Chuyện Xóm Cầu Gỗ
Nguyễn Thị Cẩm Vân

Tranh: LL Huyền Chiêu
óm tôi ở, muốn đi chợ phải đi qua chiếc cầu bằng gỗ, vì thế mà
người ta đặt tên cho xóm là Xóm Cầu gỗ. chiếc cầu này về phần mĩ
quan chả có gì đẹp và ấn tượng trong lòng mọi nhưng với tôi,
chiếc cầu gỗ ấy đã gắn liền với cả tuổi thơ và cho tôi biết bao
kỉ niệm.
Thực tại cuộc đời tôi không có gì vui, ngược lại chỉ toàn những
chuỗi ngày buồn chán. Vì thế mà tôi chỉ thích sống lại những gì
thuộc về ký ức, sống với cái thời hồn nhiên, vô tư và đầy thơ
mộng… tôi thích quậy phá, chọc ghẹo người khác nên bạn từ trong
xóm đến trường học tôi chỉ thích kết bạn với nam mà thôi.
Đến mùa hè là những tháng ngày hạnh phúc nhất của tôi,vui chơi
thỏa thích mà không phải lo về bài vở. cơm trưa xong má tôi và
anh chị đã lên gường ngã lưng và tôi cũng vậy. nhưng chờ khi má
tôi ngủ say tôi lại rón rén xuống gường, chuồng ra khỏi nhà và
bắt đầu tập trung “lũ quỷ” lại bày trò phá phách. Xóm cầu gỗ có
chùa Minh Hương, trong sân chùa có hai cây khế chua, chúng tôi
chia phe trèo lên cây đánh trận. vũ khí chiến đấu của chúng tôi
chính là những trái khế. Hai bên lấy khế chọi nhau tơi bời, nghĩ
mà tội nghiệp cho những cây khế bị te tua. Lúc này ông Ba giữ
chùa đang nghỉ trưa, nghe tiếng ồn ào xách cây ra nạp chúng tôi
chạy trối chết. buồn cười nhất là thằng bạn trong nhóm sợ quá
phóng từ trên xuống đất mà ai ngờ cái quần đùi còn mắc phải trên
cành khế gãy làm cái tẹt rách từ trên lưng xuống ống như mặc váy
vậy. vừa sợ,vừa mắc cười, chúng tôi chạy thoát ra cổng rồi ngồi
cười một bữa vỡ bụng.
Trong chùa cỏn có một cây vú sữa, đến mùa vú sữa có trái là ông
Ba chùa lại khổ với chúng tôi. Ban ngày thì để ý xem cành nào có
quả chin, tối đến xách đèn đi ăn trộm. mùa hè trái cây bán đầy
chợ, má tôi mua về nào là xoài chín, vú sữa, mít, chôm chôm…
nhưng tôi chẳng thấy ngon bằng ăn trộm. mới hái được hai ba trái
vú sữa mà tám chín đứa giành nhau ăn, đứa này vừa bỏ vào miệng
thì đứa khác kéo ra, tranh nhau cạp, miệng mồm đứa nào đứa nấy
dính đầy mủ như vẽ râu. Nghĩ lại thấy thương ông Ba chùa, thấy
vú sữa chín chưa kịp hái thì đã mất. có lần ông lấy giấy đỏ viết
lên đầy chữ tàu rồi dán lên cây có ý dọa yểm bùa cho chúng tôi
sợ. Ba ngày kế đó chúng tôi không lên chùa không phải vì sợ cái
bùa đó mà để cho vú sữa chín rộ, “làm thịt” một lần cho sướng,
phần ông Ba chùa từ lúc yểm bùa lên yên tâm lắm, không thấy bong
dáng chúng tôi mấy ngày liền ông nghĩ bùa mình có hiệu nghiệm,
không ngờ đến ngày thứ 4 thì “lũ quỷ” đã hạ lá bùa để xuống gốc
cây rồi trèo lên cây làm sạch vú sữa. giờ ngồi nghĩ lại cái thời
ấy mà thắc cười, con gái chi mà phá dữ dậy. bây giờ nếu biết con
mình như vậy chắc chắn sẽ bị ăn đòn, về nhà tôi ngoan lắm, học
hành đàng hoàng, công việc đâu vào đấy, tôi chưa bị la về những
việc đó bao giờ. Vì thế Má tôi đâu có ngờ rằng con gái bà lại
quậy như vậy.
Cái thời ấy đâu phải có internet như bây giờ, thành ra con nít
chỉ biết tập trung nghịch phá, tuy phá phách nhưng tâm hồn luôn
trong sáng, lành mạnh. ở thời văn minh như bây giờ, con nít
không được như chúng tôi ngày xưa, suốt ngày chỉ biết chơi game,
“chat chit” thâu đêm, hư hỏng hết. Ngày nào chúng tôi không
nghịch là “ăn không ngon, ngủ không yên”.
Có lần vào ngày rằm, nhà bà hai ở xóm trên cúng, bà bày một mâm
trái cây ra trước nhà, bà thấp nhangn vái vài cái rồi quay lưng
vào nhà. “lũ cô hồn sống” chúng tôi bợ hết trái cây chạy đến cầu
Gỗ chia nhau ăn. Bà hai chờ tàn nhang rồi đi ra thì chỉ thấy cái
mâm và bát nhang, bà chửi vang cả xóm. Biết là chửi“lũ cô hồn
sống” chúng tôi nhưng có bắt quả tan đâu mà sợ, chúng tôi càng
thấy vui, ngồi trên cầu vừa ăn vừa thỏa chí.
Những ngày chuẩn bị thi chuyển cấp, chúng tôi tập trung lại học
thi cả đêm, đến ba giờ sáng buồn ngủ quá lại bày trò ăn trộm
dừa. trước nhà tôi có hai cây dừa lại không hái lại thích hái
trộm của người khác vui hơn. Một đứa trèo lên cây, 4 đứa ở dưới
mỗi đứa cầm một góc mền căng ra để hứng dừa không gây tiếng
động. bảy đứa làm sạch buồng dừa 15 trái no căng bụng. ăn xong
bỏ vỏ dừa lại đầy sân nhà người ta rồi đi về. sáng dậy chủ nhà
chủi ỏm tỏi, chửi như “ chó sủa ma”, chúng tôi thì cứ “ bình
chân như vại”.
Xóm cầu gỗ bây giờ không còn như xưa nữa, sống không đoàn kết,
nhà ai nấy sống. lớp già đã theo ông, theo bà đi hết, còn đám
bạn trạc tuổi như tôi có đứa mất tích trong thời loạn, có đứa
lại đi xa ½ vòng trái đất, số còn lại đã lập gia đình, đi làm ăn
xa như tôi bây giờ.
Thỉnh thoảng về lại quê, đi ngang qua chiếc cầu ngày xưa giờ
không còn nữa. Thấy cũng buồn và nhớ nhớ. Chùa Minh Hương vẫn
còn đó, nhưng hàng quán mọc lên che khuất chùa. Ngôi chùa nhỏ
nằm cô quạnh phía sau thật khiêm tốn. tôi hỏi thăm về ông Ba,
mọi người nói ông đã mất gần chục năm rồi. tôi thấy buồn vì đã
làm những điều có lỗi với ông, tôi đứng trầm ngâm nhìn vào chùa
như trong lòng muốn ông Ba tha thứ cho chúng tôi, những đứa trẻ
tinh nghịch đã làm ông phiền lòng.

NGUYỄN
THỊ CẨM VÂN
1/2011
|