Viêm kết mạc tối cấp do VK với các biểu hiện đặc trưng như khởi
phát đột ngột, chảy nhiều ghèn (như mủ), tiến triển nhanh, thường
là một nhiễm khuẩn lậu cầu ở thanh niên hoặc người lớn có nhiều
hoạt động t́nh dục. Kết mạc có màu đỏ tươi, phù cương và có thể có
một màng viêm (phần lớn gồm bạch cầu và fibrin) phủ lên trên bề
mặt kết mạc sụn mi. Lượng tiết thừa thải nhanh chóng tích tụ trở
lại sau khi lau rửa mặt. Thường có hạch trước tai. Mí mắt sưng
phồng và đau, đau tăng thêm khi ấn chẩn. Do bệnh khởi phát đột
ngột cùng mức độ trầm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh
nhân thường đă đi khám bệnh trước khi bệnh lan sang mắt c̣n lại.
Viêm kết mạc tối cấp cần một biện pháp tấn công, nếu không điều
trị, giác mạc sẽ bị lây nhiễm nhanh chóng tạo vết loét và cuối
cùng đưa đến thủng giác mạc.
Điều trị kháng sinh tại chỗ (Bacitracin, Erythromycin hoặc
Ciprofloxacin) cộng thêm một kháng sinh.kháng lậu cầu đường toàn
thân nên được tiến hành sớm. Tiêm bắp liều duy nhất Ceftriaxone là
một biện pháp hiệu quả.
Viêm kết mạc lậu cầu là một bệnh hoa liễu, nên cần t́m các triệu
chứng viêm niệu đạo và viêm âm đạo ( nếu bệnh nhân là phụ nữ) và
điều tra cả bạn t́nh rất có khả năng mắc bệnh.
3-
Viêm
kết mạc do dị ứng:
Dấu xác nhận của viêm kết mạc dị ứng là ngứa nhiều, chảy nước mắt,
tái phát thường xuyên. Bệnh không lây lan, thường xuất hiện theo
mùa.
Thăm khám bệnh viêm kết mạc dị ứng quanh năm cũng giống vậy, nhưng
các triệu chứng giảm nhẹ hơn. Viêm kết mạc do thuốc, một loại di
ứng tiếp xúc, đặc trưng bằng mắt đỏ, mi mắt bị phù, nổi hồng ban,
đóng vảy, trên bệnh nhân đă sử dụng thuốc nhỏ mắt.
Điều trị: Loại bỏ dị nguyên gây bệnh khi có thể hoặc pha
loăng chúng bằng nhỏ nước mắt nhân tạo là liệu pháp đơn giản nhưng
hiệu quả. Viêm kết mạc dị ứng do dược phẩm th́ đơn giản chỉ cần
ngưng sử dụng loại thuốc đă gây dị ứng. Kháng histamine tại chỗ và
toàn thân làm giảm ngứa. Có thể dùng Levocabastin hydrochlorid
0,05% nhỏ mắt 4 lần/ngày. Các loại thuốc nhỏ mắt bán tự do có chứa
một kháng histamine (antazolin hoặc pheniramin) kết hợp với một
chất co mạch (naphazolin hydrochlorid) có tác dụng trong các
trường hợp nhẹ.
4-
Viêm
kết mạc do mắt khô:
Bệnh nhân có cảm giác như mắt bị phỏng, khô, dính mắt, không muốn
mở mắt, như có vật lạ trong mắt.
Tṛng trắng không bóng. Mắt khô thường được thấy ở những người ít
nhắm mắt, làm việc trong môi trường khô (như làm việc trước màn
h́nh vi tính trong thời gian lâu, nơi gió cát), người cao tuổi,
uống các loại thuốc dị ứng, an thần,… lâu ngày hay nhỏ thuốc trị
cườm nước.
Điều trị: Nhỏ nước mằt nhân tạo, tránh nơi gió cát, khô.
5-
Viêm
bờ mi và các bất thường khác ở mi mắt:
Viêm bờ mi, một t́nh trạng viêm cấp hoặc mạn tính của mi mắt,
thường kết hợp với viêm kết mạc, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác
nhau như các tác nhân truyền nhiễm, các bệnh lư dị ứng và các bệnh
ngoài da.
Mắt đỏ kinh niên, có cảm giác như có vật lạ trong mắt, bờ mi bị
phù nề, lông mi mọc lệch hướng và rụng đi, cương tụ kết mạc và mất
tính bền vững của lớp phim nước mắt (tear film) ở mặt trước nhăn
cầu. Hệ quả của việc này là bề mặt giác mạc bị khô làm trầm trọng
thêm cương tụ kết mạc và gây ra các vết xước vi thể của biểu mô
giác mạc, nh́n h́nh hơi bị méo và sợ ánh sáng.
Điều trị: Uống và nhỏ kháng sinh, chủ yếu dùng nhóm
Tetracyclin, thường do mắt hột (chữa mắt hột).
Bờ mi áp sát bất thường lên nhăn cầu có thể gây ra mắt đỏ. Cụp mí
mắt vào trong (entropion) và lông quặm (trichiasis) có thể kích
thích và cọ xát bề mặt nhăn cầu. Vễnh mi (ectropion- bờ mi quay
lộn ra ngoài) có thể gây bệnh giác mạc do bộc lộ (sự bốc hơi quá
mức của nước mắt làm khô bề mặt giác mạc). Cụp mi và vễnh mi có
thể chẩn đoán dễ dàng qua sự quan sát mi mắt. Điều trị bằng phương
pháp ngoại khoa, bệnh nhân cần phải gặp bác sĩ nhăn khoa.
Viêm do nhiễm độc:
Mắt không đỏ nhiều, nhưng bị kinh niên không lúc nào dứt. Bệnh
nhân thường dùng nhiều loại thuốc nhỏ lâu dài chứa chất bảo quản
gây độc cho mắt. Mắt có cảm giác khó chịu, không có ghèn, không
nhức.
Thăm khám bệnh nhân: Lộn mi mắt thấy có sẹo, không đỏ
nhiều.
Điều trị: Xem lại các thuốc đă nhỏ có chứa loại chất bảo
quản nào không? ( như Benzakonium gây độc cho mắt). Nên dùng các
loại thuốc nhỏ không có chất bảo quản.
Glaucoma cấp:
Bệnh nhân bị đỏ nhiều ở một mắt. Đau nhức mắt lan lên đầu gây nhức
đầu (thường xuất hiện ở người trên 45 tuổi). Xuất hiện về đêm làm
mắt mờ, nh́n ṿng màu.
Thăm khám mắt: Đồng tử nở. Có ṿng đỏ quanh tṛng đen. Dùng
máy đo nhăn áp (Tonometry) đo thấy nhăn áp cao.
Điều trị: Đây là một bệnh nguy hiễm trong nhăn khoa, cần
đến bác sĩ nhăn khoa khám kịp thời.
Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Có những
loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng
qua mà không cần điều trị. Điều quan trọng là chúng ta phải biết
cách nhận biết những dấu hiệu để chẩn đoán đúng nguyên nhân và
điều trị thích hợp nhằm tránh những tổn hại về sau.
Pḥng bệnh:
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, khi đi đường bụi phải đeo kiến. Trước và
sau khi tiếp xúc với mắt, phải rừa tay với nước sạch và xà pḥng,
tốt nhất không nên dùng tay tiếp xúc với mắt.
Không dùng chung khăn mặt hoặc các vật dụng vệ sinh khác của người
bệnh mắt đỏ. Rửa tay nên dùng nước từ ṿi nước và xà pḥng.
Khi bị viêm kết mạc mắt cấp th́ phải có ư thức pḥng tránh lây
nhiễm cho người khác như dùng riêng khăn và chậu rửa mặt, đeo kiến
và đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, đặc biệt là các hồ
bơi công cộng. Trước và sau khi bơi hồ tắm công cộng, nên nhỏ vào
mắt thuốc nhỏ mắt loại kháng khuẩn hoặc kháng viêm.
Khi có người trong gia đ́nh bị đau mắt đỏ, cần cách ly, không dùng
chung khăn mặt. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, mỹ phẳm trang điểm
hoặc các loại thuốc dành cho pḥng chống hay trị bệnh về mắt của
người bệnh.
Người bệnh mắt đỏ cần cách ly kịp thời, khi bị bệnh nên nghỉ ngơi
tại nhà và không nên tới những nơi đông người như trường học hoặc
nơi làm việc, nhà trẻ và những nơi công cộng.