Mày
về không?
Nó quay lại nhìn thẳng vào đôi mắt người bạn, thoáng
sững sờ, giọng nghe đăng đắng :’ Không”.
Cả hai bỗng dưng im lặng. Con thằn lằn sau khi chén no nê
muỗi, rững mở “ tắc tắc” mấy tiếng rồi lười nhác
chuồn vào máng đèn neon cũ kĩ của căn phòng trọ, trốn
mất. “ Khuya rồi, mày tắt đèn đi. Mai còn lên trường sớm”
Nó thao thức. Ca chạy bàn tiệc đám cưới hồi chiều làm
người nó ê ẩm, chân tay mỏi nhừ. “Năm chục ngàn trừ
mười ngàn làm vỡ một cái chén”. Tay quản lý lạnh lùng,
nói. Máu trong người nó sôi lên,thực sự nó không làm bể
cái chén đó.Ông khách say mèm, nó đưa cái chén, cầm sao
rớt cái choang. Tiếng vỡ thu hút tất cả ánh mắt thực
khách trong nhà hàng, quê độ trước nhiều cái nhìn, ông
khách gân cổ chửi bới:’ Đồ cà thọt! Phục vụ gì kỳ
quá”. Tay quản lý vội vàng chạy lại, khúm núm :” Dạ dạ,
tụi em xin lỗi”, rồi quay qua liếc nó, lém xẹm:’ Xớ rớ
đứng làm gì, dọn đi”. Nó chẳng có lấy cơ hội thanh minh
cho mình từ đầu đến cuối buổi.
Đứa bạn cũng thao thức, ba năm rồi chưa nhỉ(?) Ngày
chuẩn bị lên thành phố trọ học, hai đứa hãnh diện xếp
hành trang vào hai cái va ly gỗ. Ba thằng bạn là thợ
mộc, ông đóng hai cái va ly kì công nhất đời mình. Lựa
loại gỗ tốt nhất, ông
bào bằng lưỡi bào bén đến nổi chỉ cần cọng tóc sợt
qua, nó đứt làm nhiều phần. Xong, ông trân trọng khắc tên
con mình lên trên:’ Nhất Minh”, chiếc kia tên con nhà hàng
xóm:” Văn Đạt”. Hai chiếc va ly còn trong góc phòng đó,
vậy mà ông… cơn lũ năm trước cuốn phăng biệt tích. Tiếc
thớt gỗ đầu nguồn trôi về, ông băng ra suối vớt.
Đứa bạn thở dài, lẩm bẩm tính:” tiền nhà bảy trăm,
điện nước một trăm, má mới gửi một triệu, nó đưa thêm
bốn chục hồi chiều, vị chi còn dư hai trăm bốn chục, đủ
mua hai vé xe”.
Nó quay qua lay bạn:” Mày về đi, đủ tiền mà. Vô lại
nhà tao lo…”Thấy lỡ lời, nó lặng câm. Bên kia im ru, đau
đớn. Lá thư má nó gửi, nằm kín trong va ly, dòng cuối
nhòe đi vì nước mắt má:’ Con ráng cho má ít bữa nha
con, má gửi tiền vô”. Ít bữa là đã hai tháng. Tuần rồi
nó viết về nhà, dứt khoát:’ Tết, con ở lại thành phố,
mùa này con được nghỉ học, nhiều việc làm thêm. Má nhớ
nhắc thằng Ba chăm vườn tược, lo quét dọn nhà cửa, lau
bàn thờ ông bà và ba. Má yên tâm, con biết tự giữ gìn
sức khỏe”. Nhận được thư, má nó thức trắng. Sáng mai,
tóc bạc đầy.
Hai mươi bảy tết.
Bến xe Miền Đông kín người, gã quày quã xốc lại cái
túi xách sau lưng chen chân lên xe. Lòng vui như mở hội,
chín tiếng nữa là về tới, ba mẹ chắc mừng lắm. Gã
ngồi vào ghế, số hai mươi chín, sát bên cửa sồ, chật
như nêm.
Xe chạy.
Gã tì mặt vào cửa nhìn cảnh Sài Gòn lùi dần sau xe.
Đây là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, chốc nữa xe sẽ qua cầu
Bình Triệu, kế tiếp là ngả tư của quốc lộ 13, rẻ ra
quốc lộ 1.
Bóng ai như bóng thằng bạn vừa đạp ngược lại . Cái
bóng đó sao lầm được, một chân cà thọt. Gã hét lên:”
Dừng, dừng bác tài ơi”.
Trên xe nhốn nháo, tay lơ xe cáu kỉnh:’ gì vậy cha nội?”.
Gã vội lôi chiếc túi xách trên giá hành lý: Dừng đi”.
Xe tấp vào lề. Gã nhảy xuống , chạy biến.
Mày ơi! Tao ở lại.
Ba mươi Tết.
Thằng Ba quét xong vườn nhà hàng xóm, liền thở cái “phù”.
Má nó biểu nó qua đây phụ bác Tư. Tội nghiệp, hai ông bà
chỉ có mỗi anh Đạt.
Nó chống cái chổi lên cằm ra chiều nghĩ ngợi:’ Tết đến
rồi, sao giờ hai ổng chưa về hén?”. Lòng nôn nao.
Ngoài hiên , mai nở vàng rực. Mùa mai hiếm.

Nguyễn Quang
Lộc