Mục Lục

 

  Trang Bìa
     
Ban Biên Tập
 
 Lá TXuân
      Lê Văn N
 
 Đọc Lá TXuân
      Cô Hà
 
 STáo XNinh
     
Phan Song
 
 Câu Đối Mừng Xuân
      Tư Nguyên & Lê Văn N
 
 Chúc TẾT NINH-HÒA.COM
      Thi Thi 
 

 

T Xuân
 

  "Xuân Hợp Quần"
      
Lương LHuyền Chiêu
  "Xuân Hợp Quần"

      
Lê Thị Đào
 
 Lòng Người Rộng M
      
NXuân

     
Vinh H
 
 Mừng Xuân Con Rồng
      Rồng

     
Vinh H
 
 Chúc Xuân
      Xuân Đã V
     
Lý H
 
 Đón Xuân
     
Nguyên Kim
 
 Xuân Q Hương
      
Kiều Lam
 
 Đường Tu
     
Nguyên Ngộ (Lê Văn Ngô)
  Xuân Nhâm Thìn Hy Vọng

     
Tư Nguyên  (Bùi Ngoạn Lạc)
  'Xuân Hợp Quần"

     
 Nguyên Phong (TN Chánh)
  "Xuân Hợp Quần"

     
Thi Thi
 
 Xuân Cảm
     
Lê Bá Thiên
  "Xuân Hợp Quần"
       Nguyễn Thị Thanh T
 
 Tình Khúc Mùa Xuân
     
Tiểu Vũ Vi

 


X
uân Qua



  Hồi c Mùa Xuân
   
 Vân Anh
 
Tết Của Người Lớn
   
 LKiến Đồng
 
Hoài Niệm Xuân Và Tết
     
Trương Khắc Nhượng
 
Tết Đầu Tiên Tại Cao
      
Nguyên Pleiku

   
 Lê PThọ
 

 

Năm Mới
K
Chuyện Cũ




 
 Có Một Mùa Xuân NThế
      ĐThị Hương Bình
 
 Chuyện NChuyện Nước
      Lan Đinh
 
 Chuyện KĐầu Năm
      Phạm Thanh Khâm
 
Chuyện Cũ Năm Qua...
     
Phi-Ròm
 
 Những Chuyến Đi Vô Vọng
      Lê PThọ
 
Chuyện Tình Cuối Năm
      Bùi Thanh Xuân

 

Hội Quán
Quảng Đông


 
 Chúc Tết 2012
      Huỳnh Hớn Trang



 

Hoa Mai
Ngày Tết




 
 Hoa Mai Linh Hồn Của
      
Mùa Xuân

     
Hoàng Bích Hà
 
 Hoa Ngày Tết
     
Nguyễn Tường Hoài
 
 Chợ Hoa Ngày Tết
     
Võ Hoàng Nam
 
Ba Mươi Ba Đóa Hoa Mai
     
Phan Song

 

Chuyện Vui
Xem/Đọc
3 Ngày Tết
 


 
 Xóm SV
     
Nguyễn Hiền
 
 Vạn Vật Đều Có Số - Tìm
      
Người Bảo V

     
Lý H
 
 NHôn Đầu
     
Thanh Mai
 
 Mình Ơi !
     
Lê Thị Hoài Niệm
 
 Chuyện Vui Ngày Tết
      Hà Thị Thu Thủy

 

 

Cắm Hoa Trang T



 
Nghệ Thuật Cắm Hoa
 
    Lê Thị Lộc

 

Tranh
N
ghệ Thuật



 
Tranh nh Nghệ Thuật
     
 Phi - Ròm


 

TVui
 



 
Năm Con Rồng
      Rồng Đến
      Tú Trinh
 

 

XUÂN Ca Hát


 
Nhạc Xuân Và Q Hương
      
HT Thu Thủy, Lan Đinh
      
LL Huyền Chiêu,  Lý Hổ,
     
LT Hoài Niệm, LL Minh T

  Slide Show/YouTube
      
Phạm Thúc Tâm
     
Mai Hữu Thọ
 

 

Phương Ngữ
N
inh Hòa
 


  Một S T Biến Âm: DẢNH
     
Nguyễn Văn Thành



 

Tôn Giáo

 

  Câu Chuyện Đầu Năm
      
Lê Thị MChâu
 
 Di- Lặc Mang Xuân Đến
      
Với Người !

      Mục Đồng
 
 Chúng Con VĐây
      
Đinh Thị Lan
 
 Christchurch Vẫn Mãi Trong
      
Tim !

      
Bạch Liên


 
 

TVi
 


  Vài Mẩu Chuyện VTiên Tri
      
Liên Khôi Chương
  TVi Năm Nhâm Thìn 2012
      
Phạm Kế Viêm

 

Du Lịch

 

  Vương Quốc Thái Lan: Một
      
Chuyến Đi KT

      Nguyễn Thị Thanh T

 

 

Năm Thìn Nói Chuyện Rồng
 


 
Tản Mạn V Tết Nhâm Thìn
      
Nguyễn Văn Thành
 

 

 

d_bb
Đ.H.K.H
 

  Vài Phát Biểu Một Thời
      
Điểm Qua

      Tô Đồng
  Liêu Trai C Dị-468
      Đàm Quang Hưng
  Thanh Phong Thi Tập-105
     
Vũ Tiến Phái
 
Tôn Giả Mục-Kiền-Liên
       Nguyễn Văn P
 
 Tư Duy Trong TNguyễn
      
Khuyến

      
Lê Phụng
 
 Đường Vào KINH DỊCH
      Nguyễn Hữu Quang
 
Con Đường Chứng Ngộ-34
     
Trần Cao Tần
  Lời M Hỏi - Trở V
     
Trần Cao Tần
 
Ngắm Sao
      Nguyễn Đức Tường
 
 TVi Năm Nhâm Thìn 2012
      
Phạm Kế Viêm
 


 

Sưu Tầm
 



 
 Các BTranh Dân Gian
      
Nổi Tiếng

      Vinh H
 
 Tết XNgười Xem Hình
      
nh Cũ

      Vinh H
 
 Sinh Mệnh Con Người
      Hà Thị Thu Thủy

 

 

Chuyện
V
ượt Biên

 

  Chuyện Người T Nạn-19
      Lý H
 
 Pulau Bidong, Một Trời K
      
Niệm

      
Bạch Liên
  Phép Nhiệm Mầu

      
Lê PThọ
 

 


Văn Hóa
m Thực




 
 GThủ
      Sườn Heo Sốt Me Chua
      Mẹo Vặt Vào Bếp
      Lan Diệp
 
 Rơm RQN
      Kem Flan (Bánh Flan)
      Lê Thị Đào
 
 Món Canh Légume
      Việt Hải
 
 Mùi CKiệu
      Cao Minh Hưng
 
 Tôm Rang Muối Tiêu: Video 
      
Tôm Sốt Sữa: Video

      Lý H
 
 Chuẩn BNấu Bánh
      Bạch Liên
 
 Những Đặc Sản Hồn Quê 
      
ViệtNam Vào Tết Nhâm Thìn

      Nguyên Phong

 

 

Sức Khỏe

      

 
Bệnh Viêm Kết Mạc

      
BS Lê Ánh
 
Bệnh Tay Chân Miệng

      
BS Nguyễn Vĩ Liệt



 

 

Biên Khảo
Kinh Tế
 

Việt Nam

  Tổng Kết Tình Hình Kinh Tế
      
Của Việt Nam Năm 2011

     
 Nguyễn Văn Thành


H
oa Kỳ/Thế Giới

  Tổng Kết Tình Hình Kinh Tế
      
Của M Quốc Năm 2011

     
 Nguyễn Văn Thành


 

Kinh Nghiệm Sống

 

  Món Mới
      
Kiều Lam
 
Biển Có Linh Hồn Không?

      
Bạch Liên
 
Vạn Vật
 
    Bạch Liên
  Đạo Nghĩa V Chồng

      
Võ Hoàng Nam
  Phân Biệt

      
Lê Văn N

 

 

Viết v
Ninh Hòa
 


 
 Những Điều Lý TV
      
Ninh-Hòa

     
Trần Minh Hiền
  Đám Cưới Đầu Xuân

      
Phan Nho
  Những Ngày Đồng Q

      L
ê PThọ

 



Viết v
ninh-hoa.com



  Duyên Nào Tôi Đến Với
      
Ninh-HòaDOTCom

     
Trâm Anh
 
 Đầu Năm...Khai Máy
      Topa Panning



 

 KNiệm V
Trường:

Trần Bình Trọng
Ninh Hòa
 

  H Trong T Mới
     
Nguyễn Thị Đào
 
Năm Học 1974-1975

      Trần Hà Thanh
 
Lời Ngỏ

     
Bùi Thanh Xuân

 

Bán Công


 
Hồi Tưởng

     
Lương LHuyền Chiêu
 

 

Vạn Ninh



 
Lời Chúc Xuân

     
Ngọc Ánh
 
Nắng Xuân

      Tuyết Xuân
     
Huỳnh Thị Hà
 
Miên Trường Xuân Thịnh
      
Vượng

     
Lam Kha
 
Xuân Mới

     
Nguyên Kim
 
Vọng Cổ: Mừng TẾT

     
Nguyễn Thị Kính
 
Dọc Đường

     
HThoại M
 
Chúc Tết

     Vui Xuân - Đón Tết
     
Lâm Ngọc
 
Xuân Tuổi T

     
Thanh Nhàn
 
Tâm S Đầu Xuân

     
HThị Thanh Nhàn
  Lời Chúc Đầu Xuân

      Tưởng Mùa Xuân
     
Hà Tấn S
  Chúc Mừng Năm Mới

     
Nguyễn Thị T
 
Còn Lại Trong Em...

     
Thúy Vũ


 

VT/NTH


 
Chuyện Các Anh Và Tôi

     
Người XVạn
 

 

Các Trường Khác


 
Họp Mặt Đầu Xuân

     
Lê Thị Ngọc Hà





 

Lụt Trong
Văn Chương
 


  Mùa Lụt Q Tôi

      
Trần NPhương
 
Vè Bão Lụt Năm Nhâm
      
Thìn 1904

      Nguyễn
Văn Sâm

 

Văn Học
Nghệ Thuật
 



 
Đời Sao Buồn Chi Mấy
      
CNhân Ơi

      Lương L
Huyền Chiêu
 
Rượu Trong Ca Dao
      
Tục Ngữ

      Hoàng Bích Hà
  T TTuyệtt

      
Vinh H
 
Tình SLạc Long Quân Và
      
Âu Cơ

      
Vinh H
 
Truyền Thuyết Trọng Thủy-
      
MChâu Và Bài TUTLâm

      
Vinh H
  Nhớ Sao Là Nhớ Xuân Xưa

      Nhất Chi Mai
 
 Dịch TLý Bạch: Nghĩ C
       Dương Anh Sơn
 
Thanh Hiên Thi Tập:
      
Bài Số: 45-46

      Dương Anh Sơn
  Một Lần Gặp Lại

      Mùa Yêu Thương
      Kim Thành
  Chùm Thơ  Đường Luật

      Người XVạn
  Duyên Dáng Mùa Xuân

      
Tiểu Vũ Vi 

 



T
 


 
 Mùa Xuân QCũ
      Vân Anh
 
 Nỗi Niềm Xuân
      Dương Công Khánh
  Hương Xuân

      Nguyễn Thị Bảy
  Chúc Xuân

      Trần Thị Chất
  NMây Bay Đi

      
Lương LHuyền Chiêu
  Xuân Cao Nguyên

      Du Xuân
      Nguyễn Thị Cúc
  Hoa Xuân Cười

      Ta Vẫn Hẹn
      Hương Đài
  Mưa Nguồn

      An Lạc
      Mục Đồng
  Bài TCon Cóc

      
Nguyễn Hiền
  Mùa Xuân QHương

      
Tường Hoài
 
 Em VCùng Xuân
      Mời Xuân Lên Ngôi
      
Nguyễn Văn Hóa
  Chùm Thơ Họa

      
Vinh H
  Màu Xuân

      
T Kim Huy
 
 Nói Sao Vừa
      
Quỳnh Hương
 
 Ngày Xuân
     Tình Xuân
      Hoàng Công Khiêm 
 
 Rực R Sắc Xuân
      Lê Thị Lộc 
 
 N Đồng
      Nhất Chi Mai
 
 Sang Mùa 
    
 Mùa Xuân Mưa
      Nguyễn Thị Khánh Minh
 
 Nhớ Khúc Ninh Hòa
      NGH(NH)
 
 Chùm TXuân
      
Nguyễn Hoàng Phi
 
 Nhòa-QMNgàn Thương
      Mh HoaiLinhphuong
 
 Hương Sắc Mùa Xuân
      Bích Phượng
 
 Hẹn Xuân
      Đón Xuân
      Nguyễn Quân
 
 Mơ Và Nhớ
      Lê Văn Quốc
 
 Gom Nhặt Những Mùi Hương
     
Quốc Sinh
 
 Dấu Xưa Sương Khói
      Dương Anh Sơn
 
 Xuân Tình
      
Kim Thành
 
Bâng Khuâng Chiều Cuối
      
Năm

      
Võ Ngọc Thành
 
 Nhớ Tết Q Tôi
      Lê Hùng Thân
 
 Xuân Tình Thương
      Thi Thi
 
 Dáng Xuân
      Lời Xuân
      Hoài Thu
 
 Mùa Xuân Xa X
      NTrưởng Tiến
 
 Xuân Nguyện
      Nguyễn Tính


 


Văn

 

  Một Chiều Cuối Năm Nhớ
      
V Các Bạn

      Nguyễn Vũ Trâm Anh
  Cát Tiên

      
Khuất Đẩu
 
 Xuân Này Chị Không V
      Lê Thị Ngọc Hà
  Mùa Xuân Anh Yêu Em

      
Việt Hải
  Con Dốc

      
Nguyễn Hiền
  Thầy Bói

      
Trần Minh Hiền
 
 Bếp Lửa Gia Đình

      
Lý H
  Xuân Vắng Mẹ...

      
Hoàng Lan
 
 Bên Dốc Đời Nhìn Lại Những
      
Xuân Qua

      Hải Lộc
 
 Gởi Cô Bạn Nhỏ Xóm Rượu
      Phan Kiều Oanh
 
 Làm Con TPhải Là Con
      Phan Song
 
 Bóng Dáng Một Mùa Xuân
      
Lâm Minh Tài
 
 Người Trễ Hẹn Mùa Xuân
      
Nguyễn Hữu Tài
 
 Dòng Đời
      Thi Thi
 
 Ba Má Tôi
      
Phạm Thị Thục
 
 Đầu Năm Đón Giao Thừa, Đi
      
LChùa Hái Lộc Đầu Xuân

      TBửu Nguyễn Thừa
 
 Một Chút Ưu Tư
      Nguyễn Tính
 
Một Mùa Xuân An Bình
      
Đang Về...

 
     Nguyễn Đôn Huế Trang

 

 

 

 

 

Thư từ, bài vở, hình ảnh hoặc
ý kiến xây dựng, xin liên lạc:



diem27thuy@yahoo.com

 



 


 


 

 

 

 

 

 

 


 


 

  

Tôi sinh ra ở Sài Gòn trong một gia đình bố là quân nhân nay đây mai đó và mẹ tôi quê ở Thủ Đức. Biến cố năm 1975 đã đưa đẩy gia đình tôi trôi dạt về quê nội, xã Chánh Mỹ, nơi tôi đã trải qua quãng đời niên thiếu. Chánh Mỹ là một xã nhỏ thuộc tỉnh Bình Dương, cách Sài Gòn khoảng ba mươi cây số và cách thị xã Thủ Dầu Một ba cây số.  Hơn hai mươi năm sống xa quê hương nhưng mỗi khi gần đến ngày Tết, lòng tôi bỗng chợt bâng khuâng nhớ về những ngày tháng cũ với một hương vị đặc biệt đã để lại nhiều kỷ niệm trong tôi về ngày Tết.
 
Nhắc đến Tết, chúng ta thường liên tưởng đến những hình ảnh thân quen từ nồi bánh tét, bánh chưng đêm giao thừa, xác pháo đỏ, lũ trẻ con đi chúc Tết ông bà, đến dưa hành, câu đối đỏ,  hay đi lễ chùa, v.v.  Riêng đối với tôi, hình ảnh và hương vị quyến rũ nhất của ngày Tết lại là một hình ảnh rất đơn sơ, mộc mạc: mùi củ kiệu. Nhắc đến củ kiệu và ngày Tết, ký ức của một thời niên thiếu trên mảnh đất Chánh Mỹ lại hiện về trong tôi.

***

Khi lũ trẻ bắt đầu tựu trường vào tháng 9 là khoảng thời gian chúng tôi thấy bà con trong xóm chuẩn bị kiệu giống để trồng.  Trước những sân nhà là những chiếc nia phơi củ kiệu giống để chuẩn bị đem đi trồng. Một mùi thơm nồng toả ra khắp làng trên xóm dưới. Ngoài đồng ruộng, từ sáng sớm tinh sương, nhiều người đã có mặt ngoài đó để chuẩn bị cày bừa đất cho thật kỹ trước khi những củ kiệu giống được mang đi trồng.  Có thấy những khổ cực của nhà nông, mới càng yêu quý những sản phẩm được tạo ra từ những giọt mồ hôi đổ xuống bên những luống cày.  Có được những củ kiệu to và trắng muốt xếp trong dĩa bên cạnh những con tôm khô trong ngày Tết, chắc không mấy ai buồn nghĩ đến những nỗi nhọc nhằn của người nông dân tạo ra chúng.


Công việc chuẩn bị đất để trồng củ kiệu đòi hỏi nhiều thời gian vì tôi nghe bố mẹ nói củ kiệu không chịu đất quá ẩm, nên những người trồng kiệu phải tháo nước mảnh ruộng cho thật khô vài tuần lễ trước đó. Sau khi cày xới cho thật kỹ, họ đắp thành những liếp đất có chiều ngang khoảng hơn một mét và chiều dài từ bờ này qua đến bờ ruộng phía bên kia.  Tôi còn nhớ trên con đường đi học về, lũ học trò chúng tôi thích thú nhìn những liếp đất trải dài, nối đuôi nhau nhưng những con rắn.  Có lúc nghịch ngợm, tụi tôi nhảy xuống những mảnh ruộng và rượt đuổi nhau giữa những liếp đất vừa mới được đắp lên.  Vì ham xô đẩy rượt bắt nhau, nên có đứa té vào những liếp đất. Chúng tôi sợ dơ quần áo thì ít, mà sợ bị la rầy thì nhiều vì người ta đã bỏ nhiều công sức để đắp lên những liếp đất này, mà bây giờ bị bọn trẻ chúng tôi làm lỡ sạt xuống.  Cả đám hoảng sợ bỏ chạy tứ tán như bầy chim sẻ đang ăn lúa sót sau mùa gặt bay vụt lên không trung khi chợt nghe thấy tiếng động.

 

Khi những liếp đất đã chuẩn bị xong, những củ kiệu giống được mang ra trồng.  Từng củ kiệu được thả nằm gọn lỏn trong lỗ đất nhỏ vừa được ngón tay người trồng bấm xuống lớp đất xốp mịn. Một lớp rơm được phủ lên để giữ ẩm cho những củ kiệu giống đâm chồi. Sau đó, từng gàu nước được múc lên từ những con mương gần đó tưới xuống từ chiếc vòi hình hoa sen để cho củ kiệu giống có đủ độ ẩm để nảy mầm.  Những ngày tháng kế tiếp, người nông dân phải lo nhổ cỏ, bón phân, tưới nước, xịt sâu rầy, v.v., lo chăm sóc, nâng niu cho những củ kiệu giống từ từ mọc lên những lá xanh non mơn mởn.  Chỉ vài tuần lễ sau, những thửa ruộng trước đây còn khoác trên mình một màu nâu sậm của những cọng rơm, được thay bằng màu xanh non của lá kiệu.  Đứng xa xa, những cánh đồng trồng củ kiệu trải dài một màu xanh non mơn mởn không khác gì những thửa ruộng lúa sau khi mạ non được cấy xuống sau một vài tuần lễ.  Những khó khăn của nhà nông giờ đây lại còn tùy thuộc vào yếu tố thời tiết vì nếu trời trở lạnh hay mưa nhiều quá, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây kiệu do bị úng nước.

 

Sắp đến Tết, tôi thường mon men ra những cánh đồng để thích thú ngắm nhìn màu xanh của lá kiệu xen lẫn màu vàng của hoa cúc, màu cam của hoa vạn thọ, mà một số nhà nông trồng để bán kiếm thêm chút tiền vào dịp Tết. Tôi không biết cái tên "củ kiệu" có từ đâu mà chỉ còn nhớ mang máng câu chuyện tôi được nghe trong một buổi trưa hè khi bà nội của tôi ngồi đưa võng cho tôi ngủ. Nội kể rằng ngày xưa, từ thời Hùng Vương, khi vua đi săn thú trong rừng và các nàng hầu được bảo phải vào rừng để kiếm thêm rau cho vua ăn chung với thịt rừng sau khi săn được.  Một nàng hầu đã tìm ra được một loại củ lạ có màu trắng mà khi nướng thịt, nàng bỏ chung vào và tạo ra một hương vị thơm ngát.  Vua ăn khen ngon và đặt tên là "Kiệu", như tên của nàng hầu.  Không biết câu truyện truyền thuyết này có đúng hay không, nhưng với trí óc non nớt của tôi khi nghe kể những câu chuyện thần tiên thật đẹp như vậy, tôi tin ngay mà không cần phải bỏ công sức lên "Google" tìm hiểu thêm như bây giờ.  Bà nội của tôi, trong ý nghĩ của tôi lúc đó, còn hay hơn "ông thầy Google" bây giờ nhiều.


Sau mấy tháng dưới bàn tay cần cù chăm sóc của người nông dân, mùa thu hoạch củ kiệu nhằm vào những ngày cuối tháng Chạp âm lịch, tức là vào khoảng tháng Giêng hoặc bước sang tháng Hai dương lịch.  Bọn trẻ chúng tôi cũng háo hức thức dậy sớm khi người lớn chuẩn bị ra đồng để nhổ kiệu mang đi bán.  Từng cây củ kiệu được nhổ lên khỏi lớp đất, phơi ra những củ tròn căng, mùi thơm nồng có thể ngửi thấy dù đứng cách xa hàng trăm mét.  Con suối Giữa mà ngày thường bọn tôi thường lội xuống tắm sau giờ học, bây giờ được dùng làm nơi để rửa những bó kiệu được buột lại một cách thật khéo léo.  Những lớp bùn đất còn sót lại bị cuốn trôi theo dòng nước để lộ ra những củ kiệu còn trắng hơn khi vừa được nhổ lên.  Những chiếc lá già cũng được lột bỏ bớt, chỉ giữ lại những lá còn xanh và chùm rễ.  Tôi nghe nói ở ngoài Bắc, người ta dùng rễ của củ kiệu để làm món mọc sườn.  Còn ở quê tôi, củ kiệu được dùng để xào với thịt bò nếu nhà nào khá giả, còn nếu không thì xào với lòng gà.  Ở một số vùng đồng bằng Tây Nam Bộ, tôi còn nghe nói người ta bẫy chuột đồng để làm món xào với củ kiệu.  Lúc nhỏ, tôi nhát gan nên khi thấy chuột, dù chuột nhà hay chuột đồng thì đã bỏ chạy từ xa, nên chưa bao giờ được dịp thưởng thức món ăn dân dã này mà tôi nghe tả rất hấp dẫn. Còn có nhiều món ăn được chế biến từ củ kiệu, từ rễ đến lá tùy theo từng địa phương như món cá đối chiên lên rồi chưng mắm kiệu trút vô ăn với cơm cháy, hay canh chua nấu với thịt bò, v.v. Tất nhiên, món chính vẫn là món củ kiệu ngâm chua mà mỗi dịp Tết đến, người dân từ thành thị đến nông thôn đều không thể thiếu món củ kiệu tôm khô thường được chủ nhà bày ra đãi khách cùng với các món ăn khác. Có lẽ hương vị vừa nồng nồng, vừa cay cay, đã tạo ra một vị đặc biệt cho củ kiệu mà không có một món ăn nào có thể thay thế được.

 

Riêng tôi, hương vị củ kiệu dường như đậm đà hơn vì tôi đã được sống và quan sát từng ngày từ khi củ kiệu còn là một củ giống được phơi khô trên những chiếc nia cho đến lúc chúng được mang đi trồng trong những liếp đất.  Sau đó, chúng đã cùng người nông dân trải qua bao nhiêu ngày mưa nắng với sự chăm sóc, lo lắng từng gàu nước, phân bón, nhổ cỏ, trừ sâu, cho đến ngày thu hoạch vào những ngày cận Tết.
Tuy nhiên, nỗi khổ cực của người nông dân dường như chưa dừng lại đó.  Sau khi đã rửa những bó kiệu xong, chỉ có một số ít củ kiệu được người trong xóm gánh hoặc chở mang đi bán ở những chợ gần đó.  Số còn lại, mọi người phải chờ cho đến khi những người lái buôn mang những xe tải lớn đến để thu mua.  Trí óc non nớt của tôi ngày ấy chưa hiểu tại sao người dân phải xếp những bó kiệu dọc theo con đường lộ từ sáng đến trưa  mới có người mang xe đến mua.  Sau này, tôi được giải thích sở dĩ những người lái buôn cố tình đến trễ vì họ muốn chờ cho những bó kiệu khô ráo hết nước để nhẹ cân đi khi mua lại của người dân.  Tuy nhiên, khi đi bỏ mối, họ lại tưới thêm nước vào những bó kiệu cho chúng được nặng cân hơn để kiếm thêm lời.  Người dân trồng kiệu biết rõ thủ đoạn nầy, nhưng họ không dám làm gì hơn vì những người lái buôn khi cầm bó kiệu mà nước còn nhiễu xuống, họ sẽ từ chối không mua hàng trong khi người dân thì chỉ mong sao bán cho được để còn kiếm tiền trang trải nợ nần và chuẩn bị cho mấy ngày Tết. 

 

Chứng kiến bao nỗi thăng trầm với cuộc sống vất vả của người dân hiền lành và cam chịu, có lẽ vì vậy mà hương vị của củ kiệu càng thêm nồng, thêm cay như muốn cảm thông với cuộc đời nhiều cay đắng của người dân hiền lành, tay lấm chân bùn chăng?  Riêng tôi, cứ mỗi lần mùi hương củ kiệu toả lên từ những cánh đồng là nỗi háo hức chờ đón những ngày Tết lại trỗi dậy trong lòng.  Tôi mong có được bộ quần áo đẹp để đi chúc Tết ông bà, chúc Tết các Thầy Cô và đi chơi với các bạn bè trong ngày đầu năm.  Tuổi thơ vốn hồn nhiên, nhưng tôi vẫn ý thức được những khổ nhọc của mẹ cha, nên dù có những năm Tết đến không có áo mới để mặc vì củ kiệu bị mất mùa hay bị mua với giá chèn ép, tôi chỉ buồn thầm trong lòng chứ không dám lên tiếng đòi hỏi với bố mẹ. Nhiều mùa trồng và thu hoạch củ kiệu như vậy lặng lẻ trôi qua cho đến khi tôi từ giã xóm Chánh Mỹ để đi học trên Sài gòn và sau đó đi qua Mỹ. Kể từ lúc đó, tôi không còn đựợc dịp chứng kiến những mùa trồng kiệu, thu hoạch và bán củ kiệu nhộn nhịp như xưa nữa. Sau này, mỗi lần vào chợ Việt Nam, khi đi ngang qua hàng bán rau cải và nhìn thấy thau củ kiệu được bày bán, tôi đứng tần ngần thật lâu như muốn tìm lại những hình ảnh của một quãng đời đã qua...

***


Mười mấy năm trôi qua, tôi có dịp về thăm lại xã Chánh Mỹ trong một dịp cận Tết.  Tôi ngơ ngác và cảm thấy như hụt hẫng khi thấy những thửa ruộng ngày xưa ven đường quốc lộ số 13 giờ đây đã bị lấp đi để xây lên những ngôi nhà và những hàng quán.  Con suối Giữa cũng bị lấp đi. Con suối nhỏ đã  in dấu những nhiều ký ức tuổi thơ ngày xưa không biết giờ đây đã bị tắt nghẽn nơi nào? Tôi gặp lại một người bạn học cũ ngày xưa, bên một quán nước ven đường với chiếc áo rách vai bay phất phơ theo những cơn gió từ những chiếc xe vận tải chạy ngang qua.  Người bạn cho tôi biết thanh niên trong làng giờ đây không còn ai sống nổi với nghề làm ruộng đồng, nên phần lớn đã bỏ làng lên thành phố tìm việc làm.  Nhiều thửa ruộng xa đường lộ không thể bán để xây cất nhà, nên bị bỏ hoang. Không còn tìm thấy cảnh nhộn nhịp mua bán củ kiệu như xưa nữa...


Trên chuyến bay về lại Mỹ, tôi mang theo hình ảnh một quê hương mà khi trở về thăm sau bao năm xa cách, tôi cứ ngỡ mình là người khách lạ.  Hình ảnh những mùa củ kiệu năm nào giờ đây chỉ còn trong ký ức.

 

 

 

 

 

 

Anthony
Cao Minh Hưng

1/2012

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

                        

    

 

 

 

 

 

 

Trang XUÂN 2012- Văn Học Nghệ Thuật Và Quê Hương