MỘT
BÔNG HỒNG
CHO ĐẠI HỘI THỤ NHÂN 2010
Tại Melbourne, Úc Châu
(Tản mạn của một
Thụ nhân B)
(tiếp
theo kỳ 4)
Kỳ 5: Đêm Gala - Đêm Hội ngộ tưng bừng!
hiều Chủ nhật (28/11/10) sau khi mọi người đi biển xa về, tất cả đều nhanh
chân lẹ tay để chuẩn bị cho Đêm Gala tưng bừng náo nhiệt. Ai nấy đều có
cảm tưởng không thể bỏ qua "show" quan trọng này. Trước khi bước lên xe
buưt, tôi và HLoan cùng chị ĐKNgọc và chị PhamTThiên chụp tấm ảnh lưu
niệm. Người tài xế xe buưt số 2 có râu vẫn tươi cười niềm nở như mọi ngày.
Anh chị em lên xe, xe lướt qua vài con đường rồi quẹo trái, chỉ vài phút
sau là tới. Mọi người xuống xe, anh tài xế cũng nhanh chân đứng ở phía cửa
bên trái xe buưt để d́u mấy người đẹp bước xuống...
Chúng tôi đứng trước cổng chính của Đại học Melbourne đă thấy sẵn một tấm
phông dài căng bên cánh cửa ghi lời chào đón tất cả Thụ nhân khắp nơi về
tham dự. Mọi người cố đứng chụp cho được tấm ảnh kỷ niệm với tấm phông
này, ngàn năm một thuở mà, ai nấy cũng đều nghĩ vậy. Phía sau lưng là toà
nhà chính của Đại học Melbourne .
Đại học này xây theo lối cổ, trông nguy nga bề thế và mang đậm nét của các
Đại học Anh (Hoàng gia), trước cửa toà nhà là thảm cỏ xanh tươi mượt mà -
đúng là Garden State (tiểu bang vườn xanh). Mọi người lại chụp h́nh tiếp
để có tấm ảnh lưu niệm và sau đó tất cả đi vào bên trong để đến Pḥng
Khánh Tiết Eakins. Cạnh cửa xe buưt, một hai anh bạn Thụ nhân lớn tuổi
đang loay hoay chưa biết phải mang cả thùng đựng giỏ xách Thụ nhân vào bên
trong như thế nào v́ khá nặng. Tôi giúp hai anh một tay khệ nệ khiêng vào
bên trong. Quư anh tặng cho tôi vài lời cảm ơn nồng nhiệt! Rất vui.
Trước khi bước vào bên trong Pḥng Khánh Tiết, ở bên ngoài cánh cửa kính
đă thấy có in sẵn tấm áp phích với hàng chữ "Warmly Welcome All Dalat
University Alumni To the Gala Night in Melbourne ". Lại một màn chụp h́nh
tưng bừng kế tiếp ở đây v́ phong cảnh bên ngoài đẹp quá và rất hữu t́nh.
Từng nhóm nhỏ, nhóm lớn, từng lớp, từng group bạn bè đă bao năm xa cách
nay gặp lại nhau tươi cười hớn hở, tay bắt mặt mừng, từng đôi uyên ương
muốn sống lại những ngày thắm mộng xanh. Ai nấy đều ăn mặc thanh lịch,
sang trọng…
Mấy anh Thụ nhân đều veston cà vạt ngon lành, trông cứ trẻ ra. Mấy chị Thụ
nhân đêm nay ai cũng là hoa hậu với các tà áo dài hoa màu rực rỡ, hoặc các
bộ áo dạ hội lộng lẫy, quư phái, có lẽ bộ áo quần nào đẹp nhất là đem ra
chưng diện tối nay. Đúng là tao nhân mặc khách, nam thanh nữ tú có khác.
Cái này chắc là ai nấy cũng đều "chấp hành nghiêm chỉnh" mệnh lệnh của BTC
đưa ra là "ai không mặc đẹp th́... không cho vào". Anh Lưu báo động hôm
trước rồi mà. Mọi người đều cười vui như ong vỡ tổ. Lúc này anh
NguyễnXuânTiên (Vic) - người phó nhóm chính hiệu thuộc BTC bắt đầu làm
việc túi bụi. Vợ chồng chúng tôi cũng xin anh vài tấm ảnh làm kỷ niệm.
Pḥng Khánh Tiết Eakins trông đồ sộ nguy nga. Bên trong trần cao vút, thật
rộng răi tựa như một Thánh đường to lớn không có ghế ngồi cho tín đồ. Thay
vào đó là 4 dăy bàn dài với 16 bàn xếp thẳng tắp cách khoảng theo chiều
dọc đến gần sân khấu. Mỗi bàn có tấm bản số và có sẵn ly tách chén đĩa
cùng với các chậu hoa nhỏ trang hoàng. Khung cảnh trông thật trang nghiêm
lộng lẫy, xứng đáng tầm vóc quốc tế của một Đại hội cựu sinh viên Viện Đại
học Dalat thuộc hàng thế giới.
Phía bên ngoài pḥng tiếp tân, anh chị em Thụ Nhân đă tề tựu thật đông đủ
đến chen chân không lọt. Phía bên trái là bàn kiểm danh sách thụ nhân tham
dự và nhận Đặc san Ḥa Lạc. Bên phải là quầy nước với nước ngọt, nước cam,
nước lọc, và rượu đủ loại. Những người phục vụ là các bạn trẻ nam nữ người
Úc với phong cách chào đón và tiếp khách hết sức văn minh, rất nhà nghề,
niềm nở và lịch sự.
Tôi và HLoan bước qua cánh trái để ghi danh dự tiệc và nhận Đặc san. Mấy
chị phụ trách t́m tên thụ nhân A, B ǵ cũng chẳng ra tên hai đứa chúng
tôi. Bad luck! Kiểu này dám về tay không, mặc dù chúng tôi đă đóng tiền
đầy đủ để tham dự mấy ngày hội ngộ. Có thể bị sót tên chăng ? b́nh tĩnh!
Quư chị bảo không có tên nhận Đặc san. Tôi hỏi một chị trong Ban tiếp tân,
tôi có thể mua một quyển được không? Chị bảo không. Số đặc san này đă được
đặt mua trước rồi. Tôi hỏi tiếp "nếu ḿnh có viết bài th́ có nhận được đặc
san không?” Chị cũng trả lời không! Tôi nghĩ cũng phải: "pháp bất vị thân"
mà, ḿnh phải chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh... Thôi lỡ nếu không có tên
nhận sách th́ để hỏi mua dịp khác vậy... c̣n không nữa th́ tôi hỏi anh
NXTiên bạn tôi nằm trong BTC, thế nào cũng ḷi ra một quyển...
Bất chợt, một chị réo lên "đă t́m ra tên rồi", chúng tôi thuộc danh sách
bàn số 11. Tôi hoàn hồn thở phào nhẹ nhỏm. Chị không cần xin lỗi. Good
luck again! Chị trao cho tôi quyển Đặc san Ḥa Lạc. Tôi thấy vui vui thầm
nghĩ, nhớ lại câu thơ ông Tú hồi xưa..."đi không há lẽ lại về không". Tôi
qua quầy nước kiếm ly rượu đế giải khát cái đă. Chung quanh tôi, tiếng anh
chị em Thụ nhân cười nói râm ran, bà xă HLoan của tôi lúc này cũng biến
đâu mất. Ôi thôi! Mặc kệ, đêm nay để cho nàng được sung suớng gặp lại bạn
bè, sống lại cái thuở đôi mươi ngày xưa đă mất… Tôi đi là v́ niềm vui của
nàng mà!
Tôi lướt sơ qua trang b́a Đặc san Ḥa Lạc, tấm ảnh màu xanh đậm có pha màu
trắng vẽ cảnh năm châu bốn biển bao trùm 5 lục địa, chắc hẳn người họa sĩ
muốn nói anh chị em Thụ nhân khắp thế giới tụ họp về đây… Nh́n khéo hơn tí
nữa, tấm ảnh giống như hai bầu sữa Mẹ, hoặc cánh chim đang tung trời bay
về hội ngộ ở đất Úc xa xôi… Tôi đi t́m bạn bè thân quen để tợp rượu, nói
chuyện. Tôi chẳng phải cựu sinh viên Thụ nhân nên đứng đâu cũng cảm thấy
xa lạ, nhưng không sao, tôi cũng thuộc tuưp người dễ dàng hội nhập bất cứ
hoàn cảnh nào, nhất là nước Úc là xứ sở hiện tại của ḿnh mà, bạn bè thụ
nhân ở Úc nhiều, ḿnh nhập vào th́ anh em giới thiệu là ra ngay. Trường
ḿnh ngày xưa với trường của anh chị em coi vậy chớ tuy hai mà một, chỉ có
khác là một trường th́ ở Dalat c̣n một trường th́ ở Saigon …
Tiếng micro
của người MC kêu gọi mọi người chương tŕnh sắp bắt đầu. Tất cả vào bên
trong Pḥng Khánh Tiết và ngồi theo số bàn đă định của ḿnh. Tôi và HLoan
(K9) được sắp đặt ngồi chung với các anh chị K8. Nhưng mấy anh chị K8 muốn
ngồi chung với nhau nên chúng tôi vui vẻ trao đổi chuyển qua bàn bên cạnh.
Bàn này may mắn, chúng tôi ngồi đối diện với vợ chồng anh chị Viên Thế
Khanh (K8) & Hồ Ngọc Thu (K9), vợ chồng anh Trang Kim Teng (K9) cùng lớp
bà xă tui. Cũng vui. HLoan ngồi bên cạnh vợ chồng anh chị TKTeng. Đối diện
chúng tôi kế tiếp là anh chị NguyễnXuânHùng (VK) & Thanh Mai. Chúng tôi
hân hạnh được ngồi đối diện với một 'cái đinh' của buổi tiệc - anh Viên
Thế Khanh là MC chương tŕnh tối nay. Qua tṛ chuyện, chúng tôi được biết
chị Hồ Ngọc Thu (bạn của HLoan) hiện nay làm việc ở Sở Thuế Vụ Úc cùng với
NXTiên, và anh chị Trang Kim Teng th́ ở Nam Úc, anh chị NguyễnXuânHùng &
Thanh Mai đều là dân Nha trang (Cam Ranh) với chúng tôi và hiện
là một doanh nhân rất thành công tại Victoria nên tự nhiên cảm thấy rất
thân nhau.
Chương tŕnh bắt đầu, anh VTKhanh phải từ bỏ chúng tôi để lên sân khấu làm
việc. Người nữ MC duyên dáng phụ tá anh VTKhanh là một người học tṛ ở
trường Tiếng Việt mà anh PVLưu đă từng là Thầy giáo. Mở đầu là phần mặc
niệm. Sau đó là phần giới thiệu tất cả các Thụ nhân cũng như các phái đoàn
Thụ nhân từ khắp nơi trên thế giới đổ về tham dự. Có những Thụ nhân từ
Việt Nam sang được cổ vơ nồng nhiệt, có những anh chị từ Hoa kỳ đến, hoặc
xa xôi như ở Canada và Âu châu như từ Pháp, từ Denmark đến như chị QMai
chẳng hạn, có người ở vùng Thái b́nh dương. Ở Úc, hầu hết các anh chị em
từ khắp các tiểu bang xa xôi như Bắc Úc (Darwin), Tây Úc (Perth), và
Queensland (Brisbane), New South Wales (Sydney), Canberra, và đông nhất dĩ
nhiên là các Thụ nhân ở Victoria (Melbourne). Khóa đông nhất có lẽ là Khóa
9 CTKD. Sau mỗi lần giới thiệu, những tràng pháo tay vang dội làm ấm cúng
cả Pḥng Khánh Tiết rộng lớn tưởng lạnh mà không lạnh.
Sau đó là phần giới thiệu thành phần BTC lên sân khấu, có đến khoảng 15
anh chị Thụ nhân mà trong đó hầu hết là nam với khoảng 3 chị Thụ nhân góp
tay vào. Tiếng vỗ tay rộn ră ca tụng tinh thần hy sinh năng nổ của tất cả
quư anh chị trong BTC tại Victoria. Anh MC không quên cám ơn những túi
xách đựng áo thun do một Thụ nhân doanh thương ở VN sản xuất và in tặng.
Kế đến anh PVLưu có đôi lời cảm ơn tất cả mọi người và sau đó, trong tinh
thần Tôn Sư Trọng Đạo, BTC đă trân trọng giới thiệu Giáo Sư Trần Long lên
sân khấu có vài lời.
Thầy Cô Trần Long vóc người nhỏ nhắn nhưng tánh t́nh thật dễ thương. Thầy
ḥa đồng với tất cả các học tṛ xưa cũ của Thầy, cả hai không c̣n khoảng
cách nữa. Nhiều mái tóc đă bạc cả Thầy lẫn tṛ nói lên được niềm đau thời
gian không ai tránh khỏi. Đôi khi các anh chị làm nũng như những ngày c̣n
sinh viên, nhờ Thầy thắt lại cái cà vạt hay sửa lại cái vạt áo dài v.v…
Lên sân khấu, Thầy phát biểu rất ngắn gọn nhưng đầy thân t́nh khi Thầy ứng
khẩu đọc 4 câu thơ của Thầy thật ư nghĩa:
Tôi sang Úc gặp lại tṛ già,
Chẳng đắn đo, nghi lễ bỏ qua.
Chỉ cốt t́nh thân thêm thắm thiết
Thiết tha thân thiết thật thiết
tha
.
Khi Thầy chấm dứt 4 câu thơ, tất cả Thụ nhân vỗ tay tán thưởng Thầy vang
dội. Thật là t́nh Thầy tṛ bao nhiêu năm vẫn c̣n đậm đà như ngày xưa. Có
nhiều người đă không cầm được nước mắt...
Một người nữa cũng rất vinh dự được mời lên sân khấu có đôi lời là một Thụ
nhân K10 tương đối c̣n trẻ so với các lớp đàn anh đàn chị nhưng hiện giữ
một chức vụ công quyền vô cùng quan trọng ở Úc - Đó là anh Lê Văn Hiếu K10
(*) - hiện là Phó Toàn Quyền (Deputy Governor) của tiểu bang Nam Úc, Phụ
tá Đại diện cho Nữ Hoàng Anh. Anh cũng là niềm hănh diện lớn lao của tất
cả mọi người Việt tỵ nạn tại Úc châu. Anh tuy làm lớn (chức sắc hàng đầu
tiểu bang) nhưng rất vui tính, hay joking và khiêm nhường. Có lần anh tham
dự một Đại hội CĐ Người Việt Úc châu tại Brisbane, trên đây hầu hết là các
thụ nhân đàn anh đàn chị như các anh VQ Triệu (K1), anh PhạmThanhThiên
(K1), và bà xă HLoan của tôi (K9) v.v..., anh cười bảo "tôi coi lớn con
vậy chứ lên đây đều là đàn em của quư anh chị" v́ anh học K10... Lời lẽ
của anh thật thiết tha dễ mến và làm cảm động tất cả Thụ nhân ở đây. (Vài
nét đặc biệt về anh được ghi ở phần phụ chú bên dưới bài viết này).
Đêm Hội ngộ thật tưng bừng với nhiều món ăn ngon kiểu Tây. Cũng trong
chương tŕnh là phần góp vui một số nhạc Việt của một vài ca sĩ địa phương
trong đó có một nhạc phẩm của anh Lê Văn Phú (K10). Có điều sàn nhảy quá
chật hẹp nên chỉ có một hai cặp lên nhảy để làm màu cho vui. Đây là một
thiếu sót đáng kể v́ ai cũng háo hức dancing. Nếu đêm đó có sàn nhảy rộng
và chương tŕnh văn nghệ dồi dào hơn th́ sẽ vui biết bao! Bù lại, anh chị
em từng khóa kéo nhau đến từng bàn gặp gỡ, tṛ chuyện, chụp h́nh lưu niệm
và cười nói râm ran… với niềm vui không bút mực nào ta xiết! HLoan bà xă
tôi cũng biến mất ở bàn nào rồi... Hóa ra cô đi đến bàn của quư anh chị em
K9 hiện diện đông đảo ở góc đầu pḥng khánh tiết để tṛ chuyện và chụp
h́nh lưu niệm. Đêm nay HLoan tha hồ vui với bạn bè. Tôi làm 'bodyguard"
cho HLoan cũng không uổng công!
Tôi một ḿnh cũng lang thang thăm hỏi vài người bạn, gặp Thúy Lan cô bạn
quen là nữ ca sĩ hát nhạc trong đêm đó. Thúy Lan không phải là thụ nhân
nhưng cô thích đóng góp lời ca tiếng hát của ḿnh cho đại hội. Hôm đó Thúy
Lan thật đẹp, mặc chiếc váy màu tím sặc sỡ nhất tại Đại hội. Cô hát một
nhạc phẩm của bạn Lê Văn Phú K10. Có điều âm thanh không được như ư nên cô
cũng hơi lo. Cô có hỏi tới một câu thật đáng ngạc nhiên "Em không hiểu sao
những anh chị Thụ nhân này quá tài ba như vậy mà phải lưu lạc xứ người
uổng quá phải không anh?" Tôi gật đầu thầm hiểu cái cảm tưởng của TLan khi
nghĩ về t́nh cảnh con người, nhân tài hải ngoại và quê hương đất nước đau
khổ của ḿnh. Cũng chính bản thân cô và tôi cũng đă lưu lạc đến đây mà...
Anh phó nḥm NXTiên "click" tụi tôi một tấm ảnh kỷ niệm. Tôi chia tay TLan
để cô lên sân khấu hát và hẹn gặp lại.
Tôi đến bàn số 16 gặp vợ chồng người bạn cũ NguyễnĐứcThương và anh phó
nḥm NguyễnXuânTiên. Anh Thương và anh Tiên là bạn cũ, đêm đó vui ra phết
v́ hai ông bạn vàng này ở trên cùng đất Úc mấy chục năm nay mà không t́m
ra nhau cho đến giờ này! Tôi quen cả hai ông bạn già đă lâu nhưng không
biết họ quen nhau để tin cho họ biết sớm hơn. Lại bad luck!
Cuối cùng th́ tiệc cũng phải tan nhưng chẳng ai muốn ra về, tất cả đều có
vẻ như quyến luyến không muốn rời xa nhau nữa. Đồng hồ chỉ đă gần tới 12
giờ đêm (mà theo chương tŕnh đă phải kết thúc sớm hơn). Hai chiếc xe buưt
đă đến đợi ở ngoài cổng từ hồi nào mà anh chị em vẫn chưa ra. Thật t́nh họ
đậu sát mé bên kia nên chẳng ai thấy, mà có ai thấy họ cũng chẳng muốn báo
động cho ai biết chấm dứt bữa tiệc đang vui đêm nay. Tất cả đều đang trong
cơn say của Hội ngộ kia mà! Nếu không kẹt 2 ông xe buưt, có lẽ họ thức ở
đây tới sáng.
Trời về đêm hơi lạnh và có chút mưa phùn. Mọi người mặc áo khoác nhưng cái
lạnh Melbourne vẫn thấm vào da thịt. Anh chị em đă kéo nhau ra ngoài mà
vẫn tưởng là xe buưt chưa đến nên vẫn c̣n nán đợi t́m chỗ đụt ở bên trong.
Cuối cùng th́ cũng phải kéo ra v́ đă quá 12 giờ đêm rồi. Người tài xế xe
số 2 có râu bắt đầu càm ràm, anh ta có vẻ giận... Có lẽ giờ này đă quá
thời khóa biểu làm việc của anh theo như giao kèo. Lẽ ra giờ này anh đă
ngủ với vợ con để ngày mai đi "cày" tiếp nhưng anh bắt buộc phải đứng đợi
khách khứa ra về. Mọi người bắt đầu lên xe, kim đồng hồ đă chi quá 12 giờ
khuya... Tôi thấy chiếc xe số 2 chẳng có được bao nhiêu người trên xe
nhưng anh tài xe có râu không nhịn được nữa, anh ta nổ máy cho xe phóng
vút trong màn đêm để về lại khách sạn Vibe khoảng gần một giờ sáng...
Mọi người quá vui qua một đêm Hội ngộ thành công tưng bừng nhưng cũng khá
mệt v́ đă quá giấc ngủ thường nhật của ḿnh... và ngày mai c̣n phải lên
đường đi thăm Sở Thú Werribee và Hanging Rock nữa... Chúng tôi điện thoại
nhờ người bạn chở về nhà vào lúc gần 2 giờ sáng để đánh một giấc ngủ thật
ngắn đêm nay...
(c̣n tiếp)

(*) Người Việt Tỵ Nạn Đầu Tiên ở Úc Được Đề Cử Vào Chức
Vụ Phụ Tá Toàn Quyền Tiểu
Bang Nam Úc
Hôm 03/05/2007, Chính quyền Tiểu bang Nam Úc
đă công bố vị Tân Toàn Quyền tiểu bang là cựu Đề Đốc Kevin Scarce. Sir
Kevin Scarce chính thức thay thế vị Toàn Quyền đương nhiệm của tiểu bang
là Lady Marjorie Jackson Nelson về hưu vào ngày 31/07/2007.
Đồng thời thủ hiến Mike Rann đại diện chính quyền và Quốc hội
Tiểu
bang Nam Úc đă chính thức đề cử ông Lê Văn Hiếu vào chức vụ phụ tá Toàn
Quyền cho Sir. Kevin Scarce. Ông Hiếu sẽ thay thế chức
vụ của ông Bruno Krumins, cũng về hưu vào ngày 31 tháng 8 năm 2007.
- Ông Lê Văn Hiếu sinh năm 1954 tại Việt Nam, là một trong những thuyền
nhân vượt biển tỵ nạn đầu tiên đến Úc năm 1977.
- Ông tốt nghiệp Cử nhân kinh tế và Cao học Hành Chánh Thương Mại tại Đại
Học Adelaide, Nam Úc.
- Năm 2006 ông Hiếu được bầu làm thành viên của Hội Đồng Tổ Chức Ngày Quốc
Khánh Úc Châu.
- Trước đó ông Lê Văn Hiếu giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Đa Văn Hóa Tiểu
bang và làm Giám Đốc các Dịch Vụ An Toàn về Đầu Tư của người Úc.
-
Ông Hiếu lập gia đ́nh và có 2 người con:
Một người con tên Don (ông Hiếu cho biết, ông đặt tên con là Don v́ Nam
Úc có một thể tháo gia, chơi môn thể thao Crickett nổi tiếng nhất trên thế
giới là cố Sir. Don Bradman, tên Ngài đă được đặt cho đại lộ nối liền từ
trung tâm thành phố ra phi trường quốc tế Adelaide). * Một người con nữa
tên là Kim (cũng là tên của một nhà thể thao chơi Crickett Kim Hughes)
Ông Hiếu được mô tả là một nhân vật hoạt bát, luôn hăng say, đóng góp tích
cực cho mọi sinh hoạt trong Cộng Đồng Người Việt ở đây và là niềm hănh
diện lớn lao của toàn thể Người Việt tỵ nạn trên đất Úc.
Cũng nên biết Toàn Quyền (Governor) là chức vụ đại diện và thay thế Vua
hay Nữ Hoàng của từng quốc gia trong khối Thịnh Vương Chung hay c̣n gọi là
Khối Liên Hiệp Anh (Commonwealth Nationalities).
Tại Úc Châu có một vị Tổng Toàn Quyền (General Governor) cho toàn quốc và
mỗi tiểu bang đều có một vị Toàn Quyền, Vị Tổng Toàn Quyền được chính
quyền Liên Bang đề cử, c̣n các vị Toàn Quyền th́ được chính quyền tiểu
bang đề cử. Họ đại diện cho Nữ Hoàng chủ toạ các buổi lớn, khai mạc quốc
hội và tiếp quốc khách. Các Vị Toàn Quyền được hưởng lương bổng và tiền
hưu trí rất cao tùy theo thời gian tại chức và được phục vụ như Vua hoặc
Nữ Hoàng theo qui chế của quốc gia (tài liệu trích từ các báo chí Việt ngữ
và các trang mạng đă đăng tải)./-
* Người Xứ
vạn
