Câu chuyện thứ ba:
Tiếng
Việt
Chúng
ta sử dụng Tiếng Việt hàng ngày nhưng ít có ai chịu khó
một lần ngồi ngẫm nghĩ mình vừa nói gì hay viết gì.
Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học, thậm chí trong bài
viết này tôi vẫn có thể bị mắc lỗi chính tả hay ngữ
pháp. Tuy vậy, tôi trân trọng Tiếng Việt và cố gắng sử
dụng nó đúng theo kiến thức mà tôi đã học được. Tôi
cũng mong bạn như thế.
Chiều, tôi đi đón khách ở sân bay Tân Sơn Nhất, tình cờ
nghe mẩu chuyện của hai cô bé hướng dẫn viên còn khá trẻ, nội
dung như sau:
Hỏi: Hôm qua mày đi đâu?
Đáp: Vũng Tàu.
Hỏi: Đi mấy khách?
Đáp: Hai
Hỏi: Sướng thế! Tối ở khách sạn nào?
Đáp: Sami.
Hỏi: Trời! Đã ghê, tiễn chưa?
Đáp: Rồi, sáng sớm hôm nay. Boa 50 đồng.
Bên kia giọng thèm thuồng, ganh tị:’ Mày đúng số hưởng”
Đến đoạn “số hưởng” thì tôi chịu, không dám bình luận
gì hơn.
Trong văn nói, người ta còn châm chước :’ lời nói gió
bay’ nhưng đối với văn viết
th́ " bút sa, gà chết ". Tôi
chẳng hiểu lý do gì mà nhiều người bạn trẻ lại dễ
dàng chấp nhận và đánh mất Tiếng Việt qua cách viết vô
cùng kinh dị, sai be bét chính tả lẫn ngữ pháp. Trên
blog của một người trẻ, họ viết: “khO^g co" 1 diE^u` j`
la` chA(c' cha(N' chj? cO' 1 dIEu` chA(C' cha(N' la` khO^g co" 1
diE^u` j` la` chA(c' cha(N' =)) “. Lúc đầu, tôi tưởng đây
là một đoạn mã phần mềm vi tính, hỏi lại mới biết đó
là câu: “ không có điều gì là chắc chắn chỉ có một
điều chắc chắn là không có điều gì là chắc chắn”. Kỳ
lạ thay, người trẻ này đã hai mươi bốn tuổi, trình độ
văn hóa cũng qua lớp 12. Tôi hỏi thêm:’ Vì sao em viết như
vậy?” Cô ấy trả lời:” Viết như thế cho nó teen mà đánh
chữ lại nhanh”. Tôi lắc đầu:’ Hai mươi bốn tuổi mà teen
gì nữa”, còn viết như vậy có nhanh hơn hay không, bạn
hãy thử đi.
Ngày tôi học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang, thầy
Nguyễn Hữu Lễ- Trưởng Khoa môn Tiếng Anh nổi tiếng cực
kì khó tính về văn viết. Thầy dạy:” Khi Tiếng Việt của
một số em còn chưa ra hồn, thì nhắc chi chuyện học
tiếng nước khác, cho dù Tiếng Anh là tiếng thông dụng và
dễ học nhất”. Buổi học bắt đầu từ xị rượu đặt trên
bàn học cuối phòng, nhấp một ly, thầy dẫn chứng câu
thơ: “Anh đi bộ đội, sao trên mũ. Bây giờ cũng dấu
phẩy đó, em nào đặt cho nó ở vị trí khác trong câu mà
không sai ngữ pháp?”. Cả lớp xôn xao, cãi nhau ầm ỉ,
cuối cùng chỉ đặt được duy nhất một
chỗ: " Anh đi bộ,
đội sao trên mũ”. Thầy cười phá lên:’ Đúng! Nhưng
nhìn lại ý nghĩa của câu đi. Các anh ,các chị cứ nghĩ
mình giỏi văn phạm Tiếng Anh, vậy là dịch đúng ý bài
luận từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh ư? '
Thấm thía.
Đau lòng hơn, chính những người của công chúng vẫn sử
dụng cẩu thả và vô tội vạ từ ghép hoặc từ mượn trong
Tiếng Việt. “Tặc” tiếng Hán Việt có nghĩa: “ kẻ cướp,
kẻ gian”, một số từ vốn có sẳn trong từ điển tiếng
Việt như:’ hải tặc, lâm tặc, không tặc, dâm tặc”. Bây giờ
không biết dựa vào cơ sở nào sáng tác thêm: “đinh tặc,
tin tặc’. Chẳng lẽ mai mốt đây, những kẻ đi ăn cướp gạch
gọi là :’ gạch tặc” hay trộm heo, trâu, bò ,gà nên gọi:’
heo, trâu, bò gà tặc”. Cũng không biết ở đâu :"định kiến"
từ hóa:” công nghiệp hóa, xã hội hóa, gia đình hóa,
văn hóa hóa”. Mặc nhiên, bản thân tôi hiểu hóa ở đây
là:” xu hướng trở thành”, vậy tôi đâu có quyền gì ngăn
cản thế hệ trẻ hơn viết:” mô tô hóa, ô tô hóa, nhà lầu
hóa, du học hóa, ăn chơi hóa, blog hóa…”
Người xưa cực chẳng đă mới muợn từ tiếng Hán, v́ ḷng tự trọng
dân tộc cho nên họ mới tự sáng tác tiếng Nôm cho riêng ḿnh.
Thuở nhỏ, tôi được đọc câu chuyện dân gian nhắc về anh bán cá ba
phải:" Ở đây có bán cá tươi". Một người đi ngang qua góp ư:" bộ
anh bán cá ươn hay sao mà phải viết chữ tươi?" Người nữa lại góp
ư:" Từ đầu ngơ đă nghe mùi cá nhà anh rồi, cần ǵ phải viết: Ở
đây có bán?". Cuối cùng, cái biển quảng cáo nhà anh ta c̣n mỗi
chữ: "Cá". Thời nay, biển quảng cáo gây ra lắm chuyện càng cười
không nổi hơn:" Ở đây châm cứu vô sâu 25 mét", “ Chuyên bán bột
trẻ em”, Sữa cô gái Hà Lan” hoặc chuyện quảng cáo cho một khách
sạn ở Đà Lạt, v́ thiếu không gian để làm cái panô dài ngừoi ta
viết trên môt panô rộng, lời quảng cáo xuống ḍng vô lối:
Khách sạn Đồi Cù là
nơi dừng chân lư
tưởng là của quư
khách đến thăm.
Đọc xong, tôi ngă lăn quay.
Ǵn giữ sự trong sáng Tiếng Việt có nghĩa là đừng sử
dụng méo mó chúng. Khi bạn làm biến dạng Tiếng Việt,
đồng nghĩa với việc bạn làm biến dạng chính mình,
người Việt. Một khi không còn là người Việt nữa, hà tất
gì bạn phải so sánh mình với những người nước khác.
Hội nhập không có nghĩa là đồng hóa và cũng chẳng theo
bất cứ lý thuyết chính trị
nào. Mỗi bản thân chúng ta, hãy hội nhập có sự
thông minh và căn bản chọn lựa.

Nguyễn Quang
Lộc