đến cỗi rễ, học cho đến ngọn nguồn, trước phải hiểu lịch sử nước
nhà, sau phải coi phong trào thế giới, làm sao là khôn, làm sao là
dại, sao là quốc túy phải giữ ǵn, sao là hại phải chấm dứt. Các
anh bước một bước là nước nhà nhờ một bước, Các anh lạc một quăng
đường là nước nhà lại bị nhận ch́m mất tầng địa ngục.
Thứ hai: Giữ ǵn và phát triển tiếng Việt trong Văn Chương
và Cộng đồng Hải ngoại.
Ngoài sự dùng tiếng Việt như một phương tiện truyền thông trong
Cộng đồng, các Học Sinh, Sinh Viên, cần được học hỏi về Văn Chương
Việt nam, được khuyến khích trong việc sáng tác Văn học Nghệ
thuật. Sự nghiên cứu và sự soạn thảo các vấn đề khoa-học kỹ thuật
cũng cần được chú trọng v́ tiếng Việt là chuyển ngữ chính cho sự
tái thiết và phát triển Việt Nam trong tương lai.
Thứ ba: Khai thác triệt để sở trường của dân tộc Việt.
Hoa Kỳ là nơi hội tụ của nhiều dân tộc trên thế giới. Nói một cách
chủ quan th́ phần đất này là nơi thiên đàng mà người Cộng Sản
muốn, mà không biết đến bao lâu mới đạt được. Việt Nam có thể
tranh đua trong môi trường này, đóng góp sắc thái Văn hóa của ḿnh
như một loài hoa thơm cỏ lạ trong khu vườn thế giới đại đồng.
Các học sinh Việt Nam thông minh, chăm chỉ, có khả năng về Toán
học, Lư hóa, và một số nghề chuyên môn cần sự khéo léo và kiên
nhẫn. Tuy nhiên một số sở đoản như nặng tinh thần đố kỵ, từ
chương, thụ động, ít khả năng hợp tác, thiếu tài quản trị và óc
kinh doanh, cần phải được t́m kiếm nguyên nhân để sửa chữa.
Thứ tư: Tạo sự liên lạc mật thiết giữa gia đ́nh và học
đường.
Nền Giáo Dục được thực hiện nơi gia đ́nh, học đường và xă hội. Tại
Hoa Kỳ, nền Giáo Dục học đường thiên về phần chuyên nghiệp, c̣n
phần luân lư và tinh thần thường được các tổ chức tôn giáo, xă hội
khác đảm trách. Trong t́nh trạng hiện tại, mọi người Việt đều vất
vả để thích nghi với cuộc sống mới, nên tổ chức Phụ Huynh và Giáo
Chức là một điều cần thiết cho Cộng đồng. Tổ chức này cũng có thể
cổ vơ cho tinh thần đoàn kết, sự hợp tác kinh doanh, để người Việt
chấp nhận được luật chơi tập thể, năng động, là khía cạnh đặc biệt
của xă hội Hoa Kỳ.
Thưa các bạn Giáo Chức,
Tôi đă nói việc dễ, các bạn gánh vác việc khó,
đúng như người xưa đă dạy “ngôn dị, hành nan”. Tôi cầu chúc
và mong đợi sự thành công của các bạn, những người đă đóng góp tâm
huyết cùng chịu sự thăng trầm với tập thể tỵ nạn nơi Hải ngoại.
Tôi tin tưởng rằng các bậc Phụ huynh, các Hội đoàn chuyên nghiệp,
sẽ tiếp tay với các bạn trong việc gây dựng một thế hệ trẻ c̣n tự
hào về ḍng giống Việt.
Thưa quí vị quan khách,
Thưa các bạn,
Tôi Tôi tŕnh bầy một số ư nghĩ thô
thiển và vội vàng, chắc không tránh khỏi sai lầm và thiếu sót, nên
rất mong quí vị bỏ qua. Được vậy, tôi mới dám mượn chữ của Nguyễn
Du, mang lời quê góp nhặt mà dông dài với quí vị trong ít phút.
Thành thật cảm ơn quí vị.
Lời kết,
Gần một thế hệ trôi qua từ khi tôi có dịp đọc hai bài diễn văn kể
trên. Thế giới nay quả đă có trên 7 tỷ người. Thêm vào là đủ loại
người máy bắt đầu làm việc thay cho con người trong mọi
ngành Công Kỳ Nghệ. Các Kỹ Thuật Cao đều có những bước tiến khổng
lồ, đặc biệt nhất là địa hạt Truyền Thông với tất cả các dạng mới
của các máy Vi Tính / Điện Toán dùng cho mạng lưới toàn cầu. Tin
tức thế giới và tất cả kiến thức của nhân loại có thể tức thời
được đọc hay t́m thấy trong một máy điện thoại chỉ nhỏ bằng ḷng
bàn tay.
Thời gian này, các chế độ độc tài khát máu liên tục và lần lượt
sụp đổ. Về chính trị, sự thất bại của “Thí Nghiệm Tả Khuynh”
cho con người đă quá rơ ràng, khi thế giới Cộng Sản tan ră nhanh
chóng. Nhưng “Ư Niệm Hữu Khuynh” cũng chẳng thể mang lại hi
vọng lớn lao ǵ cho nhân loại. Con người càng ngày càng đa đoan,
sự việc càng ngày càng phức tạp, nhiều điểm nóng chưa có cách giải
quyết tốt đẹp, trật tự thế giới mới c̣n mơ hồ, kinh tế toàn cầu
vẫn tiếp tục ở vào một thời kỳ khó khăn bất trắc. Có thể nhóm
chính trị gia đang nắm quyền sẽ phải đồng thuận để thong thả đưa
nhân loại đi theo một đường hướng mới, hầu tiến tới một nền
hoà-b́nh tương-đối, và thực hiện mục-tiêu-tồn-tại-chung trong
hạnh-phúc, cùng chấp nhận chỉ sử dụng không-gian hữu-hạn mà con
người hiện đang sở-hữu trên mặt Địa-cầu.
Riêng đối với Việt Nam, trong mấy thập niên qua, công việc Bảo Tồn
và Phát Huy Văn Hóa đă đạt nhiều kết quả tốt, do việc làm của tất
cả mọi người, thuộc mọi ngành nghề, ở mọi nơi, trong và ngoài
nước. Cần tạo từ ngữ đẹp, thống nhất, chính xác, và dùng cho đúng,
viết cho đúng, phát âm cho đúng. Thế hệ thứ hai của Cộng đồng Hải
Ngoại cũng đă đạt được nhiều thành tích khích lệ. “Sự thật Việt
Nam” đang dần dần được sáng tỏ. Tiếc rằng Mùa Xuân đầu tiên
của Văn Cao chưa phải là Mùa Xuân đoàn kết của dân tộc. Cái gốc và
cái ngọn của Việt Nam chưa thỏa thuận tới được một mẫu số chung,
vẫn mạnh ai đi đường nấy.
Tuy không thể đi ngược lại hay đi xuôi trước ḍng thời gian được,
nhưng trong Mùa Xuân sắp đến này, chúng ta hăy hi vọng Việt Nam sẽ
tiến lần tới một thể chế có tự do, dân chủ và thịnh vượng thực sự.
Trong một thế giới an b́nh, và Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Newport Coast, CA.
Lễ Tạ Ơn,
Thanksgiving.
24 tháng 11, 2011
TÔ ĐỒNG