Tán
ngẫu về
Loài Mèo cho Năm Mới
rong 12 chi và 10 can của
lập thành thành chu kỳ âm lịch của chúng ta, thì mèo đi rồi mèo lại đến.
Năm Kỷ Mão 1999 trong thời khoảng: 3/2/2011 ~ 22/1/2012: thuộc hành Kim
Mão, và năm mới Tân Mão vào thời khoảng: 16/2/1999 ~ 4/2/2000: thuộc hành
Thổ Mão. Điểm chi tiết thì năm cũ Canh Dần qua đi để đón chào năm Tân Mão
được bàn giao từ giờ giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ tư, 02-02-2011 để cầm
tinh đến 24 giờ đêm 23-01-2012. Năm Tân Mão này thuộc hành Mộc như đã đề
cập và vào mạng Tùng Bách Mộc tức Gỗ cây tùng bách, năm này thuộc Âm, có
can Tân thuộc mạng Kim và có chi Mão thuộc mạng Mộc. Căn cứ theo luật
thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì năm này “Can khắc Chi” tức Trời
khắc Ðất . Diễn giải bởi vì “Mạng Kim = Tân khắc mạng Mộc = Mão (mạng Kim
tức Trời được khắc xuất, mạng Mộc tức Ðất bị khắc nhập) . Cho nên trong
năm này nói chung được xem là niên xấu, bởi vì bị Trời khắc Ðất giống như
các năm trong quá khứ: Giáp Tuất (1994), Nhâm Ngọ (2002), và Mậu Tý 2008.
Nhìn lại năm Mão vừa qua là năm Kỷ Mão thuộc hành Thổ, nhằm ngày thứ ba,
16-02-1999 đến 04-02-2000, Kỷ Mão theo ngũ hành thuộc Thổ (Thành Đầu
Thổ-Đất đầu thành) tương khắc Mộc (Mộc khắc Thổ), do đó vận trình của chu
kỳ trước con mèo cũng không tốt lắm.

Thử bốc quẻ theo khoa bói
toán thì những người tuổi Mão mang nét chung là ôn hòa, rộng lượng, tử tế
và đứng đắn. Họ được yêu mến vì giàu tình thương và cảm thông với người
khác. Những người được sinh trong năm này được xem như rất lanh lợi và
kiên trì, họ là những láng giềng, những đồng nghiệp và là những bằng hữu
tốt. Năm 2011, hãy cố gắng học
hỏi những phẩm chất tốt đẹp của năm Mão: suy nghĩ sắc bén, thông minh,
thận trọng, ngay thẳng. Thì bạn sẽ không vấp phải sai lầm.
Đơn cử những danh nhân thế
giới sinh năm Mão như:
Bác học Albert Einstein
(1879-1955)
Là nhà vật lý học, nhà tư
tưởng, và là nhà triết học vĩ đại của thế kỷ XX, Albert Einstein được biết
đến như là cha đẻ của vật lý học hiện đại và là một trong những nhà khoa
học vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Bác học Madame Curie
(1867-1934)
Tên thường gọi là Marie
Curie, bà Madame Curie là nhà vật lý học, và là nhà hóa học người Pháp gốc
Ba Lan. Bà đã tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ và là người
đầu tiên hai lần nhận được giải Nobel. Madame Curie cũng là nữ giáo sư đầu
tiên dạy tại trường Đại học Sorbonne ở Paris.
Nữ hoàng Victoria
(1819-1901)
Nữ hoàng Victoria là vị vua
trị vì lâu nhất của nước Anh và cũng là vị nữ hoàng trị vì lâu nhất trong
lịch sử.
Theo lịch của người Tàu
trong chi bộ 12 con giáp của họ thì sau con cọp là con thỏ, nhưng theo phe
Việt Nam ta lại chọn con mèo, người bạn Mỹ của tôi hỏi vì sao không là con
"rabbit" mà là con "cat", tôi bí quá sá bèn bấm quẻ cầu xin cụ Phan Khắc
Bính (một học giả lỗi lạc về khoa bói toán) cho tôi nói trúng tuy ngắn gọn
và rồi tự tin giải thích với bạn tôi, vì con thỏ vào nồi trong bếp của
người Tàu, còn con mèo luôn canh chừng hũ gạo cho chúng tôi trong bếp để
lũ chuột không dám phá phách. Bạn Mỹ tôi gật gù đồng ý. Tôi không biết cụ
Phan nghĩ ra sao nhỉ ? Nhưng Mỹ tin tôi, cụ Phan sẽ cười thông cảm lượng
thứ.

Nào bây giờ hãy kể chuyện về
mèo. Theo tục truyền thì mèo đã từng là thầy dạy võ cho cọp. Tuy nhiên vì
tính cọp hung dữ cho nên khi truyền nghề cho cọp, mèo vẫn giữ lại cái bí
quyết leo trèo cho riêng mình để phòng thân, không dạy cọp môn này, nên
nhờ thế mà sau này khi cọp đã lên ngôi chúa tể sơn lâm đã muốn hại mèo và
mèo chỉ cần nhảy thót lên cây là thoát thân ngay.
Loài cọp to xác, dũng mãnh,
hung dữ khi tấn công đối thủ hung hãn diệu võ giương oai, cho nên trong võ
thuật có bài quyền gọi là “hổ quyền” hay thế đánh hổ trão, chứ ít ai biết
là nguồn gốc của nó vốn xuất phát từ “miêu quyền”; Tựu trung, mèo và hổ
cùng thuộc bộ ăn thịt (carnivora), và tất nhiên là có liên hệ nguồn gốc.
Điểm khác hiển nhiên là giữa hổ và mèo là kích thước cơ thể của chúng và
tình cảm của con người dành cho chúng,. thông thường thì con người yêu quý
mèo chứ chẳng ai lại yêu quý hổ cả.
Tôi xem bài viết "Võ Mèo –
The Cat Kung Fu", do Võ sư Trương Văn Báo, ông kể về mèo và võ thiếu lâm
như sau:
"Bước đi (bộ pháp) của mèo
nhẹ nhàng, uyển chuyển; thân hình (thân pháp) mèo mềm mại, linh hoạt; mèo
vô thế rình mồi vững vàng (tấn pháp); kín đáo, kiên nhẫn, tập trung (phòng
thủ), vồ mồi quyết đoán, bất ngờ, chớp nhoáng, có sức lực, chính xác, dũng
mãnh (tấn công). Mèo quả là một hảo thủ có võ công siêu quần bạt tuỵ. Mèo
còn được gọi là “miêu”. Trong thập nhị chi (12 con giáp), mèo đứng sau hổ
(dần) có tên là “mao”..."
Bàn về nguồn gốc mèo thì họ
mèo (felidae) là một trong chín họ của bộ thú ăn thịt (carnivora). Những
họ hàng gần khác của mèo được cho là nằm trong các họ khác trong nhánh của
chúng thuộc cây tiến hóa của động vật ăn thịt: cầy hương, linh cẩu hay cầy
măng gút. Những con mèo đầu tiên đã tách ra từ thời kỳ eocene, khoảng 40
triệu năm trước. Con vật thông thường nhất là mèo nhà, đã gắn với cuộc
sống của con người khoảng từ 7.000 đến 4.000 năm trước. Họ hàng hoang dã
của chúng vẫn còn sinh sống ở châu Phi và Tây Á, mặc dù sự phá hủy môi
trường sống đã thu nhỏ khu vực sinh sống của chúng.
Theo sự phân loại khoa học
của sách nghiên cứu về mèo, loại mèo nhà lông ngắn, giống thường thấy ở
Việt Nam, mèo nhà được Carolus Linnaeus đặt tên là Felis catus trong cuốn
Systema Naturae xuất bản năm 1758 của ông. Johann Christian Daniel von
Schreber đặt tên mèo hoang là Felis silvestris năm 1775. Hiện nay mèo nhà
được coi là một phụ loài của mèo hoang: vì thế theo quy định ưu tiên chặt
chẽ của Quy tắc đặt tên động vật quốc tế tên của loài này phải là F. catus
bởi vì sách của Linnaeus được xuất bản trước. Tuy nhiên, trên thực tế hầu
như mọi nhà nghiên cứu sinh vật học sử dụng F. silvestris cho các loài
hoang dã, dùng F. catus cho riêng các loài đã được thuần hoá.
Johann Christian Polycarp
Erxleben đã đặt tên mèo nhà là Felis domesticus trong cuốn Anfangsgründe
der Naturlehre and Systema regni animalis năm 1777. Cái tên này, và các
biến thể thể của nó như Felis catus domesticus và Felis silvestris
domesticus, cũng thường xuất hiện, nhưng chúng không phải là các tên khoa
học được chấp nhận theo Quy tắc đặt tên động vật quốc tế. Khi được trong
tình trạng trong nhà, mèo thường sống 14 tới 20 năm, dù chú mèo già nhất
từng biết đã sống 38 năm. Mèo nhà thường sống lâu hơn nếu không cho chúng
ra chạy sống bên ngoài.
Lục địa Phi Châu là nơi có
nhiều giống mèo hoang dã sinh sống. Mèo Serval nặng tới 18kg, nhảy xa trên
3m, bước nhẩy như xé rách không khí, không con mồi nào tránh thoát dưới
nanh vuốt sắc nhọn của nó. Serval cũng là giống mèo duy nhất trên thế giới
bắt được chim bằng sự khéo léo và chính xác phi thường. Giống nhân sư: Có
hình dáng kỳ lạ, da nhăn, hầu như trụi lông, tai cực lớn, mắt như mắt nai,
móng vuốt giống như móng vuốt của loài gấu trúc Mỹ. Tượng đá ở Ai Cập có
thân sư tử, đầu người, là hình tượng tâm linh biểu hiện sức mạnh của trí
tuệ con người và sức khoẻ phi thường của mèo nhân sư.
Giống Lion king: Được gọi là
vua sư tử, vốn xuất xứ từ Iran, rất được người nuôi mèo yêu quí vì dáng vẻ
lịch sự và lạ mắt của nó. Mèo Lion king có bộ lông ngắn tự nhiên ôm sát
thân, thoạt trông ai cũng ngỡ được cắt tỉa bởi bàn tay người, vì vậy nó
còn có tên là “sư tử trụi”. Dân Pari nuôi mèo Lion king còn đeo cho nó một
vòng chuỗi xương cá nạm bạc quanh cổ con vật.
Giống mèo Cornish Rex:
Nguyên quán vùng Cornwall nước Anh. Nó có bộ lông mềm như nhung, tai to,
chân mảnh khảnh cao kều, trông giống chó đi săn mồi. Giống mèo Tail
Longhair: xuất xứ từ Nhật Bản, có cái đuôi ngắn với chòm lông xoắn ngộ
nghĩnh, thân mịn màng mầu trắng điểm những chấm vàng. Giống mèo tai cúp:
là giống mèo rất được ưa thích ở Mỹ, có bộ lông dài, xoắn, mầu sắc sặc sỡ,
mềm mại với đôi tai cong ngược về phía sau tạo thành một vòng hào quang
phản chiếu quanh đầu.
Ở Nhật Bản cũng có chuyện
giặc mèo như trên. Đảo Ishima là nơi mà hàng chục ngàn con chuột đồng
hoành hành. Chúng phá phách đồng ruộng đến độ chính phủ Nhật Bản đã phải
huy động gần nửa triệu con mèo vào đoàn quân diệt chuột. Khi con tầu tiến
vào hòn đảo, các chú mèo bị bỏ đói lâu ngày thấy mồi ngon chúng liền ào ạt
tiến công. Ngay ngày đầu chúng đã giành thắng lợi lớn. Một tháng qua đi,
không một ngư dân địa phương nào còn thấy tăm hơi lũ chuột nữa. Toàn đảo
thở phào nhẹ nhõm, tổ chức lễ hội ăn mừng. Nhưng ngày vui thật ngắn ngủi
vì lũ mèo sau khi đã nhắp chén hết lũ chuột, nên không còn kiếm đâu ra
thức ăn nữa. Mèo tấn công vào bếp, vào bữa ăn của người, tấn công vào các
quầy thịt, cá ngoài chợ, rình rập, cào cấu, gào rú khắp nơi, thậm chí còn
cào cắn cả người đi đường khi cơn đói đang lên. Loạn chuột thì dẹp được,
nhưng loạn mèo trên đảo Ishima thì vẫn còn đến ngày ngay. Nhiều người
không chịu nổi nạn giặc mèo đã phải đi nơi khác kiếm kế sinh nhai.

Tom and Jerry
Theo tài liệu internet, bàn
về những giác quan, các giác quan như khứu giác và thính giác của mèo
không nhạy bén như của chuột, thì chúng lại vượt trên con người ở nhiều
điểm. Các đặc điểm đó cộng với những khả năng thị giác, vị giác, và xúc
giác khiến chúng trở thành một loại đặc biệt nhạy cảm trong giới động vật
có vú.
Trong đôi mắt đẹp của mèo,
thì thị giác trong bóng tối của mèo có
tầm nhìn rất xa, rất rõ,
nhưng lại kém vào ban ngày khi trời sáng. Mèo, cũng như chó, có màng trạch
để phản chiếu lại ánh sáng tới võng mạc. Khi đó, khả năng nhìn của mèo
được tăng lên khi ở trong bóng tối, tạo ra một màng lưới thị giác sắc sảo.
Nhưng vào ban ngày hoặc chỗ có nhiều ánh sáng, tròng đen của mèo khép lại
hẹp, làm số lượng ánh sáng chiếu vào ít đi, tránh bị lóa và cải thiện khả
năng quan sát. Màng trạc và một số bộ phận khác giúp mèo có 1 sự dò tìm
tốt hơn so với con người. Sự biến đổi màu sắc của mắt mèo trong các tấm
ảnh gần giống với sự tương tác giữa ánh sáng và màng trạch.
Về thính giác, cà con người
và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể
nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, cò thể tốt hơn chó. Mèo có thể
xác định vị trí một vật chính xác trong vòng 7.5cm (3 inches) khi nguồn
phát âm ở khoảng cách khoảng 1 mét, điều này giúp cho mèo định vị con mồi
hiện ở đâu.
Sự đánh hơi hay khứu giác
tinh tế của loài mèo mạnh gấp 14 lần so với của sự ngửi của con người. Số
lượng tế bào khứu giác ở mũi của mèo cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể
ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được. Mèo còn có một cơ
quan đánh hơi ở vòm miệng gọi là vomeronasal, hay cơ quan Jacobson. Khi
một con mèo chun mõm, hạ thấp cằm, và nâng lưỡi lên một chút, dó là lúc nó
đang sử dụng cơ quan vomeronasal. Hành động này gọi là "gaping",
"sneering", hay "flehming". Gaping tương đương với phản ứng Flehmen ở các
động vật khác như chó, ngựa và mèo lớn.
Hai chuyện thật về loài mèo
sau đây cho thấy sự đánh hơi chính xác của chúng:
1/ Con mèo đưa người xấu số
ra đi lên thiên đàng:
David Dosa là giáo sư của
Đại học Brown, thành phố Providence, bang Rhode Island, Mỹ, cũng là y sĩ
làm việc tại Trung tâm y tế Steere – nơi chăm sóc và điều trị những người
mắc chứng mất trí nhớ trầm trọng (severe Alzheimer's díseases), cũng trong
cùng thành phố. Oscar là tên của một trong 6 con mèo được nuôi tại trung
tâm Steere.
Mèo Oscar có biệt tài dánh
hơi những bệnh nhân sắp mất. Giáo sư Dosa đã viết trong một bài báo đăng
trên tạp chí Medicine về biệt tài của Oscar.
Bệnh nhân là bà K đang nằm
im trên giường. Bệnh nhân này thở hơi đều đặn nhưng không sâu. Đột nhiên
Oscar nhảy lên giường của bà và ngửi không khí. Nó xoay theo hình vòng
tròn hai lần trước khi nằm bên cạnh bà K. Một y tá bước vào phòng và kiểm
soát sức khỏe bà K. Cô ngừng lại khi nhìn thấy Oscar nằm bên cạnh. Với vẻ
mặt lo lắng, người y tá lấy phiếu theo dõi bệnh nhân rồi gọi điện thoại.
Chỉ trong vòng nửa giờ sau, con gái của bà K. xuất hiện. Oscar
nằm
lặng im không nhúc nhích. Nhưng
nó biểu hiện sự việc quan trọng bằng cách kêu khẽ và dụi đầu nhẹ nhàng vào
cơ thể bệnh nhân. Đứa cháu ngoại
của bà K hỏi mẹ: “Con mèo làm gì ở đây vậy?”. Người mẹ, cố
kìm nén nước mắt, nói với cậu bé: “Nó ở đây để giúp bà lên thiên đàng”.
Oscar đà thông báo cho biết khi dụi đầu vào bà K. cho biết bà đã đi rồi.
2/ Mèo cứu sống người chủ
Chuyện xảy ra bên Nga, ông
Ian Inamovich 30 tuổi sau khi đi nhậu với bạn bè về trong tình trạng xỉn
"hết thuốc chữa", nên đã ngã lăn ra ngủ trên ghế sofa với một điếu thuốc
còn cháy trên tay. Điếu thuốc đã chạm vào chiếc ghế sofa bằng vải nên bắt
lửa cháy nhen nhúm, làm cho chiếc sofa cuối cùng phát hỏa bốc cháy. Chú
mèo của anh đang nằm trên nóc tủ thấy vậy, đã nhảy xuống, cào vào mặt chủ
để báo động. Nhờ đó mà anh đã tỉnh dậy đúng lúc và gọi điện thoại báo cho
lực lượng cứu hoả.
Theo tài liệu nghiên cứu
động vật học ghi nhận chi tiết về mèo:
* Loài mèo xuất hiện cách
đây trên 70 triệu năm.
* Tuổi thọ từ 9 - 20 năm tùy
theo sức khỏe và sự chăm sóc của con người
* Trong những loài động vật
có vú, mèo có đôi mắt to, trong suốt, tuy vậy đôi mắt to tròn của mèo lại
không thể nhìn xuống phía dưới mũi.
* Mèo ngủ cả ngày, có khi
trên 18 giờ /ngày nên mèo bị ví von những vị lười biếng, ngủ hoài cả ngày.
Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay
đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.
* Tính khí mèo thay đổi tùy
theo giống và hoàn cảnh sống. Mèo lông ngắn thường gầy và hiếu động, mèo
lông dài thường to và lười biếng.
* Tai mèo rất đặc biệt, dựng
thẳng nhờ lớp lá sụn mỏng và vận động bởi 32 bó sợi cơ nhỏ, nên khi nghe
tiếng động của con mồi, mèo có thể vểnh tai, mỗi vành tai vểnh theo hướng
khác nhau trong khi đầu và mắt mèo nhìn về hướng khác.
* Mèo xuất hiện cách nay
khoảng 40 triệu năm và đã sống gắn bó, gần gũi với con người ít nhất 9.500
năm và hiện nay, cùng với chó, mèo là một trong những con vật cưng phổ
biến nhất trên thế giới. Người ta tin rằng tổ tiên trung gian gần nhất
trước khi được thuần hóa của mèo là mèo rừng châu Phi (loài Felis
silvestris lybica).
* Mèo có nhiều chủng loại,
nhiều màu lông khác nhau, cũng có một số không có lông hoặc không có đuôi.
Mèo có kỹ năng của loài thú săn mồi với khả năng săn bắt nhiều loài sinh
vật khác để làm thức ăn. Mèo thông minh và sống thích nghi trong môi
trường hoang dã. Tại Tây Ninh, Việt Nam có giống mèo ri thuộc loài động
vật rất quý hiếm, trên đà tuyệt chủng. Mèo Tây Ninh này nặng từ 4 - 6 kg,
lông tro sáng đến nâu vàng, lông mép trắng, tai nhọn cao, mặt ngoài của
bốn chân có nhiều vạch và đốm, mút đuôi đen, sống hoang ở làng bản cũ,
chùa chiền, miếu hoang lâu năm, ăn thú nhỏ, còn gọi là mèo núi.
Với câu nói chữ ví von “Nam
thực như hổ, Nữ thực như miêu”. Số là vì khi mèo chốp được không thèm ăn
ngay, mà lại vờn con mồi nhừ tử, vờn qua vờn lại đến khi con mồi long thể
bất an bất động mới xơi. Bề ngoài của sự dễ thương của mèo là đặc tính
không dễ thươngkhi xơi mồi. Do cung cách ăn uống của mèo rất khoan thai từ
tốn chứ không vồ vập hung bạo như hộ Mèo ăn ít, khác với hổ. Nên tục ngữ
có câu:
"Ăn như mèo hửi". Hổ ăn bạo,
ăn nhiều. Dĩ nhiên dung tích dạ dầy 2 loài rất chênh lệch.
Nhưng đặc tính khác là mèo
thích ăn vụng, mèo không ăn nhiều một lần, nhưng lại ăn làm nhiều lần, cho
nên khi nói đến sự ăn vụng của con người, sự ví von như: "Ăn vụng như
mèo".
Cốt cách ăn vụng của mèo
dược văn chương Việt Nam tuyên dương, mèo lại thích mỡ, thích béo, câu ví
von khác như "mừng như mèo thấy mỡ”. Hay câu ví khác khi sự kiện quá hấp
dẫn thì như: “Mỡ treo miệng mèo”, rồi thì khi chê bai thì như “Mèo mà chê
mỡ”, etc... Kho tàng đồng dao tục ngữ Việt Nam phong phú lắm.
Điểm chút văn chương về mèo,
khi nói đến mèo thì không thể không nói về tài nghệ leo trèo của mèo trong
bài ca dao bất hủ:
Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu
vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha
con mèo.
Câu ca dao mà thiếu nhi Việt
Nam ta được dạy dỗ như sự ngụ ý chú mèo thích leo trèo. Chú mèo thích bắt
chuột, chú chuột mà gặp chú mèo thì long thể bủn rủn, "thân tâm" không
thường an lạc, trừ chú chuột lí lắc trong phim hoạt họa mà thôi. Còn hai
câu cuối cùng ám chỉ chú chuột trốn chui trốn nhủi, cố né tránh xa chú
mèo, chú chuột gặp chú mèo chỉ như dọn sẵn mâm cổ dâng cho chú mèo xơi tái
mà thôi.

Tuy thích thịt nhưng thỉnh
thoảng người ta cũng thấy mèo cũng đi tìm râu cỏ để ăn. Điều mà mèo hay
liếm lông khiến cho những lông mèo rụng dính vào lưỡi mà không thể nhả ra
nên cứ phải nuốt vào rồi tích tụ trong dạ dày lâu ngày không tiêu hoá
được, làm cho mèo bị đau bụng, khi ân rau cỏ vào lông kẹt trong bụng sẽ
dược xổ ra. Nuôi mèo nên để ý điều này.
Nếu loài chó khi ve vẫy đuôi
để biểu lộ tình cảm với người thì mèo hình như chỉ biết làm dáng với cái
đuôi dài của mình cho nên mới có chuyện “mèo khen mèo dài đuôi”.
Khi ta nghe "Cá râu
mèo"(catfish), vì là loài cá có râu như mèo đấy. Mèo cũng có râu làm cho
mặt mèo đôi lúc trông cũng có vẻ bớt hiền dịu đi, phải chăng vì "ngầu"?
Mèo hay miu nhảy qua xác
chết, xác chết ngồi dậy.... huhuhu... Ngày còn nhỏ tôi nghe các cụ xưa kể
là con mèo là tinh lanh lắm, các cụ tin rằng nếu trong nhà có người chết
chưa được tẩm liệm mà không lo bắt mèo nhốt lại hoặc cắt người canh xác để
lỡ có con mèo nào, nhất là mèo mun hay linh miu, mà vô tình nhảy qua là
cũng đủ làm cho xác chết phải bật dậy chạy theo rượt mình. Ngày bà cố (bên
nội) tôi mất, ba tôi và anh tôi lo cả ngày mệt mỏi, tôi được 15 tuổi, nhắc
ba và anh hãy di ngủ để tôi canh xác bà, đã 2 giờ sáng rồi, đám tang Việt
Nam tẩm liệm tại nhà, cửa phải mở toanh, sáng mai sẽ liệm. Ba tôi và anh
tôi đi ngủ, thằng bé bắt dầu run, nên thủ que củi canh mèo mun hay linh
miu xâm nhập, giường bà cố nằm bất động
trên bộ ván là cây đèn cầy cháy loe loét đuổi
tà ma, khi cây nến xáp hết tôi châm thêm. Thú thật khi lui cui châm nến
tôi run đến nín thở vì con mèo mun hay linh miu phóng ngang xác bà cố tôi,
chắc tôi chết giấc mà thôi. May quá 6 giờ sáng ba mẹ tôi hỏi tôi mệt
không. Tôi trả lời không mệt, nhưng có ông bà tôi đỡ run vì mèo mun hay
linh miu ám ảnh suốt đêm. huhuhu...
Mèo vốn không ưa nước, mèo
săn sóc bộ lông của mình le lưỡi liếm thôi chứ không bao giờ dám tắm vào
nước, vì mèo rất sợ nước. Mèo mà lỡ té ao hay mắc mưa khiến cho bị ướt
sũng thì trông tội nghiệp run sẽ co ro run rẩy, cho nên người ta cũng hay
ví mấy người nhút nhát chẳng bao giờ dám làm một cử chỉ gan dạ là loại
nhát hay yếu như ‘mèo ướt”, “mèo mắc mưa”. Còn phân (phạm úy nên xin dùng
từ "kít") mèo thì chính mèo cũng còn sợ đạp phải luôn huống hồ con người,
nên mỗi lần mèo muốn trút "sự thặng dư" trong cơ thể, mèo đều tìm chỗ kín
đáo đào lỗ chôn, cho nên người ta mới bảo : “Giấu như mèo giấu kít”.
Có điều không công bằng cho
mèo khi con người phán “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, đây
tôi cho là sự kỳ thị rõ rệt, tuy chó thì rựa mân okay, mèo ít ai rựa mận
bao giờ.

* Kể chuyện về mèo không
quên phim trong show "Tom and Jerry" (Mèo và Chuột) trong bộ phim hoạt họa
nỗi tiếng của Mỹ.
Tom và Jerry là một bộ phim
hoat hình nhiều tập nổi tiếng của điện ảnh Mỹ, được sáng tạo, viết kịch
bản và đạo diễn bởi hai nhà làm phim hoạt họa là William Hanna và Joseph
Barbera. Mặc dù được sản xuất trong những năm từ 1940 đến 1967 nhưng dường
như bộ phim hoạt hình này vẫn còn rất cuốn hút và quen thuộc đối với nhiều
thế hệ người xem.
Tom và Jerry đã từng giành
được 7 giải Oscar, chia sẻ danh hiệu "bộ phim hoạt hình đoạt nhiều giải
nhất" cùng với Silly Symphonies của Walt Disney.
Mỗi tập phim của Tom & Jerry
hầu hết đều xung quanh việc một chú mèo tên là Tom cố đuổi bắt chú chuột
Jerry để rồi kết quả là sự đổ vỡ, ngổn ngang trong nhà. Một số lý do để
Tom đuổi bắt Jerry được hoạt hình qua shows là:
Đói bụng
Thù hằn giữa mèo và chuột
Bị bà chủ giao cho nhiệm vụ
bắt chuột
Khoái trá khi dày vò Jerry
Trả thù vì những lần bị
Jerry làm cho thân tàn ma dại.
Tức tối vì bị Jerry làm hỏng
những kế hoạch đen tối như bắt và nấu cá vàng, vịt con...
Hiểu nhầm, nhất là ở các tập
bắt đầu với cảnh Tom và Jerry thân thiện với nhau. Ví dụ như trong show
The Lonesome Mouse.
Tranh giành nhau, nhất là
khi chúng muốn thức ăn.
Tống khứ Jerry để tán tỉnh
các cô mèo dễ thương.
Tom "cần" Jerry, ví dụ như
dùng Jerry làm mồi câu, đánh banh tennis, giao phát banh golf, dùng làm
quà tặng cho cô mèo hoặc làm đồ thí nghiệm để dạy cháu cách bắt chuột.
Tranh với các con mèo khác
để bắt Jerry
Tom thường rất hiếm khi bắt
được Jerry, chủ yếu là do cái đầu láu cá, khôn ngoan của chuột và thỉnh
thoảng do cả sự ngốc nghếch của mèo.
Bộ phim này được hằng triệu
khán giả mê say, thu hút người xem nhờ những tình huống khôi hài: Tom dùng
đủ mọi thứ như rìu, súng, chất độc, bẫy chuột,...để bắt Jerry trong khi
Jerry cũng không vừa, tuy chạy trốn nhưng nó vẫn gài bẫy lại Tom như đập
bàn là, tảng thép làm Tom dẹp lép như con tép, đút đuôi Tom vào ổ điện
hoặc bày mưu để bà chủ và con chó Spike đánh cho Tom những trận đích
đáng...
* Kế đến không quên chú Mèo
Doremon, gốc Phù Tang của bác sĩ Peter Morita. Chuyện thiếu nhi có chú mèo
màu xanh lơ trong bộ hình anime của người Nhật, không có tai tên là
Doremon nổi tiếng khắp thế giới, tương tự như chú chuột Mickey của Walt
Disney và thế giới nhi đồng vui vẽ đón nhận chú mèo gốc Nhật bản là mèo
Doremon, thần tượng các cháu nhi đồng mê loạt hình "Anime". Theo chuyện
Anime, chú là một con mèo robot của thế kỷ 22, đến nước Nhật Bản hiện đại
để chăm lo chú học trò nhỏ tên Nobita vốn học hành yếu kém, còn chơi thể
thao thì dở ẹt. Bằng cách dùng máy móc và công cụ bí mật lấy từ cái túi
thần đeo ở trước bụng, Doremon giúp Nobita đương đầu với các vấn đề khó
khăn thường ngày. Từ 19 năm qua, Doremon đã thu hút đông đảo khán giả
truyền hình ở hật và nhiều nơi trên thế giới, cũng như các nước ở Bắc Mỹ
này, con trai tôi xem hình rồi vẽ tranh Doremon.

Mèo Doremon
* Maldive- Quốc gia không có
mèo:
Quốc gia đảo quốc san hô
Maldive nằm ở giữa Ấn Độ Dương, với diện tích 297 km2, dân số hơn 100 ngàn
người là quốc gia duy nhất trên thế giới không nuôi mèo, hay nói đúng hơn
cư dân trên đảo rất ghét mèo. Nên Maldive là nơi chuột hoành hành tàn phá
mùa màng, tiệm tùng, cơ sở thương mại và nhà cửa. Ai biểu không nuôi mèo ?
* Chuyện lạ tại xứ Anh Cát
Lợi khi mèo hưởng qui chế công chức:
Bên nước Anh có lệ sử dụng
mèo như một công chức của nhà nước. Mèo vẫn được hưởng lương với mức 95
bảng Anh một tháng và cũng có chế độ nghỉ hưu đàng hoàng.
Tại thành phố Keston của Anh
quốc chú mèo Mifre nằm trong ngạch biên chế tại trại nuôi chó cảnh sát.
Mifre tham gia vào việc kiểm tra chó nghiệp vụ về mặt tâm lý. Trong các
buổi luyện tập tìm kiếm thủ phạm và chất ma tuý, mèo Mifre làm việc rất
chính xác.
Năm 1994, báo chí Anh đã bàn
luận sôi nổi về việc sử dụng mèo trên đường sắt. Mèo đã chính thức sử dụng
vào mục đích bảo vệ các công trình giao thông ở Anh quốc đã hơn 100 năm
qua. Từ năm 1940-1950, đã có tới 200 chú mèo làm việc trong ngành giao
thông Anh quốc. Mỗi chú lãnh 95 bảng Anh một tháng. Khi già yếu được về
nghỉ hưu và lúc chết được chôn cất tử tế.
* Mèo chết được vinh danh
tưởng nhớ uy nghi trong Viện bảo tàng dành cho mèo:
Bob Meljer là một chủ ngân
hàng ở Amsterdam, Hòa Lan. Có điều lạ là tiền bạc không làm ông quan tâm
bằng chú mèo ông nuôi trong nhà tên là John. Chính vì mèo John rất mến
chủ, nó luôn luôn đeo theo bên cạnh ông. Có lần Bob đang nghiên cứu hồ sơ
ngân hàng thì mèo John leo lên ngồi trên đầu gối ông như nhắc chừng ông
tạm dừng công việc để ăn uống. Có buổi tiệc nào tổ chức tại nhà, mèo John
cũng được chủ dành cho một chỗ ngồi xứng đáng bên cạnh ông bà chủ. Vào năm
1986 chú mèo John bệnhqua đời.
Ông Bob tỏ ra thương tiếc,
nhớ nhung mèo John, rồi ông quyết định thành lập ngay Viện Bảo tàng "Mèo"
vì mèo John.
Bob Meljer đã mua một khách
sạn đặc biệt được xây dựng từ thế kỷ 17 ở ngay trung tâm thủ đô Amsterdam.
Sau đó ngôi nhà nàyddu7o75c trùng tu để chưng bày các tác phẩm nghệ thuật
về chủ đề "Mèo", từ tượng cho đến tranh vẽ của nhiều hoạ sĩ danh tiếng
trên thế giới. Điểm vui vui, trước đây nơi này có rất nhiều chuột sinh
sống, nhưng từ khi ngôi nhà có treo nhiều tranh và bày nhiều tượng mèo thì
lũ chuột không còn léo hánh đến nữa.
Viện bảo tàng mèo của Bob
Meljer đã trở thành nơi thăm viếng thu hút lữ khách du lịch ghé xứ sở của
hoa tulíp.
* Mèo Nicky làm model quảng
cáo:
Mèo Nicky được cô gái mồ côi
tên là Loisell Adams nuôi từ thủa bé, nhưng không hiểu do sự tình cờ nào
mà ông giám đốc hãng mỹ phẩm Revlon đã chú ý đến nét duyên dáng và thông
minh của nó. Vì thế nên Nicky được mời ký giao kèo để làm quảng cáo cho
hãng này. Từ đótro73 đi, cuộc đời của Nicky bắt đầu lên hương và đem lại
cho cô chủ mồ côi nghèo khó kia một khoản lợi tức lớn.
Một chú mèo khác tên là
Morris cũng xuất hiện trên quảng cáo truyền hình Mỹ, đó là chú mèo "Morris
hộ pháp". Chú mèo được giải thưởng về phim quảng cáo và sau đó được người
ta viết thành tập sách nhỏ mang tên "tiểu sử riêng tư của Morris".
* Mèo Cookie phiêu lưu ký:
Cô mèo Cookie nổi tiếng là
một nhà phiêu lưu. Chủ của nó là cô Florence Sunderlin. Một hôm mèo Cookie
theo một người quen đi từ Chicago đến Nebraska cách xa đến 550 dặm. ít lâu
sau, nó nhớ chủ, tìm đường về. Thời gian mất 6 tháng qua bao nhiêu nẻo
đường. Trong lúc đi đường, nó đã vào trọ ở nhiều gia đình. Khi tờ báo địa
phương đăng hình ảnh nó thì có tất cả 12 người đã lên tiếng thừa nhận con
Cookie là của họ. Thật ra, đó là những người chủ tạm thời thôi.
* Dinh Thủ tướng và mèo
Kemfri lập chiến công:
Như đã nói, thật là may mắn
cho các chú thiếm mèo khi nó được sống ở nước Anh. Tại đây hầu như nhà nào
cũng nuôi mèo. Đã nhiều thế kỷ nay, ở ngôi nhà số 10 đường Downing Thủ
tướng Anh có tập quán sử dụng mèo như “công chức nhà nước” với nhiệm vụ
được ghi rõ “để chống chuột phá hoại của cải công cộng”. Nghĩa là mèo có
tên trong danh sách biên chế nhà nước hẳn hoi. Lương của chúng là 95 bảng
Anh mỗi chú và có chế độ “nghỉ hưu đàng hoàng.
Mèo được tuyển vào dinh thủ
tướng Anh để trông coi nhà kho, chống lại loài chuột chuyên phá hoại.
Trong số các con mèo "làm việc" tại dinh thủ tướng có con mèo Kemfri được
mệnh danh là người bảo vệ có năng lực nhất trong kho lưu trữ hồ sơ quốc
gia. Bà thủ tướng Anh Thatcher trước kia cũng có cảm tình nhiều với con
Kemfrin. Sau 10 năm làm việc, mèo Kemfri đã về nghỉ hưu vào năm 1995.
Trước mèo Kemfri còn có mèo Winberfort làm việc ở văn phòng suốt 14 năm
trời mà không có một tài liệu nào bị chuột cắn phá cả.
Lợi ích của mèo trong vai
trò những chú Tom khi bài trừ loái Jerry vốn lí lắc hay phá phách. Khi con
người bắt đầu biết làm nhà để ở thì loài chuột không biết từ đâu bỗng dưng
không ai mời cũng tự động bồng bế kéo nhau về sinh sống chung, lại còn
cạnh tranh chia thức ăn, của cải với của người, để rồi con người biết quý
vai trò của mèo, mèo là một trong các giải pháp trừ khử chuột.

* Mèo và cuộc sống con
người:
Trong các loài gia súc nuôi
làm cảnh trong nhà nên mèo được con người ưu ái xếp đứng hàng đầu, ngang
hàng với chó, mặc dù hai loài thú này lắm khi đối nghịch nhau. Nhưng thật
trái ngược là mèo lại được thuần hóa, gia hóa vào xã hội loài người vào
hàng sau cùng, vì vậy mà con vật dễ thương và rất gần gũi này lại có lịch
sử còn khá nhiều bí ẩn đối với con người chúng ta.
Con mèo có một cuộc sống hai
mặt: kẻ trưởng giả trên chiếc gối nệm và tên sát thủ đáng gờm trong góc
vườn. Desmond Morris cho hay tại một ngôi làng ở xứ Bedfordshire, cứ 77
chú mèo mỗi năm bắt 1100 con mồi. Vậy 5 triệu chú mèo ở Anh quốc sẽ giết
được 50 triệu con chuột, 6 triệu chú mèo ở Pháp mỗi năm gây ra cái chết
cho 65 triệu con chuột, chưa kể 20 triệu chú chim cũng bị cùng số phận.
Nhưng chỉ hoạ hoằn lắm người ta mới thấy được khía cạnh độc ác đó, lúc mà
mèo ta mang chiến lợi phẩm vào nhà. Còn thì suốt thời gian còn lại nó chỉ
là “chú miu nhỏ” hiền lành. Dù trưởng thành hay đã già, lúc nào nó cũng
luôn là mèo cưng (beloved pet) bên cạnh con người. Nước Mỹ có 60 triệu gia
đình nuôi mèo. Họ coi mèo như một nhân vật trong nhà. Những “nhân vật” ấy
xuất xứ từ rất nhiều giống mà người Mỹ sưu tầm trên khắp thế giới để nuôi
như một thú vui không thể thiếu được.
* Mèo là cục cưng hay người
là cục cưng:
Tại sao mèo lại thích được
vuốt ve, hay được mơn trớn. Bởi vì ngay từ lúc còn nhỏ nó đã được mèo mẹ
liếm láp, âu yếm rồi. Những mèo con đều được mèo mẹ đối xử như thế. Sự vuốt ve của chúng
ta đưa nó trở lại thời măng non bú sữa mẹ, thuở được o bế, cưng chiều. Đấy là mèo
bốn chân là thế. Còn mèo hai chân ra sao? Còn mèo hai chân có muốn được
mơn trớn, được vuốt ve, được o bế, được cưng chiều không nhỉ ? Xin mèo dù
bốn chân hay hai chân cứ "vô tư" đòi hỏi. Luật thiên nhiên mà lị.
Trong một email gởi ông giáo
Paul-Marie Phan Văn Song bên Paris, tôi bảo ông khi Tết Con Mèo về tôi nhớ
miền Nam xa xưa, có La de BGI Con Cọp lớn, Con Cọp lớn,
"BGI 33" có Quinquina
Dubonnet, nhâm nhi "vin du chat" với thịt kho dưa giá, thêm tôm khô củ
kiệu, kèm giò thủ, nem chua,.. Thầy Song PMP ơi nhớ miền Nam thuở xưa quá
trời... xin nâng ly nhấp tí Con Mèo dù đen hay bóng.

Qua phần trên, mèo hiện hữu
trên hoàn vũ bởi đấng Tạo Hóa cho thiên nhiên con vật thứ tư trong bộ niên
chi âm lịch hữu ích cho con người, ngoài vẽ đẹp bề ngoài của mèo, nó còn
mang nét dễ thương qua sách vở, phim ảnh, là một người bân quý của con
người, câu chuyện về mèo cứu chủ, mèo bắt chuột hay làm việc tiếp ứng cho
con người, nên năm mới Tân Mão, chúng ta hãy trân quý và vinh danh loài
mèo di bạn nhé.
Xuân Tân Mão 2011
Trần Việt Hải
(Kính tặng quý anh
Paul-Marie Phan Paris, Trần Văn Thuần, Phan Đình Minh, Nguyễn Văn Thành
MN, Quách Vĩnh Thiện, Phan Nhật Nam, Huy Phương, Chu Tất Tiến, Chu Bá Yến,
Nguyễn Song Thuận, Lê Dinh, Đoàn Khanh, Anh Bằng, Lê Anh Khoa, Quản Phúc
Cảnh, Đường Sơn, Trầm Lãng, Trang Sĩ Phước, Lý Tòng Tôn, Minh Tuấn, Cao
Minh Hưng, Nguyễn Cao Can, Nguyễn Tấn Ích, Võ Thạnh Văn, Nguyễn Ngọc Linh,
Dương Anh Dũng, Nguyễn Cao Thăng, Nguyễn Hữu Của, Vũ Văn Tùng và Trẩn
Trọng Nhân.)
-
Nguồn: Wikipedia, Wikihow, Pawnation, Cat Guide và tài liệu net.