
Tranh: Lương Lệ Huyền Chiêu
TÔI ĐI GIỮA TRỜI BỒI HỒI (*)
ừ thuở bắt đầu cắp sách
đến trường đến năm đệ tam tôi luôn được học ở những trường
nam sinh, nữ sinh học chung. Năm 1965, rời trường Nguyễn Huệ
Tuy Ḥa chuyển vào Nha Trang học lớp đệ nhị C ở Nữ Trung
Học, lần đầu tôi được học ở một trường chỉ dành cho nữ sinh.
Bước chân vào ngôi trường mới mẻ này tôi có sự so sánh với
những ngôi trường mà tôi đă từng theo học và thực ḷng tôi
thấy không khí học tập ở đây đơn điệu và buồn quá dầu rằng
các cô giáo dạy rất tận tâm và học tṛ học rất giỏi.. Với
tôi, một ngôi trường chung cho cả nam lẫn nữ sinh luôn bừng
lên một sức sống tươi vui. Ngày xưa ông bà ḿnh cổ hủ là thế
nhưng chưa bao giờ bắt con gái phải làm việc riêng trong
những ngày mùa. Tiếng ḥ đối đáp của người nam và người nữ
đă làm cho công việc bớt nhàm chán, vất vả và chắc chắn cũng
từ đó những câu ca dao tuyệt vời đă ra đời.
“Hỡi cô tát nước bên
đàng
Sao cô múc ánh trăng
vàng đổ đi”
Tôi không nghĩ rằng được
tách riêng, được chăm sóc trong môi trường giáo dục hợp với nữ tính các cô
gái sẽ trở nên ngoan hiền, chăm học hơn. Tôi vẫn cho rằng chính trong
những lớp học chung với nam sinh, các nữ sinh lại phát triển nữ tính nhiều
hơn. Trong một ngôi trường có nhiều thầy và bên cạnh bạn trai, con gái sẽ
khép nép hơn, nhu ḿ hơn và cũng dịu dàng kín đáo hơn. Và không cần dạy
dỗ, nhắc bảo, các nam sinh trong lớp có các bóng hồng cũng tự động chăm
học hơn, cư xử lịch sự, nhă nhặn hơn.
Tôi nhớ ngôi trường
Nguyễn Huệ của tôi khi những cành phượng bắt đầu trỉu nặng những chùm hoa
đỏ rực báo hiệu mùa chia tay sắp đến. Tôi nhớ những quyển “Lưu bút ngày
xanh” được rón rén chuyền tay nhau. Tôi nhớ những tấm ảnh của các cậu, các
cô học tṛ mặt mày non choẹt được tŕu mến, chăm chút dán vào lưu bút với
những lời chúc nắn nót, dễ thương cho một mùa hè xa cách. Không thể quên
được những giờ tập văn nghệ hào hứng. Đêm văn nghệ năm nào bài hợp xướng
“Ḥn Vọng Phu” có giọng Nam trầm hùng ḥa vào giọng nữ trong trẻo tạo
thành một ḍng suối âm thanh cuộn trào réo rắt làm nức ḷng khán giả chật
kín sân trường..
Thật dễ thương khi các
cậu bé ngẩn ngơ v́ cô bạn cùng lớp dưới ánh đèn sân khấu bổng trở nên đẹp
như thiên thần trong một vũ điệu nhịp nhàng.
Rồi một anh lớp đệ nhất
cao và gầy, mái tóc bồng bềnh, cô đơn, một ḿnh với cây đàn guitar hát bài
:”Tôi Đưa Em Sang Sông” bằng một giọng nam rất trầm.
“Nếu xưa trời không mưa
Đường vắng đâu cần tôi
đưa
Ḿnh chắc không cùng lối
về
Có đâu chiều nay tôi
buồn”
Dưới sân khấu chắc chắn
có những trái tim thiếu nữ đă bắt đầu biết thổn thức và chính các thầy
cũng ngạc nhiên v́ học tṛ của ḿnh đă lớn hồi nào mà ḿnh không hay.
Từng mùa hè qua, chúng
tôi, bọn con trai con gái hồi nào c̣n nhỏ xíu, đă theo ngày tháng lớn lên
bên nhau như mấy cây Phượng trong sân trường. Và kỷ niệm tuổi học tṛ nở
hoa tươi thắm trong tâm hồn chúng tôi như cành hoa phương rực rỡ dưới nắng
hè.
Với cái nh́n có phần
thiên vị dành nhiều t́nh cảm cho ngôi trường cũ của tôi hồi đó, chẳng
những tôi cho rằng học sinh trường Nữ Trung học mất đi nhiều thứ kể từ
ngày được tách ra từ trường Vơ Tánh mà các cô giáo trẻ trung xinh đẹp của
tôi cũng mất đi một cơ hội làm việc hào hứng hơn. Tôi cho rằng đáng lẽ các
cô phải được làm việc chung với các đồng nghiệp nam để trao đổi lẫn nhau
nhiều hơn trong nghề nghiệp và đơn giản là để …. vui hơn. Và khi dạy cho
một lớp có cả nam, nữ cô cũng có thể giàu có hơn về môn tâm lư học tṛ.
Năm học sau tôi lại được
chuyển sang trường Vơ Tánh v́ hồi đó Nữ Trung Học chưa có lớp đệ nhất.
Ngược lại với trường Nữ Trung Học nhiều cô hơn thầy, ở trường Vơ Tánh chỉ
có hai cô giáo. Và cô Kim Thành, cô Tường Qui đă trở nên hiếm hoi, quư giá
như những đóa hoa trong sa mạc khô khan chỉ lác đác vài bụi xương rồng..
Học tṛ Vơ Tánh chúng tôi hồi đó ngưỡng mộ gọi các cô là Madam Kim Thành,
Madam Tường Quy v́ các cô đă có gia đ́nh.
Tôi đă từng rất trẻ con
khi rất giận cái ông nào đă có sáng kiến thành lập các trường Nữ trung
học. Tôi cho rằng đó là một sáng kiến mang nặng tính phong kiến. Từ thời
rất xa trong biểu tượng phân định âm dương các bậc hiền triết phương đông
đă không sổ thẳng một đường lạnh lẽo. Họ vẽ một đường cong theo h́nh chữ S
lên trên một ṿng tṛn. Âm dương đối nghịch nhau như nước với lửa như đen
với trắng nhưng không thể tách rời.
Cuối năm 2010, khi thời
tiết se lạnh báo hiệu mùa giáng sinh sắp đến tôi nhận được một món quà quư
giá từ “nam sinh” Vơ Tánh Trương Luân và” nữ sinh “ Nữ Trung Học Trương Mỹ
Hoàng gửi tặng. Hai bạn đă cùng chủ biên một giai phẩm mang tên
VƠ TÁNH
Và
NỮ TRUNG HỌC NHA TRANG
Trong ḷng tôi có tiếng
reo vui :”thấy chưa? sau nửa thế kỷ bị chia cắt, cuối cùng mọi người đều
nhận ra rằng Vơ Tánh và Nữ trung học là anh em một nhà.
Đặc san có b́a thật đẹp
với h́nh ảnh một cậu học tṛ đạp xe theo sau một cô nữ sinh áo trắng trên
con đường rợp bóng hoa phượng.
Tôi thú vị đọc bài viết
của những tác giả không phân biệt trường nào. Họ cùng có chung kỷ niệm, có
chung ư nghĩ, có chung cảm xúc về một thời áo trắng xa lắc nhưng không thể
nào quên. Tôi cảm động nh́n ngắm thật lâu những tấm h́nh đen trắng ghi lại
h́nh ảnh sinh hoạt được in ở phần cuối đặc san. Ḷng tôi dâng trào t́nh
cảm thương thương nhớ nhớ các thầy các cô ở cả hai ngôi trường mà tôi đă
từng theo học. Mới đó mà cả thầy cô và học tṛ tóc đều đă bạc.
Cám ơn Trương Luân, Cám
ơn Trương Mỹ Hoàng, cám ơn các tác giả. Thực hiện giai phẩm Vơ Tánh và Nữ
Trung Học Nha Trang các bạn đă cho tôi những giây phút vui mừng, cảm động
khi thấy Vơ Tánh đă gặp lại Nữ Trung Học như ư nguyện của tôi dù cuộc hội
ngộ chỉ diễn ra trên một đặc san nhỏ bé.
{*} lời bài hát của
Nguyễn Văn Đông
Lương Lệ Huyền Chiêu
Ninh Ḥa,
mùa xuân 2011
