Bạn có thể cho đây là bài tập làm văn của một người 34 tuổi. Dở
hoặc hay, ở tuổi này mới tập viết về quê hương là nỗi muộn màng. Xin bỏ
qua sự vụng về của câu chữ, điều duy nhất của người viết muốn gửi
gắm, nó bắt đầu ở nơi trái tim…
Bình
thường bình thường thôi. Bạn ơi! Quê hương tôi.
Cũng núi giăng mây, cũng lúa xanh đôi bờ
Và một dòng sông, nước đầy vơi sớm tối
E ấp sông như, cô gái quê tròn trăng…
Là một huyện lỵ cách thành phố Nha Trang 34 km về hướng Đông Bắc,
Ninh Hòa! Quê tôi, một vùng đồng bằng chạy dọc duyên hải miền Trung có đủ
núi non, sông ng̣i, biển cả. Từ lâu, Ninh Ḥa nổi tiếng với nem gói
thơm từ phiến lá chùm ruột chua. Bún cá thèm từng cọng rau
miếng chả. Bánh ướt nóng mắm nêm cay, mỏng đi cái lạnh ngày mưa.
Phở Lộc chợ cầu, món gân bò trộn chua rau quế, hết mấy xị rượu
thuốc Tế Sanh Đường còn đòi thêm, sực nhớ ra mình đã nhẵn túi.
Ngày đó…Ninh Hòa ơi.
Tối nay xem truyền hình, tin áp thấp nhiệt đới đổ vào miền Trung
nghe mà như ai đó vừa bóp chặt tim mình. Tuổi thơ tôi từng đi qua
những cơn bão, bạn chia sẻ không hết nổi từ "bóp chặt" đâu. Là
nhiều ngày mưa từ sáng đến tối, gió thổi tróc hóc từng mái nhà,
nếu là tranh coi như bó gối. Là tôn, chúng bay khỏi ngôi nhà hàng
chục mét, cắm trên thân dừa méo mó hay vương vãi dưới đồng như
những quân bài, một lần bị tung thảy bằng tất cả sức lực. Là
ngói, chúng vỡ sụp.
Ngày còn bé, tôi ngây thơ đón từng cơn bão về, không nhìn thấy
trong mắt cha nỗi lo âu hằn lên phía cuối trời nơi cuồng nộ sẽ
đến. Rồi bão đi...cảnh vật hoang tàn, xơ xác. Tiếp đến, lũ từ
thượng nguồn ào xuống, biến ruộng vườn thành biển nước mêng mông. Cũng
ngày đó quá trẻ con, tôi hồn nhiên lội bì bõm bên hiên nhà, khoe tay
lưới rách tả tơi dính vài con rô đồng hay cá trắng. Lòng tưởng
tượng ra một bữa cơm thịnh soạn, mới hay chị tôi ngồi khóc bên
thùng gạo còn đúng một lon sau tuần mưa bão. Cha tôi là giáo viên,
gạo phải đứng xếp hàng chờ đổi phiếu. Mọi thứ là phiếu, không
có tiền. Mỗi tháng một lần: gạo, mắm, muối, đường. Ngày mưa
bão, cửa hàng quốc doanh dán bảng to đùng: "nghỉ bán". Không
tiền lẫn không phiếu.
Ơn trời! Nhờ hàng xóm, những người sớm tối ra đồng, họ chuẩn bị
hết mọi thứ kỹ lưỡng, thậm chí đủ cho cả nhà tôi. Họ quý ba tôi
vì cái chữ thầy, một từ trọng, hai từ cũng trọng dù chưa bao giờ
ông tự nhận ḿnh là công chức, Có lẽ cha bị ám ảnh... như các vị công
chức nọ, mang tiếng thăm bà con mùa lũ mà cứ in như lần đầu
được đứng trên cano ngắm Ninh Hòa lụt sâu, không thấy ai nói từ:
cứu trợ. Hồi đó, cha chưa uống rượu, nếu có một bình trà ướp
hoa lài hái ban sớm, ông sẵn sàng dành hàng giờ bên nhà hàng xóm
chỉ công dụng các loại thuốc trừ sâu, bình thơ cụ Tú Xương hay
Nguyễn Khuyến, đôi khi ngẫu hứng ông mang cây mandolin khảy vài bài
nhạc Pháp. Về chuyên môn, cha tôi dạy Toán ở trường Trần Bình
Trọng nhưng trong đời, cha chưa bao giờ dạy tôi một phép tính. Mọi
thứ: chị tôi. Cha chỉ nhắc:" Là thầy, con đừng đốt sách".
Con sông Dinh yêu thương và tháng ngày em thơ ấu.
Sớm tối qua cầu, dừng chân ngắm xuồng câu
Con sông chảy từ nguồn tim của Mẹ
Ôm con chờ chồng, rồi hóa đá Vọng Phu.
Như là những ḍng sông chở nguồn phù sa về cho lưu vực đồng bằng miền
Trung, sông Cái- Nha Trang, sông Dinh-Ninh Ḥa, Sông Ba–Phú Yên, Sông Trà
Khúc-Quăng Ngải, Sông Thu Bồn- Quăng Nam...Nơi đâu có sông, ở đó tuổi thơ
gắn với mái chèo, câu hát.
Ninh Ḥa quê tôi! Một chiều đứng trên cầu sông Dinh, nhạc sĩ H́nh Phước
Liên chắc hẳn đă trăn trở nhiều để sáng tác. Ông không là một nhạc sĩ nổi
tiếng, lời hát không chau chuốt điệu vần. Đó là cái tâm t́nh mộc mạc của
người con viết cho quê hương của một ḍng sông, nơi bao người con khác như
ông từng được nuôi dưỡng và lớn. B́nh thường thôi! Nhưng nếu con đi xa…c̣n
đau đáu một ngày về, dù thành đạt hay thất bại, ngọt bùi hay đắng cay, vẫn
nguyện làm chữ người, sống sao cho xứng đáng Ninh Ḥa! Đất mẹ.
B́nh thuờng, b́nh thường thôi! Như bao ḍng sông trôi
Nhưng nếu tôi xa vùng nước xanh quê nhà
Là trọn đời tôi, sẽ nghèo đi nổi nhớ
Như con sông phơi băi cát hoang, cặn khô.