NGÀY
TẾT TÔI ĐI NẰM VIỆN
Phan Nho
hị Trấn Ninh Ḥa như cái chảo nung bởi cái nắng oi ả của mùa
hè. Với cái nắng nung người đến 38, 39 độ C, trời nắng chang
chang, không có một gợn gió. Mặt đường nhựa bóng như có khói
bốc lên. Phố xá ít người qua lại. Cây cối im phăng phắc như
hàng lính đứng nghiêm chào vị chỉ huy của họ. Những con ve
mùa hè ra rả như khóc như than, như kêu đ̣i một ngọn gió
mát. Từ người lớn đến trẻ con trần trùng trục, chỉ cần cái
quần đùi xà lơn phủ kín một phần cơ thể quan trọng của họ.
Trên tay lúc nào cũng phầng phật cái quạt nan. Trong nhà
quạt máy lúc nào cũng mở hết cốt để đổi lấy cái mát hiếm hoi
trong không khí nóng bức. Cả xóm nghèo của tôi rủ nhau đi
t́m cái mát của gió của nước biển.
Cùng rủ nhau
mang cả gia đ́nh, 3-4 người chất lên một chiếc xe honda, thẳng tiến về
hướng biển Dốc Leck cách nhà khoảng 15 cây số về hướng đông. Ô ḱa Dốc
Leck đây rồi cả bọn chúng tôi chạy ùa ra biển hụp lặn dưới làn nước ấm mát
tận hưởng cái không khí mát diệu của biển, chúng tôi lại c̣n rủ nhau
chuyền banh dưới nước. Người ta thường nói no gan ấm cật thường hay bày ra
chuyện nọ chuyện kia. Trong bọn tôi là người lớn tuổi nhất, sau một chập
tôi định bụng khi các bạn chuyền banh đến tôi, tôi bắt banh kẹp nách và
nghỉ cuộc chơi v́ đă mệt trước các bạn kia rồi. Trong lúc bắt banh lưng
tôi bị cụp cột sống, đau tôi đành phải thả liền trái banh dưới nước và leo
lên bờ để tránh vọp bẻ có thể bị ch́m lỉm dưới nước mà bạn bè cứ ngỡ rằng
tôi cút lặn v́ biết bơi.
Nằm phơi
ngửa trên biển cát, tay thoa bóp chỗ đau, nhưng cơn đau càng lúc càng dữ
dằn hơn. Từ lúc bị nạn đó cơn bệnh cứ dai dẳng kéo dài gần 10 năm.
Lần thứ 1
tôi bị đau không đi nổi phải nằm viện ở Ḥn Chồng
Nha Trang cả
tháng trời. Cơn bệnh cứ tái đi tái lại làm khổ cả vợ con. Gia đ́nh tôi lúc
bấy giờ gồm có một mẹ già, hai con nhỏ c̣n đi học vợ tôi phải chạy đôn
chạy đáo, vô ra bệnh viện như cơm bữa để nuôi tôi. Tôi phải nhờ một cháu
bà con ở dưới quê lên coi nhà, săn sóc mẹ già cùng hai con.
Lần thứ hai,
lại phải tái nằm bệnh viện Ḥn Chồng trên một tháng nữa vào năm 2005,
nhưng lần này cơn bệnh không chút mảy may chiều ḷng tôi. Có người mách
bảo tôi liền đi vào bệnh viện Ḥa Hảo SG. Việc đi SG của tôi như đi chợ,
nhưng bệnh t́nh chẳng chút khả quan thuyên giảm một tư nào.
Gần đến
những ngày cuối của năm 2009. Mọi người lại hối hả lo cho cái Tết Canh Dần
sắp đến. Quang cảnh đường xá được sửa sang sơn phết lại, bông hoa được bày
bán ỡ những khu đường chinh của phố thị, xe cộ ḍng người đông đúc qua
lại, nhưng riêng tôi cơn đau vẫn dằn vặt hành hạ tôi nhiều.
Chiều rằm
tháng giêng năm này cơn đau cột sống thắt lưng lại thịnh nộ hành hạ tôi,
đến nỗi tất cả bà con thân thích bạn bè và ngay cả thây cô cũ của tôi đến
thăm, tôi không ngồi dậy được để tiếp họ… Có lúc tôi tự an ủi thà chết c̣n
sướng hơn là chịu cái đau như thế.
Cả gia đ́nh
vợ con quyết định vay mượn tiền bạc để chạy chữa cho tôi. Tôi được đi cấp
cứu ở bệnh viện tỉnh. Vào một buổi chiều tết tôi và đứa con trai út đáp xe
bus tại khoa Ngoại thần kinh. Nằm ở nơi này đến 25 ngày để điều trị giảm
đau và đau và sau đó lên ca mổ. Một phần chống choại với cơn đau quái ác
này, một phần bị dằn vặt v́ tôi không tiền không bạc v́ không cầm được tấm
thẻ bảo hiểm y tế trong tay. Nằm trên giường bệnh mà đầu óc tôi cứ miên
man suy nghĩ những chuyện đâu đâu.
Sau cơn mưa
trời lại sáng. Tấm thẻ bảo hiểm y tế đến đúng lúc, tôi được đẩy lên pḥng
mổ với bệnh án: “ thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 S1”.
Thoát được
tai nạn này lại ập đến tai nạn khác, đă được nằm trên băng ca đẩy lên
pḥng gây mê. Trên tay vị bác sĩ gây mê, một tập dày cộm hồ sơ của tôi. Vị
bác sĩ nhỏ nhẹ nói với tôi:” Chú có vấn đề về bệnh tim, v́ là mổ sấp, nếu
có vấn đề nào khác th́ khó cứu cấp kịp thời, chú nên xin đi tuyến trên. Dù
sao, trên ấy cũng có nhiều người tài”. Tôi nghe lời khuyên của vị bác sĩ
này thật chí lí, tôi cám ơn, con tôi lại đẩy băng ca trở về pḥng nằm lại
đó để chờ lệnh. Nhưng không phải chuyện chuyển viện là dễ dàng và suông sẻ
đau. Tai tôi nghe vị bác sĩ mổ nói to với vị bác sĩ gây mê:” thân nhân của
bệnh nhân đă kư vào bản cam kết 50 % rồi mà…”. Người ta vin vào pháp lư
không cân sức với thân nhân của tôi, không biết một tư ǵ về y khoa.
Tôi đứng
giữa hai làn đạn. Nằm chờ măi, tôi đau đớn với sự lạnh nhạt và lạnh lùng
của bệnh viện. Tôi không an tâm và thắc mắc. Cuối cùng v́ mạng sống tôi
phải đi đến quyết định, tôi lê lếch lên pḥng trực của khoa vào lúc tối và
đề nghị bác sĩ trực ghi yêu cầu của tôi vào sổ trực… Đầu óc tôi cứ miên
man suy nghĩ măi về lương tâm chức nghiệp và tính chất pháp lí mà tôi được
truyển thụ bởi các vị giáo sư khả kinh của tôi khi c̣n ở trong trường sư
phạm. Làm một cuộc đối chiếu hết sức tỷ mỷ về trường hợp của tôi.
Trên chuyến
xe đ̣ vào một buổi chiều tối, xe lao vút trên đường dài. Cơn đau và sự lo
nghĩ, tôi không tài nào ngủ được. Chẳng may đến SG vào đúng ngày nghỉ cuối
tuần, phải chờ đợi. Nào lo mướn pḥng trọ lo chuyện ăn chuyện uống của cả
bệnh nhân và thân nhân lo nghĩ đến tiền trả viện phí tốn kém. Cơn đau hành
hạ tôi nhiều quá. Cả nhà khốn đốn như thế, tôi lại thấy bạn bè thân thuộc
lại đến với tôi, đa số là anh em gốc sư phạm Quy Nhơn như các bạn :
- Lê
Đường
- Đặng
Văn Đen
- Trần
Thị Hằng
- Kiều
Thị Đợi
- Tôn
Thất Đệ
- Nguyễn
Thị Thu
- Nguyễn
Thị Bảy
- Lương
Thi Đậm..v.v…
Và c̣n nhiều
nữa.
Hôm nay tôi
đến pḥng khám của BVCR tôi lại bị rắc rối một vấn đề khác nữa về nội dung
của lí do ghi trong giấy chuyển viện. Cũng nhờ gặp được bác sĩ Ph. là con
rể của bạn Nam Kha Ninh Ḥa, tôi được nhập viện chờ mổ.
BVCR là một
bệnh viện lớn nhất miền Nam VN, bệnh nhân ở đây hoàn toàn là bệnh nhân
nặng, đông cho nên bệnh viện trở nên quá tải. Bệnh nhân nằm la liệt bất cứ
chỗ nào có thể nằm được. Bác sỹ và y tá hết sức cực khổ và cật lực. Nhưng
thấy cái cởi mở b́nh dị ở nơi này tôi thật sự thán phục. Có lâm vào t́nh
cảnh khốn khó như thế này ta mới thấy cái t́nh người thật quí hóa vô cùng
có cả những xe cơm từ thiện dành cho các bệnh nhân nghèo, cỡ nhở và người
thân nuôi bệnh dài ngày nơi đây. Nếu không có những tấm ḷng từ thiện như
thế, tôi không biết thân nhân và người bệnh lấy đâu mà chạy chữa. Những
bữa cơm ấm ḷng làm tôi cảm thấy xúc động.
Sau mấy ngày
điều trị bệnh men gan cao do chích thuốc giảm đau quá nhiều ở tuyến dưới
tôi được lên lịch mổ. Từ khi bắt đầu gây mê mổ đến khi hồi sức lại kéo dài
từ 8h đến 13h cùng ngày. Tôi chỉ được nằm điều trị tại nơi đây chỉ 3 ngày
phải chuyển đến bệnh viện quận 8, v́ BVCR quá đông người mới nhập viện.
V́ phải nuôi
tôi vài ngày ở bệnh viện nên vợ tôi cũng nhuốm bệnh theo v́ thấy vợ con v́
ḿnh mà khổ sở tôi liền nghĩ đến xin xuất viện về nhà. Nếu không may cả
nhà đều bệnh th́ lấy ai nuôi ai ở đất SG này.
Tôi viết vài
dong này trong dịp tết Tân Măo để kỉ niệm một biến cố bản thân và gia đ́nh
và để cảm tạ thân nhân và bạn bè đă giúp tiền bạc, phương tiện trong việc
điều trị bệnh của tôi.
Chúc quí bạn
hưởng một cái Tết sung túc và mĩ măn.
Chúc quí đồng
hương Ninh Ḥa ở trong nước cũng như hải ngoại dồi dào sức khỏe.
PHAN NHO
(Ninh Ḥa)
