Gia đ́nh tôi di tản vào Sài G̣n đầu tháng 03 năm 1975.

Lúc
đó thành phố Buôn mê Thuộc vừa thất thủ. V́ đi sớm, nên mỗi
người trong gia đ́nh không
mang theo ǵ nhiều, ngoài vài bộ quần áo và tư trang, cùng những
giấy tờ cần thiết. Ở Sài G̣n được gần hai tháng th́ ngày 30
tháng 04 năm 1975, đất nước thống nhất. Lúc đầu, bố mẹ tôi tính
không về lại Dục Mỹ (DM), v́ nghe đồn nhà cửa ở ngoài này bị bom
đạn tàn phá hư hại gần hết. Đồ đạc bị người ta cướp phá, chỉ c̣n
lại xác nhà không. Nhưng rồi ông bà nghĩ lại, dầu sao DM cũng là
quê hương thứ hai, sau khi gia đ́nh tôi rời bỏ Hà Nội để vào Nam
năm 1954. , TTHL LS và trường PB
Tới DM khi anh em tôi c̣n nhỏ xíu. Nhà cửa c̣n thưa thớt, hoang
vắng. Xung quanh chỉ toàn rừng với rừng. Lúc đó chưa có ba quân
trường là Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân (TTHL BĐQ), Trung
tâm Huấn luyện Lam Sơn (TTHL LS) và Trường Pháo Binh (PB) như
sau này. Đơn vị chủ lực đóng tại DM là sư đoàn khinh chiến 15 (Tiền
thân của sư đoàn 23 sau này). Đă là quê hương thứ hai th́ bỏ đi
sao đành! V́ thế vợ chồng con cái lục tục kéo về. Gia đ́nh tôi
trở về DM vào tháng 06 năm 1975.
Tôi không thể tưởng tượng nổi DM lại hoang tàn, đổ nát đến thế!
Từng dăy nhà, dăy phố bị bom đạn cày nát tan hoang. Chỉ có hai
con đường số 1 và số 2 là c̣n nguyên vẹn. Những con đường số 3,
số 4 và số 5 đều bị hư hại nặng nề. Ngày đó, huấn khu DM được
xây dựng thành 5 con đường chính chạy song song. Chúng được đặt
tên của những vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Huỳnh
Thúc Kháng…Nhưng người dân vẫn gọi chúng là đường số 1, số 2, số
3…v́ nghe gần gũi và thân quen hơn. Nhà tôi ở đường số 3, mang
tên vị anh hùng kháng chiến Huỳnh Thúc Kháng. Ngày nào hai dăy
phố c̣n tưng bừng nhộn nhịp th́ bây giờ chỉ c̣n là những đống
gạch vụn, đổ nát, điêu tàn. Tôi đếm những ngôi nhà c̣n lại,
không quá mười đầu ngón tay.
Tôi xúc động không nói nên lời. Bước vô nhà, hầu như đồ đạc
không c̣n ǵ. Căn nhà lầu hai tầng, ngày thường đầy ắp đồ đạc,
đầy đủ tiện nghi, th́ bây giờ trống trơn. Trong những ngày hoảng
loạn, một số gia đ́nh chạy vào SG lánh nạn, một số chạy về miền
quê. Thừa cơ hội đục nước béo c̣, một số kẻ thiếu lương tâm đă
cạy phá, cướp bóc đồ đạc của những gia đ́nh bỏ chạy trước
đó..Nhà cửa không người trông coi, xung quanh cũng không c̣n ai
ở lại, nên số người đó đă tha hồ cướp phá, hôi của, dù rằng
trước khi đi, bố mẹ tôi đă cẩn thận khoá lại bằng hai, ba lớp
khoá...Nhưng trong chiến tranh, vài ba ổ khoá có ăn nhằm ǵ
trước những kẻ cố t́nh phá hoại! Chúng dọn sạch. Chúng mang đi
tất cả những ǵ có thể mang đi được. Chỉ đến khi chính quyền
cách mạng tiếp quản, trật tự, an ninh mới được văn hồi.
Nhà tôi chẳng c̣n ǵ. Đến nỗi, một cái bát ăn cơm cũng không c̣n.
Bố mẹ tôi phải sắm lại tất cả. Dĩ nhiên chỉ là những thứ thật
cần thiết như nồi niêu, soong chảo, chén bát, mùng mền, chăn
chiếu. Rất may mấy cái giường to quá, bọn chúng khiêng không nổi,
đành bỏ lại. Thành ra, gia đ́nh tôi c̣n có chỗ ngả lưng.
Tôi biết bố mẹ tôi rất đau buồn. Tài sản làm lụng trong bao
nhiêu năm, giờ mất sạch. Mái tầng lầu bị bật tung bởi bom đạn.
Những bức tường bị nứt nẻ, xiêu xiêu. Vợ chồng con cái đành phải
dồn xuống tầng trệt hết. Dù chật chội, nhưng cũng ráng thu xếp
sinh hoạt ở chung. Cũng may căn nhà không đổ xụp, vẫn c̣n có chỗ
cho chúng tôi chui ra chui vào. Nh́n quanh những căn nhà cấu
trúc yếu ớt, giờ chỉ c̣n là những đống gạch vụn. Quang cảnh thật
tiêu điều, ảm đạm.
Những ngày đầu, đất nước c̣n gặp nhiều khó khăn. Nhà nước có
chương tŕnh vận động, khuyến khích người dân nên khai hoang làm
rẫy hoặc đi kinh tế mới để tăng gia sản xuất lương thực. Gia
đ́nh tôi cũng như mọi gia đ́nh khác hưởng ứng phong trào đó.
Nhưng v́ già yếu và các em tôi c̣n nhỏ, nên bố mẹ tôi đành sang
lại những mảnh vườn hoặc nương rẫy đă có sẵn hoa màu ở gần để
tiện bề canh tác, đi lại. Trước năm 1975, DM là một huấn khu.
Tất cả mọi sinh hoạt, buôn bán, làm ăn đều phục vụ cho ba quân
trường lớn: TTHL BĐQ, TTHL LS và trường PB. Bây giờ, ba quân
trường đó không c̣n nữa nên mọi sinh hoạt buôn bán đều dẹp bỏ.
Người dân lâm vào cảnh kinh tế bế tắc. Ai cũng lo lắng. Ai cũng
đổ xô đi khai hoang hoặc sang lại nương rẫy. Một số người xuống
núi Đeo, vào Suối Trầu. Một số người ra Ḥn Khô. Nhưng đa số lên
hướng cây số 21. V́ hướng này nhiều rừng, đất hoang rộng vô kể.
Với những nhà có nhiều lao động giỏi, họ tranh thủ khai hoang
rồi sang nhượng lại. Với những nhà không có lao động chính, họ
bỏ tiền ra mua lại. Gia đ́nh tôi ở vào diện thứ hai.
Bố mẹ tôi sang nhượng lại của gia đ́nh bác H một khu vườn trái
cây rộng khoảng 4 sào, nằm đối diện với chùa Mỹ Sơn. (Đây là
quyết định sai lầm của bố mẹ tôi). Khu vườn có nhiều cây ăn trái.
Trong vườn có khoảng 5,6 cây ổi hồng đào, khoảng chục cây chanh
đầy những quả và mười mấy cây cam, cây nào cũng sai trĩu quả và
khoảng 7, 8 cây mít. Tất cả đều đang ra trái và đang cho thu
hoạch.
Các bạn thử nghĩ, đất nước vừa mới thống nhất, người dân c̣n
nhiều khó khăn. Cái lo chính là cơm gạo. Họ đâu dư tiền để mua
trái cây. Cho nên, trái cây chín nhiều mà bán không được bao
nhiêu tiền. Đúng ra bố mẹ tôi nên sang lại một nương rẫy rộng
lớn để có thể trồng các loại hoa màu như khoai ḿ, khoai lang,
bắp, đậu, các loại rau để cải thiện bữa ăn và đời sống, th́ bố
mẹ tôi (v́ không có kinh nghiệm) lại sang vườn trái cây. Kết quả
là hiệu quả kinh tế không có. Gia đ́nh tôi lâm vào hoàn cảnh khó
khăn.
Lần đầu tiên trong đời, Tết đến tôi không c̣n nghe tiếng pháo nổ
đ́ đùng, tiếng chúc tụng chào nhau rôm rả. Khung cảnh sáng mùng
một Tết im vắng lạ. Cả nhà tôi lớn bé, không ai c̣n nôn nao, háo
hức diện quần áo mới, nhất là lũ trẻ để mong được vào lạy bố mẹ
và được đón nhận những tờ giấy bạc ĺ x́ mới tinh của ngày đầu
năm. Không cây mai, cành đào. Không có bánh chưng xanh, dĩa dưa
hành và những câu đối đỏ mà năm nào bố tôi cũng dán trên vách.
Cái Tết đầu tiên trong đời sao mà buồn thảm quá!
Tôi nhớ rất rơ sáng mùng một Tết, tôi và thằng út (15 tuổi), hai
anh em vác hai cái cuốc vào vườn làm cỏ. Thật ra vườn đâu có cỏ.
(V́ anh em tôi đă làm sạch từ trước Tết rồi). Chẳng qua ở nhà
buồn quá, không biết làm ǵ, anh em tôi rủ nhau vào vườn hái ít
trái cây đầu năm và thăm vườn cho vui. Tới vườn, tôi và thằng út
trèo lên cây ổi. Đang mùa ổi chín, những trái ổi to bằng nắm tay,
chín căng, da bóng láng. Cắn một miếng, ôi hương vị thơm lừng và
ngọt lịm. Ổi hồng đào mà. Hai anh em ăn no bụng (ăn no trừ cơm
luôn). Sau đó anh em tôi hái một ít cam và ít trái ổi về cho bố
mẹ, để bày cúng trên bàn thờ gia tiên. Gọi là có ít trái cây,
ḷng thành của con cháu dâng lên ông bà trong ba ngày Tết. Nh́n
bố mẹ tôi sửa soạn dĩa trái cây và mấy ly nước lạnh trên bàn thờ
mà tôi rơi nước mắt. Ngày Tết mà bàn thờ không có nổi một dĩa
mứt, một cái bánh chưng. Chỉ có vài quả cam, quả ổi hái trong
vườn. Mâm cơm dọn cúng gia tiên không có nổi một dĩa thịt, một
bát canh..Chỉ là vài dĩa dưa muối, một dĩa cá kho và một dĩa rau
muống xào..Mâm cơm cúng đầu năm sao mà sơ sài quá!
Tôi nghe tiếng thở dài của bố tôi, và thấy mẹ tôi khẽ lau thầm
nước mắt. Đứa em út dựa vào vai tôi. Hai anh em tôi không c̣n
háo hức, nôn nao như những cái Tết năm nào.
Tôi không bao giờ quên cái Tết năm ấy.
XUÂN NÀY TÔI NHỚ MĂI!

Trần
Như
Phương
Ninh Ḥa, 12-2009