Truyện
ngắn

Tôi vừa vào đến thành phố nơi tôi đă được sinh ra -
thành phố Pleiku - thành phố núi và cũng là thành phố của lính một thời
chưa xa lắm... vào những ngày cuối năm tiết trời
lạnh hơn là tôi nghĩ.
Tôi trở về nơi đă được sinh ra đời và sẽ được yên nghĩ vĩnh viễn tại đây.
Thành phố cao nguyên những ngày đầu xuân với ánh nắng buổi sớm mai vẫn
không đủ làm ấm ḷng người viễn xứ hơn ba mươi năm trở về lại.Phố xá đă
thay đổi nhiều nhưng cuộc sống vẫn chật vật với đủ mọi cách buôn bán và
với đủ mọi mánh khóe làm bước chân tôi như dính chặt trên đường. Thành phố
xa lạ quá, tách biệt quá, thành phố khơi dậy trong tôi biết bao kỷ niệm
của những mùa xuân vui tươi và một mùa xuân sau cùng đầy kinh hoàng trước
khi rời xa, dù có cố gắng cách mấy với bản năng để hoà đồng tôi vẫn thấy
như ḿnh bị xem là người xa lạ và điều này gợi lên một nỗi buồn như ngày
phải rời khỏi thành phố.
Anh tài xế trẻ nh́n vào kính chiếu hậu và hỏi tôi nhưng tôi tránh nh́n tấm
kính v́ nó sẽ soi rơ gương mặt tôi,tôi không muốn nh́n thấy h́nh ảnh quen
đă thay đổi dần dưới sức nặng của thời gian...tôi muốn nh́n thấy thành phố
trước ngày tôi rời xa v́ ngày đó tất cả đều là anh em bà con một nhà.
Ba mươi bốn năm đi từ thành phố này đến thành phố nọ trên khắp cùng trái
đất,tôi tự hỏi làm sao ḷng có thể dửng dưng được với nơi đă từng là chỗ
chôn nhau cắt rún và, từ trong tâm khảm máy động chút luyến tiếc những năm
tháng mà con người cùng màu da và tiếng nói chưa đối xử với nhau như những
con thú dữ. Cuộc sống ở đâu cũng vậy, ở ngoại quốc hay ở quốc nội cũng
phải có làm mới có ăn nhưng, cái mà con người muốn hưởng thật sự đó là tự
do và cũng v́ hai chữ tự do mà tôi đă phải rời xa khỏi thành phố một thời
gian quá dài.
Bệnh viện lớn của trung tâm thành phố ngày hôm nay sao mà người đến khám
bệnh đông quá."
Bệnh viện
lớn của trung tâm thành phố ngày hôm nay sao mà người đến khám bệnh đông
quá. Nếu không có bốn chữ Bệnh Viện Thành Phố to đùng trên tấm bảng phía
trước cổng th́ tôi cứ ngỡ đây là siêu thị trung tâm v́ người ra người vào
không thấy ngớt.
Bệnh viện
này vào những ngày thật xa xưa tôi cũng đă được mẹ đưa đến đây vài lần,
nay th́ bệnh viện đă khang trang hơn và chắc chắn là cũng có đầy đủ dụng
cụ y khoa hơn.
Tôi đi đến
bên quầy tiếp nhận người ghi tên khám bệnh và nh́n về hàng người đang ngồi
đầy kín mít ở mười sáu hàng ghế mà mỗi hàng có đến mười cái để chờ được
vào khám bệnh. Nh́n cảnh người đang chờ đợi đó, tôi thấy không cần thiết
phải ghi tên để được khám bệnh, vả lại tôi đến đây không phải để khám
bệnh. Tôi có mặt ở bệnh viện này cũng v́ người tài xế đă không hiểu ư của
tôi, hoặc có thể là tôi đă nói không được rơ ràng ư lắm.
Tôi nh́n
về phía một pḥng khám và thấy đôi vợ chồng già vừa bước ra nhưng cả hai
vừa bước đi và vừa khóc, rồi cả hai buông ḿnh xuống cái băng ghế dài đặt
sát tường như thể đang thất vọng về một điều ǵ ghê gớm lắm.
Chị thư kư
có nhiệm vụ lưu giữ hồ sơ của bệnh nhân ngồi sau cái quầy có cái kệ cao
bên phía tay trái tôi, thấy tôi cứ nh́n măi về phía đôi vợ chồng già với
vẻ xót xa và, có lẽ chị cũng là người thích nói chuyện nên chị rướn người
lên khỏi cái ghế chị đang ngồi và chị nói với tôi, chị nói với giọng nói
thật nhỏ như chỉ để cho vừa đủ một ḿnh tôi nghe:
- Tội
nghiệp lắm anh ơi!Ông ấy là nhà văn rất nổi tiếng hồi trước đó, nhưng bây
giờ th́ đang trong cảnh bệnh nặng mà lại không có đủ tiền để chữa trị. Tội
nghiệp lắm anh ơi!
Nói xong,
chị thư kư lại ngồi xuống nhưng chị vẫn nh́n ngay tôi.
- Chị vừa
nói ông ấy là nhà văn nổi tiếng ngày trước vậy ông ấy tên ǵ và bị bệnh ǵ
mà sao lại trông có vẻ thất vọng quá vậy chị?
- Ông ấy
là nhà văn Hà Phương Lâm nổi tiếng với những truyện ngắn viết về t́nh yêu.
Truyện của ông viết rất t́nh cảm và rất lăng mạn mà ai đă từng ngồi dưới
những mái nhà trường của miền Nam này vào cái thời... của chúng ta th́ hầu
như đều đă có đọc qua các tác phẩm của ông cả. Ông ấy bị bệnh tim cần phải
mổ gấp mà gia đ́nh th́ lại không có tiền. Có lẽ số của ông ấy đến đây...
Chị thư kư
lắc đầu không nói tiếp hết ư và chị cầm tập hồ sơ đứng lên đi đến để vào
trong một ngăn tủ. Nh́n chị thư kư, tôi đoán tuổi của chị cũng xấp xỉ tuổi
của tôi nên chị mới nói “thời của chúng ta”.
Tôi quay
đầu nh́n về phía ông nhà văn, tôi không thể nào ngờ được ông nhà văn Hà
Phương Lâm mà tôi hằng mến mộ và mong ước được một lần gặp gỡ lại đang
ngồi cách xa tôi không có bao nhiêu bước chân. Không một chút chần chừ,
tôi bước đến bên vợ chồng ông nhà văn và ngồi xuống ngay bên cạnh ông.
- Thưa
ông, có phải ông là ông nhà văn Hà Phương Lâm không ạ?
- Thưa...
có chuyện ǵ không ông?
- À... tôi
vừa nghe chị thư kư ngồi đằng kia nói là ông đang bị bệnh nặng cần cứu
chữa nhưng gia đ́nh th́ lại đang gặp khó khăn. Xin ông bà hăy bớt sự buồn
phiền lại để tôi được mời ông bà cùng ra quán nước ngoài kia, trước là
dùng với tôi ly nước, sau là để chúng ta nói chuyện và biết đâu tôi có thể
giúp ông bà giải quyết được chuyện đang làm cho ông bà bối rối.
Ông nhà
văn Hà Phương Lâm hỏi tôi trong nước mắt:
- Ông...
ông là bác sĩ à?
- Không,
tôi không phải là bác sĩ, tôi cũng là... bệnh nhân nhưng...
- Ông...
biết ǵ chuyện của tôi?
- Tôi đă
từng đọc qua những tác phẩm của ông ngày trước và rất ngưỡng mộ. Không ngờ
tôi lại được gặp ông trong một hoàn cảnh không lấy ǵ làm thích thú cho
lắm. Xin mời ông bà hăy cùng tôi rời khỏi cái chỗ buồn thảm này rồi tôi sẽ
t́m cách để giúp ông bà.
Nói xong
tôi đứng lên chờ đợi nhưng vợ chồng ông nhà văn c̣n ngập ngừng chứ chưa
đứng lên ngay. Thấy vợ chồng ông nhà văn chưa đáp ứng lời mời của tôi nên
tôi nắm vào cánh tay của ông d́u đứng lên. Ông nhà văn miễn cưỡng phải
đứng lên và ông liền nắm lấy bàn tay của vợ rồi bước đi theo tôi ra khỏi
bệnh viện.
- Tôi tên
Hải, tôi từ phương xa đến đây. Trước kia tôi cũng có một thời gian dài
sinh sống ở thành phố này nhưng tôi đă rời khỏi đây từ lâu lắm rồi. T́nh
cờ tôi được nghe chị thư kư nói về bệnh trạng cũng như những khó khăn của
ông. Ông có thể nói rơ hơn để xem tôi có thể giúp ǵ cho ông được không.
Ông nhà
văn Hà Phương Lâm hết nh́n tôi rồi lại nh́n người vợ và cũng chưa nói ra
được một lời nào. Thật ra th́ cũng khó nói thật. Với một người xa lạ không
hề quen biết như tôi mà lại đề nghị giúp th́ ông nhà văn khó trả lời ngay
cũng là việc b́nh thường. Tôi nhắc lại câu hỏi một lần nữa và ông nhà văn
nh́n tôi nói trong ngập ngừng:
- Ông...
ông nói như vậy th́ chúng tôi... nghe vậy. Thật ra th́ chuyện của tôi nó
trầm trọng lắm chứ không phải đơn giản đâu ông ạ. Tôi bị bệnh tim đến thời
kỳ nặng cần phải mổ gấp nhưng ... nhưng...
- Tôi đă
nghe chị thư kư nói sơ qua những khó khăn về tài chánh của ông rồi, nhưng
chưa được rơ lắm. Ông cứ tự nhiên nói ra đi xem tôi có thể giúp ǵ cho ông
được không.
- Tôi với
ông không quen biết ǵ mà... ông nói như vậy làm tôi thật khó nghĩ quá.
- Chẳng có
ǵ khó cả ông à, hiện tại th́ ông cần phải có bao nhiêu tiền để được mổ
tim?
- Nói thật
với ông là gia đ́nh tôi chỉ có được khoảng hai triệu đồng thôi, đó là tính
luôn việc bán các món đồ dùng trong nhà, bệnh viện đ̣i tôi phải đóng
đến... hai trăm triệu đồng. Với số tiền lớn lao đó th́ làm sao chúng tôi
có được. Tôi nghĩ có lẽ số của tôi đến đây là chấm dứt nên vợ chồng tôi
buồn lắm và v́ vậy chúng tôi không thể không khóc được ông à.
- Số tiền
đó quả thật là lớn... trong lúc này đối với tôi. Nhưng, cũng chưa phải là
tuyệt vọng lắm đâu ông ạ.
Tôi nh́n
ông nhà văn mà tôi hằng mến mộ từ khi tôi biết mộng mơ, biết nhớ nhung
bâng khuâng cô nàng nữ sinh cùng trường. Ngày đó tôi đă say mê đọc những
tác phẩm của ông viết về những chuyện t́nh thật lăng mạn và tuyệt đẹp của
những cô nàng và những anh chàng đang c̣n ngồi dưới những mái trường và
chưa hề biết đến nỗi khổ đau trong cuộc sống thực tế. Nh́n ông nhà văn
đang khổ sở v́ gương mặt ông luôn nhăn nhó có lẽ v́ do cơn đau tim đem lại
làm tôi quyết định phải giúp ông, giúp cho người mà tôi hằng mong ước được
một lần gặp gỡ. Tôi lên tiếng để xóa tan sự im lặng và cũng làm cho ông
nhà văn hy vọng hơn.
- Hiện tại
tôi có đem theo đây một số tiền đồng đô la Mỹ vào khoảng một trăm hai mươi
triệu. Lát nữa chúng ta vào đóng trước một trăm triệu cho bệnh viện. Số
một trăm triệu c̣n lại ḿnh sẽ đóng tiếp vào lần hẹn tới. Điều cần trước
tiên là phải đóng trước một phần tiền để bệnh viện chọn ngày mổ sớm cho
ông.
Có lẽ ông
nhà văn Hà Phương Lâm vẫn chưa tin những ǵ mà ông vừa được nghe nên ông
cứ há hốc cái miệng ra và nh́n tôi. Tôi trả tiền nước rồi nắm tay ông nhà
văn, cả ba cùng đi vào lại trong bệnh viện.
Vị bác sĩ,
người đă khám bệnh cho ông nhà văn nói ǵ đó với người thủ quỹ bệnh viện
rồi đi lại chỗ tôi ngồi mời tôi đến đóng tiền và làm thủ tục.
- Bệnh của
thân nhân anh khá nguy hiểm nên bác sĩ quyết định ba tuần nữa sẽ mổ. Nghĩa
là ngày mổ sẽ là ngày hai mươi bảy Tết. Bây giờ xin anh đóng trước phân
nửa số tiền như anh và bác sĩ phụ trách đă có nói chuyện. Số tiền c̣n lại
xin anh thanh toán trước ngày mổ bốn ngày, tức là vào ngày hai mươi ba
Tết;ngày đưa ông Táo về trời đó. Nếu đóng tiền không đúng thời hạn th́
chúng tôi sẽ đôn bệnh nhân khác lên và như vậy người nhà của anh sẽ phải
chờ đợi mà thời gian bao lâu th́ tôi không biết trước được. Nếu từ nay đến
ngày mổ mà người nhà của anh qua đời th́ chúng tôi hoàn trả lại đầy đủ số
tiền đă đóng hôm nay. Trước ngày mổ một tuần mà có thông báo xin ngưng mổ
th́ bị mất mười lăm phần trăm. Trước ngày mổ một ngày th́ mất năm mươi
phần trăm. Đây là bản điều lệ, xin anh xem lại cho kỹ và kư tên vào đây.
Tôi thấy
không cần thiết phải xem bản điều lệ viết ǵ, tôi bước đến bên vợ chồng
ông nhà văn và mời phu nhân ông nhà văn đến kư tên.
Đứng trước
cửa bệnh viện chờ đón xe về nhà, Tôi nói với vợ chồng ông nhà văn:
- Xong,
coi như bước một đă xong. Bây giờ đến bước thứ hai là đóng tiếp số tiền
c̣n lại. Ông bà cứ yên tâm, số tiền đó sẽ được đóng đúng ngày như trong
bản điều lệ đă ghi. Tết này coi như ông sẽ ăn Tết trong bệnh viện, nhưng
sau đó th́ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn với ông.
Cho đến
lúc này ông nhà văn Hà Phương Lâm vẫn c̣n cử chỉ bối rối mỗi khi nh́n tôi.
Có lẽ sự việc xảy ra quá bất ngờ nên làm cho ông nhà văn bị lúng túng
nhiều.
Chiều cùng
ngày, tôi từ giă vợ chồng ông nhà văn để trở về lại Sàig̣n và hẹn sẽ cùng
gặp lại nhau đúng ngày đóng tiền lần thứ hai.
Âu châu
ngày... tháng... năm...
Ông Hà
Phương Lâm quư mến.
Lời đầu
tiên của tôi là kính chúc gia đ́nh ông luôn được nhiều vui, đẹp và hạnh
phúc mà Thượng Đế đă ban cho. Vinh hạnh nhất trên đời!Mặc dầu mỗi chúng ta
đều có một định mệnh riêng biệt.
Khi ông
đọc bức thư này th́ ông đă hoàn toàn qua khỏi sự hiểm nghèo của căn bệnh
và, có lẽ ông đă được mạnh khỏe lại như xưa. Vị bác sĩ phụ trách giải phẩu
đă quả quyết với tôi như vậy khi tôi vào thăm ông ngay sau khi ông vừa
được mổ xong.
Có lẽ tới
lúc này đây ông vẫn c̣n mang nỗi thắc mắc trong ḷng là tại sao lại có một
người hoàn toàn xa lạ, không một chút gọi là quen biết với ông lại muốn
giúp đỡ ông mà không đ̣i hỏi một điều ǵ nơi ông cả. Một người không hề
quen biết ông mà chỉ trong một lần gặp gỡ ngắn ngủi lại sẵn sàng bỏ ra một
số tiền lớn để giúp ông nhưng lại không đ̣i hỏi một điều ǵ... ở cái xứ
này, ở cái xứ mà ḷng từ tâm của con người đă gần như cạn kiệt từ hơn ba
mươi năm qua.
Từ ngày
đầu gặp và nói chuyện với ông, tôi thấy ông cứ như người luôn luôn trong
thế thủ và rồi ông chờ đợi hoài, chờ đợi măi mà rồi tôi vẫn bặt tin cho
đến hôm nay là gần giáp một năm th́ ông nhận được thư này.
Thật ra
th́ tôi đến với ông và giúp ông chẳng qua chỉ là v́ một nguyên nhân nho
nhỏ nó khởi nguồn cũng từ một truyện ngắn của ông viết vào thập niên sáu
mươi. Truyện ngắn mà tôi đang đề cập đến nó có cái tựa là Mai Hương Xuân.
Không biết ông c̣n nhớ ông đă viết những ǵ trong truyện ngắn đó không,
chứ riêng tôi th́ không bao giờ tôi có thể quên được truyện đó cả ông à.
Nội dung của truyện ngắn Mai Hương Xuân ông đă viết về những mùa xuân thật
thanh b́nh, thật êm ấm dưới bầu trời miền Nam thân yêu của chúng ta vào
những năm của thập niên sáu mươi. Bối cảnh là vùng có con sông Hương, có
núi Ngự, có đền đài lăng tẩm, có chùa Thiên Mụ linh thiêng và thơ mộng bên
gịng sông có cây cầu Tràng Tiền và, có ngôi chợ Đông Ba... là nơi mà tiền
nhân của chúng ta đă bỏ bao công sức để dựng lên một kinh thành hùng
tráng. Cũng từ nơi chốn đó, tiền nhân của chúng ta đă tiến dần về phương
Nam để mở mang đất nước rộng lớn như ngày nay. Trong truyện ngắn của ông
có hai nhân vật, một nam và một nữ, cả hai đều đang là học sinh cùng trong
độ tuổi mới lớn, độ tuổi đủ để biết e thẹn khi cả hai gặp nhau và, biết
thao thức mỗi khi đêm về khi cả hai cùng nghĩ, cùng nhớ về nhau. Hai người
trong truyện của ông đă được ông cho yêu nhau và rồi cuối cùng được chung
sống với nhau sau khi đă vượt qua được những trắc trở do bởi bốn chữ môn
đăng hộ đối của thời đó. Người nữ sinh trong truyện của ông thuộc ḍng dơi
vua chúa nên cô ta có cái tên vừa dài và vừa thật quư phái là:Công Tằng
Tôn Nữ Mai Hương Xuân. Ông đă lấy tên của người nữ nhân vật quư phái đó
đặt cho cái tựa truyện ngắn.
Người nam
sinh bạn của cô Mai Hương Xuân tên là Trần Thanh Hải và là anh chàng nhà
nghèo nhưng lại ham học và học rất giỏi, nhất là lại có bản tính và bản
lănh của người đàn ông. Hai nhân vật trong truyện ngắn của ông đă được ông
cho yêu nhau vào một ngày đầu xuân và rồi cả hai lại được ông cho lấy nhau
cũng vào một mùa xuân tiếp theo sau, một mùa xuân thật đẹp trên quê hương
ngày đó. Nhưng, ông đă cho kết thúc mối t́nh thơ mộng đó cũng lại vào một
mùa xuân.
Ba ngày
Tết đă trôi qua êm đềm trên quê hương và vùng đất Thần Kinh cổ kính kia
nhưng, nàng Mai Hương Xuân vẫn cô đơn vẫn khắc khoải chờ đợi từng giờ từng
ngày trong niềm hy vọng sẽ có một cái Tết sum họp cùng chồng để rồi niềm
hy vọng đó đă tan theo với mây và tan cùng với gió khi sáng ngày mồng bốn
Tết, nàng Mai Hương Xuân nhận được tin chồng đă ra đi vĩnh viễn trong một
trận chiến đă xảy ra ngay trong đêm giao thừa. Mối t́nh đẹp!Thật đẹp và
thật lăng mạn quá ông hả?Nhưng, lại kết thúc quá đau buồn.
Ông Hà
Phương Lâm quư mến!
Có lẽ ông
đă không ngờ rằng hai nhân vật đang sống thật trên cơi đời này là tôi và
cô bạn gái của tôi đă mang cùng tên và có cùng hoàn cảnh như hai nhân vật
trong truyện ngắn của ông.
Cô bạn gái
của tôi cũng thuộc ḍng dơi quan lại của triều đ́nh Huế thời xa xưa. Nhà
cô ấy giàu có tiếng ở vùng Cao Nguyên đất đỏ, của vùng đất được mệnh danh
là thành phố núi mà, ở đây mỗi chiều quanh năm mùa đông,
thành phố mà đi dăm phút đă về chốn cũ . Vùng đất đỏ Cao
Nguyên quanh năm mù sương đó là nơi mà cô bạn gái của tôi và tôi đă được
sinh ra và rồi cả hai cũng được gia đ́nh đặt cho cái tên định mệnh giống
như trong truyện ngắn của ông. Cô bạn gái của tôi cũng có tên là Công Tằng
Tôn Nữ Mai Hương Xuân. Nàng Mai Hương Xuân bằng xương bằng thịt đă đọc đi
đọc lại đến thuộc nằm ḷng từng câu từng chữ trong truyện ngắn đó của ông
và, nhất là đoạn kết thúc đă làm cho nàng Mai Hương Xuân khóc rất nhiều và
cũng lo sợ rất nhiều.
Gia đ́nh
tôi, bản thân tôi cũng mang tên Trần Thanh Hải và cũng nghèo hèn như trong
truyện Mai Hương Xuân của ông vậy. Chỉ có khác một điều là tôi học không
giỏi và cũng rất kém về bản lănh. Cả hai nhân vật nam và nữ bằng xương
bằng thịt cũng yêu nhau và rồi cũng được hai bên gia đ́nh chấp nhận tác
hợp cho sống bên nhau sau khi cũng trải qua bao sóng gió muộn phiền bởi sự
phân chia giai cấp rất lạc hậu vào thời gian đó.
Hai nhân
vật bằng xương bằng thịt, có cùng tên và cùng cảnh ngộ như trong truyện
của ông cũng được yêu nhau trong dịp đầu Xuân. Một mùa xuân mà măi măi
những người Việt Nam đang sống, những người Việt Nam đă chết trong mùa
xuân năm đó và những mùa xuân sau này sẽ không bao giờ quên được, đó là
Xuân Mậu Thân.
Bảy năm
sau mùa xuân đau thương đó, cũng vào đúng mùa xuân, người con gái đài các
bằng xương bằng thịt và anh chàng thư sinh nghèo hèn cùng theo đoàn người
bỏ chạy khỏi nơi chôn nhau cắt rún, bỏ chạy khỏi thành phố núi quanh năm
phủ đầy sương và ghi biết bao kỷ niệm của đời người.
Trong
truyện của ông, ông đă cho nhân vật Hải đền nợ nước. Nhưng, trong câu
chuyện t́nh của chúng tôi th́ nàng Mai Hương Xuân xinh đẹp đă vĩnh viễn bỏ
tôi ra đi khi chúng tôi đang trên đường xuôi về miền Nam lánh nạn; đúng
như sự lo sợ thường luôn theo măi bên nàng trong suốt thời gian sống bên
tôi.
Sau khi
chôn cất tạm thi thể của nàng bên một khu rừng với một lời thề, tôi lại
tiếp tục chạy và chạy một mạch... ra khỏi quê hương.
Ông Hà
Phương Lâm quư mến.
Tôi quyết
định trở về thăm lại chốn xưa một lần để rồi tôi sẽ vĩnh viễn rời xa khỏi
cuộc sống này bởi v́ tôi đă cảm thấy bất lực hoàn toàn khi không thực hiện
được lời thề mà tôi đă thề năm xưa trong khu rừng vắng, bên cạnh thi hài
của nàng Mai Hương Xuân.
Trên đường
t́m về quê hương tôi luôn nghĩ về con cá hồi. Con cá hồi quay lại nơi được
sinh ra để được đẻ và rồi để được chết tại đó th́ tôi , tôi cũng quay lại
nơi tôi đă được sinh ra và sau bao nhiêu năm biệt xứ tôi cũng muốn được
chết ở phần đất mà tôi đă được ra chào đời.
Tôi có mặt
trong bệnh viện ngay hôm gặp ông là tôi đang muốn t́m mua một số lớn thuốc
ngủ để quyên sinh nhưng người tài xế lại đưa tôi vào bệnh viện và cơ may
đă đến với tôi trước khi thực hành ư nguyện là tôi đă được gặp ông. Một
người đă lớn tuổi và đang mang trong người căn bệnh hiểm nghèo đă làm cho
ông buồn v́ sắp phải rời xa khỏi cuộc sống, xa rời người vợ thương yêu đă
bao năm theo cùng bước chân ông trên khắp nẻo đường đời đă làm cho tôi
chợt tỉnh lại. Chính ông đă cứu tôi. Chính ông đă làm cho tôi thay đổi
hoàn toàn ư nghĩ muốn tự hủy hoại ḿnh. Nh́n thấy ông bà vẫn thấm đậm t́nh
yêu thương sau bao nhiêu năm chung sống bên nhau và cùng lo sợ cho một
ngày phải chia tay nhau làm cho tôi thấy cuộc sống này rất đáng quư. Như
vậy th́ giữa ông và tôi, cả hai chúng ta không ai c̣n mắc nợ ai cả. Ông đă
cứu tôi và tôi đă giúp ông, vậy là ṣng phẳng cả rồi đấy chứ phải không
ông nhà văn quư mến của tôi. Như vậy là từ nay ông cũng sẽ không c̣n phải
ưu tư v́ đă chịu ơn tôi.
Thế rồi sau đó tôi đă nghĩ là, với một việc làm khác tôi cũng sẽ giữ được
lời thề miễn làm sao đạt được kết quả như mong muốn. Chỉ có một con én
thôi th́ không thể tạo ra được mùa xuân! Chỉ có một cây thôi th́ không thể
tạo ra được một ḥn núi! Chuyện đại sự th́
không thể một sớm một chiều mà giải quyết được. Tôi tin rằng nơi cơi vĩnh
hằng nàng Mai Hương Xuân của tôi cũng sẽ rất vui ḷng v́ dù ǵ th́ nàng
cũng hiểu là tôi măi măi không bao giờ quên lời thề.
Kính chúc
ông bà luôn Vui-Khỏe và Hạnh Phúc! . /.

TOPA
PANNING

Trang XUÂN 2010- Văn Học Nghệ Thuật
Và Quê Hương