Mục Lục

 

  Trang B́a
     
Ban Biên Tập
 
 Lá TXuân
      Lê Văn N
 
 Đọc Lá TXuân
      Cô Hà
 
 STáo XNinh
     
Phan Song
 
 Câu Đối Mừng Xuân
      Tư Nguyên & Lê Văn N
 
 Chúc TẾT NINH-H̉A.COM
      Thi Thi 
 

 

T Xuân
 

  "Xuân Hợp Quần"
      
Lương LHuyền Chiêu
  "Xuân Hợp Quần"

      
Lê Thị Đào
 
 Ḷng Người Rộng M
      
NXuân

     
Vinh H
 
 Mừng Xuân Con Rồng
      Rồng

     
Vinh H
 
 Chúc Xuân
      Xuân Đă V
     
Lư H
 
 Đón Xuân
     
Nguyên Kim
 
 Xuân Q Hương
      
Kiều Lam
 
 Đường Tu
     
Nguyên Ngộ (Lê Văn Ngô)
  Xuân Nhâm Th́n Hy Vọng

     
Tư Nguyên  (Bùi Ngoạn Lạc)
  'Xuân Hợp Quần"

     
 Nguyên Phong (TN Chánh)
  "Xuân Hợp Quần"

     
Thi Thi
 
 Xuân Cảm
     
Lê Bá Thiên
  "Xuân Hợp Quần"
       Nguyễn Thị Thanh T
 
 T́nh Khúc Mùa Xuân
     
Tiểu Vũ Vi

 


X
uân Qua



  Hồi c Mùa Xuân
   
 Vân Anh
 
Tết Của Người Lớn
   
 LKiến Đồng
 
Hoài Niệm Xuân Và Tết
     
Trương Khắc Nhượng
 
Tết Đầu Tiên Tại Cao
      
Nguyên Pleiku

   
 Lê PThọ
 

 

Năm Mới
K
Chuyện Cũ




 
 Có Một Mùa Xuân NThế
      ĐThị Hương B́nh
 
 Chuyện NChuyện Nước
      Lan Đinh
 
 Chuyện KĐầu Năm
      Phạm Thanh Khâm
 
Chuyện Cũ Năm Qua...
     
Phi-Ṛm
 
 Những Chuyến Đi Vô Vọng
      Lê PThọ
 
Chuyện T́nh Cuối Năm
      Bùi Thanh Xuân

 

Hội Quán
Quảng Đông


 
 Chúc Tết 2012
      Huỳnh Hớn Trang



 

Hoa Mai
Ngày Tết




 
 Hoa Mai Linh Hồn Của
      
Mùa Xuân

     
Hoàng Bích Hà
 
 Hoa Ngày Tết
     
Nguyễn Tường Hoài
 
 Chợ Hoa Ngày Tết
     
Vơ Hoàng Nam
 
Ba Mươi Ba Đóa Hoa Mai
     
Phan Song

 

Chuyện Vui
Xem/Đọc
3 Ngày Tết
 


 
 Xóm SV
     
Nguyễn Hiền
 
 Vạn Vật Đều Có Số - T́m
      
Người Bảo V

     
Lư H
 
 NHôn Đầu
     
Thanh Mai
 
 Ḿnh Ơi !
     
Lê Thị Hoài Niệm
 
 Chuyện Vui Ngày Tết
      Hà Thị Thu Thủy

 

 

Cắm Hoa Trang T



 
Nghệ Thuật Cắm Hoa
 
    Lê Thị Lộc

 

Tranh
N
ghệ Thuật



 
Tranh nh Nghệ Thuật
     
 Phi - Ṛm


 

TVui
 



 
Năm Con Rồng
      Rồng Đến
      Tú Trinh
 

 

XUÂN Ca Hát


 
Nhạc Xuân Và Q Hương
      
HT Thu Thủy, Lan Đinh
      
LL Huyền Chiêu,  Lư Hổ,
     
LT Hoài Niệm, LL Minh T

  Slide Show/YouTube
      
Phạm Thúc Tâm
     
Mai Hữu Thọ
 

 

Phương Ngữ
N
inh Ḥa
 


  Một S T Biến Âm: DẢNH
     
Nguyễn Văn Thành



 

Tôn Giáo

 

  Câu Chuyện Đầu Năm
      
Lê Thị MChâu
 
 Di- Lặc Mang Xuân Đến
      
Với Người !

      Mục Đồng
 
 Chúng Con VĐây
      
Đinh Thị Lan
 
 Christchurch Vẫn Măi Trong
      
Tim !

      
Bạch Liên


 
 

TVi
 


  Vài Mẩu Chuyện VTiên Tri
      
Liên Khôi Chương
  TVi Năm Nhâm Th́n 2012
      
Phạm Kế Viêm

 

Du Lịch

 

  Vương Quốc Thái Lan: Một
      
Chuyến Đi KT

      Nguyễn Thị Thanh T

 

 

Năm Th́n Nói Chuyện Rồng
 


 
Tản Mạn V Tết Nhâm Th́n
      
Nguyễn Văn Thành
 

 

 

d_bb
Đ.H.K.H
 

  Vài Phát Biểu Một Thời
      
Điểm Qua

      Tô Đồng
  Liêu Trai C Dị-468
      Đàm Quang Hưng
  Thanh Phong Thi Tập-105
     
Vũ Tiến Phái
 
Tôn Giả Mục-Kiền-Liên
       Nguyễn Văn P
 
 Tư Duy Trong TNguyễn
      
Khuyến

      
Lê Phụng
 
 Đường Vào KINH DỊCH
      Nguyễn Hữu Quang
 
Con Đường Chứng Ngộ-34
     
Trần Cao Tần
  Lời M Hỏi - Trở V
     
Trần Cao Tần
 
Ngắm Sao
      Nguyễn Đức Tường
 
 TVi Năm Nhâm Th́n 2012
      
Phạm Kế Viêm
 


 

Sưu Tầm
 



 
 Các BTranh Dân Gian
      
Nổi Tiếng

      Vinh H
 
 Tết XNgười Xem H́nh
      
nh Cũ

      Vinh H
 
 Sinh Mệnh Con Người
      Hà Thị Thu Thủy

 

 

Chuyện
V
ượt Biên

 

  Chuyện Người T Nạn-19
      Lư H
 
 Pulau Bidong, Một Trời K
      
Niệm

      
Bạch Liên
  Phép Nhiệm Mầu

      
Lê PThọ
 

 


Văn Hóa
m Thực




 
 GThủ
      Sườn Heo Sốt Me Chua
      Mẹo Vặt Vào Bếp
      Lan Diệp
 
 Rơm RQN
      Kem Flan (Bánh Flan)
      Lê Thị Đào
 
 Món Canh Légume
      Việt Hải
 
 Mùi CKiệu
      Cao Minh Hưng
 
 Tôm Rang Muối Tiêu: Video 
      
Tôm Sốt Sữa: Video

      Lư H
 
 Chuẩn BNấu Bánh
      Bạch Liên
 
 Những Đặc Sản Hồn Quê 
      
ViệtNam Vào Tết Nhâm Th́n

      Nguyên Phong

 

 

Sức Khỏe

      

 
Bệnh Viêm Kết Mạc

      
BS Lê Ánh
 
Bệnh Tay Chân Miệng

      
BS Nguyễn Vĩ Liệt



 

 

Biên Khảo
Kinh Tế
 

Việt Nam

  Tổng Kết T́nh H́nh Kinh Tế
      
Của Việt Nam Năm 2011

     
 Nguyễn Văn Thành


H
oa Kỳ/Thế Giới

  Tổng Kết T́nh H́nh Kinh Tế
      
Của M Quốc Năm 2011

     
 Nguyễn Văn Thành


 

Kinh Nghiệm Sống

 

  Món Mới
      
Kiều Lam
 
Biển Có Linh Hồn Không?

      
Bạch Liên
 
Vạn Vật
 
    Bạch Liên
  Đạo Nghĩa V Chồng

      
Vơ Hoàng Nam
  Phân Biệt

      
Lê Văn N

 

 

Viết v
Ninh Ḥa
 


 
 Những Điều Lư TV
      
Ninh-Ḥa

     
Trần Minh Hiền
  Đám Cưới Đầu Xuân

      
Phan Nho
  Những Ngày Đồng Q

      L
ê PThọ

 



Viết v
ninh-hoa.com



  Duyên Nào Tôi Đến Với
      
Ninh-ḤaDOTCom

     
Trâm Anh
 
 Đầu Năm...Khai Máy
      Topa Panning



 

 KNiệm V
Trường:

Trần B́nh Trọng
Ninh Ḥa
 

  H Trong T Mới
     
Nguyễn Thị Đào
 
Năm Học 1974-1975

      Trần Hà Thanh
 
Lời Ngỏ

     
Bùi Thanh Xuân

 

Bán Công


 
Hồi Tưởng

     
Lương LHuyền Chiêu
 

 

Vạn Ninh



 
Lời Chúc Xuân

     
Ngọc Ánh
 
Nắng Xuân

      Tuyết Xuân
     
Huỳnh Thị Hà
 
Miên Trường Xuân Thịnh
      
Vượng

     
Lam Kha
 
Xuân Mới

     
Nguyên Kim
 
Vọng Cổ: Mừng TẾT

     
Nguyễn Thị Kính
 
Dọc Đường

     
HThoại M
 
Chúc Tết

     Vui Xuân - Đón Tết
     
Lâm Ngọc
 
Xuân Tuổi T

     
Thanh Nhàn
 
Tâm S Đầu Xuân

     
HThị Thanh Nhàn
  Lời Chúc Đầu Xuân

      Tưởng Mùa Xuân
     
Hà Tấn S
  Chúc Mừng Năm Mới

     
Nguyễn Thị T
 
C̣n Lại Trong Em...

     
Thúy Vũ


 

VT/NTH


 
Chuyện Các Anh Và Tôi

     
Người XVạn
 

 

Các Trường Khác


 
Họp Mặt Đầu Xuân

     
Lê Thị Ngọc Hà





 

Lụt Trong
Văn Chương
 


  Mùa Lụt Q Tôi

      
Trần NPhương
 
Vè Băo Lụt Năm Nhâm
      
Th́n 1904

      Nguyễn
Văn Sâm

 

Văn Học
Nghệ Thuật
 



 
Đời Sao Buồn Chi Mấy
      
CNhân Ơi

      Lương L
Huyền Chiêu
 
Rượu Trong Ca Dao
      
Tục Ngữ

      Hoàng Bích Hà
  T TTuyệtt

      
Vinh H
 
T́nh SLạc Long Quân Và
      
Âu Cơ

      
Vinh H
 
Truyền Thuyết Trọng Thủy-
      
MChâu Và Bài TUTLâm

      
Vinh H
  Nhớ Sao Là Nhớ Xuân Xưa

      Nhất Chi Mai
 
 Dịch TLư Bạch: Nghĩ C
       Dương Anh Sơn
 
Thanh Hiên Thi Tập:
      
Bài Số: 45-46

      Dương Anh Sơn
  Một Lần Gặp Lại

      Mùa Yêu Thương
      Kim Thành
  Chùm Thơ  Đường Luật

      Người XVạn
  Duyên Dáng Mùa Xuân

      
Tiểu Vũ Vi 

 



T
 


 
 Mùa Xuân QCũ
      Vân Anh
 
 Nỗi Niềm Xuân
      Dương Công Khánh
  Hương Xuân

      Nguyễn Thị Bảy
  Chúc Xuân

      Trần Thị Chất
  NMây Bay Đi

      
Lương LHuyền Chiêu
  Xuân Cao Nguyên

      Du Xuân
      Nguyễn Thị Cúc
  Hoa Xuân Cười

      Ta Vẫn Hẹn
      Hương Đài
  Mưa Nguồn

      An Lạc
      Mục Đồng
  Bài TCon Cóc

      
Nguyễn Hiền
  Mùa Xuân QHương

      
Tường Hoài
 
 Em VCùng Xuân
      Mời Xuân Lên Ngôi
      
Nguyễn Văn Hóa
  Chùm Thơ Họa

      
Vinh H
  Màu Xuân

      
T Kim Huy
 
 Nói Sao Vừa
      
Quỳnh Hương
 
 Ngày Xuân
     T́nh Xuân
      Hoàng Công Khiêm 
 
 Rực R Sắc Xuân
      Lê Thị Lộc 
 
 N Đồng
      Nhất Chi Mai
 
 Sang Mùa 
    
 Mùa Xuân Mưa
      Nguyễn Thị Khánh Minh
 
 Nhớ Khúc Ninh Ḥa
      NGH(NH)
 
 Chùm TXuân
      
Nguyễn Hoàng Phi
 
 Nḥa-QMNgàn Thương
      Mh HoaiLinhphuong
 
 Hương Sắc Mùa Xuân
      Bích Phượng
 
 Hẹn Xuân
      Đón Xuân
      Nguyễn Quân
 
 Mơ Và Nhớ
      Lê Văn Quốc
 
 Gom Nhặt Những Mùi Hương
     
Quốc Sinh
 
 Dấu Xưa Sương Khói
      Dương Anh Sơn
 
 Xuân T́nh
      
Kim Thành
 
Bâng Khuâng Chiều Cuối
      
Năm

      
Vơ Ngọc Thành
 
 Nhớ Tết Q Tôi
      Lê Hùng Thân
 
 Xuân T́nh Thương
      Thi Thi
 
 Dáng Xuân
      Lời Xuân
      Hoài Thu
 
 Mùa Xuân Xa X
      NTrưởng Tiến
 
 Xuân Nguyện
      Nguyễn Tính


 


Văn

 

  Một Chiều Cuối Năm Nhớ
      
V Các Bạn

      Nguyễn Vũ Trâm Anh
  Cát Tiên

      
Khuất Đẩu
 
 Xuân Này Chị Không V
      Lê Thị Ngọc Hà
  Mùa Xuân Anh Yêu Em

      
Việt Hải
  Con Dốc

      
Nguyễn Hiền
  Thầy Bói

      
Trần Minh Hiền
 
 Bếp Lửa Gia Đ́nh

      
Lư H
  Xuân Vắng Mẹ...

      
Hoàng Lan
 
 Bên Dốc Đời Nh́n Lại Những
      
Xuân Qua

      Hải Lộc
 
 Gởi Cô Bạn Nhỏ Xóm Rượu
      Phan Kiều Oanh
 
 Làm Con TPhải Là Con
      Phan Song
 
 Bóng Dáng Một Mùa Xuân
      
Lâm Minh Tài
 
 Người Trễ Hẹn Mùa Xuân
      
Nguyễn Hữu Tài
 
 Ḍng Đời
      Thi Thi
 
 Ba Má Tôi
      
Phạm Thị Thục
 
 Đầu Năm Đón Giao Thừa, Đi
      
LChùa Hái Lộc Đầu Xuân

      TBửu Nguyễn Thừa
 
 Một Chút Ưu Tư
      Nguyễn Tính
 
Một Mùa Xuân An B́nh
      
Đang Về...

 
     Nguyễn Đôn Huế Trang

 

 

 

 

 

Thư từ, bài vở, h́nh ảnh hoặc
ư kiến xây dựng, xin liên lạc:



diem27thuy@yahoo.com

 



 


 

 

 

 

 

 

 


 

 

          
        

Tư Duy trong THƠ Nguyễn Khuyến

LÊ PHỤNG

 

 

 

I. Mở Lời

Xét những nhà văn nhà thơ nôm cận đại, vào khoảng thập niên 1930-40, Dương Quảng Hàm [1] viết về Nguyễn Khuyến như sau:

 

Nguyễn Khuyến (1835-1909). Ông là một người từng trải việc đời, lại có biệt tài về văn nôm. Văn ông làm đủ các lối: thơ, ca, hát nói, câu đối, văn tế, v.v... Ông thích tự vịnh tự trào, có vẻ ung dung phóng khoáng. Ông cũng hay giễu cợt người đời, chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rơ ra một bậc đại nhân quân tử muốn dùng lối văn trào phúng để khuyên răn ngựi đời.

 

Việc xếp loại Nguyễn Khuyến vào hàng các nhà thơ trào phúng là một tiến bộ theo quan niệm giới phê b́nh văn học dùng phương pháp của phái hiện đại thời đó.

 

Trong phần tổng kết cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm[2] đặt Nguyễn Khuyến vào ḍng các nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, những ngựi đă đưa văn học Việt Nam thoát ly được cái ảnh hưởng nặng nề của Hán văn và gây nên một ḍng văn học Việt Nam tự lập.

 

Tiếp đến suốt gần nửa thế kỷ, đất nước bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh ǵữa các đại cường, nhà cấm quyền đă dùng thơ văn Nguyễn Khuyến làm một công cụ tuyên truyền, Nguyễn Khuyến được thuyên chuyển sang ngạch những nhà văn nhà thơ yêu nước. Đồng thời, một số thơ nôm của Nguyễn Khuyến được dùng làm vè đả kích giới quan lại trong phong trào bài phong đả thực.

 


Phụ bản 1. Chân dung Nguyễn Khuyến

 

Cảo luận này đọc thơ Việt Âm và thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, đứng ngoài mọi sôi động thời thế, và không căn cứ trên những thoại về nhà thơ, nhất là nhưng thoại về sự giao dịch giữa nhà thơ với giới quyền thế đương thời với mục đích t́m hiểu ḍng tư duy biểu hiện trong thơ Tam Nguyên Yên Đổ và mối tương giao giữa thơ Nguyễn Khuyến với ḍng thơ Việt Âm cùng thơ Trung Quốc và Nhật Bản cùng kinh sách Phật Lăo.

 

Tiêu biểu cho tư duy của Nguyễn Khuyến có bài thơ Việt Âm:

 

慰 石 老 人
Úy Thạch Lăo Nhân
案 上 書 一 卷
Án thượng thư nhất quyển
筒 上 筆 一 把
Đồng thượng bút nhất bả
無 弦 琴 一 張
Vô huyền cầm nhất trương
無 方 藥 一 窠
Vô phương dược nhất khỏa
潤 渴 一 瓶 茶
Nhuận khát nhất b́nh trà
袪 寒 一 爐 火
Khư hàn nhất lô hỏa
石 盆 一 仙 花
Thạch bồn nhất tiên hoa
土 鉡 一 佛 果
Thổ bát nhất phật quả
與 我 相 為 娛
Dữ ngă tương vi ngu
亦 有 石 老 者
Diệc hữu thạch lăo giả
靜 澡 殊 不 同
Tĩnh táo thù bất đồng
性 情 各相 左
Tính t́nh các tương tả
石 老 無 一 好
Thạch lăo vô nhất hiếu
而 我 無 不 可
Nhi ngă vô bất khả
我 性 懶 好 臥
Ngă tính lăn hiếu ngọa
石 老 終日坐
Thạch lăo chung nhật tọa
石 老 默 不 言
Thạch lăo mặc bất ngôn
而 我 好 吟 寫
Nhi ngă hiếu ngâm tả
相  狎 無 相 猜
Tương hiệp vô tương sai
神 交 信 因 果
Thần giao tín nhân quả
與 化 為 往來
Dũ hóa vi văng lai
安 知 子 非 我
An tri tử phi ngă.

 

dịch là:

An Ủi Ông Lăo Đá

Một quyển sách đặt trên bàn
Một ống bút cũ viết ṃn chưa thay
Một cây đàn không có dây
Một thang thuốc bốc mấy ngày chưa phong
Một khay trà uống ấm ḷng
Một ḷ sưởi rực than hồng kế bên
Một chậu đá trồng thuỷ tiên
Một trái phật thủ đặt trên bát sành
Chung vui năm tháng chân thành
Có ông lăo đá chung t́nh này thôi
Nếp trời trái ngược lạ đời
Ông tĩnh ta động đôi người khác nhau
Ông lăo đá chẳng ước ao
C̣n ta chẳng thiếu thức nào chẳng ham
Tính ta lười nhác hay nằm
C̣n ông lăo đá tháng năm chỉ ngồi
Ông lăo đá chằng hé môi
C̣n ta ngâm vịnh suốt đời nghêu ngao
Thân nhau chẳng dối lừa nhau
Bạn bè nhân quả thần giao duyên trời
Lẽ thường cơi hóa chuyền dời
Biết đâu ông chẳng đổi đời cùng ta.

 

Bài thơ có nhiều điểm đáng lưu ư. Trước hết là trong tám câu đầu mỗi câu có một chữ một, nhất. Chắc chắn đó là chủ ư của tác giả. Mỗi câu có một h́nh ảnh của một vật: quyển sách, ống bút, cây đàn, thang thuốc, khay trà, ḷ sưởi, chậu thuỷ tiên, và trái phật thủ. Sau đó là tượng ông lăo đá với bốn nét biểu thị một nếp sống trái ngược với nếp sống người thơ: Ông lăo đá tĩnh, nhà thơ động, ông lăo đá không hề có ước ao một điều ǵ, nhà thơ ao ước mọi thứ; người thơ lười nhác hay nằm, ông lăo đá suốt năm tháng chỉ ngồi; ông lăo đá không hề hé môi, nhà thơ suốt đời nghêu ngao. Tuy nhiên t́nh bạn luôn luôn thành thực không ai dối lừa ai; rồi như có lẽ biến đổi diệu huyền, khiến người thơ hy vọng có ngày có sự đổi đời giữa ông lăo đá và nhà thơ.

 


Phụ bản 2. Tượng Ông Lăo Đá

 

Chuỗi h́nh ảnh tám vật, bắt đầu từ quyển sách và ống bút dựng như là hai h́nh ảnh tượng trưng cho cái có của nhà thơ, cái có tiêu biểu cho nề nếp nhà nho của nhà thơ. Cây đàn không có dây, gợi cho người đọc cây đàn không dây của Đào Tiềm (365-427) một thi nhân đời Tấn, Trung Quốc, người chỉ muốn nghe nhạc truyền cảm mà không muốn nghe âm ba của dây tơ.Thang thuốc bốc chưa phong gợi lên h́nh ảnh luống cúc vàng bên chân rào trong câu:

 

採 菊 東 籬 下
Thải cúc đông lư hạ

dịch là:

Chân rào đông hái cúc vàng

 

trong bài Ẩm Tửu Đệ Ngũ Thủ cũng của Đào Tiềm, tạo nên h́nh ảnh người thơ tới tuổi xế chiều, sức khỏe cần có thuốc bồi bổ . Khay trà gợi lên cảm giác ngọt ngào của chén trà trên vị giác. Ḷ sưởi tí tách tạo nên cảm giác ấm áp ngày đông qua xúc giác và thính giác. Chậu thuỷ tiên nở hoa ngào ngạt thỏa thích khứu giác cùng h́nh ảnh cánh hoa tươi đẹp thỏa măn thị giác. Rồi sau hết là trái phật thủ trên đĩa sành như gợi lên ư muốn về với đạo giáo.

Kể từ quyển sách tới trái phật thủ, tám vật trong cái có của Nguyễn Khuyến dường như chuyển từ cái cụ thể người thơ cảm nhận qua ngũ quan trên thân thể, tới cái sống, cái lẽ huyền.

 

Nhưng rồi Nguyễn Khuyến dường như tạm dời bỏ tất cả những cái có đó để nói với tượng ông lăo đá. Điều Nguyễn Khuyến nhấn mạnh là nếp sống của ông trái ngược với nếp sống của ông lăo đá. Ông lăo đá không mảy may ước ao, nhà thơ c̣n đầy ham muốn, ông lăo suốt ngày tháng chỉ ngồi, nhà thơ th́ suốt ngày lười nhác nằm dài; ông lăo đá không hé môi nhà thơ th́ nghêu ngao trọn đời. H́nh ảnh Nguyễn Khuyến tự họa là h́nh ảnh một con người đang  ham sống trong thề giới của cái có. H́nh ảnh ông lăo đá dường như là h́nh ảnh một chân nhân đă gần tới cơi huyền đồng. Nhưng v́ cái diệu huyền mà ông lăo đá cùng người thơ thành đôi bạn không sao có thể rời nhau nổi. Mối tương quan này phải chăng là h́nh ảnh của mối tương giữa cái cócái sống? Và Nguyễn Khuyến hy vọng rằng một ngày nào đó hai người sẽ đổi đời cho nhau.

 

Đọc bài thơ của Nguyễn Khuyến như trên, người đọc thơ chợt nhớ tới Gabriel Marcel (1889-1973), triết gia người Pháp tiêu biểu cho trường phái Hiện Sinh Ky Tô, existentialisme chrétien, chủ trương một ḍng triết học cụ thể, philosophie concrète.

 

Theo giới nghiên cứu [3], tư tưởng của Gabriel Marcel dựng trên một thế giới riêng của triết gia. Thế giới đó là một thực thể, trong đó, ngoài thiên nhiên và vũ trụ, có vật thể và con người. Vật thể trong thế giới đó giúp cho con người có phương tiện sinh sống, nhưng vật thể cũng tạo cho con ngựi nếp sống vượt mọi khó khăn để chiếm đoạt vật thể làm của riêng.

Đoạt được vật thể làm của riêng có làm cho con người măn nguyện và sung sướng không?  Hay tại sao chiếm đoạt đuợc môt vật làm cái có lại chính là nỗi buồn bực lại là nguồn thất vọng? Tại sao con người đă tích lũy được của riêng đầy kho mà vẫn con lo sợ như đúng bên bờ cái không? Đó là những đề tài suy luận của Gabriel Marcel.

 

Gabriel Marcel quan sát thấy rằng cuộc chạy đua để thỏa măn cái khao khát chiếm đoạt vật thể chính là cái khao khát được sống, được làm người. Nhưng, sớm muộn rồi con người cũng đối mặt với cái giới hạn của khả năng cá nhân. Lúc đó con người đi t́m con người khác để t́m sự thông cảm, để thấy niềm vui trong t́nh yêu, trong t́nh bạn, trong cái sống.

 

Ngươi và ta chúng ta. Đó là lẽ huyền, mystère, của cuộc sống cụ thể. Trong một vở kịch Gabriel Marcel đă cho hai vai đối thoại:

- La réalité! je te demande un peu ... Qu’est ce que c’est que la réalité?
- Un monde où on puisse grandir, aimer, créer ...[4]

 

Đi xa hơn nữa vào lẽ huyền, theo Gabriel Marcel, con người c̣n có hy vọng t́m đươc nguồn an ủi trước mọi đau đớn, cũng như nỗi sợ hăi khi phải đối mặt với cái chết.

 

Đó là mấy nét đại cương về thế giới suy tư của Gabriel Marcel. Nét thứ nhất biểu thị cái có, một thực thể hiển nhiên trước mắt mọi người; nét thứ hai biểu thị cái sống. Cả cái có cùng cái sống ch́m dưới lẽ huyền, biểu thị bởi đặc tính tiềm ẩn của sự tăng trưởng, t́nh yêu và việc tác tạo.

 

Ngày nay, những thực thể xẩy ra biến đi rồi lại trở lại trong đời sống hàng ngày là một đề tài cho giới triết gia tây phương suy ngẫm. Một trong những hướng suy ngẫm là t́m ra những giới hạn giữa cá nhân và chính-ḿnh-trong-đời-sống-hàng-ngày để đạt được an lạc trong đời sống hàng ngày. Bên Đông phương, vấn đề này dường như không phải là một vấn đề đem ra bàn căi của đạo học mà là nếp sống thực tế hàng ngày. Nếp sống đó là là biểu tượng cho tư duy con người. Đi t́m tư duy của Nguyễn Khuyến trong thơ của Nguyễn Khuyến là chủ đích của cảo luận này.

 

Đối chiếu mấy nét của chủ thuyết của Gabriel Marcel tóm tắt trên đây với bài An Ủi Ông Lăo Đá, người đọc thấy tám h́nh vật trong tám câu đầu bài thơ tiêu biểu cho cái có theo triết thuyết của Gabriel Marcel. Tiếp theo là bốn nét tương phản giữa nếp sống của Nguyễn Khuyến và của Ông Lăo Đá, Nguyễn Khuyến vẫn thấy t́nh bạn giữa ông và ông Lăo Đá. Phải chăng đó là một điểm khởi đầu lẽ huyền của cái sống theo Nguyễn Khuyến? Trong lẽ huyền đó, Nguyễn Khuyến nuôi hy vọng rồi ra sẽ có lúc đổi đời cùng ông Lăo Đá.

 

Nh́n rộng hơn, dường như Gabriel Marcel, coi thường những ai coi nặng cái có hơn cái sống. Điểm đó người đọc cũng  thấy trong nhưng bài thơ Nguyễn Khuyến hoặc tự trào hoặc nhạo báng những kẻ chạy theo danh lợi.

 

Cái lẽ huyền của Gabriel Marcel đưa người đọc ông về Nước Chúa. Đằng khác, đường về lẽ huyền, xuôi ḍng thơ say trong thơ Nguyễn Khuyến, khi nhà thơ buông bỏ lợi danh, về vui thú vườn ruộng, không chỉ riêng mang h́nh ảnh của Đào Tiềm qua bài Quy Khứ Lai Hề Từ, mà c̣n là h́nh ảnh Đào Tiềm trong dường như toàn bộ ḍng thơ điền viên của Đào Tiềm. Người đọc thấy rơ nét song song giữa chủ thuyết của Gabriel Marcel và quan niệm về cuộc sống của Nguyễn Khuyến qua bài Úy Thạch Lăo Nhân. Nét song song này gợi cho người đoc gọi tên tiến tŕnh buông bỏ cái có để tiến tới lẽ huyền trong cuộc sống của Gabriel Marcel là tiến tŕnh Nguyễn Khuyến- Gariel Marcel.

 

Đằng khác Nguyễn Khuyến là một thi tài nối dài ḍng tư tưởng trong thơ Việt Âm và thơ nôm khởi từ Nguyễn Trăi (1380-1442), truyền qua Nguyễn Du (1765-1825) qua h́nh ảnh con người đối mặt với cái chết. Nhưng Nguyễn Trăi gặp nạn Trại Vải năm sáu mươi hai tuổi khi c̣n tại chức; Nguyễn Du cũng mất khi c̣n tại chức năm năm mươi lăm tuổi. Riêng Nguyễn Khuyến mất năm bẩy mươi bốn tuổi, sau hơn hai mươi năm nghỉ hưu, phải chăng v́ vậy mà qua thơ Nguyễn Khuyến người đọc dường như thấy Nguyễn Khuyến thực hiện được những ước vọng của Nguyễn Trăi và Nguyễn Du c̣n ghi lại trong thơ.

 

T́m hiểu tư duy đa dạng trong thơ Viêt Âm và thơ nôm của Nguyễn Khuyến, theo chiều hướng kể trên là diễn tiến của cảo luận này. Câu hỏi là bằng cách nào đạt được tói mực tiêu nói trên? Thật vậy, sách Luận Ngữ[5] có câu :

 

天何 言 哉
Thiên hà ngôn tai

nghĩa là :

Trời có nói đâu .

 

Nguyễn Khuyến có hai câu trong bài tứ tuyệt Trời Nói dưới đây :

 

Chót vót trên này có một tao
Mày xem tao có nói đâu nào

 

Giới b́nh thơ Nguyễn Khuyến thường coi hai câu này của Nguyễn Khuyến biểu lộ ư muốn kiệm ngôn, một đặc tính của ông Lăo Đá mà ông muốn tạo cho ḿnh trên đương về lẽ huyền như ông viết trong bài Ủy Thạch Lăo Nhân. Thế nên khó t́m thấy tư duy của Nguyễn Khuyến trong thơ của ông. Nhưng thơ là tiếng nói ngoài lời gửi trong những h́nh ảnh tạo nên thi cảnh và tâm cảnh người thơ. Vậy th́, phương pháp t́m ra tư duy trong thơ Nguyễn Khuyến là đối chiếu những h́nh ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến với chính những h́nh ảnh đó mà ông dùng trong những bài khác, hoặc đối chiếu những h́nh ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến với những h́nh ảnh tương ứng của các thi nhân Việt Nam hay Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như trong các kinh sách Phật học hoặc Lăo Trang. Những nét tương đồng hay khác biệt người đọc thơ nh́n ra trong việc đối chiếu này phải chăng là lời thi nhân gửi gắm ngoài lời thơ?

 

Kết quả giúp người đọc nh́n thấy tư duy của Nguyễn Khuyến qua những nếp sống cụ thể dưới đây của người thơ

 

1. Việc buông bỏ cái có
2. Truyện đối mặt với cái chết
3. Việc quyết định về Vườn Bùi
4. Vui sống với thiên nhiên
5. Đọc sách và uống rưọu
6. Cái Cười
7. Về với Đạo
8. Lên Chùa.

 

Phải chăng mầu nét hiện sinh trong tư duy của nhà thạc nho Tam Nguyên Yên Đổ tiêu biểu nếp sống của tiền nhân trước khi nếp sống này thấm nhập tư tưởng Âu Mỹ? Câu hỏi này xin dành cho ǵới nghiên cứu giải đáp.

 

[1] Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ, tr. 398.
[2]Dương Quảng Hàm sách đă dẫn, tr. 460.
[3] Simonne Plourde, Gabriel Marcel Philosophe et Témoin de l’Espérance, Les Presses de l’Université du Québec, Montréal, 1975, pp.9-11.
[4] Gabriel Marcel, L’Émissaire et le Signe de la Croix dans Vers Un Autre Royaume, Plon, Paris, 1949, p.24
[5] Luận Ngữ, tiết Dương Hóa, chưong 17 bản dịch của  Lê Phục Thiện, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 1992, tr.643.
 

 

II. Cái Có

Cái có là vũ trụ của vật thể. Gabriel Marcel t́m ra là cái có gồm hai loại. Một là loại cái có ở ngoài thân thể con người, gọi cái có ngoại thân. Con người lấy cái có ngoại thân làm của tư hữu, tỷ như tiền của, danh giá, quyền thế. Nhưng cái có đó con người giành lấy cho ḿnh, xử dụng riêng cho ḿnh, nhưng cũng có thể bị kẻ khác tước đoạt mất. Cái có thứ hai là cái có tại thân, tỷ như kiến thức, đức hạnh, kinh nghiệm, mà không ai khác có thể đoạt của ta được. Nhưng tất cả nhưng cái có tại thân đó rồi cũng mất khi thân ta không c̣n.

 

Cái có ngoại thân cần thiết cho cái sống, nhưng từ Đông sang Tây, mọi tôn giáo cũng như nhiều triết gia nhiều nhà thơ thựng khuyên con người coi nhẹ cái có ngoại thân để trở về lẽ huyền. Tiêu biểu cho ḍng thơ này là bài sau đây của Nguyễn Trăi (1380-1442):

 

崑 山 歌
Côn Sơn Ca

崑 山 有 泉
Côn Sơn hữu tuyền
其 聲 冷 冷 然
Kỳ thanh lănh lănh nhiên
吾 以 為 琴弦
Ngô dĩ vi cẩm huyền
崑 山 石有 
Côn Sơn hữu thạch
雨 苔 洗 鋪 碧 
Vũ tẩy đài phô bích
吾 以 為 簞 席
Ngô dĩ vi đan tịch
崑 山 有 松
Côn sơn hữu tùng
萬 里 翠 童 童
Vạn lư thuư đồng đồng
吾 於 是 乎 偃 息 其 中
Ngô ư thị hồ yển tức kỳ trung
林 中 有 竹
Lâm Trung hữu trúc
千 畝 印 寒 綠
Thiên mẫu ấn hàn lục
吳 於 是 乎 吟 嘯 其 測 
Ngô ư thụ hồ ngâm khiếu kỳ trắc
問 君 何 不 歸 去 來
Vấn quân hà bất quy khứ lai
半 生 塵 土 是 膠 梏
Bán sinh trần thổ thị giao cốc 
萬 鐘 九 鼎 何 必 然
Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên
飲 水 飯 蔬 隨 分 足
Ẩm thuỷ phạn sơ tuỳ phân túc
君 不 見
Quân bất kiến
董 卓 黃 金 盈 一 塢
Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ
元 載 胡 椒 八 百 斛
Nguyên Tải hồ tiêu bát bách hộc
又 不 見
Hựu bất kiến
伯 夷 與 叔 齊
Bá Di dữ ThúcTề
首 陽 餓 死 不 食 粟
Thú Dương ngạ tử bất thực túc
賢 愚 兩 者 不 相 侔
Hiền ngu lương giả bất tương mâu
亦 各 自 求 其 所 欲
Diệc các tự cầu kỳ sở dục
人 生 百 歲 內
Nhân sinh bách tuế nội
畢 竟 同 草 木
Tất cánh đồng thảo mộc
歡 悲 憂 樂 迭 往 來
Hoan bi ư lạc dđệt văng lai
一 榮 一 謝 還 相 續
Nhất vinh nhất tạ hoàn tưong tục
丘 山 華 屋 亦 偶 然
Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên
死 後誰榮更 誰 縟
Tử hậu thuỳ vinh cánh thuỳ nhục
人 間 若 有 巢 由 徒
Nhạn gian nhược hữu Sào So dồ 
勸 渠 聽 我 山 中 曲
Khuyến cừ thính ngă sơn trung khúc.

 

dịch là

 

Côn Sơn Ca

Núi Hun có suối quanh co
Nước tuôn róc rách nhỏ to tiếng đàn
Núi Hun vách đá ngút ngàn
Thạch bàn mưa trải một làn rêu xanh
Dặm dài thông biếc đan cành
Vắt chân nằm khểnh bên ghềnh ngắm mây
Rừng sâu vạn mậu trúc gầy
Nghêu ngao ngâm vịnh với đầy ư tho
Nẻo về sao vẫn hững hờ
Nửa đời lấm bụi chần chờ chi đây
Đỉnh chung rũ sạch nà hay
Cơm rau nước lă qua ngày đử no
Ngươi chẳng thấy
Ngọc vàng Đổng Trác đầy kho
Họ Nguyên thừ tám trăm bồ hồ tiêu
Lại chẳng thấy
Di Tề nước mất nhà xiêu
Thú Dương bỏ thóc giữ điều đục trong
Hiền ngu dẫu chẳng chung đường
Chữ dục là muốn một tuồng như nhau
Cỏ cây người thế khác đâu
Trăm năm mục nát đất sâu chôn vùi
Đổi thay lo sướng buồn vui
Một ṿng một héo một tươi một mầu
G̣ hoang điện ngọc khác sao
Nhục vinh nhắm mắt ai nào hơn ai
Sào Do trần thế lũ bay
Ta mời cả bọn nghe bài Núi Hun.

 

Trong tám câu đầu của bài thơ, Nguyễn Trăi lấy tiếng suối Núi Hun làm đàn, lấy đá núi Hun làm chỗ ngả lưng, lấy rừng thông núi Hun làm vườn cảnh, lấy rừng trúc của núi Hun làm cảnh thơ. Nguyễn Trăi vào kho Trời chung, chọn vật thể làm thú vui riêng cho ông. Trong nguồn vui đó, Nguyễn Trăi thấy đỉnh chung  là những ǵ cần phải rũ sạch khỏi tay; bát cơm rau chén nước lă mới thực là cái cần thiết. Phải chăng đó là ư muốn về hưu đă tới với Nguyễn Trăi? Nguyễn Trăi nhớ tới Đổng Trác, một gian thần nhà Hán, nhớ tới Nguyên Tải, một nhân vật chưa biết đích xác là ai, nhưng chắc chắn là một người tích lũy nhiều của cải; rồi Nguyễn Trăi nhớ tới Bá Di và Thúc Tề. Dương Quảng Hàm chú thích về Bá Di và Thúc Tề như sau[6]:

Di, Tề: tức Bá Di và Thúc Tề, hai người con vua nước Cô Trúc đời nhà Ân bên Tàu. Khi cha sắp mất, dặn lập Thúc Tề. Cha mất rồi Thúc Tề nhường cho Bá Di. Bá Di nói: “Mệnh cha như vậy”, bèn trốn đi. Thúc Tề cũng không lên ngôi và trốn đi. Khi vua Chu Vương đánh nhà Ân, hai ông giữ cương ngựa cản lại; đến lúc Vũ Vương đánh thua nhà Ân, làm vua trong thiên hạ, hai ông lấy việc ăn thóc nhà Chu làm xấu hổ, đi lên núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn, sau chết đói.

Nhưng người hiền hay kẻ ngu  đều có một điểm giống nhau. Đó là ḷng ham chuộng ngoại vật. Nhưng con người và cỏ cây này có khác ǵ nhau, dẫu từng sở hữu những cái có tại thân vẫn có thời buồn vui, như cây cỏ có thời tươi héo. Rốt cuộc, nhưng rồi con người chẳng khác ǵ cỏ cây cũng tan biến vào ḷng đất. Vậy thời điện ngọc khác ǵ g̣ hoang, nhục khác nào vinh. Kết luận, Nguyễn Trăi mời tất cả những ai c̣n muốn noi gương Sào Do, (hai người cao sĩ về đời vua Đường Nghiêu bên Tàu, mà vua Nghiêu muốn nhường ngôi cho và đều không nhận) vào núi Hun nghe ông hát bài ca núi Hun.

Tiếp đó là bài từ của Nguyễn Du (1765-1820)

 

行 樂 詞
Hành Lạc Từ

俊 犬 黃 白 毛
Tuấn khuyển hoàng bạch mao
金 鈴 繫 秀 頸
Kim linh hệ tú cảnh
輕 衫 少 年 郎
Khinh sam thiếu niên lang
牽 向 南 山 嶺
Khiên hướng Nam sơn lĩnh
南 山 多 香 麋
Nam Sơn đa hương mi
血 肉 甘 且 肥
Huyết nhục cam thả ph́
金 刀 切 玉 饌
Kim đao sơ ngọc soạn
美 酒 累 百 卮
Mỹ tửu lũy bách chi
人 生 無 百 載 
Nhân sinh vô bách tải
行 樂 當 及 期
Hành lạc đương cấp kỳ
無 為 守 貧 賤
Vô vi thủ bần tiện
窮 年 不開眉
Cùng niên bất khai mi
夷 齊 無 大 名
Di Tề vô đại danh
蹠 蹻 無 大 名
Chíc Cược vô đại lơi
中 壽 只 八 十
Trung thọ chỉ bát thập
何 事 千 年 計
Hà sự thiên niên kế
有 犬 且 須 殺
Hữ u khuyển thả tu sát
有 酒 且 須 傾
Hữu tửu thả tu khuynh
眼 前 得 喪 已 難 認
Nhăn tiền đắc táng dĩ nan nhẫn
何 事 茫 茫 身 後 名
Hà sự mang mang thân hậu danh.

 

dịch là

Bài Ca Hành Lạc

Cầy tơ tốt khoáy tốt khoang
Cổ đeo một chiếc nhạc vàng thêm xinh
Chàng trai áo ngắn phong phanh
Núi Nam ngắm hướng tênh tênh bước về
Núi Nam có lắm nai quê
Tiết thơm thịt béo hả hê mọi đàng
Món ngon bát ngọc dao vàng
Rượu tăm trăm chén nào màng tỉnh say
Đời người trăm tuổi mấy ai
Kíp thời hành lạc kẻo mai xuân tàn
Giữ chi nếp sống nghèo nàn
Quanh năm quần quật làm ăn ngập đầu
Di Tề nào có danh cao
Lại coi Chích Cược có giầu hơn ai
Tám mươi tuổi đà sống dai
Ngàn năm tính chuyện đường dài uổng công
C̣n cầy c̣n miếng dồi ngon
C̣n be rượu trắng ta c̣n bữa say
Mất c̣n trước mắt nào hay
Ngàn năm danh lợi lăo đây cóc màng.

 

Trong bốn câu đầu bài hành, Nguyễn Du tạo nên hai h́nh ảnh, một chàng trai áo ngắn và một con cầy, lông trắng khoáy vàng, cả hai cùng đi về Núi Nam. Trong thơ cổ điển, chữ Núi Nam này biễu thị cho cái chết. Điều đáng chú ư là trong bốn câu tiếp, Nguyễn Du cho biết là tại Núi Nam này có nhiều hương mi, hay nôm na là cầy thơm, đễ làm những món ngon, có bát ngọc dao vàng, có rượu ngon ê hề. Điểm này dẫn người đọc thơ về với sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử. Sách, Nam Hoa Kinh,  chương Tề Vật Luận[7]:

 

Lệ Cơ, con của vị phong nhân xứ Ngại, gả cho vua nước Tấn. Khi về nhà chồng, lụy ướt dầm bâu. Kịp khi đến hoàng cung, cùng vua đồng sàng, nếm mùi sô hoạn, rối lại hối hận giọt lệ ngày xưa. Ta biết đâu kẻ chết lại không hối hận v́ ḿnh đă mong được sống thêm.

Đằng khác, Nguyễn Du nhắc tới Di Tề cùng với Chích Cược, khiến một lần nữa người đọc thơ lại nhớ tới chương Biền Mẫu, sách Nam Hoa Kinh[8]:

 

Tiểu nhân th́ chết theo lợi, kẻ sĩ th́ chết theo danh [...] Bá Di chết v́ danh ở dưới núi Thú Dương, Đạpo Chích chết v́ lợi ở trên g̣ Đông Lăng. Hai bên cách chết chẳng giống, song đều cùng là tàn sống, hại tính cả. Chắc ǵ Bá Di là phải mà Đạo Chích là trái. Người thiên hạ đều chết theo cả.

Phải chăng, v́ nh́n cái chết như vậy, Nguyễn Du mượn rượu, rong chơi, buông danh bỏ lợi, quên cả truyện lưu danh thơm đời sau?

Đối chiếu với ḍng thơ Trung Quốc, bài Côn Sơn Ca của Nguyễn Trăi và bài Hành Lạc Từ của Nguyễn Du, người đọc nhớ lại bài thơ dưói đây của Đào Tiềm[9]:

 

己 酉 歲 九 月 九 日
Kỷ Dậu Tuế Cửu Nguyệt Cửu Nhật

靡 靡 秋 已 夕
Mỹ mỹ thu dĩ tịch
淒 淒 風 露 交
Thê thê phong lộ giao
蔓 草 不 復 榮
Mạn thảo bất phục vinh
園 木 空 自 彫
Viên mộc không tự điêu
清 氣 澄 餘 滓
Thanh khí trùng dư chỉ
香 然 天 界 高
Hương nhiên thiên giới cao
哀 蟬 無 留 響
Ai thiền vô lưu hưởng
叢 雁 鳴 雲 霄
Tùng nhạn minh vân tiêu
萬 化 相 尋 異
Vạn hoá tương tầm dị
人 生 豈 不 勞
Nhân sinh khởi bất lao
從 古 皆 有 沒
Ṭng cổ giai hữu một
念 之 中 心 僬
Niệm chi trung tâm tiêu
何 以 稱 我 情
Hà dĩ xưng ngă t́nh
濁 酒 且 自 陶
Trọc tửu thả tự đào
千 載 非 所 知
Thiên tải phi sở tri
聊 以 永 今 朝
Liêu dĩ vinh kim triêu

dịch là

Mùng Chín Tháng Chín
Năm Kỷ Dậu

Chùng ch́nh thu muộn chậm tàn
Sắt se gió thoảng từng làn quyện sương
Cỏ hoang vàng úa năo nùng
Cây khô lá rụng ngập ngừng vườn sau
Mầu trời trong vắt một màu
Ngàn cao thăm thẳm ngàn cao ngút ngàn
Ve sầu dứt tiếng thở than
Xôn xao tiếng nhạn gọi đàn chân mây
Cùng trong vạn hóa đổi thay
Cái ṿng lao khổ chẳng ai ngoài ṿng
Xưa rầy cái chết bận ḷng
Nghĩ vầy tan tác dạ trong hăi hùng
T́nh riêng riêng những ngại ngùng
T́m say rượu đục từng thưng uống tràn
Truyện ngàn sau đà chẳng ham
Sớm nay ngâm vịnh mượn làm niềm khuây.

 

Giới nghiên cứu về Đào Tiềm cho biết rằng Đào Tiiềm sáng tác bài thơ này khi được tin người em gái út của ông tạ thế. H́nh ảnh cái chết của người thân khiến người thơ giao động mạnh hơn, so với ư nghĩ về cái chết trong thơ Nguyễn Trăi và Nguyễn Du. Điều đáng ghi nhận khác là giới nghiên cứu đồng ư rằng Đào Tiềm cũng như phần đông thi nhân cổ điển mượn rượu và thơ để giải buồn, nhưng đồng thời cũng là t́m lối về với lẽ huyền.

 

Đối mặt với cái chết của người dưng, liên tưởng tới cái chết của chính ḿnh, hay tự ḿnh lo liệu sửa soạn cho cái chết của chính ḿnh hay đau đớn xúc động v́ cái chết của người thân là ba ngả suy nghĩ của Gabriel Marcel về cái chết [10]. Đối mặt với cái chết, theo ba ngả nói trên, rồi buông bỏ danh lợi, mượn rượu và thơ t́m về với lẽ huyền là một nhánh thơ chính của Nguyễn Khuyến, nối dài ḍng thơ bàn về cái chết trong thơ ca Đông Á, mà người đọc thơ thấy rơ trong thơ Việt Âm và trong thơ Nôm. T́m hiểu nhánh thơ này của Nguyễn Khuyến là mục tiêu của những trang kế tiếp.

 

[6] Dương Quảng Hàm sách đă dẫn, tr. 272.
[7] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nguyên Duy Cần, Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ, tr. 237
[8] Trang Tử, Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, nhà xuất bản Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ, tr. 164.
[9] Đào Uyên Minh Thi Tuyển, Từ Nguy tuyển chú, Joint Publication, Hong kông, 1989, tr. 58.
[10] Réné Davignon, Le Mal Chez Gabriel Marcel, Comment affronter la Souffrance et laMort. Edirtion du Cerf, Paris 1985, pp.111-139.

 

III Cái Chết

 

Cái chết dường là một câu hỏi làm con người lo sợ nhất. Câu hỏi đó dường như là câu hỏi chính đặt giữa những thắc mắc của con người về lẽ huyền. Cái chết mang lại cho con người cái ǵ? Ư nghĩa của cái chết là ǵ? Ba câu hỏi đó đă được nhiều nhà triết học tây phương nghiên cứu, nhưng dường như là chưa có ai có câu trả lời xác đáng.

Trong sách Nam Hoa Kinh, Trang Tử, chương Chí Lạc, theo bút pháp đặc biệt của ông, cũng đă từng nhiều phen trả lời những câu hỏi này. Tiêu biểu là đoạn sau đây[11]:

 

Thầy Trang sang Sở, thấy cái đầu lâu không, có h́nh trọc lốc, xâu bắng chiếc roi ngựa, nhân mà hỏi rằng :

- Kia ngươi tham sống mất lẽ, mà đến nỗi này chăng? Hay ngươi có truyện mất nước; có tội ŕu búa mà đến nỗi này chăng? Hay ngươi có nết chẳng hay, thẹn nỗi để xấu cho cha mẹ vợ con, mà đến nỗi này chăng? Hay ngươi chrết đói chết rét mà dến nỗi này chăng? Hay v́ xuân thu ngươi đă đáng thế này chăng?

Nói thế rồi gối chiếc đầu lâu mà ngủ. Nửa đêm đầu lâu hiện lên trong chiêm bao mà rằng:

- Lời ngươi nói giống như kẻ biện sĩ. Phàm những truyện ngươi nói đều là lụy cho đời người. chết th́ không có nhưng cái ấy. Ngươi muốn nghe thuyết chết chăng?

Thầy Trang đáp :

- Phài!

Đầu lâu nói:

- Chết th́ không có vua ở trên, không có tôi ở dưới. Cũng không có truyện bốn mùa. Theo đó lấy Trời Đất làm Xuân Thu. Dù cái sướng của kẻ nghảng mặt sang Nam mà làm vua cũng không thể hơn được

Thầy Trang không tin hỏi

- Tôi sai thần Tư Mệnh làm sống h́nh ngươi; cho ngươi nẩy ra  xương thịt, de dẻ; trả lại cha mẹ vợ con, làng xóm, kẻ quen biết cho ngươi. Ngươi muốn thế chăng?

Đầu lâu nhăn mặt nhăn trán mà rằng:

Tôi sao có thể bỏ cái sung sướng của ông vua quay mặt về phương Nam, mà lại chịu cái khó nhọc ở nhân gian?

 

Tiêu biểu cho con người buông bỏ cái có, dựng như không có h́nh ảnh nào tượng trưng rơ rệt hơn chiếc đầu lâu. Chiếc đầu lâu rỗng, không những không c̣n ǵ  là cái có ngoại lai mà cái có nội thân, như bộ năo cũng đă chút bỏ. Câu chuyện của Trang Tử trao đổi với cái đầu lâu trên đây, cho thấy dương như khi chút bỏ cái có đến như h́nh ảnh cái đầu lâu, th́ con người đă đồng nhất được vói cái diệu huyền, hay nói vắn tắt theo ngôn từ Đạo Lăo là con người đă huyền đồng. Trang Tử không cho biết là cơi diệu huyền này như thế nào. Nhưng cái đầu lâu th́ cho ḿnh sung sướng như ông vua, không phải một ông vua bận bịu v́ việc trị nước dẹp loạn, mà một ông vua ngảnh mặt về Nam, ông vua thủa nước nhà thanh b́nh. Trong cảnh đó, cái đầu lâu khước từ không nhận lại những cái có: cha mẹ vợ con làng xóm. Lời khước từ này tương tự như lời Thằng Bờm khước từ ba ḅ chín trâu, ao sau cá mè cùng bè gỗ lim và con chim đồi mồi mà mỉm cười với nắm sôi. Lời khước từ của cái đầu lâu c̣n cho thấy h́nh ảnh của ḍng nước mắt nàng Lệ Cơ sau khi biết mùi sô hoạn bên vua nước Tấn, để hiểu ra tại sao con người trong cơi chết c̣n hối tiếc là đă mong sống dài hơn trên trần thế. Tóm lại Trang Tử cho người đọc thấy là cơi chết không có ǵ đáng sợ, mà dương như Trang Tử muốn cho người đọc thấy là trong cơi chết có thể có lắm điều hấp dẫn.

Phải chăng v́ vậy, trong những bài thơ Nguyễn Khuyến viết về cái chết, trên ba ngả:

.   cái chết của người,
.   cái chết của ta, và
.   cái chết của người thân của ta

người đọc thơ đều không gặp những h́nh ảnh đáng ghê sợ?

Tiêu biểu cho ư thơ về cái chết của người, Nguyễn Khuyến có hai bài. Một là bài :

 

春 夜 憐 蛾
Xuân Dạ Liên Nga

羨 爾 纖 纖 一 羽 翰 
Tiện nhĩ tiêm tiêm nhất vũ hàn
投 明 而 死 死 而 安
Đầu minh nhi tử tử nhi an
若 為 倘 猝 臨 宜 
Nhược vi thảng thốt lâm nghi dị
到 得 逡 巡 辯 亦 難
Đáo đắc thoan tuần biện diệc nan
素 賦 知 能 猶 未 泯
Tố phú tri năng do vị dẫn
當 前 名 利 不 相 關
Đương tiền danh lợi bất tương quan
孤 燈 殺 爾 猶 憐 爾
Cô đăng sát nhĩ do liên nhĩ
到 得 成 灰 淚 未 乾
Đáo đắc thành hôi lệ vị can.

dịch là

Đêm Xuân Thương Con Thiêu Thân

Khen mi đôi cánh nhỏ nhoi
Chết nơi lửa sáng chết rồi yên thân
Phải đâu thảng thốt liều thân
Mà là thấy chết gian truân chẳng sờn
Lương năng trời phú vẹn tṛn
Không màng danh lợi nay c̣n mấy ai
Lao vào lửa thương cho mày
Xác thành tro bụi khốn thay lệ trào.

 

Hai là bài:

悼 落 蠅
Điệu Lạc Dang 

睡 起 窗 開 酒 半 傾
Thụy khởi song khai tửu bán khuynh
青 蠅 何 事 又 營 營
Thanh dăng hà sự hựu doanh doanh
所 求 一 粒 能 充 腹
Sở cầu nhất lạo năng sung phúc
何 必 如 簧 柞 巧 聲
Hà tất như hoàng tác xảo thanh
憐 爾 祗 堪 倚 樊 棘
Liên nhĩ chỉ kham ỷ phàn cước
欺 人 不 覺 落 藜 羹
Khi nhân bất giác lạc lê canh
天 工 生 化 真 多 事
Thiên công sinh hoá chân đa sự
避 暑 驅 氛 意 未 平
Tị thử khu phân ư vị b́nh.

dịch là

Thương Con Nhặng

Tỉnh ra rựơu cạn nửa be
Nhặng xanh đâu đến vo ve bên ḿnh
Cơm rơi nửa hạt bụng ph́nh
Mà sao bắng nhắng sáo sinh chẳng ngừng
Kiếp mi bờ bụi đáng thương
Khinh người ch́m bát canh xuông đáng đời
Đặt bày sinh hóa thợ trời
Kẻ đi tránh nắng v́ ngươi bực ḿnh.

 

Riêng với bài Đêm Xuân Thương Con Thiêu Thân, có thời người ta cho rằng tác giả làm bài thơ này khi nghe tin ông nghè Giao Cù, tức Vũ Huy Lợi, người làng Giao Cù, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, chủ mưu đánh chiếm tỉnh Nam Định. Việc không thành, ông bị nhà cầm quyền Pháp bắt và xử chém.

 

Ngày nay, đọc hai bài thơ trên đây, Nguyễn Khuyến làn lượt thương con thiêu thân chết thiêu trong lửa đèn, và thương con nhặng xanh chết ch́m trong bát canh, người đọc tự hỏi phải chăng hai bài thơ này nối dài ḍng thơ từ bài Côn Sơn Ca của Nguyễn Trăi qua bài Hành Lạc Từ của Nguyễn Du? H́nh ảnh con thiêu thân lao vào lửa đèn đâu có khác h́nh ảnh Ba Di Thúc Tề chê thóc nhà Chu chết đói trên núi Thú Dương và h́nh ảnh con nhặng chết trong bát canh gợi lên h́nh ảnh của Đạo Chích chết v́ tham lợi trên g̣ Đông Lăng. Lấy h́nh ảnh con thiêu thân thay thề h́nh ảnh Bá Di và Thúc Tề và h́nh ảnh con nhặng xanh thay thế h́nh ảnh Chích Cược phải chăng là biệt tài dùng h́nh ảnh thực tế để thay thế điển cố, đưa thơ nôm ra khỏi vùng ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, và vẫn giữ được ư chính tiêu biểu cho việc buông danh bỏ lợi? Điều đáng ghi nhận khác là nếu Nguyễn Khuyến viết hai bài thơ trên đây trước khi từ quan th́ phải chăng Nguyễn Khuyến dùng hai cái chết đáng thương của con thiêu thân và con nhặng xanh để tự nhủ ḿnh buông danh bỏ lợi, khi Nguyễn Khuyến đối mặt với truyện từ quan về vườn Bùi?

H́nh ảnh cái chết của người trong thơ Nguyễn Khuyến c̣n đọc thấy trong bài:

 

己 丑 九 月 連 夜 風 雨
Kỷ Sửu Cử Nguyệt Liên Dạ Phong Vũ
獨 坐 無 聊
Độc Tọa Vô Liêu
引 滿 不 止 又 聞 同 邑 
Dẫn Măn Bất Chỉ Hựu Văn Đồng Ấp
一 老 徂 落
Nhất Lăo Tồ Lạc
因 感 作 云
Nhân Cảm Tác Vân

江 山 風 雨 近 重 陽
Giang sơn phong vũ cận trùng dương
貧 病 歸 來 酒 後 狂
Bần bệnh quy lai tửu hậu cuồng
聞 道 西 鄰 亡 一 老
Văn đạo tây lân vong nhất lăo
不 知 此 去 是 何 鄉
Bất tri thử khứ thị hà hương
死 生 尻 脊 真 閒 事
Tử sinh khào tích chân nhàn sự
號 泣 笙 簫 枉 斷 腸
Hào khấp sinh tiêu uổng đoạn trường
醉 矣 添 杯 又 添 醉
Túy hĩ thiêm bôi hựu thiêm túy
憑 窗 仰 面 看 蒼 蒼
Bằng song ngưởng diện khán thương thương.

 

dịch là

Năm Kỷ Sửu, Tháng Chín, Mưa 
Gió Mấy Đêm Liền
Một Ḿnh Ngồi Buồn, Rượu 
Uống Không Ngừng Lại Nghe Tin 
Ông Già Trong Làng Mới Mất 
Cảm Xúc Làm Thơ

Trùng dương mưa gió xạc xào
Hưu quan nghèo bệnh rượu vào thơ ra
Xóm Tây có đám ông già
Chuyến này chẳng biết ông qua quê nào
Xương cùng xương sống lạ đâu
Khóc than kèn sáo thêm đau đớn ḷng
Say rồi uống nữa say cuồng
Bầu trời u ám ngoài song ngẩng nh́n.

 

Tiết trùng dương nhằm ngày 9 tháng 9, khi xưa là ngày các cụ họp bạn uống rượu ngâm thơ, nhưng năm kỷ sửu (1889) này sắp tới lễ Trung Dương th́ trời mưa to gió lớn, Nguyễn Khuyến, đă về hưu, lại thêm bệnh tật, uống rượu làm thơ một ḿnh. Trong cảnh cô đơn đó, người thơ nghe thấy tiếng kèn đám ma một ông già bên xóm tây. Cái chết của ông lăo này khiến Nguyễn Khuyến xúc động tự hỏi  chuyến này ông lăo qua quê hương nào?  Câu hỏi này dẫn ngựi đọc thơ về chương Đại Tông Sư sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử[12]:

Thầy Tang Hộ, thầy Mạnh Tử Phan, thầy Cầm Trương [...] làm bạn với nhau. [...] Rối thầng Tang Hộ chết ... [Hai người bạn] kẻ sắp khúc, kẻ gẩy đàn họa nhau mà hát: “Này anh Tanh Hộ ơi! Này anh Tang Hộ ơi! Anh đă trở lại đời thật của anh rồi.”

Trong câu kế tiếp, chữ khào nghĩa là xương cùng, tích là xương sống lại dẫn người đọc về chương Đại Tông Sư sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử [13]

Tử Tự, Tử Dư, Tử Lê, Tử Lai, bốn người nói với nhau rằng: “Ai biết lấy cái không làm đầu, lấy cái sống làm xương sống, lấy cái chết làm xương cùng; ai biết được lẽ sống chết c̣n mất chỉ là một thể, chúng ta sẽ cùng người ấy làm bạn.” Bốn người nh́n nhau cười, không ai thấy nghịch trong ḷng, đoạn cùng nhau làm bạn.

Phải chăng, như qua lời Trang Tử,  việc sống chết chỉ là lẽ thường, ông lăo xóm tây phen này, biết đâu chẳng như thầy Tang Hộ, về quê thực của ông. Kèn trống khóc than chỉ làm đau ḷng người sống, riêng người thơ tiếp tục uống thêm rượu, đă say say thêm, ngửa mặt nh́n trời u ám một mầu?

H́nh ảnh cái chết của chính ḿnh tới với Nguyễn Khuyến qua hai thơ dưới dây. Môt là bài:

Đề Ảnh 14

Ngô nhiễn ngô diện b́
Ngô tâm ngô phất trị
Nhật nguyệt tu thiêm bạch
Phong trần sắc tiệm tuy
Bách bôi h́nh tặng ảnh
Thiên tả ngă vị tùy
Ngưởng phủ phất hà tưởng
Yên ba vô tạn kỳ.

dịch là

Đề Ảnh

Nh́n ngoài chỉ thấy da ta
Ḷng ta th́ đến chính ta chẳng tường
Tháng ngày râu tóc điểm sương
Xạm đen gió bụi dặm trường mầu da
Nh́n h́nh trăm chén chuốc ta
Ngàn sau chẳng biết ta là ai đây
Trông lên nh́n xuống cao dầy
Tân kỳ sóng nước khói mây mịt mùng.

 

Hai là bài:

Bài Muộn

II
五 十 衰 翁 白 髮 新
Ngũ thập suy ông bạch phát tân
不 堪 憂 病 且 憂 貧
Bất kham ưu bệnh thă ưu bần
花 軒 月 影 知 非 客
Hoa hiên nguyệt ảnh tri phi khách
竹 徑 風 聲 疑 有 人
Trúc kính thanh phong nghi hữu nhân
一 枕 黃 粱 真 亦 夢
Nhất chẩm hoang lương chân diệc mộng
千 年 去 鶴 我 何 身
Thiên niên khứ hạc ngă hà thân
坐 看 即 羨 扇 中 老
Tọa khan khước tiễn phiến trung lăo
倚 澍 啣 杯 不 計 春
Ỷ thụ hàm bôi bất kế xuân.

dịch là

Giải Buồn

I

Năm mươi già ốm tóc sương
Lo nghèo lo bệnh hết đương nổi rồi
Hiên trăng vắng bạn lẻ loi
Tre già kẽo kẹt ngỡ người tới thăm
Tỉnh mơ một giấc kê vàng
Ngàn năm thành hạc thân tàn hóa ai
Ngồi nh́n h́nh quạt trong tay
Lăo ông nâng chén dựa cây kệ đời.

 

H́nh ảnh cái chết len vào trong bài Đề Ảnh trong câu:

Thiên tả ngă hà vi:

nghĩa là:

Ngàn năm nữa ta là ai?

Và trong bài Giải Muộn II, qua câu :

Thiên niên khứ hạc ngă hà thân

 

Giới nghiên cứu giải thích câu này bắng điển sau đây :

Đinh Lệnh Uy đời Hán, tu tiên tại núi 
Linh Hư, sau hóa thành hạc bay về đất 
Lưu, lượn trên không mà đọc thơ.

Nguyễn Khuyến dường như không tin vào điều này nên, cũng như trong bài Đề Ảnh, ông tự hỏi, một ngàn năm nữa tấm thân của ông sẽ thành ai? Câu hỏi này khiến người dọc nhớ tới hai câu của Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu Thanh Kư, trong Thanh Hiên Thi Tập15

 

不 知 三 百 餘 年 後
Bất tri tam bách dư niên hậu
天 下 誰 人 泣 素 如
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như

dịch là

Ba trăm năm lẻ về sau
Khóc Tố Như biết c̣n bao nhiêu người.

 

Người đọc tự hỏi phải chăng, cũng giống Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến qua hai bài thơ trên đây, dưong như c̣n chưa dứt khoát với chính ḿnh trong ba chữ thân hậu danh?

Sửa soạn đợi cái chết của chính ḿnh, Nguyễn Khuyến để lại cho hậu thề bài:

遺 囑 文 
Di Chúc Văn

我 年 值 八 八
Ngă niên trị bát bát
我 數 逢 九 九
Ngă số phùng cửu cửu
嗟 哉 我 德 涼
Ta tai ngă đức lương
壽 紀 邁 先 考
Thọ kỷ mại tiên khảo
嗟 哉 我 學 淺
Ta tai ngă học thiẻn
魁 然 占 龍 首
Khôi nhiên chiếm long thủ
豈 非 先 考 齡
Khởi phi tiên khảo linh
留 以 錫 爾 父
Lưu dĩ tích nhĩ phụ
豈 非 先 考 名
Khởi phi tiên khảo danh
不 做 以 留 後
Bất tố dĩ lưu hậu
平 日 無 寸 功
B́nh nhật vô thốn công
俯 仰 已 慚 負
Phủ ngưỡng dĩ tàm phụ
足 矣 亦 何 求
Túc hỷ diệc hà cầu
死 葬 勿 淹 久
Tử táng vật yêm cửu
死 幸 得 全 歸
Tử hạnh đắc toàn quy
葬 幸 得 親 附
Táng hạnh đắc thân phụ
棺 衾 不 可 美
Quan khâm bất khả mỹ
只 以 斂 足 手
Chỉ dĩ liễm thủ túc
具 饌 不 可 豊
Cụ soạn bất khả phong
只 以 答 奔 走
Chỉ dĩ đáp bôn tẩu
不 可 寫 祝 文
Bất khả tả chúc văn
不 可 為 對 句
Bất khả vi đối cú
不 可 設 銘 旌
Bất khả thiết minh tinh
不 可 題 神 主
Bất khả đề thần chủ
不 可 達 門 生
Bất khả đạt môn sinh
不 可 訃 僚 友
Bất khả phó liêu hữu
賓 客 不 可 招
Tân khách bất khả chiêu
賵 吊 不 可 受
Phúng điếu bất khả thụ
此 皆 纍 於 生
Thử giai lụy ư sinh
死 者 亦 奚 有
Tử giả diệc hề hữu
惟 以 重 吾 過
Duy dĩ trọng ngô quá
囂 然 眾 多 口
Hiêu nhiên chúng đa khẩu
惟 於 葬 之 日
Duy ư táng chi nhật
旗 扁 導 前 柩
Kỳ biển đạo tiền cữu
竽 工 八 九 人
Vu công bát cửu nhân
吹 送 列 左 右
Xuy tống liệt tả hửu
草 草 死 葬 完
Thảo thảo tử táng hoàn
酹 我 以 杯 酒
Lỗi ngă dĩ bôi tửu
爰 題 某 石 碑
Viên đề mộ thạch bi
皇 阮 故 休 叟
Hoàng Nguyễn cố hư tẩu.

 

Tác giả tự dịch là:

 

Di Chúc

Kém hai tuổi xuân đầy chín chục
Số sinh ra gặp lúc dương cùng
Đức thày đă mỏng mỏng mong
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy
5Học chẳng có rằng hay chi cả
Cưỡi đầu ngưởi kể đă ba phen
Tuổi là tuổi của gia tiên
Cho nên thày được hưởng niên lâu dày
Ấy thủa trước ông mày chưa đỗ
10Hoá bây giờ để bố làm xong
Ơn vua chửa chút đền công
Cúi trông thẹn đất ngửa trông thẹn trời
Sống được tiếng trên đời trọn vẹn
Chết được về quê quán hương thôn
15Mới hay trăm sự vuông tṛn
Sống lâu đă trải chết chôn chờ ǵ
Đồ khâm liệm chớ nề xấu tốt
Kín chân tay đầu gót th́ thôi
Cỗ đừng to lắm con ơi
20Hễ ai chạy lại khuyên mời người ăn
Tế đừng có viết văn mà đọc
Đối trướng đùng gấm vóc làm chi
Minh tinh con cũng bỏ đi
Mời quan đề chủ con th́ chớ nên
25Môn sinh chẳng tống tiền đạt giấy
Bạn của thầy cũng vậy mà thôi
Khách quen chớ viết thiếp mời
Ai đưa phúng điếu con thời chớ thu
Chẳng qua nợ để cho người sống
30Chết đi rồi c̣n ngóng vào đâu
Lại mang cái tiếng to đầu
Khi nay bày biện khi sau chê bàn
Cờ biển của vua ban ngày trước
Khi đưa thầy con rước đầu tiên
35Lại thuê một lũ phường kèn
Vừa đi vừa thổi mỗi bên dăm thằng
Việc tống táng nhung nhăng qua quít
Cúng cho thầy một it rượu hoa
Đề vào mấy chữ trong bia
40Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đă lâu.

 

Viết bài Di Chúc trên đây, dường như Nguyễn Khuyến đă nh́n thẳng vào cái chết của chính ḿnh. Về vấn đề này, Gabriel Marcel viết 16:

 

Lorsque je tente de prendre conscience de ma situation d’existant et que je la considère par rapport à ce que j’appelle mon avenir, je constate que seul apparait indubitable cette proposition : je mourrai sans que je puisse le moindre du monde me prononcer sur les conditions d’espace et de temps qui seront celles de ma mort.

 

Cái chết chắc chắn sẽ đến với mọi người trong tất cả chúng ta, nhưng chúng ta không một ai có mảy may kinh nghiệm về cái chết. Trên thực tế,  theo Gabriel Marcel, cái chết đặt con người vào giữa ḷng lẽ diệu huyền. Tại đó mỗi người chúng ta đều được tự do hành xử để cái chết sắp tới của ḿnh có ư nghĩa theo sự chọn lựa của ḿnh trong suốt cuộc sống. Trong cuốn En Chemin Vers Quel Éveil17 ,Gabriel Marcel, khi đó đă 84 tuổi, sáu tuần lễ trưóc khi từ trần, đưa ra nhận xét rằng người cao tuổi, đă hoàn tất được sự nghiệp, đă tự cho là ḿnh chu toàn được mọi bổn phận, đă t́m ra cho ḿnh được ư nghĩa của đời sống, thời dễ dàng chấp nhận cái chết hơn nhưng kẻ chưa thành đạt, hay kẻ có một cuộc sống khó khăn đầy rẫy thất bại.

 

Trở lại bài Di Chúc, trong chín câu đầu Nguyễn Khuyến nói với đàn con về những điều may mắn của đời ông, trước ngưỡng cửa cái chết : đức mỏng mà lại hưởng tuổi thọ hơn cha, học không hơn ai mà thi đỗ đầu ba lần, tuổi thọ lả do cha ông để lại cho ông, và đỗ cao để hoàn thành mộng thi cử của cha ông.

Truyện ông được hưởng tuổi thọ của cha chép trong gia phả, chi thứ ḍng họ Nguyễn ở Vị Dạ là khi ông c̣n nhỏ ốm nặng, cha ông nguyện được chết thay con, sau đó ông lành bệnh và năm ông 18 tuổi th́ cha ông từ trần. Truyện này Nguyễn Khuyến ghi lại trong hai câu mở đầu bài Cận Thuật :

 

Ngô bệnh ngô thân đại tích linh
Hất kim tứ thập tứ niên linh

dịch là

Ta đau cha nguyện chết thay
Bốn bốn năm lẻ tới nay xa vời

 

Tiếp theo, Nguyễn Khuyến viết hai câu :

Cánh vô thực học t́ suy thế
Thặng hữu hư danh quán đại đ́nh

dịch là

Vô tài thực học giúp đời
Đỗ đầu đ́nh hội đè người hư danh:

Hai câu này phải chăng chứng tỏ là Nguyễn Khuyến coi nhẹ việc thi cử thành đạt của ông : việc ông đi học đi thi đỗ đạt chỉ để đáp đền ơn cha ông

Ấy thủa truớc ông mày chưa dỡ
Hoá bây giờ để bố làm xong

Nguyễn Khuyến hài ḷng với ḿnh v́ việc báo hiếu này, rối ông c̣n thỏa măn là được về quê quán di dưỡng tuổi già, thế nên lúc này, đối mặt với cái chết, ông b́nh thản viết:

Sống lâu đă trải chết chôn chờ ǵ?

 

Tiếp theo, ông dăn ḍ con về việc làm đám tăng : đồ khâm liệm không cần tốt xấu, cỗ bàn không cần hậu hĩ linh đ́nh. Rồi tới tám điều không được làm: không viết văn tế, không làm câu đối, không đặt minh tinh, không đề thần chủ, không mời học tṛ, không cáo phó với bè bạn, không mời khách khúa, không nhận phúng viếng. Rồi Nguyễn Khuyến dặn con ngày đám rước cờ biển vua ban đi trước, có phường bát âm đi hai bên quan tài đưa tiễn. Những điều dặn ḍ này khiến người đọc nghĩ rằng Nguyễn Khuyến muốn buông bỏ những điều ông đă làm trong cuộc đời làm quan làm thầy của ông. Đặc biệt là khi chôn cất xong ông dặn con tưới lên mộ ông một chén rượu trắng, phải chăng ông c̣n muốn giữ h́nh ảnh ông say của ông. Và trên bia ghi vắn tắt :

Quan nhà Nguyễn cáo về đă lâu. phải chăng v́ việc ông sớm xin về hưu là một việc ông tự cho là đắc ư nhất trong đời ông? Phải chăng đó là điều mà ông đă làm được để thực hiện câu của Trang Tử18:

khéo nuôi cái sống của ta là khéo liệu cái chết của ta

 

Tóm lại, qua bài Di Chúc trên đây, Người đọc đă thấy Nguyễn Khuyến b́nh tĩnh nh́n vào cái chết của ḿnh, thu xếp việc cuối cùng cũa đời ḿnh và thản nhiên đi về quê thật của ông.

Nh́n sang thơ Đào Tiềm, trên nhánh thơ về cái chết của chính ḿnh, Đào Tiềm có ba bài dưới cùng đầu đề Văn Ca Thi. Bài thứ ba như sau:

 

挽 歌 詩
Văn Ca Thi
其 三
Kỳ Tam

荒 草 何 茫 茫
Hoang thảo hà mang mang
白 楊 亦 蕭 蕭
Bạch dương diêc tiêu tiêu
嚴 霜 九 月 中
Nghiêm sương cửu nguyệt trung
送 我 出 遠 郊
Tống ngă xuất viễn giao
四 面 無 人 居
Tứ diện vô nhân cư
高 墳 正 崔 嶢
Cao phần chính thôi nghiêu
馬 為 仰 天 嗚
Mă vi ngưỡng thiên ô
風 為 自 蕭 條
Phong vi tữ tiêu điều
幽 室 一 已 閉
U thất nhất dĩ bế
千 年 不 復 朝
Thiên niên bất phục triêu
千 年 不 復 朝
Thiên niên bất phục triêu
賢 達 無 柰 何
Hiền đại vô nại hà
向 來 相 送 人
Hướng lai tương tống nhân
各 自 澴 其 家
Các tự hoàn kỳ gia
親 戚 或 餘 悲
Thân thích hoặc dư bi
他 人 亦 已 哥
Tha nhân diệc dĩ ca
死 去 何 所 道
Tử khứ hà sở đạo
託 體 同 山 阿
Thác thể đồng sơn a

dịch là

Thơ Văn Ca 

Kỳ III

Mênh mông cánh đồng cỏ
Hàng bạch dương xác xơ
Trời tháng chín sương lạnh
Đưa ta ra ngoài ô
Bốn bên không nhà ở
Mộ thấp cao nhấp nhô
Ngựa hí vang nghển cổ
Gió từng cơn vật vờ
Nhà tối một đóng kín
Ngàn năm chẳng sáng cho
Ngàn năm chẳng sáng cho
Hiền đạt há khác chi 
Người đưa ta đến đó
Đà lục tục ra về ra về
Thân thuộc c̣n xót xa
Người dưng đà vui vẻ
Chết đi là hết nói
Thân vùi bên sườn đồi.

 

Cũng như Nguyễn Khuyến, Đào Tiềm trong bài Văn Ca trên đây, viết về cái đám tang cũa chính ḿnh không dăn ḍ con cháu như Nguyễn Khuyến, nhưng tường thuật đám tang của chính ḿnh như một nhân chứng. H́nh ảnh Đào Tiềm mô tả thân phận của người nẳm dưới mồ như vào trong nhà tói kín mít ngh́n năm không có anh sáng lọt tới, là một h́nh ảnh đặc biệt của Đào Tiềm mô tả cái đáng sợ của cái chết. Phải chăng đó là kết quả của điều Đào Tiềm sợ cái chết? Và đó là điểm Nguyễn Khuyến khác biệt với Đào Tiềm : Nguyễn Khuyến thản nhiên đối mặt với cái chết, dăn ḍ con cái lo việc tống táng cho ông. Sau hết, phải chăng hai câu cuối cùng bài Văn Ca cho thấy cái vô nghĩa của việc sống chết.

 

Chuyển sang câu truyện cái chết của người thân, Nguyễn Khuyến để lại bốn bài thơ, trong số đó bài nổi tiếng nhất, có kèm thêm bài tác giả tự dịch sang thơ nôm, là bài :

 

輓 同 年 雲 亭 進 士
Văn Đồng Niên Vân Đ́nh Tiến Sĩ
楊 尚 書
Dương Thượng Thư

已 矣 楊 大 年
Dĩ hĩ Dương đại niên
雲 樹 心 懸 懸
Vân thụ tâm huyền huyền
回 憶 登 科 後
Hồi ức đanh khoa hậu
與 君 晨 夕 聯
Dữ quân thần tịch liêu
相 敬 且 相 愛
Tương kính thả tương ái
遭 逢 如 夙 緣
Tao phùng như túc duyên
有 時 出 京 路
Hữu thời xuát kinh lộ
空 山 聞 落 泉
Không sơn văn lạc tuyền
有 時 上 高 閣
Hữ thời thượng cao các
歌 兒 鳴 素 絃
Ca nhi minh tố huyền
有 時 對 君 飲
Hữu thời đối quân ẩm
大白 浮 八 延 
Đại bạch phù bát diên
有 時 與 論 文
Hữu thời dữ luận văn
東 壁 羅 簡 編
Đông bích la giản biên
厄 運 逢 陽 九
Ách vận phùng dương cửu
斗 升 非 貪 天
Đẩu thăng phi tham thiên
予 老 公 亦 老
Dư lăo công diệc lăo
解 組 歸 田 圓
Giải tổ quy điền viên
往 來 不 數 得
Văng lai bất sác đắc
一 遇 三 年 前
Nhất ngộ tam niên tiền
執 手 問 衰 健
Chấp thủ vấn suy kiện
語 言 殊 未 愆 
Ngữ ngôn thù vị khiên
公 年 少 予 歲
Công niên thiểu dư tuế
予 病 疑 公 先
Dư bệnh nghi công tiên
忽 聞 公 訃 至
Hốt văn công phó chí
驚 起 皇 皇 然
Kinh khởi hoàng hoàng nhiên
予 豈 不 厭 世
Dư khởi bất yếm thế
而 公 爭 上 仙
Nhi công tranh thượng tiên
有 酒 為 誰 買
Hữu tửu vi thủy măi
不 買 非 無 錢
Bất măi phi vô tiền
有 詩 為 誰 寫
Hữu thi vi thùy tả
不 寫 為 無 箋
Bất tả vi vô tiên
陳 蕃 榻 不 下
Trần Phồn tháp bất hạ
伯 牙 琴 亦 然
Bá Nha cầm diệc nhiên
公 既 棄 予 去
Công kư khí dư khứ
予 亦 不 公 憐
Dư diệc bất công liên
老 人 哭 無 淚
Lăo nhân khốc vô lệ
河 必 強 而 漣
Hà tất cưỡng nhi liên.

 

tác giả tự dịch là:

Khóc bạn

Bác Dương thôi đă thôi rồi
Nước mây mang mác ngậm ngùi ḷng ta
Nhớ từ thủa đang khoa ngày trước
Vẫn sớm hôi tôi bác cùng nhau
Kính yêu từ trước đến sau
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối tuôn róc rách lưng đèo
Có khi tầng gác cheo leo
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang
Cũng có khi rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
Có khi bàn soạn câu văn
Biết bao đông bích điển phần trước sau
Buổi dương cưu cùng nhau hoạn nạn
Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi thôi thế th́ thôi mới là
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
Trước ba năm gặp bác một lần
Cầm tay hỏi hết xa gần
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can
Tuổi tôi lại c̣n hơn tuổi bác
Mà tôi đau trước bác mấy ngày
Ai ngờ bác vội về ngay
Chợt nghe tôi đă chân tay rụng rời
Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đă mải lên tiên
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai ai biết mà đưa
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương
Tuổi già giọt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy đôi hàng chứa chan.

 

Bài thơ Việt âm Văn Đồng Niên Vân Đ́nh Tiến Sĩ Dương Thượng Thư và bài thơ nôm Khóc Bạn, là hai trong số ngoài bốn chục bài thơ viết bằng hai ngôn ngữ với cùng một đề tài, đă đưa tên tuổi Nguyễn Khuyến vào danh sách một số văn thi sĩ trên thế giới sáng tác một tác phẩm bằng hai ngôn ngữ, tỷ như nhà viết kịch Samuel Beckett (1906-1989) ngựi Ái Nhĩ Lan, sáng tác nhiều kịch bản nổi danh bằng hai thứ tiếng Anh và tiếng Pháp.

 

Những bài thơ tự dịch này của Nguyễn Khuyến có thể là khuôn vàng thước ngọc cho giới dịch thơ. Nguyễn Khuyến có biệt tài làm thơ Việt Âm cũng như làm thơ nôm khiến không có thể nào biết chắc được bản nào là bản chính bản nào là bản dịch. Trong bài tự dịch trên đây, cái khó là hai điển : Trần Phồn treo giường và điển Bá Nha treo Đàn. Trong bài thơ nôm, Nguyễn Khuyến không nhắc tới tên tuổi Trần Phồn và Bá Nha, nhưng ư chính Trần Phồn và Bá Nha nhớ bạn không v́ vậy mà phai mờ trong bài thơ nôm. Đào sâu vấn đề này là một đề tài quan trong trong việc dịch những áng thơ Việt Âm đời Lư đời Trần đời Lê đời Nguyễn sang thơ nôm.

 

Điểm đặc biệt của bài Khóc Bạn và bài Văn Đồng Niên Vân Đ́nh Tiến Sĩ Dương Thượng Thư là điểm Nguyễn Khuyến đă cho người đọc thấy là không phải tác giả chỉ riêng khóc bạn mà dường như viết hai bài thơ này Nguyễn Khuyến không chỉ một ḿnh nhớ lại những kỷ niệm cũ ông đă sống cùng Dương Khuê, mà cả hai bài thơ cùng cho người đọc thấy tác giả đang linh động cùng Dương Khuê ôn lại truyện cũ, như khi Dương Khuê c̣n sống. Toàn thể ba mươi tám câu thơ là một chuỗi hoạt cảnh sống động. Đó là những cảnh Nguyễn Khuyến sống bên Dương Khuê kể từ khi, do duyên trời, hai người quen nhau ngày cùng thi đỗ. Nguyễn Khuyến kể lại kỷ niệm những ngày cùng Dương Khuê đi du ngoạn, ḥa ḿnh với thiên nhiên, hay cùng đi mua vui nơi ca lâu tửu điếm, hay những lúc cùng nhau đề vịnh. Rồi tới tuổi cùng nhau về già, gặp được nhau là mừng cho nhau c̣n khẻo mạnh, như lần gặp nhau cuối cùng ba năm trước. Mười sáu câu cuối bài Khóc Bạn và bài Văn Đồng Niên Vân Đ́nh Tiến Sĩ Dương Thượng Thư là đoạn tác giả kể cho Dương Khuê nghe nỗi kinh hoàng của ḿnh khi nghe tin Dương Khuê lên cơi tiên. Đoạn thơ này đẫm mấu hiện sinh qua câu :

Ai chẳng biết chán đời là phải

bẩy chữ này làm người đọc nhớ tới Albert Camus (1913-1960) triết gia người Pháp viết trong cuốn Le Mythe de Sisyphe 19:

 

la vie ne vaut pas la peine d’être vécue.

Tiếp theo, Albert Camus 20 đưa ra nhận xét về cái ngỡ ngàng, cái chán nản của con người trước cái phi lư của cái chết :

 

Un jour seulement, le 'pourquoi' s'élève et tout commence dans cette lassitude teintée d'étonnement. 'Commence', ceci est important. La lassitude est à la fin des actes d'une vie machinale, mais elle inaugure en même temps le mouvement de la conscience. Elle l'éveille et elle provoque la suite. La suite, c'est le retour inconscience dans la chaine, ou c'est l'éveil définitif.

 

Cái ngỡ ngàng đến với Nguyễn Khuyến qua câu :

Chợt nghe tôi đă tay chân rụng rời.

Cái chán nản Nguyễn Khuyến tả trong bốn câu :

Rượu ngon không có bạn hiền
Không ngon không phải không tiền  không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai ai biết mà đưa
Giường kia treo nhưng hững hờ
Đàn kia gẩy nhưng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Cái chết phi lư làm Nguyễn Khuyến mất bạn, ông không c̣n thiết uống rượu, ngâm thơ, gẩy đàn, mà chỉ c̣n nhớ thương bạn. Nhớ thương bạn, nhưng Nguyễn Khuyến đă già rồi, không c̣n nước mắt khóc bạn nữa, hay Nguyễn Khuyến đă đạt tới chữ ngộ, (dịch chữ éveil của Camus trong dẫn chứng trên đây).

Người đọc thơ Nguyễn Khuyến, không khỏi thấy rằng  cái chết của người bạn thân có một điểm quan trọng : đó là cái chết không chỉ cho con người biết là ta đă mất bạn, mà trái lại c̣n cho ta thấy là ta c̣n thương tiếc bạn. Với ḷng thương tiếc đó, đôi khi con người mất bạn c̣n cảm thấy như bạn đang ở bên cạnh ...  thân thiết hơn bao giờ hết.  Phải chăng đó chính là cảm hứng của Nguyễn Khuyến khi viết bài Khóc Bạn trên đây?

Trong ḍng thơ về cái chết của người thân, Nguyễn Khuyến c̣n để lại ba bài thơ khóc vợ.  Trước hết là bài :

悼 內
Điếu Nội

巾 櫛 追 隨 五 十 年
Cân trút truy tùy ngũ thập niên
倚 槐 一 夢 已 成 眠
Ỷ ḥe nhất mộng di thành miên
白 駒 忽 忽 有 如 
Bạch câu hốt hốt hửu như thị
青 塚 纍 纍 誰 不 然
Thanh trủng luy luy thùy bất nhiên
淨 土 安 知 非 爾 樂
Tịnh thổ an tri phi nhĩ lạc
塵 途 未 必 望 人 憐
Trần đồ vị tất vọng nhân liên
若 教 我 壽 如 彭 祖
Nhược diao ngă tgọ như Bành Tổ
八 百 春 秋 幾 泣 懸
Bát bách xuân thu kỷ khấp huyền

 

dịch là

Khóc Vợ

Năm chục năm thôi cũng đành
Giấc ḥe chợp mắt mà thành ngàn thâu
Ngoài song vùn vụt bóng câu
Ngổn ngang mồ mả ai nào khác ai
Người về tĩnh thổ vui thay
Đường trần kẻ ở nỗi rày xót thương
Sống bằng Bành Tổ xin nhường
Tám trăm năm ấy đoạn trường đ̣i phen.

 

Qua câu đầu bài thơ, giới nghiên cứu đồng ư rằng bài thơ này Nguyễn Khuyến khóc bà vợ cả, thành hôn với ông từ năm ông mới mười bẩy tuổi. Trong bài thơ trên đây, Nguyễn Khuyến không nhắc lại một kỷ niệm rơ rệt nào giữa ông và bà vợ cả. Ông mô tả năm mươi năm bà nâng khăn sửa túi cho ông như một giấc ḥe. Nay bà đă ra người thiên cổ như tất cả ai ai khác. Bà về nơi tịnh thổ, để mối xót thương cho ông. Nỗi xót thương đè nặng khiến ông thương hại ông Bành Tồ, theo truyền thuyết, sống tám trăm năm chôn 49 bà vợ.

Nh́n qua ḍng thơ nôm, ngựi đọc thơ t́m thấy một bài ghi lại kỷ niệm giữa Nguyễn Khuyến và bà vợ cả.

Đó là bài:

Khuyên Vợ Cả

Ta chẳng như ai lối nguyệt hoa
Trước là ngẫm nghĩ nỗi gần xa
Lấy năm th́ cũng dành ngôi chính
Dấu bẩy càng thêm vững việc nhà
Mọi việc cửa nhà là việc nó
Mấy con trai gái ấy con ta
Thôi đừng nghĩ sự chi chi cả
Chẳng chữ ǵ hơn chữ thuận ḥa.

 

Bài thơ chữ nôm cho thấy, Nguyễn Khuyến, tuy có bốn bà vợ, nhưng không phải là người

Mặn t́nh cát lũy nhạt t́nh tao khang. (Kiều)

 

Tự diển Khai Trí Tiến Đức giảng hai chữ cát lũy là một loại dây ḅ như cây sắn, nghĩa bóng là người vợ lẽ; và hai chữ tao khang là bă rượu và hạt tấm, nghĩa bóng là người vợ cưới thủa c̣n bần hàn. Có nhiều thoại về bà vợ tao khang của Nguyễn Khuyến . Một khoa, Nguyễn Khuyến đi thi, nhà thiếu tiền, bà phải cầm cố cả áo quần mới tạm đủ tiền cho Nguyễn Khuyến ăn đường đi thi. Đến ngày Nguyễn Khuyến vinh quy, bà con cùng chị em đi làm công ở một làng xa, bà nấn ná không dám về, e mất buổi công. Chị em phải giục măi bà mới lội tắt cánh đồng về đón chồng.

 

Nay bà cả vui nẻo về tĩnh thổ, để mối xót thương cho ông ở lại cơi trần, dường như là lúc ông thấy là cái có được sống dai, lại được đa nhân duyên như ông Bành Tổ cũng chẳng là hạnh phúc trong cuộc sống con người. Cái chết chắc chắn làm bà khuất dạng bên ông, nhưng phải chăng cái chết cũng tạo ra ư nghỉa cho cái hiện diện của bà bên ông trong suốt năm chục năm qua mà tới nay ông mới nhận ra được?

Phải chăng đó là điều Gabriel Marcel viết trong cuốn Journal Métaphysique 21 (1938-1943), kèm trong tập Présence et Immortalité như sau :

 

Rôle que peut jouer ici la mort : en donnant du recul à l’autre, elle l’ecarte de moi, elle le place à distance où je peux enfin le voir, où il peut se révéler à moi.

 

Sau bài Khóc Vợ trên đây, trong ḍng thơ Việt Âm c̣n có bài :

 

旅 殯 哭 內
Lữ Thấn Khốc Nội

相 期 佳 老 老 無 緣
Tương kỳ giai lăo lăo vô duyên
一 別 逾 年 便 百 年
Nhất biệt du niên tiện bách niên
招 爾 魂 兮 來 此 些
Chiêu nhĩ hồn hề lai thử ta
曰 予 慟 矣 為 誰 憐
Viết dư dỗng hỹ vị thùy liên
邶 鄘 而 下 風 斯 變
Bội dung nhi hạ phong tư biến
秦 漢 之 間 禮 則 然
Tần Hán chi gian lễ tắc nhiên
聞 訃 不 勝 衰 病 久
Văn phó bất thắng suy bệnh cửu
旅 墳 菁 草 已 芊 芊 
Lữ phần thanh thảo dĩ thiên thiên.

 

dịch là

Khóc Vợ Chôn Nơi Đất Khách

Hẹn đầu bạc lăo vô duyên
Một năm xa cách lỗi nguyền trăm năm
Gọi hồn hồn có về chăng
V́ ai đau xót khóc than năo nùng
Tư phong đổi từ Bội Dung
Giữa Tần Hán lễ vẫn chừng ấy thôi
Bệnh già tin đến ngậm ngùi
Tá tà ngọn cỏ quê người mồ chôn.

 

Giới nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Khuyến cho biết là Nguyễn Khuyến có bốn vợ. Bà cả họ Nguyễn, người cùng làng; bà thứ hai cũng họ Nguyễn. Sau khi bà cả bà hai tạ thế, Nguyễn Khuyến cưới bà kế, rồi cưới thêm bà thứ tư. Bà này không con và mất sớm. Các nhà văn bản học phân vân không biết bài thơ trên dây Nguyễn Khuyến khóc bà nào 22.

Tiếp tục t́m trong ḍng thơ Việt Âm, người đọc gặp bài :

 

Văn Thiếp Phạm Thị 23

Ai ai nhĩ Phạm ky
Ṭng ngă kim thất kỳ
Tu du khí ngă khứ
Kiết nhiên vô nhất di
Tuy nhiên hữu thành hiệu
Mang mang bất khả kỳ
Bằng viễnphương huyền thụ
Đương thời mạc chi tri
Hà dĩ nhất tử hậu
Bích thảo sinh tân tỳ
Thẩn nhĩ thị phụnhân
Phủ nhương vô sở ti
Phấn thân hiệu cân quắc
Thức mục vô tu mi
Thế đạo hữu như thử
Nhĩ tân lương bất khi
Khốc tử phi vi sinh
Khẳng khái hứng tửu chi
Phi phi thất tịch vũ
Ḥa lệ vi tân thi.

dịch là

Khóc Bà Thiếp Họ Phạm

Khóc nàng họ Phạm xót thương
Bẩy năm một chiếu một giường có nhau
Bỏ ta bằn bặt đi đâu
Nỗi con chưa có thêm rầu ḷng ta 
Ngỡ là chung sống đến già
Hóa ra gặp lại họa là kiếp sau
Xa nàng tin bặt bấy lâu
Nỗi nàng vắn số thật đâu có ngờ
Đến khi xanh cỏ yên mồ
Hay tin mới lập bàn thờ thờ vong
Đành nàng phận gái chữ ṭng
Khói hương chẳng biết cậy trông ai cùng
Yếm khăn đến tuổi lấy chồng
Mày râu giụi mắt vừa ḷng chẳng ai
Chớ trêu sự thế đặt bày
Chẳng lầm duyên kiếp xum vầy cùng ta
Khóc nàng chẳng vị gần xa
Tay nâng chén rượu xót xa tấc ḷng
Mưa ngâu tháng bẩy ṛng ṛng
Ḥa cùng nước mắt viết ḍng tân thi.

 

Đối chiếu bài Khóc Bà Thiếp Họ Phạm với kết quả nghiên cứu tiểu sử của Nguyễn Khuyến cho thấy một điểm đáng ghi nhận. Đó là bà thiếp thứ tư mất sớm và không có con, và cả ba bà kia cùng có con ghi rơ được tên tuổi. Trong bài Khóc Bà Thiếp Họ Phạm, Nguyễn Khuyến cho hay là bà họ Phạm chưa có con. Vậy phải chăng bà thứ tư là bà thiếp họ Phạm? Đằng khác, đối chiếu câu thứ hai bài Khóc Vợ Chôn Nơi Đất Khách với câu thứ ba bài Khóc Bà Thiếp Họ Phạm, người đọc cũng ghi nhận một điểm. Đó là bà vợ Nguyễn Khuyến chết chôn đất khách,  đă bỏ đi sau cả năm Nguyễn Khuyến mới được tin bà mất và chôn tại quê người. Trong bài Khóc Bà Thiếp Họ Phạm, tác giả cũng cho thấy bà bỏ đi một thời gian khá lâu ở nhà mới được tin bà đă mất. Vậy phải chăng, theo hai bài thơ này, bà thiếp họ Phạm và bà mà Nguyễn Khuyến khóc trong bài Lữ Thấn Khốc Nội v́ chết chôn tại đất khách là một bà?

Điểm đáng lưu ư khác là ḍng nước mắt của Nguyễn Khuyến trước ba cái chết của ngựi thân. Nguyễn Khuyến không c̣n nước mắt khóc bạn Dương Khuê. Nguyễn Không không rơi nưóc mắt ngày bà vợ cả về tịnh thổ, nhưng nước mắt Nguyễn Khuyến chan ḥa như mưa tháng bẩy khi hay tin bà thiếp họ Phạm mất đă xanh mồ nơi đất khách.

 

Trở lại bài Lữ Thấn Khốc Nội, qua câu thứ ba:

招 爾 魂 兮 此 些
Chiêu nhĩ hồn hề lai thử ta

dịch là

Gọi hồn hồn có về chăng

 

gợi cho người đọc nhớ tới một đoạn trong bài Trường Hận Ca, dài hai trăm câu, của nhà thơ Đường Bạch Cư Dị, tả nỗi vua Đường Minh Hoàng thương nhớ Dương Qúy Phi sai phương sĩ Lâm Cùng Hồng Đô Khách phải đè mây cưỡi gió đi khắp đó đây kiếm t́m quư phi cho nhà vua. Khi quư phi gặp phương sĩ, nàng giăi tỏ mối hận đằng đẵng vô tận của nàng. Câu truyện trước ngày cưới của bà thiếp họ Phạm cũng được Nguyễn Khuyến nhắc nhở trong thơ: đến tuổi lấy chồng bà họ Phạm đă có nhiều người tới hỏi cưới, nhưng bà không ưng một ai mà về làm thiếp Nguyễn Khuyến, nhưng không biết v́ sao, và chính Nguyễn Khuyến cũng không rơ, bà đă bỏ ra đi rồi trong ngoài một năm sau th́ có tin báo bà từ trần và táng thân nơi đất khách. Bà c̣n trẻ, lại chưa có con, không có ai hương khói khiến Nguyễn Khuyến càng thêm thương xót. Phải chăng ḍng nước mắt chứa chan như mưa tháng bẩy của Nguyễn Khuyến là ḍng nước mắt ông khóc mối hận của bà thiếp họ Phạm như Đường Minh Hoàng thương khóc Dương Quư Phi và kèm theo niềm hối hận là đă không che chở nổi mạng sống cho quư phi?

C̣n một điều đáng chú ư trong bài Khóc Vợ Chôn Nơi Đất Khách, là Nguyễn Khuyến muốn gọi hồn bà thiếp họ Phạm như vua Đường Minh Hoàng cho phương sĩ Lâm Cùng Hồng Lô Khách đi t́m Dương Quư Phi tại thế giới bên kia cái chết.  Ngày nay trên thế giới khoa học văn minh vẫn c̣n có nhiều hội mục đích nối liên lạc vói thế giới bên kia cái chết. Gabriel Marcel, qua các tài liệu để lại, từng là một nhà nghiên cứu muốn đi sâu vào truyện này.

Sau đây là một đoạn đối thoại về việc đi t́m liên lạc với người bên kia cái chết. giữa Gabriel Marcel và Paul Ricoeur. Paul Ricoeur nói24:

 

Si je pleure ceux que j’ai aimés, c’est que, d’une certaine facon, je les ai perdus et que ce seait miracle de les trouver.

 

Gabriel Marcel trả lời :

Pourquoi le miracle n’existerait pas? 

 

Trên ḍng thơ khóc người thân, nhiều cuốn tuyển thơ Đào Tiềm chép bài văn tế kèm lới tựa dưới đây :

祭 程 氏 妹 文
Tế Tŕnh Thị Muội Văn

序 : 維 晉 義 熙 三 年 五 月 甲 辰,
Duy Tấn Nghĩa Hy tam niên ngũ nguyệt giáp th́n
程 氏 妹 服 制 再 周.
Tŕnh thị muôi phục chế tái chu. 
淵 明 以 少 牢 之 奠, 俛 而 酹 之
Uyên Minh dĩ thiếu lao, phủ nhi lỗi chi,
嗚 呼 哀 哉
Ô hô ai tai.

寒 往 暑 來
Hàn văng thử lai
日 月 寢 疏
Nhật nguyệt tẩm sơ
梁 塵 委 積
Lương trần ủy tích
庭 草 荒 蕪
Đ́nh thảo hoang vu
廖 廖 空 室
Liêu liêu không thất
哀 哀 遺 孤
Ai ai di cô
肴 觴 虛 奠
Hào thương hư điện
人 逝 焉 如
Nhân thệ yên như
誰 無 兄 弟
Thùy vô huynh đệ
人 亦 同 生
Nhân diệc đồng sinh
嗟 我 與 爾
Ta ngă dữ nhĩ
特 百 常 情
Đặc bách thường t́nh.
慈 妣 早 世
Từ tỷ tảo thế
時 尚 孺 嬰
Th́ thượng nhu anh
我 年 二 六
Ngă niên nhị lục
爾 纔 九 齡
Nhĩ tài cửu linh
爰 從 靡 識
Viên ṭng mỹ thức
撫 髫 相 成
Phủ thiều tương thành
咨 爾 今 妹
Tư nhĩ kim muội
有 德 有 橾
Hữu đức hữu thao
靖 恭 鮮 言
Tĩnh cung tiên ngôn
聞 喜 則 樂
Văn hỷ tắc lạc
能 正 能 和
Năng chính năng ḥa
惟 友 惟 孝
Duy hữu duy hiếu
行 止 中 閨
Hành chỉ trung khuê
可 象 可 傚
Khả tượng khả hiệu
我 聞 為 喜
Ngă văn vi hỷ
慶 自 己 蹈
Khánh tự kỷ đạo
彼 蒼 何 偏
Bỉ thương hà thiên
而 不 斯 報
Nhi bất tư băo
昔 在 江 陵
Tích tại Giang Lăng
重 罹 天 罰
Trọng ly thiên phạt
兄 弟 索 居
Huynh đệ tác cư
乘 隔 楚 越
Thừa cách Sở Việt
伊 我 與 爾
Y ngă dữ nhĩ
百 哀 是 切
Bách ai thị thiết
黯 黯 高 雲
Ảm ảm cao vân
蕭 蕭 冬 月
Tiêu tiêu đông nguyệt
白 雲 俺 晨
Bạch vân yểm thần
長 風 悲 節
Trường phong bi tiết
感 惟 崩 號
Cảm duy băng hào
興 言 泣 血
Hưng ngôn khấp huyết
尋 念 平 昔
Tầm niệm b́nh tích
觸 事 未 遠
Xúc sự vị viễn
書 疏 猶 存
Thư sơ do tồn
遺 孤 滿 眼
Di cô măn nhăn
如 何 一 往
Như hà nhất văng
終 天 不 返
Chung thiên bất phản
寂 寂 高 堂
Tịch tịch cao đường
何 時 復 踐
Hà th́ phục tiễn
藐 藐 孤 女
Miểu miểu cô nữ
曷 依 曷 恃
Hạt y hạt thị
煢 煢 遊 魂
Quỳnh quỳnh du hồn
誰 主 誰 祀
Thuỳ chủ thuỳ tư
奈 何 程 妹
Nại hà Tŕnh muội
於 此 永 巳
Ư thử vĩnh tỵ
死 如 有 知
Tử như hữ tri
相 見 蒿 里
Tương kiến hao lư
嗚 呼 哀 哉
Ô hô ai tai.

dịch là

 

Đời Tấn, năm Nghĩa Hy thứ ba, tháng năm, ngày Giáp Th́n. Nhân ngày giỗ lần thứ hai, em gái là Tŕnh Thị, ta Uyên Minh sửa lễ thiếu lao, cúi đầu tưới rượu. Ô hô ai tai.

Rét qua nực tới
Ngày tháng cách trở
Xà nhà bụi phủ
Sân cỏ hoang vu
Trong nhà vắng ngắt
Sùi sụt con côi
Đầy bàn cỗ cúng
Người thác đâu rồi

Ai không anh em
Thường cùng một mẹ
Nhưng em cùng ta 
Khác xa thế t́nh
Mẹ em tạ thế
Thủa ḿnh thơ dại
Ta mới mười hai
Em chớm chín tuổi
Từ thủa để chóm
Tới kỳ chải tóc

Thương người em nhỏ
Có đức có hạnh
Khiêm nhường ít lời
Vui nghe điều lành
Đoan chính thuận ḥa
Vẹn toàn chữ hiếu
Trong chốn pḥng khuê
Đáng bực gương mẫu
Từng nghe làm lành
Tất gặp sự lành
Ông Xanh bất công
Chẳng chút đền đáp

Thủa ở Giang Lăng
Từng bị trời phạt
Anh em ĺa đàn
Sở Việt cách biệt
Riêng ta cùng em
Trăm đường thua thiệt
Ảm đạm mây cao
Trăng đông lạnh lẽo
Mây che sớm mai
Gió lùa thê thảm
Xúc động khôn cầm
Mắt trào lệ máu.

Ôn lại truyện cũ
Xa xưa chẳng quên
Thư em giữ đủ
Trước mắt con nhỏ
Một khi ra đi
Sao chẳng có về
Nhà trên quạnh quẽ
Bao giờ trở lại

Nheo nhóc con côi
Nương ai nhờ ai
Lởn vởn cô hồn
Ai cúng ai thờ
Sao đây cô Tŕnh
Vĩnh biệt từ nay
Người chết bằng hay
Gặp nhau tuyền đài
Ô hô ai tai.

 

Đối chiếu với những bài thơ Nguyễn Khuyến khóc ngựi thân, người đọc thấy nhiều điểm tương đồng với bài văn tế em gái của Đào Tiềm. Xét trên cấu trúc bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến và bài văn tế em gái của Đào Tiềm, người đọc thấy là trong cả hai bài, người chết gợi cho người sống nhiều kỷ niệm sâu đậm, và sự ra đi của ngưới chết làm người sống thấy cô đơn, bàng hoàng xót thương. và nhất là thấy rơ cái phi lư của sự sống chết. Đào Tiềm không chúc người em gái sớm về Tịnh Thồ, nhưng hẹn gặp lại cô em gái ờ cơi bên kia cuộc sống. Hy vọng đó cũng là hy vọng của Nguyễn Khuyến mong gặp lại bà vợ chết chôn nơi quê người. Đào Tiềm khóc người em gái bằng hai ḍng nước mắt cũng như Nguyễn Khuyến khóc bà thiếp họ Phạm bằng ḍng nước mắt chan ḥa như mưa ngâu tháng bẩy. Phải chăng Dương Khuê đă già và Nguyễn Khuyến cũng đă già khiến khi Dương Khuê nằm xuống Nguyễn Khuyến không c̣n nước mắt khóc Dương Khuê. Nhưng bà thiếp họ Phạm c̣n trẻ lại chưa có con khiến Nguyễn Khuyến nước mắt chan ḥa khi nghe tin bà vắn số, và Đào Tiềm khóc cô em gái trào máu mắt v́ cô em mất khi c̣n trẻ, để lại đàn con côi không nơi nương tựa?


[11] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, sách đă dẫn, tr. 284-285.
[12] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, sách đă dẫn, tr. 133-134
[13] TrangTử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, sách đă dẫn, tr. 131.
[14] Chưa tim được bản chữ nho.
[15] Mai Mộng Liên, Nguyễn Du Toàn Tập, sách đă dẫn tr. 185 :
[16] Gabriel Marcel, Etre et Avoir, vol.1: Journal Métaphysique (1928-1933),Gallimard, Paris 1927 p. 171-172
[17] Gabriel Marcel, En Chemin vers quel éveil, Gallimard, Paris 1971, p.160
[18] Trang Tử Nam Hoa Kinh, chương Đại Tông Sư, bản dịch của Nhượng Tống, sách đă dẫn, tr. 128.
[19] Le Mythe de Sisyphe, Gallimard, Paris 1942, p. 16
[20] Le Mythe de Sisyphe, sách đă dẫn, p. 27.
[21] Gabriel Marcel, Journal métaphysique (1938-1943). Parus dans Présence et Immortalité, coll. Homo Sapien, Flamarion, Paris 1959, p.140.
[22] Cuốn Thi Văn Nguyễn Khuyến, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 1971, tr. 425 ghi chú là chưa rơ tác giả khóc bà nào. Cuốn Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời và Thơ do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, viện Văn Học Xuất bản năm 1994, trang 478, không cho biết xuất xứ và lư do, ghi là có lẽ tác giả khóc bà vợ thứ hai, tức là bà Nguyễn Thị Thục; Cuốn Nguyễn Khuyến, Tác Phẩm & Dư Luận, Tuấn Thành và Anh Vũ tuyển chọn, Nhà Xuất bản Văn Hoc, Hà Nội ,2002, tr. 206, cũng không cho biết xuất xứ cùng lư do, ghi là có lẽ tác giả khóc bà thứ hai.
[23] Chưa t́m được bản chữ nho
[24] Réné Davignon, Le Mal Chez Gabriel Marcel, sách đă dẫn, p.133

 

 

 

 

 

Chủ đề:

Tư Duy Trong Thơ Nguyễn Khuyến

LÊ PHỤNG

 


        


 

 

 

 

       

 

     

 

       

 

 

 

 

Trang XUÂN 2012- Văn Học Nghệ Thuật Và Quê Hương